Giáo án Ngữ văn 9 - Nguyễn Văn Thành - Tuần 9

* HOẠT ĐỘNG 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm(10 phút)

Gọi hs đoc phần chú thích dấu sao

(?) Nêu những hiểu biết của em về tác giả , tác phẩm ?( sgk)

- Tác phẩm chính: Tập"Đầu súng trăng treo"

- Nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000

(?) Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?

- HS: Viết bài thơ vào đầu năm 1948 (tại nơi ông phải nằm điều trị bệnh)

(?) Bài thơ được làm theo thể thơ gì? đặc điểm?

 Các câu với số tiếng khác nhau, chủ yếu là vần chân, nhịp thơ không cố định theo dòng mạch cảm xúc.

 

doc14 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1421 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Nguyễn Văn Thành - Tuần 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, trải qua 15 năm lưu lạc với bao tủi hổ, đau đớn…(Dẫn chứng sgk)
=> Người phụ nữ trong XHPK có nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng họ không có chỗ đứng trong XH đầy rẫy bất công ngang trái đó…
Câu 3: Bộ mặt xấu xa, thối nát của giai cấp thống trị, của XHPK: 
- Vua ăn chơi xa hoa, quan lại nhũng nhiễu hại dân(Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh) 
- Vua tôi LCT bán nước, cõng rắn cắn gà nhà, nhu nhược, yếu hèn(Hoàng Lê nhất thống chí) 
- Đồng tiền đã khiến những kẻ vô học trở thành kẻ tự đắc, ngang nhiên chà đạp danh dự và nhân phẩm của con người(Mã Giám Sinh mua Kiều)
Câu 4: Dựa vào các đoạn trích phân tích hình ảnh các nhân vật Nguyễn Huệ và Lục Vân Tiên, họ đều là những người anh hùng, trọng nghĩa khinh tài, hết lòng vì dân vì nước, cứu người trong cơn hoạn nạn…
Câu 5: Dựa vào phần tiểu sử, tác phẩm truyện Kiều để trả lời
Câu 6: Phân tích giá trị nhân đạo qua các đoạn trích: Chị em Thuý Kiều, Mã Giám Sinh mua Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích. 
Giá trị nhân đạo thể hiện ở sự ngợi ca tài năng, phẩm chất của Thuý Kiều, Thuý Vân 
Sự đồng cảm xót thương, đau đớn thay cho những người con gái có tài sắc phẩm hạnh mà bị vùi dập, chà đạp danh dự nhân phẩm. 
Sự lên án, khinh bỉ, căm ghét đối với những thế lực tàn bạo đã chà đạp người phụ nữ. 
Ở mỗi ý phân tích yêu cầu lấy dẫn chứng cụ thể để chứng minh. 
Câu 7: Phân tích thành công nghệ thuật của truyện Kiều: 
Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ(từ láy, từ ngữ gợi hình ảnh, các biện pháp như ẩn dụ, điệp ngữ…) 
Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên (Cảnh ngày xuân) 
Nghệ thuật miêu tả nhân vật (Kiều ở lầu Ngưng Bích)
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học(4 phút)
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- Xem lại tất cả các tác phẩm văn học trung đại đã học ,nắm chắc nội dung ,nghệ thuật các tác phẩm văn học đó.
- Soạn bài đồng chí và bài thơ về tiểu đội xe không kính.
E.RÚT KINH NGHIỆM.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
–.------------------------------------------ & -------------------------------------------—
Tuần: 09	Ngày soạn: 11/ 10/ 2014
Tiết PPCT: 43	Ngày dạy : 14/ 10/ 2014
ĐỒNG CHÍ
 -Chính Hữu-
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng anh bộ đội được khắc hoạ trong bài thơ - những người đã viết nên những trang sử Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp
- Thấy được những đặc điểm của nghệ thuật nổi bật được thể hiện qua bài thơ này.
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG,THÁI ĐỘ.
1.Kiến thức:
- Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta.
- Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ.
- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ : Ngôn ngữ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực.
2.Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại.
- Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ.
- Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ.
3.Thái độ:
- Chân trọng tình cảm bạn bè,biết giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
C.PHƯƠNG PHÁP.
-Vấn đáp – Thảo luận – Giảng bình
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1.Ổn định tổ chức. (1 phút)
Lớp:......…......Vắng:…………
Lớp:.…............Vắng:…………......
Phép:….......Không phép:…….
Phép:….......Không phép:……........
2.Kiểm tra bài cũ. (4 phút)
- Đọc thuộc lòng và diễn cảm VB trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga". Nêu nội dung chính của VB này.
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s
3.Bài mới : GV giới thiệu bài
 - Từ sau Cách mạng tháng Tám1945, trong văn học hiện đại Việt Nam xuất hiện một đề tài mới: Tình đồng chí, đồng đội của người chiến sĩ cách mạng – anh bộ đội cụ Hồ. Chính Hữu đã là một trong những nhà thơ đầu tiên đóng góp thành công vào đề tài ấy bằng bài thơ đặc sắc: Đồng Chí
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
* HOẠT ĐỘNG 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm(10 phút)
Gọi hs đoc phần chú thích dấu sao 
(?) Nêu những hiểu biết của em về tác giả , tác phẩm ?( sgk)
- Tác phẩm chính: Tập"Đầu súng trăng treo"
- Nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000
(?) Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
- HS: Viết bài thơ vào đầu năm 1948 (tại nơi ông phải nằm điều trị bệnh)
(?) Bài thơ được làm theo thể thơ gì? đặc điểm?
 Các câu với số tiếng khác nhau, chủ yếu là vần chân, nhịp thơ không cố định theo dòng mạch cảm xúc.
* HOẠT ĐỘNG 2 : Đọc hiểu văn bản, Phân tích văn bản
(28 phút)
Yêu cầu đọc: Giọng đọc chậm rãi, tình cảm, chú ý những câu thơ tự do, vần chân, cách đối xứng trong việc sắp xếp chi tiết, hình ảnh …. Câu thơ Đồng chí cần đọc với giộng lắng sâu, ngẫm nghĩ ; câu thơ cuối cùng đọc với giọng ngân nga
(?) Văn bản này có sự đan xen của nhiều phương thức biểu đạt . Đó là phương thức nào ? 
- Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm 
(?) Bài thơ này có bố cục mấy phần ? Nêu nội dung từng phần ? 
- Phần 1 : 7 câu thơ đầu – Cơ sở tạo nên tình đồng chí 
- Phần 2 : 10 câu tiếp theo – Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí 
- Phần 3 : Còn lại – Sự kết tinh giữa thực và mộng 
(?) Theo T/g tình đồng chí (giữa tôi và anh) bắt nguồn trên những cơ sở nào?
(?) Họ có đặc điểm gì chung về hoàn cảnh xuất thân?
(?)Vì sao từ mọi phương trời xa lạ, họ lại có được tình đồng chí?
(?) Cảm nhận của em về hình ảnh”súng bên súng,đầu sát bên đầu”?
- Nhà thơ Chính Hữu có nói: “Bài thơ tôi viết về những người lính xuất thân từ nông thôn,từ những vùng quê nghèo nàn.Nhưng họ có chung lí tưởng và chung đời sống gian khổ…Sương muối ở núi rừng Việt Bắc rất khủng khiếp,đường đi đầy đá sắc,dốc ngược nhưng chân không có giầy,đầu không có mũ…Lí tưởng cách mạng đã giúp họ gặp nhau,gắn bó với nhau”.
(?)Tình đồng chí đồng đội được thể hiện như thế nào ở câu thơ “Đêm rét…tri kỉ”? 
(?) Từ các câu thơ trên, đến câu thơ thứ 7 tác giả viết: "Đồng chí!", em thấy có đặc điểm gì đặc biệt ở đây?
- 1 H/s đọc 10 câu thơ tiếp
(?) 3 câu thơ đầu cho em biết tình đồng chí ở đây biểu hiện ntn?
(?) Hiểu câu thơ "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính" ntn cho đúng?
(?) Em hiểu từ "mặc kệ" ở đây ntn?
