Giáo án Ngữ văn 9 - Học kỳ I - Năm học 2009-2010
Câu 1. Nhận định nào sau đây nói đúng về truyện truyền kỳ ?
A. Là những tryện kể về các sự việc hoàn toàn có thật.
B. Là những truyện kể có sự đan xen giữa những yếu tố có thật và những yếu tố hoang đường.
C. Là những truyện kể về các sự việc hoàn toàn do tác giả tự tưởng tượng ra.Là những truyện kể về các nhân vật lịch sử.
Câu 2. Câu văn nào khái quát được vẻ đẹp toàn diện của nhân vật Vũ Nương ?
A. Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thuỳ mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.
B. Nàng hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào kgôn khéo khuyên lơn.
C. Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.
D. Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu.
a biết, làm tăng vốn từ. - TL : + Trường hợp 1 : Thông qua quá trình rèn luyện để biết đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng của từ (đã biết nhưng có thể biết chưa rõ) + Trường hợp 2 : Trau dồi theo hình thức học hỏi để biết thêm những từ mà mình chưa biết. - TL : 1b, a, b. -TL: Chọn cách giải thích đúng. + Hậu quả : Kết quả xấu + Đoạt: Chiếm được phần thắng. + Tinh tú: Sao trên trời. - TL : Xác định nghĩa của yếu tố Hán-Việt. a. Tuyệt : + Dứt, không còn gì: tuyệt chủng, tuyệt giao, tuyệt tự, tuyệt thực. + Cực kỳ, nhất : tuyệt đỉnh (điểm cao nhất, mức cao nhất), tuyệt mậ t(cần được giữ bí mật tuyệt đối), tuyệt tác (tác phẩm văn học nghệ thuật hay, đẹp đến mức không còn có thể có cái hơn) , tuyệt trần (nhất trên đời, không có gì sánh bằng). b. Đồng : + Cùng nhau, giống nhau : + Trẻ em : đồng ấu, đồng dao, đồng thoại. + (chất) đồng : trống đồng. - HS đọc. - TL : Sửa lỗi dùng từ : - Làm miệng. - TL : Chọn từ ngữø thích hợp điền vào chỗ trống . a. nhược điểm; b. cứu cánh; c.đề đạt; d. láu táu; e. hoảng loạn. - TL : 7. Phân biệt nghĩa các từ ngữ. Thảo luận nhóm: + Nhóm 1,2,3 thực hiện câu a,b. + Nhóm 4,5,6 thực hiện câu c,d. a. Nhuận bút : trả tiền cho người viết một tác phẩm; thù lao : trả công để bù đắp vào lao động đã bỏ ra (động từ) hoặc khoản tiền trả công để bù đắp vào lao động đã bỏ ra (danh từ). b. Tay trắng : không có chút vốn liếng, của cải gì cả; trắng tay : bị mất hết của cải, tiền bạc không còn gì. c. Kiểm điểm : xem xét, đánh giá lại từng cái hoặc từng việc để có được một nhận định chung. Kiểm kê : kiểm lại từng cái, từng món để xác định số lượng và chất lượng của chúng. d. Lược khảo : nghiên cứu một cách khái quát về những cái chính không đi vào chi tiết. Lược thuật : kể, trình bày tóm tắt. 8. Tìm từ ghép, từ láy có các yếu tố cấu tạo giống nhau và nghĩa không khác nhau. Ví dụ mẫu: Bàn luận- luận bàn. I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng : II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ : III. Luyện tập : 1. Chọn cách giải thích đúng : - Hậu quả : Kết quả xấu - Đoạt: Chiếm được phần thắng. - Tinh tú: Sao trên trời. 2. Xác định nghĩa của yếu tố Hán-Việt. a. Tuyệt : - Dứt, không còn gì: tuyệt chủng (bị mất hẳn nòi giống), tuyệt giao (cắt đứt giao thiệp), tuyệt tự (không có người nối dõi), tuyệt thực (nhịn đói, không chịu ăn). 