Giáo án Ngữ văn 9 - Nguyễn Thị Phước - Tiết 57: Hướng dẫn đọc thêm Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

- TL : Những xúc cảm và suy tư của nhân vật hoạ sĩ về người thanh niên và về những điều khác nữa (ví dụ về nghệ thuật với cả sức mạnh và sự bất lực của nó, về mảnh đất Sa Pa ) được gợi lên từ câu chuyện của anh thanh niên đã làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp và chứa đựng những chiều sâu tư tưởng.

 

doc87 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2273 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Nguyễn Thị Phước - Tiết 57: Hướng dẫn đọc thêm Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Cuộc sống của anh không cô đơn, buồn tẻ còn vì anh có một nguồn vui khác nữa ngoài công việc – đó là niềm vui đọc sách mà anh thấy như lúc nào cũng có người bạn để trò chuyện .
+ Anh tổ chức, sắp xếp cuộc sống một mình ở trạm khí tượng thật ngăn nắp, chủ động : nào trồng hoa, nào nuôi gà, tự học và đọc sách ngoài giờ làm việc.
- TL: 
+ Ở người thanh niên ấy còn có những nét tính cách và phẩm chất rất đáng mến nữa : sự cởi mở, chân thành, rất quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người (tình thân của anh với bác lái xe, thái độ ân cần chu đáo, sự cảm động, vui mừng của anh khi có khách xa đến thăm bất ngờ…)
+ Anh còn là người khiêm tốn thành thật cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. Khi ông hoạ sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh nhiệt tình giới thiệu với ông những người khác đáng cảm phục hơn nhiều (ông kỹ sư ở vườn rau Sa Pa, anh cán bôï nghiên cứu lập bản đồ sét).
- TL :
Chỉ bằng một số chi tiết và chỉ cho xuất hiện trong khoảnh khắc của truyện, tác giả đã phác họa được chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống , về ý nghĩa của công việc. 
- TL: 
- Tuy không dùng cách kể từ ngôi thứ nhất, nhưng hầu như người kể chuyện đã nhập vào cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật ông hoạ sĩ để quan sát và miêu tả từ cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính của truyện – anh thanh niên .
- TL : Ngay từ những phút đầu gặp anh thanh niên, bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềm khao khát của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng của nghệ thuật, ông đã xúc động và bối rối : “Vì hoạ sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác..” .
- Ông hoạ sĩ muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút ký hoạ và “Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ…”
- TL : Những xúc cảm và suy tư của nhân vật hoạ sĩ về người thanh niên và về những điều khác nữa (ví dụ về nghệ thuật với cả sức mạnh và sự bất lực của nó, về mảnh đất Sa Pa…) được gợi lên từ câu chuyện của anh thanh niên đã làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp và chứa đựng những chiều sâu tư tưởng.
- TL: Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, những điều anh nói, cả chuyện anh kể về những người khác đã khiến cô “bàng hoàng”, cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên , về cái thế giới những con người như anh” và quan trọng hơn nữa là về con đường mà cô đã lựa chọn , cô đang đi tới (việc lên công tác ở miền núi). 
Đó là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao, cao đẹp khi người ta gặp được những ánh sáng đẹp đẽ toả ra từ cuộc sống, từ tâm hồn của người khác.
Qua tâm tư cô gái, ta nhận ra vẻ đẹp và sức ảnh hưởng của nhân vật anh thanh niên.
- TL: Nhân vật bác lái xe: Qua lời kể của bác lái xe : anh thanh niên là một trong những người cô độc nhất thế gian”.Trong cách nói chuyện cũng như cách cư xử của bác với anh thanh niên, có thể thấy sự cảm mến của bác dành cho anh thanh niên.
- Thủ pháp nghệ thuật:thông qua cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật phụ để xây dựng nhân vật chính.
- Ngoài ra, trong tác phẩm còn có những nhân vật được giới thiệu gián tiếp : ông kỹ sư vườn rau ở Sa Pa hằng ngày ngồi trong vườn chăm chú quan sát cách lấy mật của ong, rồi tự tay thụ phấn cho hàng vạn cây su hào để hạt giống làm ra tốt hơn .