(?) 7 dũng thơ cuối cho em biết thêm được gì ở tình đồng chí? (nhận xét gì về NT của T/g qua những câu thơ này?)
(?) Câu thơ "thương nhau tay nắm lấy bàn tay" gợi cho em suy nghĩ gì?
- Trong thiếu thốn, gian lao, họ thấu hiểu nhau hơn, thương nhau hơn, truyền cho nhau sức mạnh tinh thần ( thương nhau tay nắm lấy bàn tay)
(?) Qua các câu thơ trên hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ buổi đầu kháng chiến hiện lên ntn?
H/s đọc đoạn kết bài thơ
(?) Em hãy tưởng tượng và tả lại những gì mà em hình dung thấy khi đọc ba câu thơ kết bài?
 Trong một khu rừng hoang vắng ở núi rừng Việt Bắc vào mùa đông rét, có sương muối lạnh buốt, những người lính đang đứng bên nhau “ chờ giặc tới”, tức là họ đang phục kích giặc . Đêm ấy trên trời có trăng. Càng về sáng sương muối xuống càng nhiều làm tê buốt của da thịt ; trăng cũng xuống thấp dần … rồi ở một vị trí nào đấy trăng như treo lơ lửng trên đầu súng 
(?) Em hãy phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh “ Đầu súng trăng treo” ? 
“Đầu súng trăng treo” là hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân , phục kích của chính tác giả . Những hình ảnh ấy còn mang ý nghĩa biểu tượng, được gợi ra bởi những liên tưởng phong phú . Súng mang ý nghĩa biểu tượng, được gợi ra bằng những liên tưởng phong phú. Súng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình , chiến sĩ và thi sĩ … Đó là mặt bổ sung cho nhau, hài hòa với nhau – nền thơ kết hơp chất hiện thực và lãng mạn.
(?)Qua bài thơ này, em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống pháp? 
- Đó là anh bộ đội xuất thân từ nông dân 
- Những người lính cách mạng trải qua những gian lao, thiếu thốn tột cùng 
- Đẹp nhất ở họ là tình đồng chí đồng đội sâu sắc, thắm thiết 
Kết tinh hình ảnh người lính và tình đồng chí của họ 
* Tổng kết : 
(?) Phát biểu cảm nhận của em về giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ ? ( Ghi nhơ )
(?) Vì sao bài thơ viết về tình đồng đội của người lính lại được đặt tên là Đồng chí ?( Đồng chí là cùng chung chí hướng, lí tưởng . Đây cũng là cách xưng hô của những người cùng trong một đoan thể cách mạng. Vì vậy tình đồng chí là bản chất cách mạng của tình đồng đội và thể hiện sâu sắc tình đồng đội )
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học(2 phút)
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả: (SGK/129, 130)
* Chính Hữu (Trần Đình Đắc)
- Chính Hữu chủ yếu sáng tác về những người chiến sĩ quân đội - của ông trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
2. Tác phẩm:
- Viết bài thơ vào đầu năm 1948 
- Thể loại: Thơ tự do 
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc – tìm hiểu từ khó:
2.Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: - Bố cục: 3 phần
b. Phương thức biểu đạt:
- Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm 
c. Phân tích :
c.1Cơ sở hình thành tình đồng chí:
- Hoàn cảnh xuất thân :
Quê hương anh – nước mặn đồng chua
Làng tôi – đất cày lên sỏi đá
->Hình thức sóng đôi, thành ngữ.
=> Đều là những người nông dân nghèo, xuất thân từ những vùng quê nghèo khổ, lam lũ.
 - “Súng bên súng…tri kỉ”
=> cùng một lí tưởng tưởng đánh giặc cứ nước 
- Cùng chia ngọt sẻ bùi trong cuộc sống đầy gian nan của người lính .
 - Đồng chí!=>Kết tinh mọi cảm xúc, mọi tình cảm :sự cao độ của tình bạn, tình người.
c.2 Những biểu hiện của tình đồng chí:
 - “Ruộng nương…lung lay”
=> Sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau .
 - “Sốt run người…
 Chân không giày.”
 => Cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc sống .
