Giáo án Ngữ văn 9 - Nguyễn Thị Phước - Tiết 38-39: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

I. Mục tiêu :

 Giúp HS :

 1.Kiến thức:- Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ.

 - Nắm được nghệ thuật đặc sắc của bài thơ : chi tiết chân thực, hình ảnh gợi tả và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng.

 2.Kỹ năng: Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng.

 3. Thái độ: Giáo dục HS tình cảm yêu mến anh bộ đội cụ Hồ,

II. Chuẩn bị :

GV : - Đọc kỹ văn bản, sgk, sgv và các tư liệu tham khảo.

 - Đồ dùng dạy học :bảng phụ, tranh minh họa.

HS : - Học bài cũ.

 - Đọc kỹ văn bản, các sách tham khảo.

 - Trả lời tốt các câu hỏi đọc - hiểu văn bản.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Ổn định tổ chức : (1) kiểm diện HS trong lớp

 2. Kiểm tra bài cũ : (5)Kiểm tra sự chuản bị của HS

 Các em đã tìm hiểu một số tác phẩm văn xuôi trung đại. Để chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra sắp đến, các em về lập bảng hệ thống (GV treo bảng phụ). 5 cột : Số TT / Tác phẩm/ Tác giả/ Nội dung cơ bản/ Nghệ thuật đặc sắc.

 