 - TL : Anh cán bộ nghiên cứu sét đã mười một năm ròng túc trực chờ sét để lập bản đồ sét tìm tài nguyên cho đất nước => Miệt mài lao động khoa học lăïng lẽ mà khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của mọi người.
_ Hs thảo luận:
Tác giả muốn nói về những con người vô danh lặng lẽ, mê say trong lao động và nghiên cứu khoa học. Họ lặng lẽ mà khẩn trươngvì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của mọi người.
- Chất trữ tình của truyện : phong cảnh thiên nhiên đẹp và đầy thơ mộng của Sa Pa, vẻ đẹp cuộc sống một mình của anh thanh niên, cuộc gặp gỡ tình cờ của ba nhân vật.
- TL : Nghệ thuật:
+ Xây dựng tình huống truyện hợp lý, cách kể chuyện tự nhiên.
+ Kết hợp giữa tự sự, trữ tình và bình luận.
- Tổng kết giá trị nội dung và đặc điểm nghệ thuật của truyện 
b) Những nét đẹp của nhân vật anh thanh niên :
- Ýù thức về công việc của mình và lòng yêu nghề.
- Có những suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người
- Có niềm vui đọc sách.
- Ngăn nắp, chủ động.
- Cởi mở, chân thành, hiếu khách.
- Khiêm tốn .
(Chi tiết tiêu biểu)
=> Phác họa được chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống , về ý nghĩa của công việc. 
2. Một số nhân vật khác :
* Nhân vật ông hoạ sĩ : 
- “Xúc động và bối rối”--> Có tâm hồn nhạy cảm.
- Cảm hứng được khơi gợi đã thôi thúc người hoạ sĩ sáng tác .
* Nhân vật cô kỹ sư :
- “Bàng hoàng”--> Hiểu thêm về cuộc sống.
* Nhân vật bác lái xe : cảm mến anh thanh niên.
=> Xây dựng nhân vật phụ để tô đậm nhân vật chính
- Ông kỹ sư vườn rau ở Sa Pa.
- Anh cán bộ nghiên cứu sét.
ànhững con ngươi ùsay mê trong công việc, lặng lẽ cống hiến 
.
III. Tổng kết 
1. Nghệ thuật
- Truyện giàu yếu tố trữ tình
- Xây dựng tình huống truyện hợp lý, cách kể chuyện tự nhiên.
- Kết hợp giữa tự sự, trữ tình và bình luận.
2. Nội dung: 
- Khắc hoạ thành công hình ảnh đẹp của người lao động bình thường – anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên núi cao;
- Khẳng định vẻ đẹp và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
4. Hướng dẫn học ở nhà : (2’)
	- Học kỹ bài.
	- Chuẩn bị bài: “Chiếc lược ngà”
	+ Đọc kỹ văn bản.
	+ Trả lời tốt các câu hỏi trong sgk.
	IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG : 
Tuần 14	Ngày soạn 1. 12 . 09 
Tiếng Việt : Tiết 64 
ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM
TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU :
	Giúp học sinh:
	1. Hiểu thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm, đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự.
	2. Rèn luyện kỹ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong khi đọc cũng như khi viết văn tự sự .
II. CHUẨN BỊ :
GV :	- Đọc kỹ sgk, sgv và các sách tham khảo.
	- Đồ dùng dạy học : bảng phụ.
HS :	- Đọc kỹ sgk và các sách tham khảo.
	- Thực hiện tốt các yêu cầu trong sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
	1. Ổn định tổ chức : (1’)
	2. Kiểm trabài cũ : (3’) Kiểm tra vở bài tập.
	3. Bài mới : 
* . Giới thiệu : (1’) Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nộ i dung
20’
18’
* Hoạt động 1. Hướng dẫn HS đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi.
- H : Trong 3 câu đầu đoạn trích , ai nói với ai? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người? Dấu hiệu nào cho ta thấy đó là một cuốc trò chuyện trao đổi qua lại ?
- Em hiểu thế nào là yếu tố đối thoại?
