Giáo án Ngữ văn 9 học kì 2

Tiết 132: TỔNG KẾT VĂN BẢN NHẬT DỤNG

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

 -Đặc trưng của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung.

 -Những nội dung cơ bản của các văn bản nhật dụng đã học.

2. Kĩ năng:

 - Tiếp cận một văn bản nhật dụng. Tổng hợp và hệ thống hoá kiến thức.

3. Thái độ:

 - Hiểu, tiếp cận, tìm hiểu văn bản nhật dụng trong chương trình và sách báo

II. CHUẨN BỊ:

-HS: Đọc trước bài, soạn bài

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra vở soạn của HS

 

doc206 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3370 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 học kì 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đứng tuổi”
2. Cho biết cách nói nào sau đây có chứa hàm ý? Hàm ý đó là gì và cho biết tác dụng của hàm ý đó? 
A “Gặp đây anh nắm cổ tay
Anh hỏi câu này có lấy anh không?”
B “Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?”
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Tìm hiểu điều kiện sử dụng hàm ý:
PP: 
*Bài tập tìm hiểu 1: à điều kiện sử dụng hàm ý
Học sinh đọc ví dụ.
?Cho biết có mấy nhân vật tham gia hội thoại? Ai là người nói? Ai là người nghe?
?Nêu hàm ý của câu in đậm thứ nhất?
?Nêu hàm ý của câu in đậm thứ hai?
?Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn?
?Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý?
?Chị Dậu đã đưa hàm ý vào câu nói một cách vô tình hay có ý thức?
?Cái Tí có giải đoán được hàm ý trong câu nói thứ nhất của mẹ không?
?Căn cứ vào đâu mà em biết điều đó?
à Chị Dậu dùng hàm ý thứ 2 rõ hơn
?Đến đây Cái Tí có hiểu được hàm ý của chị Dậu không?
?Chi tiết nào thể hiện cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ?
 Như vậy cả hai câu nói của chị Dậu đều có chứa hàm ý- chị Dậu đã có ý thức đưa hàm ý vào câu nói nhưng không phải câu nào người nghe (cái Tí) cũng giải đoán được.
?Để sử dụng một hàm ý cần có những điều kiện nào?
*Bài tập tìm hiểu 2: à lưu ý điều kiện sử dụng hàm ý thành công:
Hàm ý trong câu in đậm dưới đây là gì? Việc sử dụng hàm ý có thành công không? Vì sao?
-BT2: (SGK)
- Tình huống 2:“Chồng vừa ngồi xem bóng đá vừa nói với vợ (người không hiểu biết gì về bóng đá):
-Đội này chỉ có một chân sút thì làm sao mà thắng được.
Vợ nghe thấy thế liền than thở:
-Rõ khổ! Có một chân thì còn chơi bóng làm gì cơ chứ? (SGK Ngữ văn 9, tập 1, trang 158)
(Trong cuộc đối thoại trên, người chồng (người nói) đã vi phạm điều gì?)
-> Việc vận dụng các phương châm hội thoại phải chú ý tình huống giao tiếp: nói với ai, nói khi nào, nói ở đâu và nói để làm gì?
-Bác dạy: nói và viết phải biết nói cái gì nói với ai
?Để việc sử dụng hàm ý thành công thì người nói và người nghe phải như thế nào?
Hướng dẫn luyện tập
HS trình bày, nhận xét 
GV Tổng kết.
?Người nói, người nghe trong những câu in đậm là ai? Xác định hàm ý, người nghe có hiểu hàm ý đó không?Vì sao?
*Thực hiện thảo luận nhóm: 
Gv gọi HS làm bài tập 2.