3. Sửa lỗi dùng từ : a) Dùng sai từ im lặng. -> Sửa lại: yên tĩnh, vắng lặng. b) Dùng sai từ thành lập. -> Sửa lại: thiết lập. c) Dùng sai từ cảm xúc. -> Sửa lại: cảm động / xúc động / cảm phục. 4. Hướng hẫn học ở nhà: (2’) - Tiếp tục hoàn thành các bài tập còn lại. - Học kỹ bài. - Chuẩn bị bài Tổng kết từ vựng : + Ôn lại Từ đơn và từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ. + Thực hiện các yêu cầu theo SGK. IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………* Củng cố: (3’) Tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự. * Hướng dẫn học ở nhà : (2’) - Hoàn thành các bài tập vào vở. - Tập viết đựơc đoạn văn đúng và hay. - Chuẩn bị bài “Luyện tập miêu tả trong văn bản tự sự” : + Viết đoạn văn (bài tập 2 trang 92) + Tập nói trước lớp. (bài tập 3 trang 92) * RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG : - Bài này dạy trong hai tiết , tiết 2 : Luyện tập. - Cho HS viết bài tập 1 thành đoạn văn . Ngày sọan : 2.10.2010 Tiết : 34,35 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 I. MỤC TIÊU: Giúp HS : 1. Kiến thức : - Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sựï kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người, hành động. 2. Kỹ năng : - Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, trình bày,… II. CHUẨN BỊ : GV: - Đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm. HS : - Dàn ý của bốn đề cho sẵn trong sách giáo khoa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định tổ chức : (1’) 2. Kiểm tra : Kiểm tra phần chuẩn bị của HS 3. Bài mới : Đề : Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó. ĐÁP ÁN : * Yêu cầu cần đạt : - Hình thức : bài viết là một bức thư gởi bạn học cũ . - Nội dung : kể về buổi thăm trường vào ngày hè sau 20 năm xa cách. - Người viết cần nắm được cách viết bài văn tự sự, có đan xen yếu tố miêu tả, biểu cảm, tưởng tượng mình đã trưởng thành. - Bài viết có đầy đủ 3 phần :Mở bài, thân bài, kết bài. - Diễn đạt mạch lạc, dùng từ , đặt câu, dựng đoạn chính xác. Cần viết được một số ý : a)- Lý do trở lại thăm trường. Thăm trường vào buổi nào, đi với ai? b) Đến trường gặp ai? Thấy quang cảnh trường như thế nào? c) Nhớ lại cảnh trường ngày xưa mình đã học ra sao? Ngôi trường ngày nay có gì khác trước? Những gì vẫn còn như xưa? Những gì gợi lại cho mình những kỷ niệm buồn, vui của tuổi học trò? Trong giờ phút đó bạn bè hiện lên như thế nào? d) Suy nghĩ về trường, về sự nghiệp giáo dục? Những đóng góp, tặng kỷ vật, lưu niệm cho trường,… * Biểu điểm: - Mở bài : 1,0 điểm. - Kết bài: 1,0 điểm. - Thân bài: + Ý a : 1,0 điểm + Ý b : 1,0 điểm + Ý c : 3,0 diểm + Ý d : 1,0 điểm - Diễn đạt, chữ viết, trình bày (2,0 điểm) - Các ý được điểm tối đa khi có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm. IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG : ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tuần : 08 Ngày soạn : 20.10.2009 Tiết : 36,37 Mà GIÁM SINH MUA KIỀU I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : 1. -Thấy được tấm lòng nhân nghĩa, vị tha của Kiều và ước mơ công lý chính nghĩa theo quan điểm quầøn chúng nhân dân : con người bị áp bức đau khổ vùng lên thực hiện công lý “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác” - Thấy được thành công nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du :khắc họa tính cách qua ngôn ngữ đối thoại . - Biết vận dụng bài học để phân tích tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại. 2. Rèn kỹ năng phân tích thơ lục bát. 3. Giáo dục HS tình cảm yêu, ghét rõ ràng. II. Chuẩn bị : GV: - Đọc kỹ văn bản, sgk, sgv và các sách tham khảo khác. - Đồ dùng dạy học : bảng phụ, tranh minh họa. - Phương pháp tích cực, tích hợp, phân tích , bình giảng. HS : - Học bài cũ . - Đọc kỹ văn bản, trả lời tốt các câu hỏi đọc-hiểu văn bản. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định tổ chức : (1’) 2. Kiểm tra bài cũ : (5’) Câu hỏi: Đọc diễn cảm đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Phân tích 8 câu thơ cuối. * Đáp án : Phân tích 8 câu thơ cuối : - “Buồn trông” (Điệp khúc)--> Tạo âm hưởng trầm buồn, - Cánh buồm xa xa - Hoa trôi man mác - Nội cỏ rầu rầu - Ầm ầm tiếng sóng ( Tả cảnh ngụ tình) => Buồn, lo lắng. * Bài mới : 1. Giới thiệu : (1’) Trải qua hết nạn nọ đến nạn kia, Kiều đã nếm đủ mọi điều đắng cay, tưởng nàng phải buông xuôi trước số phận :”Biết thân chạy chẳng khỏi trời-Cũng liều một phấn cho rồi ngày xanh”. Chính lúc Kiều vô vọng thì Từ Hải xuất hiện . Kiều gặp Từ Hải, một bước ngoặc quan trọng đã mở ra trên hành trình số phận người con gái họ Vương. Người anh hùng “đội trời đạp đất” chẳng những cứu Kiều thoát khỏi cuộc sống lầu xanh mà còn đưa Kiều từ thân phận “con ong cái kiến”bước lên địa vị một quan tòa cầm cán cân công lý, “ơn đền oán trả”. 2. Hướng dẫn tìm hiểu : TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 5’ 28’ * Hoạt động 1 : Giới thiệu bài. - Đọc đoạn trích. - Em hãy nêu vị trí đoạn trích? - GV nói thêm: như phần giới thiệu bài. - H : Đại ý đoạn trích ? - H : Nêu kết cấu đoạn trích ? * Hoạt động 2 : Hướng dẫn đọc-hiểu văn bản. Bước 1 : Phân tích cảnh Thúy Kiều trả ơn Thúc Sinh trong 12 câu thơ đầu. - H :Thái độ của Thúc Sinh khi được mời đến như thế nào? - H : Em có nhận xét gì về thái độ này ? - H : Kiều đã nói với Thúc Sinh những điều gì ? - H : Qua lời của Kiều nói với Thúc Sinh, em thấy Kiều là người như thế nào ? - Tại sao trong khi trả ơn Thúc Sinh, Kiều lại nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư ? (Thảo luận nhóm) -Nhận xét về ngôn ngữ của Kiều khi nói về Hoạn Thư ? (Thảo luận nhóm) - HS trả lời. - HS trả lời. - TL : Kết cấu đoạn thơ : + 12 câu đầu : Thúy Kiều báo ân (trả ơn Thúc Sinh) + Những câu còn lại : Thúy Kiều báo oán (cuộc đối đáp giữa Kiều và Hoạn Thư). - TL : Thúc Sinh được mời tới trong cảnh oai nghiêm của nơi Kiều xử án :”Cho gươm mời đến Thúc lang”. Trước những gươm lớn giáo dài , chàng Thúc hỏang sợ đến mức mất cả thần sắc , “mặt như chàm đổ”, người run lên như đi không vững. - TL : + Hình ảnh tội nghiệp này hoàn toàn phù