- H: Câu “Hà, nắng gớm, về nào…” ông Hai nói với ai? Đây có phải là một đối thoại không? Vì sao? 
- H : Trong đoạn trích còn có những câu nào kiểu naỳ khonâg? Hãy dẫn ra các câu đó?
- Em hiểu thế nào là độc thoại ?
- H: Những câu như :”Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian … bằng ấy tuổi đầu…” là những câu ai hỏi ai? Tại sao trước những câu này không có dấu gạch đầu dòng như những câu đã nêu ở điểm (a) và (b)?
- Đôïc thoại khác độc thoại nội tâm ở những điểm nào ?
- H : Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện không khí của câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ? Đặc biệt chúng đã giúp nhà văn thể hiện thành công những diễn biến tâm lý của ông Hai như thế nào?
- Tổng hợp các ý kiến, rút ra nhận xét, đọc ghi nhớ . 
* Hoạt động 2. Hướng dẫn luyện tập :
- Gọi HS đọc bài tập 1 và nêu yêu cầu của bài tập.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
 - Gọi HS đọc bài tập 2 và nêu yêu cầu của bài tập.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS trao đổi nhóm, cử đại diện lên treo bảng nhóm và trình bày.
- GV treo đoạn văn mẫu :
An nói với Bình :
- Bình này, hôm nay có nhiều lớp tập nghi thức, sân trường vui thật!
Bình trả lời:
- Ừ. 
- Vui nhưng mà ồn ào quá.(độc thoại)
Bình nghĩ kiểu này chắc mình khó tập trung học quá.(độc thoại nội tâm)
- TL : Có ít nhất hai người phụ nữ tản cư đang nói chuyện với nhau.
+ Dấu hiệu : có hai lời lượt thoại.
+ Hình thức : hai gạch đầu dòng.
- HS trả lời.
- TL: Không phải là lời đối thoại, vì nội dung ông nói không hướng tới người tiếp chuyện cụ thể nào (nói giữa trời), chẳng liên quan gì đến chủ đề mà hai người đàn bà tản cư đang trao đổi. Sau câu nói to của ông cũng chẳng có ai đáp lại.
+ Nói với chính mình một câu bâng quơ, đánh trống lảng để tìm ách thoái lui--> Lời độc thoại.
- TL: “Ông lão nắm chặt hai bàn tay lại mà rít lên:
-Chúng bay ăn miếng cơm… nhục nhã thế này !”
- HS trả lời.
- TL : Của ông Hai hỏi chính mình. Không phát ra thành tiếng mà chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông. --> Tâm trạng dằn vặt, đau đớn.
+ Nghĩ thầm nên không gạch đầu dòng. --> Độc thoại nội tâm
- HS trả lời.
- TL: Tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư đối với dân làng Chợ Dầu, tạo tình huống để đi sâu vào nội tâm nhân vật.Giúp nhà văn khắc họa sâu sắc tâm trạng nhân vật : dằn vặt, đau đớn khi nghe tin làng Chợ Dầu – cái làng mà ông luôn luôn lấy làm tự hào và hãnh diện – của ông theo giặc, nghĩa là làm cho câu chuyện sinh động hơn. 
* Hoạt động 2. Hướng dẫn luyện tập :
_ TL: Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích .
+ Có 3 lượt lời trao (lời bà Hai), nhưng chỉ có 2 lời đáp. 
- Này, thầy nó ạ.
( ông Hai không đáp lại “nằm rũ ra ở trên giường không nói gì” ).
- Thầy nó ngủ rồi à?
- Gì?
- Tôi thấy người ta đồn…
- Biết rồi !
=> Làm nổi bật tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ và thất vọng của ông Hai trong cái đêm nghe tin làng mình theo giặc. 
- TL : Viết đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn, trong đó sử dụng hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
I. Yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm:
1. Yếu tố đối thoại
 - Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà ?...
- Aáy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy !
+ Có lời trao , lời đáp.
+ Có gạch đầu dòng của lời trao và lời đáp.
--> Đối thoại.
