Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ 1

Bài 13. Tiết 63.

Tuần dạy 13

LUYỆN NÓI: TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI

NGHỊ LUẬN VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

- Tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện.

- Tác dụng của việc sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận, miêu tả nội tâm trong kể chuyện.

1.2. Kỹ năng:

- Nhận biết được các yếu tố tự sự, nghị luận, miêu tả nội tâm trong một văn bản.

- Sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận, miêu tả nội tâm trong kể chuyện.

 

doc447 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u đối với đất nước, với kháng chiến, với Cụ Hồ.
3. Nghệ thuật.
- Tạo tình huống truyện ngay cấn : tin thất thiệt được chính những người đang đi tản cư từ phía làng Chợ dầu lên nói ra.
- Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực và sinh động qua suy nghĩ, hành động, qua lời nói ( đối thoại và độc thoại).
4. Ýù nghĩa văn bản.
 Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu làng, tinh thần yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
III/ Luyện tập:
4.4/ Câu hỏi và bài tập củng cố:
1. Văn bản trên được tác giả viết theo thể loại nào?
a. Tiểu thuyết. b. Truyện ngắn. c. Hồi kí. d. Tùy bút.
2. Nhân vật chính trong truyện là ai?
a. Ông Hai. b. Bà chủ nhà. c. Bà Hai. d. Bác Thứ.
3. Đề tài trong truyện nói đến tầng lớp nào trong xã hội.
a. Người trí thức. b. Người phụ nữ. c. Người nông dân. d. Người lính.
4. Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc.
a. Bị ám ảnh, lo sợ trước bọn giặc Tây và Việt gian bán nước.
b. Luôn luôn sợ hãi mỗi khi nghe ai đó tụ tập và nói về việc làng chợ Dầu theo giặc.
c. Đau xót tủi hổ trước tin làng theo giặc.
d. Câu b, c đúng. 
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học thuộc nội dung bài.
+ Nhớ được một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc miêu tả tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Lặng lẽ Sa Pa.
Đọc và trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.
5.RÚT KINH NGHIỆM
Nội dung: 	
Phương pháp	
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học	
Bài 13. Tiết 61. 
Tuần dạy 13
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần tiếng việt)
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- Từ ngữ địa phương chỉ sự vật, hoạt động, trạng thía, đặc điểm, tính chất,
- Sự khác biệt giữa các từ ngữ địa phương.
1.2.. Kỹ năng:
- Nhận biết một số từ ngữ thuộc các phương ngữ khác nhau.
- Phân tích tác dụng của việc sử dụng phương ngữ trong một số văn bản.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh có ý thức dùng lời nói, cách xưng hô cho phù hợp với hoàn cảnh. Nên có sự học hỏi nhiều phương ngữ khác để mở rộng kiến thức. 
2.TRỌNG TÂM:
- Sự khác biệt giữa các từ ngữ địa phương.
3. CHUẨN BỊ:. 
3.1.Giáo viên: Bảng phụ
3.2. Học sinh: Chuẩn bị trước.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
4.2 Kiểm tra miệng:
- Kiểm tra bài tập của học sinh.
4.3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1:
- Giáo viên gọi học sinh tìm từ ngữ chỉ sự vật hiện tượng, không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân?
- Tìm từ đồng nghĩa, khác âm với các phương ngữ khác hoặc ngôn ngữ toàn dân?
- Tìm từ đồng âm khác nghĩa?
* Hoạt động 2:
- Tại sao ở bài tập 1a các từ không có trong phương ngữ và từ toàn dân?
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm, học sinh trình bày, học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét và chốt ý.
- Tìm từ địa phương?
1.a
- Nhút (xơ mít chua) – Nghệ Tĩnh.