 - “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
=> Trong thiếu thốn, gian lao, họ thấu hiểu nhau hơn, thương nhau hơn, truyền cho nhau sức mạnh tinh thần.
=> Sức mạnh của tình cảm keo sơn gắn bó: giúp người lính vượt qua mọi gian khổ
c.3 Bức tranh đẹp của tình đồng chí,đồng đội:
- Rừng hoang sương muối là hình ảnh tả thực: cảnh rừng đêm giá rét
- Trong thời gian và không gian nổi lên 3 hình ảnh: + Người lính + Khẩu súng + Vầng trăng
-> Gắn kết với nhau: Sức mạnh của tình đồng đội giúp họ vượt lên những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ thiếu thốn, 
“Đầu súng trăng treo” 
=>Hình ảnh thơ đẹp, lãng mạn.
.=> Súng mang ý nghĩa biểu tượng, được gợi ra bằng những liên tưởng phong phú. Súng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình , chiến sĩ và thi sĩ … Đó là mặt bổ sung cho nhau, hài hòa với nhau .
3. Tổng kết:
 Ghi nhớ
* Ý nghĩa văn bản:
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
 - Học bài + đọc thuộc lòng, diễn cảm bài thơ
 - Soạn bài : Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
 - Học bài + đọc thuộc lòng, diễn cảm bài thơ
- Soạn bài : Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
E.RÚT KINH NGHIỆM.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
–.------------------------------------------ & -------------------------------------------—
Tuần: 09	Ngày soạn: 13/ 10/ 2014
Tiết PPCT: 44	Ngày dạy : 16/ 10/ 2014
TỔNG KẾT TỪ VỰNG
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Hệ thống hoá kiến thức đã học từ lớp 6 đến lớp 9 từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa.
- Biết vận dụng những kiến thức đã học khi giao tiếp , đọc - hiểu và tạo lập văn bản.
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG,THÁI ĐỘ.
1.Kiến thức:
- Một số khái niệm liên quan đến từ vựng.
2.Kĩ năng
- Cách sử dụng từ hiệu quả trong nói, viết, đọc - hiểu và tạo lập văn bản.
3.Thái độ:
- Tích cực học tập trau dồi thêm kiến thức từ vựng.
C.PHƯƠNG PHÁP.
- Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thực hành.
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1.Ổn định tổ chức. (1 phút)
Lớp:......…......Vắng:…………
Lớp:.…............Vắng:…………......
Phép:….......Không phép:…….
Phép:….......Không phép:……........
2.Kiểm tra bài cũ. (4 phút)
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s
3.Bài mới : GV giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
* HOẠT ĐỘNG 1: Ôn lại khái niệm từ đơn, từ phức, phân biệt các loại từ phức.Thành ngữ. Nghĩa của từ. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.( 35 phút);
(?) Thế nào là từ đơn đơn , từ phức ? 
- Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng 
VD : nhà, cây, trời, đất, chạy , đi, xanh……..
- Từ phức là từ gồm hai tiếng trở lên 
VD : quần áo, trầm bổng, câu lạc bộ , sạch sành sanh…..
(?) Hãy phân biệt các loại từ phức ? 
+ Từ phức gồm hai loại: 
- Từ ghép: gồm những từ phức tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
VD : điện máy, xăng dầu, máy nổ, trắng đen, chìm nổi , cá thu 
- Từ láy : gồm những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng 
VD : đẹp đẽ, lạnh lùng, nho nhỏ, bâng khuâng, xôn xao, tim tím 
 Gọi hs đọc bài tập 2 
GV lưu ý hs : Những từ ghép nói trên có các yếu tố cấu tạo giống nhau một phần về vỏ ngữ âm nhưng chúng được coi là từ ghép vì giữa các yếu tố có mối quan hệ ngữ nghĩa với nhau. Sự giống nhau về ngữ âm ở đây có tính chất ngẫu nhiên 
(?) Bài tập 3 yêu cầu điều gì? 
* Tìm hiểu thành ngữ :
(?) Thế nào là thành ngữ? 
