Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1+2: Phong cách Hồ Chí Minh - Năm học 2015-2016

Hoạt động 2

GV: Hướng dẫn cách đọc cho hs: rõ ràng, chậm rãi. GV đọc mẫu 1đoạn.

HS: Đọc.

? Em hiểu như thế nào “Truân chuyên, hiền triết, thuần đức ”?

HS: Dựa vào SGK , trả lời.

? Văn bản trên viết về vấn đề gì? Vấn đề như vậy thuộc kiểu loại văn bản gì?

? Chủ đề của văn bản này là gì?

? Phương thức biểu đạt của VB là gì?

HS: Lần lượt trả lời.

? Văn bản chia làm mấy phần? nội dung từng phần?

HS: tìm, trả lời

Hoạt động 3

GV: Yêu cầu HS theo dõi đoạn 1.

? Hoàn cảnh nào đã đưa HCM đến với tinh hoa văn hoá nhân loại?

HS: Bắt nguồn từ khát vọng tìm đường cứu nước năm 1911

? Bác đã làm cách nào để nắm và hiểu được tri thức văn hoá nhân loại ?

HS: Trả lời

? Động lực nào giúp Bác có được kho tri thức ấy ? Tìm dẫn chứng để chứng minh.

HS: Tìm, trả lời

? Kết quả HCM đã thu được vốn tri thức như thế nào?

HS: Trả lời

? Từ tất cả điều trên, em có nhận xét gì về phẩm chất của Bác ?

? Sự kì lạ để tạo nên phong cách HCM ở đây là gì?

HS: Tự bộc lộ

GV: Thuyết giảng, chốt ý.