- Bồn bồn (Tây Nam Bộ)
- Bánh khọt ( Nam Bộ)
b.
PN Miền Bắc
PN Miền Trung
PN Miền Nam
- U, mẹ
- Thầy
- Đâu
- Giả vờ
- Nghiện
- Ốm
- Về
- Mạ, mệ, bầm
- Bọ
- Mô
- Giả đò
- Ốm
- Về
- Vú, má
- Tía, ba,
- Đâu
- Giả đò
- Ghiền
- Bệnh
- dề
c.
PN M Bắc
PN M trung
PN M Nam
- Ốm
- Gầy
- Gầy
2. Các từ: nhút, bồn chồn chỉ có ở miền Trung, không có ở miền khác nên không có tên gọi " có sự khác biệt ở các vùng miền.
- Một số từ địa phương " từ ở các vùng miền.
Ví dụ: sầu riêng, chôm chôm, mận
3. Phương ngữ Bắc: Lấy làm ngôn ngữ toàn dân (Hà Nội)
4. Từ địa phương: 
- Nứa, nờ, chi, tui, cớ răng, ưng, mụ
- Tác dụng: làm cho bài thơ thể hiện chân thực hình ảnh ở một vùng quê ở Quãng Bình, với hình ảnh người mẹ, với tính cách rất mộc mạc, chân chất " tăng tính sống động, gợi cảm cho người đọc.
- Đặc trưng ngôn ngữ của miền Trung. 
4.4/ Câu hỏi và bài tập củng cố:
1. Thế nào là từ địa phương?
2. Ở miền Nam ta có nên học và dùng các từ ngữ của địa phương khác không? Vì sao?
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học thuộc nội dung bài.
+ Điểm thêm một số từ ngữ, cách hiểu vào bảng đã lập ở lớp.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Oân tập tiếng Việt.
 Oân lại kiến thức đã học.
5.RÚT KINH NGHIỆM
Nội dung: 	
Phương pháp	
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học	
Bài 13. Tiết 62. 
Tuần dạy 13
 ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI 
 NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. 
- Tác dụng của việc sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. 
1.2. Kỹ năng:
- Phân biệt được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. 
- Phân tích được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. 
Rèn luyện kĩ năng biết nhận diện và tạo lập văn bản có các yếu tố này. 
1.3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh khi tạo lập văn bản dùng từ ngữ hay, phù hợp. 
2.TRỌNG TÂM:
- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. 
3. CHUẨN BỊ:. 
3.1.Giáo viên: Bảng phụ
3.2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
4.2 Kiểm tra miệng:
- Không.
4.3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1:
- Giáo viên cho học sinh đọc sách giáo khoa trang 176.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm, học sinh trình bày, học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét và chốt ý.
+ Câu 1, 2: Ông Hai nghe hai người tản cư đối thoại với nhau.
+ Câu 3, 5 độc thoại, Ông Hai nói lãng với chính mình.
+ Các câu hỏi ở c là những lời suy nghĩ của ông Hai không nói thành lời.
+ Trong văn bản viết thì được tác giả viết ra.
+ Trong tiếng Tiếng việt thì có lời nói phát ra, còn nhân vật thì im lặng, suy nghĩ.
+ Trong đời thường thì chỉ có chính người đó biết họ đang độc thoại nội tâm hay không, hoặc cũng có khi thể hiện qua cử chỉ, nét mặt, hành động.
+ Lời suy nghĩ thì không được viết bằng gạch đầu dòng.
- Tác dụng của các hình thức nêu trên?
+ Các lời thoại trực tiếp thì cho thấy rõ những đánh giá của người tản cư.
+ Lời thoại nội tâm, độc thoại của ông Hai cho ta thấy diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
- Tác dụng của ba hình thức trên:
+ Thể hiện nhân vật trong văn bản.
+ Tạo cho câu chuyện giống như thật.
+ Khắc sâu tâm lí nhân vật.
- Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 2:
- Giáo viên gọi học sinh lấy vở bài tập giáo viên hướng dẫn học sinh làm.
- Gọi học sinh làm bài tập giáo viên sửa. 
I/ Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự:
- Đối thoại , độc thoại và độc thoại nội tâm đều là ngôn ngữ của nhân vật, là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong tác phẩm tự sự.