doc152 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 6684 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Nguyễn Thị Phước - Tiết 38-39: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trong bài thơ.
3. Thái độ: Giáo dục HS đạo lý uống nước nhớ nguồn.
II. CHUẨN BỊ :
GV :	- Đọc kỹ sgk, sgv và các sách tham khảo.
 - Đồ dùng dạy học : bảng phụ ; tập thơ Aùnh trăng, chân dung nhà thơ Nguyễn Duy.
HS :	- Đọc kỹ sgk và các sách tham khảo.
	- Thực hiện tốt các yêu cầu trong sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
	1. Ổn định tổ chức : (1’)
	2. Kiểm trabài cũ : (5’) Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
	3. Bài mới : 
	* Giới thiệu : (1’)Vầng trăng toả ánh sáng dịu mát xuống khắp mọi nhà, với mỗingười Việt Nam thật vô cùng thân thuộc có khi đến mức bình thường. Vậy mà có khi nào ta lại lãng quên người bạn thiên nhiên tri âm tri kỷ, để đến lúc vô tình gặp lại, ta bỗng giật mình, ăn năn tự trách chính lòng ta ? Bài thơ Aùnh trăng của Nguyễn Duy (1978) viết tại thành phố Hồ Chí Minh, ba năm sau ngày đất nước thống nhất được khơi gợi cảm hứng từ một tình huống như thế.
	 * Hướng dẫn tìm hiểu : 
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Nội dung
7’
25’
4’
* Hoạt động 1 : Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hướng dẫn đọc, giải thích từ khó, tìm hiểu thể loại, bố cục.
- Gọi HS đọc phần chú thích (*).
- Em hãy nêu những nét cơ bản về nhà thơ Nguyễn Duy.
- Nêu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của bài thơ.
- Đọc : Nhịp thơ phổ biến : 2/3; 2/1/2, 3/2; 3 khổ đầu giọng đều đều kể chuyện , khổ 4 giọng ngạc nhiên, khổ 5,6 giọng suy tư, cảm động ăn năn, câu cuối cùng đọc thật chậm, nhỏ dần 2 tiếng giật mình.
_ Thể loại : Nhận xét về thể loại của bài thơ ? 
- Em có nhận xét gì về bố cục của bài thơ ? 
- H: Trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc, đâu là bước ngoặt để từ đó tác giả tự bộc lộ cảm xúc , thể hiện chủ đề tác phẩm? 
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn phân tích.
- H: Sự thay đổi tình cảm của tác giả với vầng trăng qua thời gian diễn ra như thế nào ? Tác giả lý giải nguyên nhân và ý nghĩa của sự thay đổi đó như thế nào?
- GV bình.
- H : Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa. Hãy phân tích điều đó.
- Hai khổ thơ đầu, vầng trăng hiện ra như thế nào ?
-
- H: Khổ thơ nào trong bài thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng? 
- Cảm xúc của nhà thơ thể hiện rõ nhất ở những từ ngữ nào ?
-H: Nhận xét về kết cấu, giọng điệu của bài thơ ? (Thảo luận nhóm)
- H: Chủ đề bài thơ? 
-H: Chủ đề ấy có liên quan gì đến đạo lý , lẽ sống của dân tộc Việt Nam?(Ý nghĩa khái quát của bài thơ?) 
- Gọi HS đọc lại toàn bài thơ.
-Thực hiện bài tập trắc nghiệm sau : (GV treo bảng phụ)
- Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ.
- HS đọc phần chú thích (*)
- HS đọc.
- HS trả lời.
_ TL : Thơ 5 tiếng, 4 câu/ khổ (như bài Đêm nay Bác không ngủ), kết hợp tự sự và trữ tình. Trong bài thơ chỉ có hai nhân vật tác giả và vầng trăng.
TL: Bố cục 3 đoạn : 
+ 3 khổ đầu : Quan hệ giữa tác giả với vầng trăng từ hồi nhỏ qua thời đi lính đến khi về sống ở thành phố.
+ Khổ 4 : Tình huống tình cờ gặp lại vầng trăng .
+ Khổ 5,6 : Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả đọng lại ở cái giật mình.
- TL : Khổ thứ tư.
- Đọc diễn cảm lại 3 khổ thơ đầu.
- TL: Từ cuộc sống thời thơ ấu đến quãng đời đi bộ đội sống và chiến đấu nơi rừng núi, về nơi thành phố hiện đại lắm ánh điện , cửa gương, ít chú ý đến vầng trăng.
 Vì đã thay đổi hoàn cảnh sống. 