- Thành ngữ là những cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh . Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghiã như ẩn dụ, so sánh…
VD : mẹ trò con vuông, mặt xanh nanh vàng, ăn cháo đá bát, đem con bỏ chợ 
 Gọi hs đọc bài tập 2 sgk/ 123
(?) Bài tập 3 yêu cầu điều gì ? 
- HS trả lời câu hỏi 
- Gv chia lớp thành hai nhóm và cho các em thi với nhau xem nhóm nào tìm ra được nhiều thành ngữ có đặc điểm như bài tập 2 
(?) Hãy nêu yêu cầu bài tập 4 ?
* Tìm hiểu nghĩa của từ :
(?) Nghĩa của từ là gì ? 
- Là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ….) mà từ biểu thị 
VD : Sự vật( tự nhiên hoặc nhân tạo, thể rắn hoặc thể lỏng…) bàn, cây, thuyền, biển….
- Hoạt động ( rời chổ hoặc tác động….) đi, chạy, đánh , đấm….
- Tính chất : tốt, xấu, rắn, nát, xanh, đỏ………
- Quan hệ( cho hoặc nhận, liên hợp hoặc phụ thuộc……) : và, với, cùng, của 
Gọi hs đọc bài tập 2 ( HSTLN)
(?) Bài tập 3 yêu cầu điều gì? 
* Tìm hiểu Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
(?) Thế nào là từ nhiều nghĩavà hiện tượng chuyển nghĩa của từ ? 
- Từ nhiều nghĩa là từ có từ hai nghĩa trở lên 
VD : Từ chân , mũi, xuân 
- Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa 
+ Trong từ nhiều nghĩa có :
- Nghĩa gốc: là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác 
- Nghĩa chuyển : là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc 
Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 2 
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học.( 5 phút);
- Hệ thống bài	
- Từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, hiện tượng chuyển nghĩa của từ 
- Từ nhiều nghĩa: 
- Các nội dung: : Từ, đồng âm, …, trường từ vựng
 + Ôn lại các nội dung đó học Làm các bài tập 
 - Soạn "Đồng chí" - Lập dàn ý đề bài viết số 2
I. TÌM HIỂU CHUNG: 
1.Từ đơn và từ phức: 
a, Khái niệm :
- Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng 
VD : nhà, cây, trời, đất, chạy , đi, xanh……..
- Từ phức là từ gồm hai tiếng trở lên 
VD : quần áo, trầm bổng, câu lạc bộ , sạch sành sanh…..
b Phân biệt các loại từ phức 
+ Từ phức gồm hai loại: 
- Từ ghép: gồm những từ phức tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
VD : điện máy, xăng dầu, máy nổ, trắng đen, chìm nổi , cá thu 
- Từ láy : gồm những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng 
VD : đẹp đẽ, lạnh lùng, nho nhỏ, bâng khuâng, xôn xao, tim tím 
c, Luyện tập :
Bài 2/122: Tìm từ ghép, từ láy 
- Từ ghép : ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn
- Từ láy : nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh 
Bài 3/123 :Xác định từ láy giảm nghĩa, từ láy tăng nghĩa.
- Những từ láy có sự “ giảm nhẹ” : trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp
- Những từ láy có sự “ tăng nghĩa” : sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô 
2 Thành ngữ :
a Khái niệm :
- Thành ngữ là những cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh . Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ , so sánh…
VD : mẹ tròn con vuông, mặt xanh nanh vàng, ăn cháo đá bát, đem con bỏ chợ 
b Luyện tập :
Bài 2/123 :Xác định thành ngữ,tục ngữ và giải thích:
a, Tục ngữ , có nghĩa là “ Hoàn cảnh, môi trường xh có ảnh hưởng quan trọng đến tính cách, đạo đức của con người 
- b, Thành ngữ , có nghĩa là “Làm viẹc không đến nơi đến chốn, bỏ dở, thiếu trách nhiệm” 
- c, Tục ngữ, có nghĩa là “ muốn giữ gìn thức ăn, với chó thì phải treo lên với mèo thì phải đậy lại”
-d, Thành ngữ, có nghĩa là “ Tham lam, được cái này lại muốn cái khác hơn”