1. Đối thoại:
- Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn bản, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp.
Ví dụ:
- Cô ơi, chừng nào trường ta cắm trại?
- Ngày 26 tháng 3.
2. Độc thoại:
- Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc với ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản, khi độc thoại được nói thành lời thì phía trước của lời độc thoại có gạch đầu dòng.
3. Độc thoại nội tâm:
 Là độc thoại không thành lời. Trong văn bản tự sự, độc thoại nội tâm không có gạch đầu dòng.
II/ Luyện tập:
4.4/ Câu hỏi và bài tập củng cố:
1. Trong các câu sau, câu nào là độc thoại nội tâm?
a. Ông ghét thậm những anh cậy ta đây lắm chữ, đọc báo lại cứ đọc thầm.
b. Chúng bây ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống 
c. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lại trào ra.
d. “ Hừ đánh nhau cứ đánh nhau, cày cấy cứ cày cấy, tản cư cứ tản cư”.
2. Loại dấu câu nào thường dùng trong đối thoại, độc thoại?
a. Gạch ngang. b. Ngoặc đơn. c. Ngoặc kép. d. Hai chấm.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học thuộc nội dung bài, làm bài tập.
+ Liên hệ thực tế sử dụng đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm và rút ra bài học sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm một cách hiểu biết, hiệu quả.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Luyện nói :Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm.
Trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.
5.RÚT KINH NGHIỆM
Nội dung: 	
Phương pháp	
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học	
Bài 13. Tiết 63. 
Tuần dạy 13
LUYỆN NÓI: TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI 
NGHỊ LUẬN VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- Tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện.
- Tác dụng của việc sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận, miêu tả nội tâm trong kể chuyện.
1.2. Kỹ năng:
- Nhận biết được các yếu tố tự sự, nghị luận, miêu tả nội tâm trong một văn bản.
- Sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận, miêu tả nội tâm trong kể chuyện.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh cách dùng từ ngữ, thái độ, tình cảm tốt với mọi người khi trình bày. 
- GDKNS:
+ Đặt mục tiêu, quản lí thời gian: chủ động, sẵn sàng trình bày trước lớp câu chuyện mà mình đã chuẩn bị theo thời gian cho phép và thể hiện rõ cảm xúc, cử chỉ, thái độ trong khi trình bày.
+ Giao tiếp: trình bày câu chuyện với cách kể chuyện kết hợp với nghị luận và miêu tả trước tập thể.
2.TRỌNG TÂM:
- Tác dụng của việc sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận, miêu tả nội tâm trong kể chuyện. 
3. CHUẨN BỊ:. 
3.1.Giáo viên: Bảng phụ
3.2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
4.2/ Kiểm tra miệng:
1. Thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự? (7đ)
2. Câu “Đấy, cứ kêu chúng nó trẻ con mãi đi, liệu đã bằng chúng chưa?” là kiểu câu gì?
a. Đối thoại. b. Độc thoại. 
c. Độc thoại nội tâm. d. Lời kể của tác giả. 
4.3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1:
- Giáo viên cho học sinh đọc ví dụ sách giáo khoa. 
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm, học sinh trình bày, học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét và chốt ý.
* Hoạt động 2:
- Nhận xét về nội dung, yếu tố tả, kể, đối thoại, độc thoại.
+ Bố cục phải đủ ba phần.
+ Về phong cách: tác phong, giọng nói, âm lượng, cử chỉ.
- Chuẩn bị ở nhà phần đề cương.
+ Tập nói trước gương cho quen.
I/ Chuẩn bị ở nhà:
- Lập đề cương đề 1, 2, 3 theo yêu cầu.
II/ Luyện nói trên lớp:
- Đề cương 1:
Mở bài:
- Trong đời người ai cũng có vấp ngã. Tôi đã từng nằm trong trường hợp đó. Tôi đã lỡ lời với bạn An làm bạn ấy buồn. Tôi cứ ân hận, ray rứt mãi. Câu chuyện là như thế này.
Thân bài:
- Khi nói đến bạn An quay bài mới được điểm 10 bạn ấy tức giận mắng cho em một trận, bạn ấy chẳng thanh minh gì cả.
- Còn em, em hối hận vì làm bạn ấy buồn lòng bạn ấy, xúc phạm đến bạn ấy.
- Lí do mà em nói vậy là từ trước đến giờ bạn ấy không làm bài nào được điểm cao cả, nhiều lần không thuộc bài bị cô nhắc, thế mà môn Sinh bạn được điểm 10.
Em nghĩ làm gì bạn giỏi như thế chỉ có quay bài thôi. Nghĩ là làm, em nói ngay khi bạnk vừa bước vào lớp:
- Bạn quay bài mới được điểm 10 phải không?
An vội trả lời:
- Tôi không quay bài, tôi thuộc bài mà!
An tức giận
- Tôi hiểu ra là bạn không như thế, tôi xin lỗi bạn, bạn tha lỗi, tôi rất vui.
Kết bài:
- Rút kinh nghiệm, từ nay tôi không hồ đồ như trước nữa, phải suy nghĩ kĩ trước khi nói. 
4.4/ Câu hỏi và bài tập củng cố:
- Nhắc lại cách trình bày trước lớp.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học thuộc nội dung bài.
+ Tìm hiểu sự kết hợp các yếu tố nghị luận và miêu tả trong truyện Lặng lẽ Sa Pa.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Chuẩn bị bài mới, trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.
5.RÚT KINH NGHIỆM
Nội dung: 	
Phương pháp	
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học	
Bài 14. Tiết 64. 
Tuần dạy 13
 LẶNG LẼ SA PA
 (Trích – Nguyễn Thành Long)
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
-Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì tổ quốc trong tác phẩm.
- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện.
1.2. Kỹ năng:
- Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện.
- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh tình yêu lao động, có cách sống và suy nghĩ đẹp đẽ, cống hiến cho xã hội, quan hệ tốt đẹp và trân trọng mọi người. 
2.TRỌNG TÂM:
-Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì tổ quốc trong tác phẩm.
3. CHUẨN BỊ:. 
3.1.Giáo viên: Tranh “Lặng lẽ Sapa”, bảng phụ
3.2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
4.2 Kiểm tra miệng:
1. Tình cảm của ông Hai với làng chợ Dầu? Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc như thế nào? (7đ)
2. Người kể chuyện là ai? (1đ)
a. Bác Thứ. b. Ông Hai. 
c. Ông chủ tịch. d. Người kể không xuất hiện.
3. Kiểm tra vở bài tập của học sinh. (2đ)
4.3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt đông 1:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, giáo viên gọi học sinh đọc. Giáo viên nhận xét.
- Dựa vào chú thích em hãy nêu sơ lược về tác giả và tác phẩm.
* Hoạt đôïng 2:
- Em nhận xét về cốt truyện và tình huống của truyện?
- Có “một bức chân dung “ theo tác giả đó là ai? Qua nhân vật nào?
- Ngôi kể là ngôi thứ mấy?
+ Ngôi thứ ba.
- Kể tên một số nhân vật có trong truyện?
+ Anh đo " bản đồ sét.
+ Anh bạn trên đỉnh Phan-xi-păng.
+ Anh kĩ sư vườn rau.
+ Các chú bộ đội.
I/ Đọc và tìm hiểu chú thích:
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chú thích:
- Nguyễn Thành Long có những đóng góp cho nền văn học Viết Nam hiện đại ở thể loại truyện và kí.
- Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa được ra đời năm 1970, sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai của tác giả.
 II/ Tìm hiểu văn bản:
1. Nhận xét về cốt truyện:
- Cốt truyện đơn giản.
- Tình huống: 3 người trên xe, gặp anh thanh niên trong khoảng thời gian rất ngắn (30’).
