Giáo án Ngữ văn 9 - Nguyễn Thị Phước - Tuần 27

I. MỤC TIÊU :

 Giúp HS:

1.Kiến thức: Trên cơ sở nhận thức tiêu chuẩn đầu tiên và chủ yếu của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung, hệ thống hoá được chủ đề của các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS .

 - Nắm được một số đặc điểm cần lưu ý trong cách thứ tiếp cận văn bản nhật dụng.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích, cảm thụ văn bản nhật dụng .

3. Thái độ: Giáo dục tư tưởng, tình cảm tốt đẹp trong HS thông qua các văn bản.

II. CHUẨN BỊ :

GV : - Đọc kỹ sgk, sgv và các sách tham khảo.

 - Đồ dùng dạy học : bảng phụ.

HS : - Đọc kỹ sgk và các sách tham khảo.

 - Thực hiện tốt các yêu cầu trong sách giáo khoa.

 

doc8 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1992 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Nguyễn Thị Phước - Tuần 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 1.3.2011
Tiết 131,132	
TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG
I. MỤC TIÊU :
	Giúp HS: 
1.Kiến thức: Trên cơ sở nhận thức tiêu chuẩn đầu tiên và chủ yếu của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung, hệ thống hoá được chủ đề của các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS .
	- Nắm được một số đặc điểm cần lưu ý trong cách thứ tiếp cận văn bản nhật dụng.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích, cảm thụ văn bản nhật dụng .
3. Thái độ: Giáo dục tư tưởng, tình cảm tốt đẹp trong HS thông qua các văn bản.
II. CHUẨN BỊ :
GV :	- Đọc kỹ sgk, sgv và các sách tham khảo.
	- Đồ dùng dạy học : bảng phụ.
HS :	- Đọc kỹ sgk và các sách tham khảo.
	- Thực hiện tốt các yêu cầu trong sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
1. Ổn định tổ chức : (1’) Kiểm diện HS trong lớp 
2. Bài mới :
*. Giới thiệu : (1’) Tổng kết phần văn bản nhật dụng
*. Hướng dẫn tìm hiểu :
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Nội dung
5’
28’
* Hoạt động 1. Hướng dẫn cho HS trao đổi phần giới thiệu về văn bản nhật dụng:
“Khái niệm văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại, cũng không chỉ kiểu văn bản. Nó chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản mà thôi” 
- Gọi HS đọc phần I, sgk trang 94.
- Về văn bản nhật dụng, có 3 điểm cơ bản. Đó là gì?
- Khái niệm văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại, cũng không chỉ kiểu văn bản. Nghĩa là gì ?
- Văn bản được chọn lọc phải đáp ứng được yêu cầu bồi dưỡng kiến thức và rèn luyện kỹ năng của môn Ngữ văn.
* Hoạt động 2. Ôn lại nội dung của các văn bản nhật dụng đã học từ lớp 6 đến lớp 9. 
- GV đặt câu hỏi dựa vào nội dung II
- HS đọc phần I, sgk trang 94.
- TL: 
a) Khái niệm tính cập nhật.Đó là điểm mấu chốt nói lên ý nghĩa của việc học văn bản nhật dụng : tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc giúp HS hoà nhập với xã hội.
b) Văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản.
c) Giúp HS thâm nhập thực tế cuộc sống. Giá trị văn chương vẫn là một yêu cầu quan trọng.
- HS đọc nội dung đã chuẩn bị ở nhà.
I. Khái niệm văn bản nhật dụng :
II. Nội dung của các văn bản nhật dụng :
 Kẻ bảng.
4Củng cố : (3’) Câu hỏi trắc nghiệm :
* Hướng dẫn học ở nhà: (2’)
	- Tiếp tục tìm hiểu bài tổng kết phần văn bản nhật dụng :
	+ Phương pháp học văn bản nhật dụng.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….	…………………………………….
 Ngày soạn : 1.3.2011
Tiết 132	
 TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG (Tiếp) 
I. MỤC TIÊU :
	Giúp HS: 
1.Kiến thức: Trên cơ sở nhận thức tiêu chuẩn đầu tiên và chủ yếu của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung, hệ thống hoá được chủ đề của các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS .
	- Nắm được một số đặc điểm cần lưu ý trong cách thứ tiếp cận văn bản nhật dụng.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích, cảm thụ văn bản nhật dụng .
3. Thái độ: Giáo dục tư tưởng, tình cảm tốt đẹp trong HS thông qua các văn bản.