- e, Thành ngữ, có nghĩa là “ Sự thông cảm, thương xót giả dối nhằm đánh lừa người khác”
Bài 3/123 :Tìm thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và thành ngữ co yếu tố chỉ thực vật: 
- Thành ngữ chỉ động vật : như chó với mèo, đầu voi đuôi chuột, miệng hùm gan sứa, kiến bò chảo nóng, mỡ để miệng mèo, như mèo thấy mỡ , mèo mả gà đồng , ăn ốc nói mò, rồng đến nhà tôm 
- Thành ngữ chỉ thực vật : bãi bể nương dâu, bèo dạt mây trôi, cắn rơm cắn cỏ , cây cao bóng cả , cây nhà lá vườn, cưỡi ngựa xem hoa, dây cà ra dây muống..
* Giải thích và đặt câu : 
Thành ngữ: Bãi bể nương dâu 
- Giải thích : theo thời gian, cuộc đời có những đổi thay ghê gớm khiến cho con người phải giật mình suy nghĩ 
- Đặt câu: Anh đứng trước cái vườn hoang, không còn dấu vết gì của ngôi nhà tranh khi xưa, lòng anh chợt buồn về cảnh bãi bể nương dâu .
Bài 4/123: Thành ngữ trong văn chương :
 + Đố ai lượm đá quăng trời
Đan gầu tát biển ghẹo người trong trăng 
 ( Ca dao)
 + Người nách thước, kẻ tay dao
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi 
 ( Nguyễn Du)
3. Nghĩa của từ :
a Khái niệm :
- Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ….) mà từ biểu thị 
VD : Sự vật( tự nhiên hoặc nhân tạo, thể rắn hoặc thể lỏng…) bàn, cây, thuyền, biển….
- Hoạt động ( rời chỗ hoặc tác động….) đi, chạy, đánh , đấm….
- Tính chất : tốt, xấu, rắn, nát, xanh, đỏ………
- Quan hệ( cho hoặc nhận, liên hợp hoặc phụ thuộc……) : và, với, cùng, của
b Luyện tập 
Bài 2/123
- Chọn cách hiểu (a).
- Không thể chọn ( b) vì nghĩa của mẹ chỉ khác nghĩa của bố ở phần nghĩa “ người phụ nữ”.
- Không thể chọn ( c) vì hai câu này, nghĩa của mẹ có thay đổi. Nghĩa của từ mẹ trong “ Mẹ em rất hiền” là nghĩa gốc, còn nghĩa của từ mẹ trong “ Thất bại là mẹ thành công” là nghĩa chuyển 
- Không thể chọn (d) vì nghĩa của từ mẹ và nghĩa của từ ba có phần nghĩa chung là “ người phụ nữ”
Bài 3/123: Chọn cách hiểu đúng và giải thích lí do 
- Cách giải thích ( b) là đúng
- Cách giải thích (a) vi phạm một nguyên tắc quan trọng phải tuân thủ khi giải thích nghĩa của từ, vì đã dùng một cụm từ nghĩa thực thể ( đức tính rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ- cụm danh từ) để giải thích cho một từ chỉ đặc điểm, tính chất ( độ lượng- tính từ) 
4. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ :
a Khái niệm : 
- Từ nhiều nghĩa là từ có từ hai nghĩa trở lên 
VD : Từ chân , mũi, xuân 
- Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa 
+ Trong từ nhiều nghĩa có :
- Nghĩa gốc: là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác 
- Nghĩa chuyển : là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc 
b Luyện tập :
Bài tập 2 sgk//124
- Từ hoa trong thềm, lệ hoa được dùng theo nghĩa chuyển. Tuy nhiên không thể coi đây là một hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa, vì nghĩa chuyển này của từ hoa chỉ là chuyển lâm thời, nó chưa làm thay làm thay đổi nghĩa của từ, chưa thể đưa vào từ điển
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- Ôn lại các nội dung đó học Làm các bài tập 
- Các nội dung: : Từ, đồng âm, …, trường từ vựng
E.RÚT KINH NGHIỆM.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
–.------------------------------------------ & -------------------------------------------—
Tuần: 09	Ngày soạn: 13/ 10/ 2014
Tiết PPCT: 45	Ngày dạy : 17/ 10/ 2014
TỔNG KẾT TỪ VỰNG (tiếp)
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Hệ thống hoá kiến thức đã học từ lớp 6 đến lớp 9 từ đơn, từ phức,

File đính kèm:

  • docVan 9 tuan 9(1).doc