- Anh thanh niên hiện ra rất đẹp đẽ, là điểm sáng của tác phẩm. Anh chính là “bức chân dung” đáng để trân trọng. 
- Anh hiện ra qua lời giới thiệu của bác tài xế, trong một tờ báo địa phương của ông hoạ sĩ, cô kĩ sư.
4.4/ Câu hỏi và bài tập củng cố:
1. Nêu cốt truyện chính là gì?
- Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông hoạ sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học thuộc nội dung bài.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Lặng lẽ Sa Pa
Đọc và trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.
5.RÚT KINH NGHIỆM
Nội dung: 	
Phương pháp	
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học	
Bài 14. Tiết 65. 
Tuần dạy 13
 LẶNG LẼ SA PA (tt)
 (Trích – Nguyễn Thành Long)
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
-Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì tổ quốc trong tác phẩm.
- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện.
1.2. Kỹ năng:
- Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện.
- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh tình yêu lao động, có cách sống và suy nghĩ đẹp đẽ, cống hiến cho xã hội, quan hệ tốt đẹp và trân trọng mọi người. 
2.TRỌNG TÂM:
-Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì tổ quốc trong tác phẩm.
3. CHUẨN BỊ:. 
3.1.Giáo viên: Tranh “Lặng lẽ Sapa”, bảng phụ
3.2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
4.2/ Kiểm tra miệng:
1. Nêu cốt truyện chính là gì?
- Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông hoạ sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn.
2. Nhân vật anh thanh niên chủ yếu được miêu tả bằng cách nào? (3đ)
a. Tự giới thiệu về mình.
b. Tác giả miêu tả trực tiếp.
c. Được các nhân vật khác giới thiệu.
d. Qua lời kể của ông hoạ sĩ.
4.3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm, học sinh trình bày, học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét và chốt ý.
- Tình huống nhân vật xuất hiện?
- Nêu hoàn cảnh sống và làm việc?
+ Sống một mình trên núi cao, giữa mây mù, sương núi Sapa, không một bóng người.
+ Nhiệm vụ: đo gió, mưa, chấn động vỏ địa cầu, dự báo thời tiết.
- Suy nghĩ của anh về cuộc sống và công việc?
+ Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi.
+ Phục vụ cho mọi người là niềm vui.
+ Đọc sách làm bạn.
+ Tính tình rất tốt, vui vẻ, cởi mở với mọi người, quý trọng con người, xem công việc mình là nhỏ bé, còn của người khác mới lớn lao.
] Là người rất đáng trân trọng, đáng yêu.
- Phân tích nhân vật ông hoạ sĩ?
+ Vị trí trung tâm xuyên suốt câu chuyện.
- Suy nghĩ của ông về nghệ thuật và con người?
- Cảm xúc trước người thanh niên ở trạm khí tượng một mình?
+ Ông đã tìm ra nét đẹp đáng để sáng tác, ông sợ nghệ thuật hội hoạ của ông không thể diễn tả hết được những vẻ đẹp của người thanh niên.
- Nêu một số nhân vật khác làm nổi bậc những con người lao động cống hiến cho đời?
+ Cô kĩ sư, bác lái xe.
- Nêu vài nét về nghệ thuật?(phương thức biểu đạt, chất trữ tình, tình huống truyện)
- Phát biểu chủ đề của truyện?
- Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ.
- Giáo viên gọi học sinh lấy vở bài tập giáo viên hướng dẫn học sinh làm.
- Gọi học sinh làm bài tập giáo viên sửa.
2. Nhân vật anh thanh niên:
- Anh đã xuất hiện trong chốc lát nhưng đã tạo ấn tượng cho mọi người.
- Anh sống và làm việc trong một hoàn cảnh thật đặc biệt, khó khăn, cô đơn, vắng vẻ trên núi cao chỉ có một mình.
- Công việc: làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu, phục vụ sản xuất, chiến đấu.
- Đòi hỏi tính tỉ mỉ, tinh thần trách nhiệm cao, chính xá

File đính kèm:

  • docvan9.doc