-GV hỏi HS: Em có thể nói hi vọng, ước mơ của mình cho thầy và các bạn nghe không? Vậy em có dám chắc hi vọng của mình sẽ thành thực tại không? Vậy để thành công thì mình phải như thế nào?
I. Điều kiện sử dụng hàm ý :
1. Ví dụ 
2. Nhận xét :
 Hàm ý của :
-Câu thứ nhất : “Sau bữa ăn này con không còn được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa, mẹ đã bán con“
-Câu thứ hai : “Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài“.
->Đây là điều đau lòng nên chị Dậu tránh nói thẳng ra. 
->Chị Dậu (người nói) có ý thức khi đưa hàm ý vào câu nói.
-Cái Tí (người nghe) không hiểu được hàm ý của câu nói thứ nhất. 
-Sự “giẫy nảy “và câu nói của cái Tí trong tiếng khóc “U bán con thật đấy ư ? ” cho thấy nó đã hiểu ý mẹ .
->Cái Tí (người nghe) đã giải đoán được hàm ý.
3. Kết luận:
*Ghi nhớ: 2 điều kiện sử dụng hàm ý -sgk
-Hàm ý: chắt giùm nước để cơm khỏi nhão
à Không thành công, vì người nghe không cộng tác
-Hàm ý: Đội có quá ít cầu thủ ghi bàn nên thất bại
à không thành công, vì người nói sử dụng hàm ý với một người không hiểu biết về bóng đá (không nắm được năng lực giải đoán hàm ý của người nghe) 
=>Điều kiện thành công của việc sử dụng hàm ý: người nói, người nghe.
II. Luyện tập :
Bài tập 1: 
a. Người nói là anh thanh niên, người nghe là ông họa sĩ và cô gái .
-Hàm ý : “mời bác và cô vào uống nước”
-2 người đều hiểu :‘’ Ông theo anh ngồi xuống ghế “
b. Hàm ý: Chúng tôi không thể cho được.
Người nghe hiểu hàm ý thể hiện ở câu cuối cùng.
c. Hàm ý: Quyền quý như tiểu thư cũng có lúc phải đến trước Hoa Nô này ư? Hàm ý câu 2: Hãy chuẩn bị nhận sự báo oán đích đáng.
 HT hiểu hàm ý: Cho nên: Hồn lạc....
Bài tập 2 : bổ sung
 Em dùng hàm ý vì trước đó đã nói thẳng rồi mà không hiệu quả ->Bực mình. Lần thứ hai này có thêm yếu tố thời gian bức bách( tránh để lâu cơm nhão). Việc sử dụng hàm ý không thành công vì ông Sáu vẫn ngồi im tức là anh tỏ ra không cộng tác( vờ như không nghe, không hiểu).
- Bài tập 3 :
Có thể nêu việc phải làm vào ngày mai (nên không thể đi được ):
‘’ Bận ôn thi ‘’
‘’Phải đi thăm người ốm ‘’
Không dùng những câu không rõ chủ định như: Để mình xem đã.
Bài tập 4:
Qua sự so sánh của Lỗ Tấn có thể nhận ra hàm ý :
Tuy hi vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được. 
Bài tập 5:
-Câu có hàm ý mời mọc: “Bọn tớ chơi”
-Câu chứa hàm ý từ chối: “Mẹ mình đang đợi mình ở nhà” và làm sao có thể rời mẹ mà đến được.
Câu có hàm ý mời mọc: Không biết có ai muốn chơi với bọn tớ không? Chơi với bọn tớ thích lắm đấy!
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nắm vững kiến thức bài học : Điều kiện sử dụng hàm ý?
Bài tập củng cố:
Thảo luận cặp đôi à Tạo lập và trình bày đoạn đối thoại: lời mời và lời từ chối có sử dụng hàm ý theo mẫu:A: Lời mời mọc. B: Từ chối. A: Thật là tiếc quá
?Các hàm ý trên có thoả mãn điều kiện sử dụng hàm ý không? Vì sao?
 - Làm bài tập (SGK)
- Ôn tập tốt chuẩn bị kiểm tra văn (phần thơ).
Ngày soạn: 11. 03. 2015 Ngày dạy: 13. 03. 2015 Dạy lớp: 9E