 Khi người ta thay đổi hoàn cảnh có thể dễ dàng lãng quên quá khứ, nhất là quá khứ nhọc nhằn gian khó. 
- TL: Là một hình ảnh của thiên nhiên khoáng đạt, hồn nhiên, tươi mát. 
+ Trong hai khổ thơ đầu, vầng trăng hiện ra trong không gian của ruộng đồng, sông biển, núi rừng. Đó là vầng trăng của hồi nhỏ sống với đồng và sau này là hồi chiến tranh ở rừng. Lúc ấy, con người sống giản dị, trần trụi với thiên nhiên – hồn nhiên như cây cỏ”. Vầng trăng trở thành người bạn tri kỷ, thành “vầng trăng tình nghĩa”gắn bó trong suốt những năm tháng từ thuở ấu thơ ở quê nhà đến hồi chiến tranh sống ở rừng.
+ Đến khi về thành phố, sốùng giữa những tiện nghi hiện đại, “quen ánh điện, cửa gương”, con người bỗng dưng quên đi cái vầng trăng “ngỡ không bao giờ quên”, bỗng vô tình với cái “vầng trăng tình nghĩa”. Sự vô tình đến mức tàn nhẫn :vầng trăng đi qua ngõ , như người dưng qua đường.
+ Phải đến khi đèn điện tắt, con người mới kịp nhận thấy và nhận ra vầng trăng. Đột ngột, bất ngờ, vầng trăng làm thức dậy trong tâm trí người đọc bao cảm xúc : Ngửa mặt lên nhìn mặt / có cái gì rưng rưng / như là đồng là bể / như là sông là rừng.
- Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, là vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của cuộc sống
- TL : Khổ thơ cuối. “Trăng cứ tròn vành vạnh” tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ vẹn nguyên chẳng thể phai mờ. “Aùnh trăng im phăng phắc” chính là người bạn –nhân chứng nghĩa tình, nhắc nhở con người đừng quên đi quá khứ.--> Thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ vẫn luôn trọn vẹn, vĩnh hằng.
- HS trả lời.
- HS thảo luận nhóm, trả lời. TL: Bài thơ như một câu chuyện riêng có sự kết hợp hài hoà, tự nhiên giữa tự sự và trữ tình. Giọng điệu tâm tình bằng thể thơ 5 chữ. Nhịp thơ khi thì trôi chảy, tự nhiên,nhịp nhàng theo lời kể, khi thì ngân nga, thiết tha cảm xúc(khổ5), lúc lại trầm lắng biểu hiện suy tư(khổ cuối). Kết cấu, giọng điệu có tác dụng làm nổi bật chủ đề.
- TL : Lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa , đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.
–TL : Là chuyện của cả một thế hệ : Thái độ đối với qúa khứ, đối với những người đã khuất và đối với chính mình, gợi lên đạo lý sống chung thuỷ , “uống nước nhớ nguồn”
- HS đọc lại toàn bài thơ.
- TL :
+ Nghệ thuật : 
 Giọng điệu tâm tình. 
 Hình ảnh giàu tính biểu cảm.
+ Nội dung : 
 Là lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao.
 Gợi nhắc, củng cố thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa, thuỷ chung cùng quá khứ.
I. Tìm hiểu chung: 
1. Tác giả: Nguyễn Duy(1948)
- Gương mặt tiêu biểu của lớp nhà thơ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ.
2. Tác phẩm : Aùnh trăng (1978)
- Được sáng tác sau 3 năm nước nhà thống nhất, tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Được in trong tập thơ “Aùnh trăng”-Tập thơ của Nguyễn Duy đạt giải A của Hội nhà văn Việt Nam năm 1984.
_ Thể loại : Thơ 5 tiếng, kết hợp tự sự và trữ tình.
- Bố cục : 3 đoạn 
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Hình ảnh vầng trăng – Ánh trăng
- Là một hình ảnh của thiên nhiên khoáng đạt, hồn nhiên, tươi mát,
- Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, là vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của cuộc sống.
+ Trăng cứ tròn vành vạnh” (hìønh ảnh tượng trưng)
--> Quá khứ đẹp đẽ vẹn nguyên chẳng thể phai mờ.
+ “Aùnh trăng im phăng phắc” (nhân hoá)
-->Trăng là người bạn, nhân chứng nghĩa tình, nhắc nhở con người đừng quên đi quá khứ.
=> Con người có thể vô tình, lãng quên nhưng thiên nhiên và quá khứ nghĩa tình thì vẫn nguyên vẹn, vĩnh hằng.