II. CHUẨN BỊ :
GV :	- Đọc kỹ sgk, sgv và các sách tham khảo.
	- Đồ dùng dạy học : bảng phụ.
HS :	- Đọc kỹ sgk và các sách tham khảo.
	- Thực hiện tốt các yêu cầu trong sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Ổn định tổ chức : (1’) Kiểm diện HS trong lớp 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu nội dung và hình thức biểu đạt của văn bản Phong cách Hồ Chí Minh. 
* Đáp án :
3. Bài mới :
*. Giới thiệu : (1’) Tổng kết phần văn bản nhật dụng (Tiếp)
*. Hướng dẫn tìm hiểu :
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
10’
23’
* Hoạt động 1. Ôn tập hình thức văn bản và kiểu văn bản nhâït dụng đã dùng.
- Nhấn mạnh một số ý :
a) Thường không chỉ dùng một phương thức biểu đạt mà kết hợp nhiều phương thức để tăng sức thuyết phục.
b) Yêu cầu HS chỉ ra sự kết hợp các phương thức biểu đạt, phân tích tác dụng của sự kết hợp đó.
Bài tập : Hãy tìm yếu tố biểu cảm và phân tích tác dụng của nó trong bài Ôn dịch thuốc lá.
- Nghĩ đến mà kinh.
- Dùng dấu câu tu từ ở đề mục văn bản. Tác dụng : làm cho người đọc ghê tởm hơn những tác hại của khói thuốc lá gây ra.
* Hoạt động 2. Phương pháp học văn bản nhật dụng .
- Cho HS trao đổi về một số điểm lưu ý trong việc học văn bản.
- Nhấn mạnh thêm vài khía cạnh của điểm 3 và 4.
+ Phải vận dụng thực tiễn. Bày tỏ quan điểm, ý kiến riêng của mình về vấn đề được nêu ra; bảo vệ quan điểm của mình .
+ Nội dung của văn bản nhật dụng có liên quan đến nhiều môn học khác và ngược lại.
- GV cho HS tìm những dẫn chứng khác sinh động .
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
- HS chỉ ra sự kết hợp các phương thức biểu đạt, phân tích tác dụng của sự kết hợp đó.
- Yếu tố biểu cảm và phân tích tác dụng của nó trong bài Ôn dịch thuốc lá.
- Nghĩ đến mà kinh.
- Dùng dấu câu tu từ ở đề mục văn bản. Tác dụng : làm cho người đọc ghê tởm hơn những tác hại của khói thuốc lá gây ra.
- HS trao đổi về một số điểm lưu ý trong việc học văn bản.
- HS tìm những dẫn chứng khác sinh động .
- HS đọc ghi nhớ SGK
III.Hình thức văn bản nhật dụng :
 Thường không chỉ dùng một phương thức biểu đạt mà kết hợp nhiều phương thức để tăng sức thuyết phục.
IV. Phương pháp học văn bản nhật dụng :
+ Phải vận dụng thực tiễn. Bày tỏ quan điểm, ý kiến riêng của mình về vấn đề được nêu ra; bảo vệ quan điểm của mình .
+ Nội dung của văn bản nhật dụng có liên quan đến nhiều môn học khác và ngược lại.
* Củng cố : (3’) 
* Hướng dẫn học ở nhà: (2’)
	- Học kỹ bài tổng kết phần văn bản nhật dụng .
	- Chuẩn bị bài Bến quê – Nguyễn Minh châu :
	+ Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
	+ Trả lời tốt các câu hỏi trong SGK.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….	…………………………………….
Ngày soạn : 2.3.2011
Tiết 133	
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG(PHẦN TIẾNG VIỆT) 
I. MỤC TIÊU : 
1. kiến thức: Giúp HS: 
- Nhận biết một số từ ngữ địa phương.
- Hướng dẫn thái độ đối với sử dụng từ ngữ địa phương trong đời sóng cũng như trong nhận xét về cách sử dụng trong những văn bản phổ biến rộng rãi (như trong văn chương nghệ thuật)
2. Kỹ năng: Rèn cho HS kỹ năng biết sử dụng tốt các từ ngữ địa phương 
3. Thái độ: Có ý thức tụ giác với môn học. 
II. CHUẨN BỊ :
GV :	- Đọc kỹ sgk, sgv và các sách tham khảo.
	- Đồ dùng dạy học : bảng phụ.
HS :	- Đọc kỹ sgk và các sách tham khảo.
	- Thực hiện tốt các yêu cầu trong sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1 Ổn định tổ chức : (1’) Kiểm diện HS trong lớp 
2 Kiểm tra bài cũ : 
- Thế nào là nghĩa tường minh, hàm ý ? Điều kiện sử dụng hàm ý ? 
* Đáp án :
3 Bài mới :
*. Giới thiệu : (1’) Chương trình điạ phương (phần tiếng việt)
*. Hướng dẫn tìm hiểu :
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
6’
6’
6’
6’
9’
* Hoạt động 1. Hướng dẫn HS làm bài tập 1(SGK) : Tìm từ ngữ địa phương trong các đoạn trích. Kẻ bảng (xem phần rút kinh nghiệm, bổ sung)
* Hoạt động 2. Hướng dẫn HS làm bài tập 2. 
* Hoạt động 3. Hướng dẫn HS làm bài tập 3.