Tiết 129: 	 KIỂM TRA THƠ 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh phần kiến thức văn học: Thơ hiện đại
-Tác phẩm: thuộc thơ , tác giả, tác phẩm
-Phân tích nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản; cảm nhận hình ảnh, câu thơ.
2. Kĩ năng:
-Tái hiện kiến thức, trình bày cảm nhận, vận dụng kiến thức để trình bày, đáp ứng yêu cầu câu hỏi.
3. Thái độ:
- Yêu mến những tác phẩm văn học hiện đại.
II. CHUẨN BỊ:
-HS: Chuẩn bị kiến thức (ôn tập)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra công tác chuẩn bị của HS.
3. Bài mới: Kiểm tra.
I. THIẾT LẬP MA TRẬN:
Tên Chủ đề
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Thấp
Cao
Bài thơ 
Mùa xuân nho nhỏ
 Trình bày những nét chính về nhà thơ Thanh Hải.
- Qua việc học văn bản, học sinh xác định biện pháp nghệ thuật và tác dụng
 Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
 Số câu: 2
 Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
Viếng lăng Bác
Chép thuộc lòng khổ thơ cuối.
- Biết vận dụng những kiến thức đã học ở bài thơ để nêu nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1/2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1/2 
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40%
 Số câu:1
 Số điểm:5
Tỉ lệ: 50%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1.5
Số điểm: 30
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 1/2
Số điểm: 4 
Tỉ lệ; 40%
Số câu: 3
Số điểm:10
Tỉ lệ:100%
II. ĐỀ KIỂM TRA.
Câu 1: ( 2 điểm).
 Trình bày những nét chính về nhà thơ Thanh Hải.
Câu 2: ( 3 điểm) . 
 Đọc đoạn thơ sau và xác định biện pháp tu từ, chỉ ra tác dụng của những biện pháp tu từ đó ?
 “ ... Đất nước bốn ngàn năm
 Vất vả và gian lao
 Đất nước như vì sao
 Cứ đi lên phía trước.”
 ( Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải)
Câu 3. ( 5 điểm ) Hãy chép khổ thơ cuối của bài thơ “ Viếng lăng Bác” và viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ đó.
III. Đáp án- biểu điểm.
Câu 1: ( 2 điểm)
* HS trình bày được đầy đủ về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Thanh Hải.
- Thanh Hải (1930 - 1980) tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn.
- Quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế
- Thanh Hải là nhà thơ cách mạng, tham gia hai cuộc kháng chiến, bám trụ ở quê hương trong những năm kháng chiến khó khăn nhất của cách mạng ở Miền Nam
- Ông là một trong những người có công xây dựng nền văn học cách mạng Miền Nam trong những ngày đầu.
- Thơ ông thường hướng về khai thác vẻ đẹp của thiên nhiên, quê hương, đất nước; ngôn ngữ thơ bình dị, giọng thơ sâu lắng, mang âm hưởng ngọt ngào của vùng quê xứ Huế.
- Tác phẩm chính : Những đồng chí kiên trung(1962) Huế mùa xuân, Dấu võng trường Sơn (1977) Mùa xuân đất này (1982)
Câu 2: ( 3 điểm)
*Tối đa: 
- Xác định được các biện pháp tu từ: Nhân hóa, so sánh, điệp từ. ( 1 điểm)
*Chưa tối đa: Trả lời thiếu.
*Chưa đạt: - Trả lời không đúng hoặc không trả lời.
- Tác dụng: ( 2 điểm)
*Chưa tối đa: 