2. Cảm xúc của nhà thơ : 
- Rưng rưng
- Giật mình
=> Nhận ra sự vô tình không nên có, sự lãng quên đáng trách của mình.
III. Tổng kết :
4. Hướng dẫn học ở nhà : (2’)
	- Học thuộc lòng bài thơ.
	- Thực hiện bài tập 2 phần luyện tập : Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong Ánh trăng, em hãy diễn tả dòng cảm nghĩ trong bài thơ thành một bài tâm sự ngắn.
	- Soạn bài Làng của Kim Lân : 
	+ Tìm hiểu những nét cơ bản về tác giả.
	+ Hoàn cảnh sáng tác. Tóm tắt được câu chuyện .
	+ Trả lời tốt các câu hỏi đọc – hiểu văn bản.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
	Ngày soạn : 18.11.2006
Tiết
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (tiếp)
( CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
	Giúp HS :
Tiếp tục hệ thống hoá cacù kiến thức đã học về biện pháp tu từ.
Rèn luyện kỹ năng sử dụng vàphân tích giá trị nghệ thuật của từ ngữ.
II. CHUẨN BỊ :
GV :	- Đọc kỹ sgk, sgv và các sách tham khảo.
	- Đồ dùng dạy học : bảng phụ ; sơ đồ.
HS :	- Đọc kỹ sgk và các sách tham khảo.
	- Thực hiện tốt các yêu cầu trong sách giáo khoa.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC : 
	1. Ổn định tổ chức : (1’)
	2. Kiểm trabài cũ : (5’)
	- Em hiểu thế nào là ẩn dụ, hoán dụ ? Cho ví dụ .
	- Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ.
* Đáp án : Ẩn dụ : Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tương khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
	Ví dụ : “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
	 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
	3. Bài mới : 
*. Giới thiệu : (1’) Tổng kết về từ vựng (tiếp) và luyện tập tổng hợp.
*. Hướng dẫn tìm hiểu : 
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
13’
20’
5’
5’
5’
5’
* Hoạt động 1 : Tổng kết về cá biện pháp tu từ.
* Hoạt động 2 : Luyện tập tổng hợp.
- Bài tập 1: - GV yêu cầu HS so sánh hai dị bản của câu ca dao.
- GV gợi dẫn HS phân tích và trả lời. 
- Bài tập 2. GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ được nêu ở bài tập 2.
- Bài tập 3. Hướng dẫn HS đọc đoạn thơ ở bài tập 3 và xác định trong số những từ đã cho từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển và nếu dùng theo nghĩa chuyển thì chuyển theo phương thức nào: ẩn dụ hay hoán dụ ? 
- Bài tập 4. GV hướng dẫn HS làm bài tập 4. Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích nét nổi bật của việc dùng từ trong bài thơ.
- Bài tập 5. GV hướng dẫn HS đọc đoạn trích ở bài tập 5. Sau đó, xác định xem các sự vật và hiện tượng được đặt tên theo cách nào và tìm năm tên gọi tương tự .
- GV treo bảng phụ có đáp án A và B . 
- GV chia lớp thành nhóm, thực hiện bài tập trên bảng nhóm xem nhóm nào viết nhiều từ hơn.
- Bài tập 6. GV hướng dẫn Hs phát hiện chi tiết gây cười. Qua chi tiết đó, truyện cười phê phán thói sính dùng từ nước ngoài của một số người.
 *Hoạt động4 Củng cố : (3’)
	GV treo bảng tổng kết về từ vựng .
- HS kẽ bảng tổng kết vào vở.
– TL : Gật đầu chỉ sự tán thưởngcủa đôi vợ chồng nghèo đối với một món ăn dân dã, đạm bạc.
+ Gật gù vừa có ý chỉ sự tán thưởng vừa là từ tượng hình mô phỏng tư thế của hai vợ chồng.
=> Tuy món ăn rất đạm bạc nhưng đôi vợ chồng nghèo ăn rất ngon miệng vì họ biết chia sẻ những niềm vui đơn sơ trong cuộc sống.
- TL: Đội chỉ có một chân sút, ý nói cả đội chỉ có một cầu thủ có khả năng ghi bàn, không phải chỉ một cầu thủ chỉ một chân.
+ Người vợ lại nghĩ rằng cầu thủ ấy chỉ có một chân để đi thì đá bóng làm sao được.
+ Đây là hiện tượng ông nói gà, bà nói vịt.
- TL : Nhận xét cách sử dụng từ ngữ : Ngữ cảnh (b)