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 665 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1+2: Phong cách Hồ Chí Minh - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 	 Ngày soạn: 15 / 8 / 15
TIẾT 1,2	 Ngày dạy: 17 / 8 / 15
Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
I. Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức: 
 - HS nắm được một số biểu hiện trong phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt.
 - Ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc. 
 - Đặc điểm của kiểu bài nghị luận qua một đoạn văn cụ thể.
 2. Kĩ năng: 
 - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc dân tộc. 
 - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa lối sống.
 3. Thái độ: Từ lòng kính yêu tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
 *Tích hợp: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh về lối sống giản dị, phong thái ung dung, tự tại.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
 - Xác định giá trị bản thân: Từ việc tìm hiểu vẻ đẹp của phong cách HCM, xác định được mục tiêu phấn đấu theo phong cách HCM trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
 - Giao tiếp: Trình bày, trao đổi về nội dung của phong cách HCM trong văn bản.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng trong bài
 - Động não: Suy nghĩ về vẻ đẹp phong cách HCM, rút ra bài học thiết thực về lối sống cho bản thân từ tấm gương Hồ Chí Minh.
 - Thảo luận nhóm: Trình bày 1 phút về giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản và những gì tiếp thu hoặc hướng phấn đấu của bản thân từ tấm gương Hồ Chí Minh.
IV. Phương tiện
 - Chân dung Bác Hồ.
 - Tranh tư liệu về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ.
 - Bảng phụ ghi bố cục.
V. Tiến trình lên lớp
Ôn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của hs
Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
A. KHÁM PHÁ
GV: Nêu vài nét về Bác Hồ mà em biết.
HS : Trình bày
GV: Chốt- chuyển: Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh.
B. KẾT NỐI
Hoạt động 1
? Cho biết vài nét về tác giả Lê Anh Trà?
? Văn bản được trích ra từ tác phẩm nào?
Hoạt động 2
GV: Hướng dẫn cách đọc cho hs: rõ ràng, chậm rãi. GV đọc mẫu 1đoạn.
HS: Đọc.
? Em hiểu như thế nào “Truân chuyên, hiền triết, thuần đức ”?
HS: Dựa vào SGK , trả lời.
? Văn bản trên viết về vấn đề gì? Vấn đề như vậy thuộc kiểu loại văn bản gì?
? Chủ đề của văn bản này là gì?
? Phương thức biểu đạt của VB là gì?
HS: Lần lượt trả lời.
? Văn bản chia làm mấy phần? nội dung từng phần?
HS: tìm, trả lời
Hoạt động 3
GV: Yêu cầu HS theo dõi đoạn 1.
? Hoàn cảnh nào đã đưa HCM đến với tinh hoa văn hoá nhân loại?
HS: Bắt nguồn từ khát vọng tìm đường cứu nước năm 1911
? Bác đã làm cách nào để nắm và hiểu được tri thức văn hoá nhân loại ?
HS: Trả lời
? Động lực nào giúp Bác có được kho tri thức ấy ? Tìm dẫn chứng để chứng minh.
HS: Tìm, trả lời
? Kết quả HCM đã thu được vốn tri thức như thế nào?
HS: Trả lời
? Từ tất cả điều trên, em có nhận xét gì về phẩm chất của Bác ?
? Sự kì lạ để tạo nên phong cách HCM ở đây là gì? 
HS: Tự bộc lộ
GV: Thuyết giảng, chốt ý.
HẾT TIẾT 1 –CHUYỂN SANG TIẾT 2
GV: Gọi HS đọc phần 2.
? Nét đẹp trong lối sống của HCM được thể hiện ở những khía cạnh nào? Tìm chi tiết biểu hiện?
HS: thảo luận theo bàn, trình bày
GV: Nhận xét, bổ sung.
? Em hình dung như thế nào về cuộc sống các nguyên thủ quốc gia trên thế giới cùng thời với Bác và đương đại?
HS: Liên hệ thực tế. 
? Em cảm nhận được gì qua lối sống của Bác ?
HS: Nêu cảm nhận.
? Tác giả sử dụng nghệ thuật lập luận ở đây ntn?
? Hãy giải thích vì sao tác giả so sánh lối sống của Bác với các vị hiền triết ?
HS : Đó là sự kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của các nhà văn hoá dân tộc
? Giữa Bác và các vị ấy có gì giống và có gì khác nhau?
HS : Tự bộc lộ
GV: 
- Các vị danh nho xưa không màng danh lợi, hư vinh sống cuộc đời ở ẩn để lánh đời, không màng chính sự.
- Bác Hồ sống để chiến đấu vì lí tưởng cộng sản, giải phóng nước nhà, tiết kiệm là lo cho dân, cho nước.
? Hãy chỉ ra những nguy cơ, thuận lợi trong thời kì văn hoá hội nhập này?
HS: Tự bộc lộ, liên hệ.
? Thông qua tấm gương của Bác, chúng ta cần phải có suy nghĩ và hành động gì ?
HS : Tự bộc lộ.
? Hãy nêu vài biểu hiện về lối sống phi văn hoá?
HS: Liên hệ: Ăn mặc, nói năng, ứng xử.
GV: Chốt ý, giáo dục HS về cách ăn mặc, nói năng,.... trong cuộc sống hàng ngày.
Hoạt động 4
? Nhận xét về cách trình bày nội dung trong văn bản? Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để làm sáng tỏ nội dung bài?
HS: Thảo luận, trả lời.
? Nội dung văn bản đặt ra cho chúng ta vấn đề gì cần phải suy nghĩ trong thời kì hội nhập hiện nay?
HS: Trả lời.
GV: Thuyết trình, chốt bài học.
C. LUYỆN TẬP
GV: Em hãy kể lại các câu chuyện mà em đã được học hoặc đọc để thấy được sự giản dị, thanh cao của Bác.
HS: Thảo luận nhóm, cử đại diện nhóm kể chuyện.
D. VẬN DỤNG
? Với những gì đã được học, em hãy viết một đoạn văn trình bày phương hướng của bản thân, những việc cần làm để học tập, tu dưỡng theo lối sống giản dị của Bác.
HS: Viết đoạn văn.
* Củng cố
? Tại sao nói “ Phong cách HCM rất Việt Nam, rất Phương Đông ” ? 
HS: trả lời.
GV: Gọi HS đọc Ghi nhớ - SGK
I. Giới thiệu chung
 - Tác giả: Lê Anh Trà (1922 – 1999), quê ở Quảng Ngãi. Ông có nhiểu công trình nghiên cứu về văn hóa Việt Nam.
 - Tác phẩm: Văn bản là một phần của bài viết “Phong cách HM, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” trích trong cuốn “HCM và văn hóa Việt Nam” in năm 1990.
II. Đọc – hiểu văn bản
 1. Đọc – Chú thích 
 2. Kiểu văn bản: Văn bản nhật dụng
 - Chủ đề: Sự hội nhập thế giới và giữ 
gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
 - PTBĐ: Nghị luận 
 3. Bố cục 
 - P1: HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại
- P2: Nét đẹp trong lối sống của Bác
 - P3: Bình luận và khẳng định ý nghĩa của phong cách HCM.
III. Tìm hiểu văn bản
 1. HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại
 - Hoàn cảnh: Khát vọng tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc
 - Cách tiếp thu :
+ Nắm vững phương tiện giao tiếp
là ngôn ngữ.
 + Thông qua lao động.
 + Tiếp thu có chọn lọc.
 - Động lực : Ham hiểu biết.
 - Kết quả : Vốn tri thức sâu rộng, có chọn lọc, dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc
-> Tạo nên 1 nhân cách, 1 lối sống rất phương Đông nhưng rất mới, rất hiện đại.
 2. Vẻ đẹp của phong cách HCM
- Nơi ở và nơi làm việc: đơn sơ, mộc mạc 
- Trang phục giản dị
- Ăn uống đạm bạc với món ăn dân dã, bình dị 
→ Sử dụng lời bình luận kết hợp với so sánh: thấy được lối sống bình dị nhưng thanh cao và trang trọng.
=> Kế thừa và phát huy những nét đẹp của các nhà văn hoá dân tộc và xem đây là một cách di dưỡng tinh thần.
 3. Ý nghĩa phong cách HCM
 Trong thời kì hội nhập:
 + Thuận lợi: Giao lưu và tiếp xúc với nhiều nền văn hoá hiện đại. 
 + Nguy cơ: Dễ bị văn hoá tiêu cực xâm hại.
=> Tiếp thu có chọn lọc, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
IV. Tổng kết
 1. Nghệ thuật
 - Kết hợp giữa kể, biểu cảm và bàn luận.
- Nghệ thuật so sánh, đối lập đặc sắc.
- Sử dụng từ Hán Việt trang trọng.
 2. Ý nghĩa
 Văn bản cho thấy vẻ đẹp của phong cách HCM đồng thời đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại nhưng phải biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
 4. Dặn dò
 - Về nhà học bài.
 - Sưu tầm một số chuyện về cuộc đời của Bác, tìm hiểu một số từ HV trong đoạn trích.
 - Chuẩn bị tiết 3: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
 + Đọc bài mới.
 + Tìm hiểu nghĩa của từ: phương châm, hội thoại.

File đính kèm:

  • docBai_1_Phong_cach_Ho_Chi_Minh.doc