2. . Yếu tố độc thoại:
- Hà, nắng gớm, vềà nào …
+ Nói với chính mình hoặc với ai đó trong tưởng tượng.
+ Có gạch đầu dòng.
-- > Độc thoại.
3. Yếu tố độc thoại nội tâm:
“Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? Khốn nạn, bằng ấy tuôûi đầu.”
+ Nói với chính mình hoặc với ai đó trong tưởng tượng.
+ Không có gạch đầudòng.(nói không thành lời)
--> Độc thoại nội tâm. 
II. Luyện tập : 
1. Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích .
2. Viết đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn, trong đó sử dụng hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
4. Hướng dẫn học ở nhà : (2’)
	- Học kỹ bài.
Hoàn thành các bài tập vào vở.265-266
- Chuẩn bị bài “Người kể chuyện trong văn bản tự sự””: 
+ Trong văn bản tự sự, hình thức kể chuyện thường theo những ngôi nào?
+ Vai trò của ngôi kể thứ ba ?
+ Ưu điểm và hạn chế của người kể chuyện theo ngôi thứ ba? 
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
...........................................................................................................................................................	
	Ngày soạn : 4.12 .09
Tiết 73	
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 
( Các phương châm hội thoại... Cách dẫn gián tiếp )
I. MỤC TIÊU :
	Giúp HS: nắm vững một số nội dung phần tiếng Việt đã học ở học kỳ I.
II. CHUẨN BỊ :
GV :	- Đọc kỹ sgk, sgv và các sách tham khảo.
	- Đồ dùng dạy học : bảng phụ.
HS :	- Đọc kỹ sgk và các sách tham khảo.
	- Thực hiện tốt các yêu cầu trong sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY Ø HỌC : 
	1. Ổn định tình hình lớp : (1’)
	2. Kiểm trabài cũ : (5’) Kiểm tra vở bài tập của học sinh.
	3. Giảng bài mới : 
* Giới thiệu : (1’) Ôn tập (phần tiếng Việt)
* . Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
11’
11’
11’
* Hoạt động 1 .
Bước 1. Hướng dẫn HS ôn lại các phương châm hội thoại đã học.
- Nhóm 1: chuẩn bị phương châm về lượng.
- Nhóm 2: chuẩn bị phương châm về chất.
- Nhóm 3: chuẩn bị phương châm quan hệ
- Nhóm 4: chuẩn bị phương châm cách thức.
- Nhóm 5, 6 : chuẩn bị phương châm lịch sự.
* Hoạt động 2. 
Bước 1. GV cho HS ôn lại các từ ngữ xưng hô thông dụng trong tiếng Việt và cách dùng của chúng.
Bước 2. Hướng dẫn HS phân tích phương châm xưng hô cơ bản trong tiếng Việt : xưng thì khiêm, hô thì tôn : 
- H: Em hiểu phương châm “xưng khiêm, hô tôn”là như thế nào ? Cho ví dụ minh hoạ
Bước 3. Thảo luận : Vì sao trong tiếng Việt, khi giao tiếp, người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô?
- H: Lựa chọn từ ngữ xưng hô dựa trên cơ sở nào ?
* Hoạt động 3. 
Bước 1. GV cho HS ôn lại sự phân biệt giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
- Hình thức của cách dẫn trực tiếp?
Bước 2. Hướng dẫn HS đọc đoạn trích, chuyển lời đối thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp , phân tích những thay đổi. (trao đổi nhóm).
- GV treo bảng phụ có đoạn văn tham khảo.
 “Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào.
 Nguyễn Thiếp trả lời rằng bấy giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữù ra sao, vua Quang Trung ra Bắc không quá mười ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan.”
- GV treo bảng những thay đổi từ ngữ đáng chú ý.
*Hoạt dộng 4 Củng cố : (3’)
	Tổng kết bằng sơ đồ 3 điểm kiến thức vừa ôn.
- HS kẽ bảng sơ đồ “Các phương châm hội thoại” vào vở.
- Nhóm viết một ví dụ về phương châm hội thoại vào bảng nhóm , treo lên . 
- Các nhóm khác nhận xét , bổ sung.