- HS trả lời. 
- TL: 
+ Nhóm từ “đỏ, xanh, hồng” cùng nằm trường nghĩa màu sắc
+ Nhóm từ “lửa, cháy, tro” cùng nằm trường nghĩa lửa và các sự vật, hiện tượng có liên quan đến lửa.
 Các từ thuộc hai trường từ vựng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau
- HS chọn đáp án B( Các sự vật, hiện tượng đó được gọi tên theo cách dùng từ ngữ có sẵn với một nội dung mới dựa vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng được gọi tên.
- Cà tím (cà quả tròn, có màu tím hoặc nửa tím nửa trắng), cá kiếm, cá kìm, cá kim, chè móc câu, chim lợn, gấu chó, chuột đồng, dưa bở, ớt chỉ thiên, mực, ong ruồi, xe cút kít.
I. Bảng tổng kết :
II. Luyện tập :
1. 
- Gật đầu : cúi đầu xuống rồi ngẩng lên ngay; để chào hỏi hay tỏ sự đồng ý.
- Gật gù : gật nhẹ và nhiều lần, biểu thị thái độ đồng tình, tán thưởng.
=> Từ gật gù thể hiện thích hợp hơn.
2. Người vợ không hiểu nghĩa của cách nói chỉ có một chân sút.
3. Nhận xét cách dùng từ trong đoạn thơ của Chính Hữu: 
- Các từ được dùng theo nghĩa gốc : miệng, chân, tay.
- Các từ được dùng theo nghĩa chuyển : vai (hoán dụ), đầu (ẩn dụ).
4. Trường từ vựng chỉ màu sắc : đỏ, xanh, hồng
- Trường từ vựng chỉ lửa và các sự vật, hiện tượngcó liên quan đến lửa : lửa, cháy, tro.
=> Hình ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc; thể hiện sự độc đáo của một tình yêu mãnh liệt, cháy bỏng.
5.
6. Chi tiết gây cười : “Đừng … đừng gọi bác sĩ, gọi cho bố đốc tờ !”
--> Truyện cười phê phán thói sính dùng từ nước ngoài của một số người.
	4. Hướng dẫn học ở nhà : (2’) 
	- Hoàn thành các bài tập vào vở.
	- Chuẩn bị bài Chương trình địa phương (Phần Tiếng Việt). Kiểm tra 15’.
	+ HS soạn bốn bài tập vào vở.
	+ Chuẩn bị tốt theo yêu cầu sgk.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
	- Phần hoạt động 1, GV nên thể hiện rõ hơn trong giáo án.
	- HS chuẩn bị kỹ bảng tổng kết, lớp học sôi nổi, tập trung nhiều cho phần luyện tập.
Tuần 12	Ngày soạn : 23.11.2006
Tiết 60	
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ 
CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
	Giúp HS :cách đưa các yếu tố nghị luận vào bài văn tự sự một cách hợp lý.
II. CHUẨN BỊ :
GV :	- Đọc kỹ sgk, sgv và các sách tham khảo.
	- Đồ dùng dạy học : bảng phụ ; đoạn văn mẫu.
HS :	- Đọc kỹ sgk và các sách tham khảo.
	- Thực hiện tốt các yêu cầu trong sách giáo khoa.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC : 
	1. Ổn định tổ chức : (1’)
	2. Kiểm trabài cũ : (5’)
	- Nghị luận là gì ? Vai trò, tác dụng của các yếu tố nghị luận trong văn tự sự ?
	- Trong văn tự sự, nghị luận thường được thể hiện ở đâu ? Bằng những hình thức gì ?
* Đáp án : 
Câu 1. Nghị luận là nêu lý lẽ, dẫn chứng để bảo vệ một tư tưởng, quan điểm nào đó.
Câu 2. Thường dùng nhiều câu khẳng định, phủ định, câu có các cặp quan hệ từ như : nếu… thì, không những …mà còn; càng …càng; vì thế …cho nên, …
	3. Bài mới : 
*. Giới thiệu : (1’) Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
*. Hướng dẫn tìm hiểu :
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
10’
23’
* Hoạt động1 : Thực hành tìm hiểu các yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự.
- Gọi HS đọc đoạn văn I.1. “Lỗi lầm và sự biết ơn”
- H : Trong đoạn văn, yếu tố nghị luận được thể hiện trong những câu nào ?
- H : Yếu tố nghị luận này mang dáng dấp của một triết lý về điều gì ?
- H : Yếu tố nghị luận này nhắc nhở con người cách ứng xử như thế nào ?
- H : Chỉ ra vai trò của các yếu tố ấy trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn.
* Hoạt động 2 : Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận 