hợp với tính cách có phần nhu nhược của Thúc Sinh. + Hình ảnh tội nghiệp của Thúc Sinh làm Kiều động lòng trắc ẩn và tạo nên sự bất ngờ trong việc trả ơn ,báo oán tiếp theo. - Qua lời nói của Kiều có thể thấy nàng rất trọng tấm lòng và sự giúp đỡ của Thúc Sinh dành cho nàng trong cơn hoạn nạn : + Thúc Sinh đưa Kiều ra khỏi lầu xanh, cứu nàng thoát khỏi đời ô nhục. Cùng với chàng Thúc, Kiều có những tháng ngày êm ấm trong cuộc sống gia đình . Nàng gọi đó là nghĩa nặng nghìn non”(tấm lòng biết ơn chân thật của Kiều). Người cũ : sắc thái thân mật, gần gũi; cố nhân : sắc thái trang trọng. - Vì gắn bó với thúc Sinh mà Kiều thêm một lần khổ đau với thân phận làm lẽ . Tuy nhiên, Kiều hiểu nỗi đau khổ của nàng không phải do Thúc Sinh gây ra mà thủ phạm là Hoạn Thư. Thúy Kiều thấu hiểu hoàn cảnh của Thúc Sinh “Tại ai há dám phụ lòng cố nhân ?”. Dù gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân” cũng chưa dễ xứng với ơn nghĩa của Thúc Sinh. - Nghĩa, tòng, cố nhân, tạ (Từ Hán-Việt); Sâm thương (điển cố) --> Cách nói trang trọng phù hợp với Thúc Sinh; diễn tả tấm lòng biết ơn trân trọng của Kiều. - HS trả lời cá nhân. - Trong khi nói với Thúc Sinh , Kiều đã nói về Hoạn Thư, điều đó chứng tỏ vết thương lòng mà Hoạn Thư gây ra cho Kiều đang còn quá xót xa. - TL : Lúc nói về Hoạn Thư, ngôn ngữ nôm na, bình dị, dùng thành ngữ quen thuộc “kẻ cắp bà già gặp nhau”, “kiến bò miệng chén”--> Hành động trừng phạt cái ác theo quan điểm của nhân dân phải được diễn đạt bằng lời ăn tiếngnói của nhân dân. I. Giới thiệu : - Vị trí đoạn trích : cuối phần hai (Gia biến và lưu lạc) - Đại ý : Miêu tả cảnh Kiều đền ơn những người đã cưu mang giúp đỡ nàng, đồng thời trừng trị những kẻ bất nhân, tàn ác. II. Phân tích : 1. Cảnh Thúy Kiều trả ơn Thúc Sinh (12 câu thơ đầu). - Thái độ của Thúc Sinh : + Mặt như chàm đổ; + Mình dường dẽ run. (so sánh) -> Phù hợp với tính cách có phần nhu nhược của Thúc Sinh; làm Kiều động lòng trắc ẩn. - Kiều trả ơn : + Nghĩa nặng nghìn non + Người cũ : sắc thái thân mật, gần gũi. - Nghĩa, tòng, cố nhân, tạ (Từ Hán-Việt); Sâm thương (điển cố) --> Cách nói trang trọng phù hợp với Thúc Sinh; diễn tả tấm lòng biết ơn trân trọng của Kiều. => Thể hiện tấm lòng nhân nghĩa của Thúy Kiều. * Củng cố: (3’) Cách xây dựng nhân vật Thúc Sinh ? (Qua diện mạo) Tại sao trong lời Kiều nói với Thúc Sinh, tác giả lại sử dụng nhiều từ Hán-Việt ? A. Để làm cho lời nói trang trọng , phù hợp với chàng Thúc. B. Để diễn tả được lòng biết ơn, trân trọng của Kiều đối với chàng Thúc. C. Để thể hiện Kiều là người có học thức cao rộng. D. Kết hợp cả A và B. * Hướng dẫn học ở nhà : (2’) - Học thuộc lòng 12 câu đầu. - Soạn tốt các câu hỏi còn lại, để: + Phân tích cảnh Thúy Kiều báo oán -->Thấy được tính cách của Thúy Kiều. + Đánh giágiá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. * Rút kinh nghiệm, bổ sung : - Thay từ “thái độ” bằng từ “diện mạo” của Thúc Sinh. Tuần : 08 Ngày soạn : 14.10.2005 Tiết : 37 Ngày dạy : 19.10.2005 THÚY KIỀU BÁO ÂN BÁO OÁN (tiếp) (Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du) I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : 1. -Thấy được tấm lòng nhân nghĩa, vị tha của Kiều và ước mơ công lý chính nghĩa theo quan điểm quầøn chúng nhân dân : con người bị áp bức đau khổ vùng lên thực hiện công lý “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác” - Thấy được thành công nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du :khắc họa tính cách qua ngôn ngữ đối thoại . - Biết vận dụng bài học để phân tích tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại. 2. Rèn kỹ năng phân tích thơ lục bát. 3. Giáo dục HS tình cảm yêu, ghét rõ ràng. II. Chuẩn bị : GV: - Đọc kỹ văn bản, sgk, sgv và các sách tham khảo khác. - Đồ dùng dạy học : bảng phụ, tranh minh họa. HS : - Học bài cũ . - Đọc kỹ văn bản, trả lời tốt các câu hỏi đọc-hiểu văn bản. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : * Ổn định tổ chức : (1’) Kiểm diện HS 9A2 : 41/41 Kiểm diện HS 9A3 : 41/41 * Kiểm tra bài cũ : (5’) Câu 1: Đọc thuộc lòng 12 câu đầu đoạn trích “Thúy Kiều báo ân, báo oán”. Phân tích cảnh Thúy Kiều trả ơn Thúc Sinh. Câu 2. Tại sao trong lời Kiều nói với Thúc Sinh, tác giả lại sử dụng nhiều từ Hán-Việt ? A. Để làm cho lời nói trang trọng , phù hợp với chàng Thúc. B. Để diễn tả được lòng biết ơn, trân trọng của Kiều đối với chàng Thúc. C. Để thể hiện Kiều là người có học thức cao rộng. D. Kết hợp cả A và B. * ĐaÙp án : Câu 1. Cảnh Thúy Kiều trả ơn Thúc Sinh (12 câu thơ đầu). - Thái độ của Thúc Sinh : + Mặt như chàm đổ; + Mình dường dẽ run. (so sánh) -> Phù hợp với tính cách có phần nhu nhược của Thúc Sinh; làm Kiều động lòng trắc ẩn. - Kiều trả ơn : + Nghĩa nặng nghìn non + Người cũ : sắc thái thân mật, gần gũi. - Nghĩa, tòng, cố nhân, tạ (Từ Hán-Việt); Sâm thương (điển cố) --> Cách nói trang trọng phù hợp với Thúc Sinh; diễn tả tấm lòng biết ơn trân trọng của Kiều. => Thể hiện tấm lòng nhân nghĩa của Thúy Kiều. Câu 2. D * Bài mới : 1. Giới thiệu : (1’) 2. Hướng dẫn tìm hiểu : TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức 3’ 25’ 5’ * Hoạt động 1 : Đọc – hiểu văn bản. Bước1. Mời HS đọc từ “Thoắt trông nàng dã chào thưa”đến hết. Bước 2. Phân tích cuộc đối đáp giữa Kiều và Hoạn Thư ở cảnh báo oán trong đoạn thơ còn lại. - H : Những lời đầu tiên Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu như thế nào ? - Thái độ của Kiều thể hiện qua giọng điệu ấy ? - H : Trước thái độ của Kiều, Hoạn Thư đã xử trí ra sao ? - GV : Lời kêu ca của Hoạn Thư thực chất là lý lẽ để gỡ tội. Em hãy tìm hiểu : - Trình tự lý lẽ của Hoạn Thư. - Qua lời đối đáp của Hoạn Thư, em có cảm nhận gì về tính cách của nhân vật này ? - Giải thích nghĩa “từ giảo hoạt” - H : Vì sao Thúy Kiều tha bổng Hoạn Thư ? Việc làm ấy của Kiều có hợp lý hay không hợp lý, là đúng hay đáng trách? Lý giải cách lựa chọn của em . - H : Những lời cuối cùng Kiều nói với Hoạn Thư cho thấy Kiều là người như thế nào ? - H : Em có nhận xét gì về cách xây dựng nhân vật nhân vật ? - H: Qua đoạn trích, phân tích tích cách của Thúy Kiều và Hoạn Thư. (Thảo luận nhóm) - Đoạn trích nào nói lên tấm lòng vị tha nhân hậu của Kiều? - GV bình : Thân phận của Thúy Kiều từ thân phận con người bị áp bức, đau khổ đã trở thành vị quan tòa cầm cán cân công lý. - GV so sánh , mở rộng : khát vọng công lý, chính nghiã trong Truyện Kiều được tìm thấy trong những truyện cổ tích nào ? * Hoạt động 2 : Tổng kết. - Gọi HS đọc lại đoạn trích. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong đoạn trích ? - Giá trị nội dung của đoạn trích ? - HS đọc. - TL : giọng điệu mỉa mai, đay nghiến, đay nghiến : dễ có, dễ dàng, mấy tay, mấy mặt mấy gan, đời xưa, đời này, càng cay nghiệt, càng oan trái… - Hành động “chào thưa”, cách xưng hô “tiểu thư” biểu thị thái độ mỉa mai. - TL : Kiều quyết trừng trị Hoạn Thư. - TL : Phút giây đầu : hồn lạc, phách xiêu. Sau đó “liệu điều kêu ca” : + Dựa vào tâm lý thường tình của người phụ nữ : “Rằng tôi chút phận đàn bà – Ghen tuông thì cũng người ta thường tình” đưa Kiều từ vị thế đối lập thành người đồng cảnh. Từ tội nhân, Hoạn Thư đã biện bạch để trở thành nạn nhân của chế độ đa thê. + “Kể công “ + Nhận hết tội về mình, trông chờ tấm lòng khoan dung, độ lượng của Kiều - TL : Khôn ngoan , giảo hoạt. - HS tự bộc lộ. - TL : Khoan dung, độ lượng. - Xây dựng nhân vật bằng ngôn ngữ đối thoại. - HS thảo luận nhóm: + Kiều : Một lần nữa, ngời lên tấm lòng vị tha nhân hậu. + Hoạn Thư : sâu sắc nước đời, quỷ quái tinh ma (khôn ngoan, giảo hoạt) - TL: Kiều ở lầu Ngưng Bích. - TL : Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt,.. - HS đọc. - HS trả lời dựa vào phần ghi nhớ trang 109. II. Phân tích : 2. Thúy Kiều báo oán : (Cuộc đối đáp giữa Thúy Kiều và Hoạn Thư) * Thúy Kiều : - Hành động “chào thưa”, cách xưng hô “tiểu thư” --> thái độ mỉa mai. - Giọng điệu mỉa mai, đay nghiến. --> Kiều quyết trừng trị Hoạn Thư. * Hoạn Thư : - Phút giây đầu : hồn lạc, phách xiêu. - Sau đó “liệu điều kêu ca” : + Dựa vào tâm lý thường tình của người phụ nữ ; trở thành nạn nhân của chế độ đa thê. + “Kể công “ + Nhận hết tội về mình, trông chờ tấm lòng khoan dung, độ lượng của Kiều --> Khôn ngoan , giảo hoạt. (Xây dựng nhân vật bằng ngôn ngữ đối thoại) => Kiều, một lần nữa, ngời lên tấm lòng vị tha, nhân hậu III. Tổng kết : Ghi nhớ trang 109. * Củng cố : (3’) - Hệ thống hóa lại nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Truyện Kiều : + Miêu tả ngoại hình qua bút pháp ước lệ (Chị em Thúy Kiều) + Ngôn ngữ độc thoại qua bút pháp tả cảnh ngụ tình (Kiều ở lầu Ngưng Bích) + Ngôn ngữ đối thoại (Kiều báo ân báo oán) - Em xử sự như thế nào khi bạn em biết nhận lỗi ? * Hướng dẫn học ở nhà : (2’) - Học thuộc đoạn trích và các nội dung. - Thực hiện phần luyện tập vào vở. - Chuẩn bị bài :Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga : + Tìm hiểu kỹ về tác giả Nguyễn Đình Chiểu (cuộc đời và sự nghiệp sáng tác) + Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên * RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG : - Nhấn mạnh cách xây dựng nhân vật Thúc Sinh khác cách xây dựng nhân vật Thúy Kiều và Hoạn Th
File đính kèm:
- NV9-HKI.doc