- Nhóm khác hỏi thêm về lý thuyết.
- TL: khi xưng hô, người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính. 
 Đây còn là phương châm xưng hô trong nhiều ngôn ngữ phương Đông.
 Những từ ngữ xưng hô : bệ hạ, bần tăng, bần sĩ ; quý ông, quý bà, quý cô,em – anh / bác.
- TL : Từ ngữ xưng hô : đại từ , danh từ chỉ quan hệ thân thuộc, danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp, tên riêng , …
-TL: + Tình huống giao tiếp (thân mật hay xã giao),
 + Mối quan hệ giữa người nói với người nghe (thân, sơ, khinh, trọng,…)
- HS trả lời cá nhân.
- Đại diện nhóm ghi và treo bảng nhómlên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. (treo hai bảng)
I. Các phương châm hội thoại :
Kẽ bảng ghi ở phần bổ sung.
II. Xưng hô trong hội thoại :
 Lựa chọn từ ngữ xưng hô dựa trên :
- Tình huống giao tiếp.
- Quan hệ giữa người nói và người nghe.
III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp :
1. Cách dẫn trực tiếp :
* Bác Hồ noí: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” 
* Dấu :Anh hạ giọng :
 - …khi ta làm việc, ta với công việc là đôi..
* Dấu :
 - Chúng ta vừa qua Sa Pa, bác không nhận ra ư ? – Người lái xe bỗng nhiên lại hỏi.
	4 Hướng dẫn học ơ ûnhà : (2’)
	- Học kỹ bài.
	- Chuẩn bị kiểm tra một tiết tiếng Việt .
Bổ sung cho bài tập 2 :
Những thay đổi từ ngữ đáng chú ý :
Trong lời đối thoại
Trong lời dẫn gián tiếp
Từ xưng hô
tôi (ngôi thứ nhất)
chúa công (ngôi thứ hai)
Nhà vua (ngôi thứ ba)
Vua Quang Trung (ngôi thứ ba)
Từ chỉ địa điểm
đây
(tỉnh lược)
Từ chỉ thời gian
bây giờ
bấy giờ
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
.............................................................................................................................................................................
Tuần 14	Ngày soạn : 2.12.2009
Tiết 70 	
Người kể chuyện trong văn bản tự sự
I. MỤC TIÊU:
	Giúp người học: 
	1. Kiến thức: Hiểu và nhận diện được thế nào là người kể chyện , vai trò và mối quan hệ giữa người kể chuyện với ngôi kể trong văn bản tự sự.
	2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong khi đọc văn cũng như khi viết văn.
II. CHUẨN BỊ :
GV :	- Đọc kỹ sgk, sgv và các sách tham khảo.
	- Đồ dùng dạy học : bảng phụ.
HV :	- Đọc kỹ sgk và các sách tham khảo.
	- Thực hiện tốt các yêu cầu trong sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
	1. Ổn định tình hình lớp : (1’)
	2. Kiểm tra bài cũ : (5’) 
Câu 1. Thế nào là đối thoại, độc thoại, đôïc thoại nội tâm ?
Câu 2. GV treo đoạn văn ( bảng phụ) . Chỉ ra yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong đoạn văn 
* Đáp án :
Câu1. Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người . Trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (mỗi lượt lời là một gạch đầu dòng)
	Đôïc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoaị nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng .
	 Độc thoại nội tâm là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng (không thành lời, không có gạch đầu dòng).
 	3 Giảng bài mới : 
* Giới thiệu : (1’) Ai cũng biết tự sự là kể lại sự việc, thuật lại sự việc diễn ra như thế nào ? Nhưng ai là người kể chuyện ? Người kể xuất hiện ở ngôi nào, xưng là gì ? Thay đôûi người kể thì nội dung hiện thực được phản ánh và ý nghĩa của câu chuyện có thể rất khác nhau. Tìm hiểu “Người kể chuyện trong văn bản tự sự”.
* Tiến trình bài dạy:
Tg

File đính kèm:

  • docTIET 57 .9.doc
Giáo án liên quan