* Hoạt động 4. Hướng dẫn thực hiện bài tập 4.
* Hoạt động 5. Hướng dẫn HS thực hiện bài tập 5*.
- HS làm bài tập 2. 
a. kêu :từ toàn dân ; có thể thay bằng từ nói to
b.kêu : từ địa phương ;tương đương từ toàn dân gọi.
- HS làm bài tập 3.
Các từ địa phương trong hai câu đố :
- trái : quả ; chi : gì ; kêu : gọi ; trống hổng trống hảng: trống huếch trống hoác.
- HS Thực hiện bài tập 4.
- HS thực hiện bài tập 5*
- Đối với (a) : không. Vì bé Thu chưa có dịp giao tiếp rộng rãi ở bên ngoài địa phương của mình.
- Đối với (b) : Trong lời kể, tác giả cũng có dùng một số từ ngữ địa phương dễ hiểu đẻ nêu sắc thái của vùng đất nơi mà sự việc được kể diễn ra. 
 Tác giả có chủ định không dùng quá nhiều từ điạ phương để khỏi gây khó hiểu cho người đọc ở địa phương khác.
Ghi bảng như đáp án HS trả lời có sửa chữa.
4. Củng cố : (3’) 
Cho HS viết một đoạn văn có dùng từ ngữ địa phương mình Bình Định.
Bổ sung bài tập 1:
- Đoạn trích (a) : thẹo – sẹo ; lặp bặp – lắp bắp ; ba – bố, cha .
- Đoạn trích (b) : ba – bố, cha ; má – mẹ ; kêu – gọi ; đâm – trở nên ; đũa bếp – đũa cả ; (nói)trổng – (nói)trống không ; vô – vào.
- Đoạn trích (c) : ba – bố, cha ; lui cui – lúi húi ; nắp – vung ; nhắm – cho là ; giùm – giúp ; (nói) trổng – (nói) trống không.
* Hướng dẫn học ở nhà: (2’)
	- Học kỹ bài.
	- Chuẩn bị bài Ôn tập phần Tiếng Việt :
	+ Đọc kỹ nội dung và thực hiện tốt .
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….	…………………………………….
Ngày soạn : 2.3.2011
Tiết 134,135	
 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
(Nghị luận văn học) 
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức: Nhằm đánh giá HS : 
- Biết cách vận dụng các kiến thức và kỹ năng khi làm bài nghị luận vè một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ đã học .
- Có những cảm nhận, suy nghĩ riêng và biết vận dụng một cách linh hoạt nhuần nhuyễn các phép lập luận phân tích, giải thích, chứng minh,…trong quá trình làm bài.
2. Kỹ năng: - Có kỹ năng làm bài tập làm văn nói chung (bố cục, diễn đạt, ngữ pháp, chính tả,..)
3. Thái độ: Có ý thức tự giác trong làm bài. 
II. CHUẨN BỊ :
GV :	- Đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm.
HS :	- Đọc kỹ sgk và các sách tham khảo.
	- Giấy làm bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1.Ổn định tổ chức : (1’) Kiểm diện HS trong lớp 
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.
* Đáp án :
3.Bài mới :
*. Giới thiệu : (1’) Viết bài tập làm văn số 7
*. Viết bài :
Đề 1 : Trình bày suy nghĩ về khổ thơ kết thúc bài Ánh trăng của Nguyễn Duy.
Đề 2 : Nêu cảm nhận của em về tình cảm cha con trong bài thơ " Nói với con " của Y Phương.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
* Yêu cầu chung :
	- Nêu được suy nghĩ của mình về khổ thơ kết thúc bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.
	- Bài viết có luận điểm rõ ràng, có phân tích, lý giải thuyết phục ; luận cứ đầy đủ, phù hợp. Bài viết có liên kết mạch lạc.
* Yêu cầu cụ thể : Bài viết đảm bảo các ý sau : 
	+ Trăng cứ tròn vành vạnh” (hìønh ảnh tượng trưng)
--> Quá khứ đẹp đẽ vẹn nguyên chẳng thể phai mờ.
+ “Aùnh trăng im phăng phắc” (nhân hoá)
-->Trăng là người bạn, nhân chứng nghĩa tình, nhắc nhở con người đừng quên đi quá khứ.
=> Con người có thể vô tình, lãng quên nhưng thiên nhiên và quá khứ nghĩa tình thì vẫn nguyên vẹn, vĩnh hằng.
* Cảm xúc của nhà thơ : 
- Rưng rưng
- Giật mình
=> Nhận ra sự vô tình không nên có, sự lãng quên đáng trách của mình.
	- Nhận định, thái độ của bản thân. 
* Biểu điểm :
	- Mở bài : 1 điểm.
	- Thân bài : 6 điểm
	- Kết bài : 1 điểm
	- Hình thức, diễn đạt : 2 điểm.
* THỐNG KÊ KẾT QUẢ :
Lớp
Số bài
Giỏi
Khá
TBình
Yếu
Cộng
9a1
9a2
.............
…………………
………………
……………….
………………
……………….
……………..
………………
……………….
…………………
……………..
………………
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
.....................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTUAN27 NV9.doc
Giáo án liên quan