- Cho HS làm bài tập của mục II.1. Bài tập 1. Viết một đoạn văn kể lạibuổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt đó, em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn rất tốt.
- Hướng dẫn HS tìmhiểu.
- H: Bài tập này nêu lên những yêu cầu gì ?
Gợi ý : GV treo bảng phụ :
a) Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào (thời gian, địa điểm, ai là người điều khiển, khônh khí của buổi sinh hoạt lớp ra sao,…)?
b) Nội dung của buổi sinh hoạt lớp là gì ? Em đã phát biểu về vấ đề gì? Tại sao lại phát biểu về việc đó?
c) Em đã thuyết phục cả lớp rằng Nam là người bạn rất tốt như thế nào (lý lẽ, ví dụ, lời phân tích,…)?
- Yêu cầu HS viết đoạn văn (trong 6 phút) theo các gợi ý đã trao đổi.
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn và hướng dẫn cả lớp phân tích, góp ý. GV nhận xét, đánh giá.
- GV treo một đoạn văn mẫu cho HS tham khảo.
Bài tập 2. 
- Quy trình giống như bài tập II.1. Phần nội dung đoạn văn có thể nêu một số ý như sau :
a) Người em kể là ai? 
b) Người đó đã để lại một việc làm, lời nói hay một suy nghĩ ? Điều đó diễn ra trong một hoàn cảnh như thế nào?
c) Nội dung cụ thể là gì ? Nội dung đó giản dị mà sâu sắc, cảm động như thế nào?
d) Suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện trên. 
- GV treo đoạn văn mẫu.
* Hoạt động Củng cố : (3’) Câu văn nghị luận 
- Hs đọc đoạn I.1. “Lỗi lầm và sự biết ơn” 
- TL : Câu có yếu tố nghị luận : - Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xoá được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người.
- TL: Yếu tố nghị luận này mang dáng dấp của một triết lý về cái giới hạn và cái trường tồn trong đời sống tinh thần của con người.
- “Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.”
- TL: Yếu tố nghị luận này nhắc nhở con người cách ứng xử có văn hoá trong cuộc sống vốn rất phức tạp
-TL: Làm cho câu chuyện thêm sâu sắc, giàu tính triết lý và có ý nghĩa giáo dục cao =>Bài học về sự bao dung, lòng nhân ái, biết tha thứ, và ghi nhớ ân nghĩa, ân tình.
- HS viết đoạn văn (trong 6 phút) theo các gợi ý đã trao đổi.
- HS đọc đoạn văn và cả lớp phân tích, góp ý.
- HS viết đoạn văn (trong 6 phút) theo các gợi ý đã trao đổi.
- HS đọc đoạn văn và cả lớp phân tích, góp ý.
I. Thực hành tìm hiểu các yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự.
 * Đoạn văn : “Lỗi lầm và sự biết ơn” 
Câu có yếu tố nghị luận : 
- “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xoá được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người.”
- “Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.”
II. Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận :
 	4. Hướng dẫn học ở nhà : (2’)
	- Hoàn thành các bài tập vào vở.
	- Chuẩn bị viết bài tập làm văn số 3 (tiết 64,65) :Văn tự sự.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
	Đoạn văn mẫu : Bà nội tôi.
	Bà nội tôi tuổi đã cao. Mặc dù ốm yếu nhưng bà vẫn thường đỡ đần cô tôi trong công việc bếp núc, nội trợ. Bà tôi thường bảo : “Đối với con người, hạt gạo là quý giá nhất!”. Mỗi lần ăn cơm thừa, bà tôi thường dặn dò phải đậy cẩn thận, dành cho bữa ăn sau. Có lúc, bà tôi đem phơi cho tôi mang về cho gà. Gia đình tôi không ở chung nhà với ông bà nội, nhưng tôi cũng cảm nhận được đức tính tiết kiệm của bà. 
Ngày soạn : 7 / 11 / 2010
Tiết 59 Tiếng Việt 
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
( Luyện tập tổng hợp )
 I. Mục tiêu : 
 1. Kiến thức : Giúp HS : 
 Biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tế giao tiếp, nhất là trong văn chương . 
 2. Kỹ năng: 
 Rèn cho

File đính kèm:

  • doctiet 38-90-van 9.doc.doc