+ Nhân hóa : Tác giả nhằm khắc họa hình ảnh Đất nước nhân hóa như con người, vất vả gian lao như bà mẹ - Tổ quốc, cho nên Đất nước hiện lên vừa cụ thể vừa khái quát, bình dị mà sâu xa.
+ So sánh Đất nước như vì sao... tạo cho hình ảnh thơ giàu giá trị tạo hình – vẻ đẹp lung linh, tráng lệ - trong niềm tin yêu tự hào và lạc quan ở tương lai; 
+ Điệp từ: hình ảnh Đất nước được nhà thơ nhắc lại hai lần để nhằm tô đậm, nhấn mạnh hình hài đân tộc trong những chặng đường lịch sử với tình cảm yêu mến và tự hào.
*Chưa tối đa: Trả lời thiếu.
*Chưa đạt: - Trả lời không đúng hoặc không trả lời.
Câu 3: ( 5 điểm)
Chép khổ thơ: 1 đ
- Tối đa: Chép đúng khổ thơ.	
- Chưa tối đa: Chép thiếu.
- Chưa đạt: Chép sai hoặc không chép.
Cảm nhận:
* Tối đa: 
- Yêu cầu về kĩ năng: Có kỹ năng trình bày cảm nhận về một đoạn thơ trong tác phẩm trữ tình, thể hiện được những cảm nhận tinh tế, có năng lực nhận xét, đánh giá một cách chặt chẽ, chính xác, bài làm diễn đạt mạch lạc, rõ ràng.
- Yêu cầu về kiến thức.
+ Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn thơ.
+ Cảm nhận về đoạn thơ:
- Về nội dung: 
+ Thể hiện tâm trạng lưu luyến và thương nhớ của nhà thơ khi sắp phải về miến Nam.
+ Muốn hóa thân vào những cảnh vật bên lăng Bác để được gần Bác mãi mãi.
- Về nghệ thuật:
Đoạn thơ sử dụng biện pháp điệp từ, giọng điệu vừa trang trọng vừa ha thiết xen lẫn tự hào và đau xót.
- Đánh giá.
*Chưa tối đa: Trả lời thiếu.
*Chưa đạt: - Trả lời không đúng hoặc không trả lời.
4. Cũng cố - Dặn dò: 
Củng cố: - Gv nhận xét tiết làm bài: về ưu điểm, khuyết điểm.
Dặn dò: - Chuẩn bị cho tiết trả bài Tập làm văn số 6.
 Đọc lại đề ra và lập dàn ý .
 Đọc lại bài văn và sửa chữa. 
Ngày soạn: 16. 03. 2015 Ngày dạy: 18. 03. 2015 Dạy lớp: 9C
Tiết 130: TRẢ BÀI VIẾT SỐ 6 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:-Nhận ra những ưu, nhược điểm về nội dung và hình thức trình bày trong bài viết của mình .
 -Thấy được những phương hướng khắc phục ,sửa chữa các lỗi .
 -Ôn tập lại lí thuyết và kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện....
3. Thái độ:	
-Giáo dục h/s ý thức tự giác khi chữa lỗi.
II. CHUẨN BỊ:
-GV: Bài văn mẫu.
-HS: Chuẩn bị ý kiến
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Đề bài: Ý kiến của em về nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
 *Kiểu bài : Nghị luận về một tác phẩm truyện( nhân vật).
	*Đối tượng nghị luận : 
	*Phạm vi: Truyện: Chuyện người con gái Nam Xương .
Biểu điểm:
MB: ( 0,5 đ) Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Giới thiệu nhân vật VN: nàng là người phụ nữ mang đầy đủ vẻ đẹp của phụ nữ VN, nhưng số phận lại vô cùng bi thảm.
TB: (9đ)
- VN, người phụ nữ có đầy đủ phẩm giá trong sạch; thiết tha với hạnh phúc gia đình:
+ Vợ hiền, dâu thảo.
+ Hết lòng vun vén cho hạnh phúc gia đình êm ấm.
 - Nhưng chẳng được hưởng hạnh phúc gia đình cho xứng với sự tận tụy, mà bị đẩy vào những bất hạnh, đau khổ:
 + Bị oan tày trời mà không được thanh minh.
 + Bị đẩy đến cái chết oan khuất.
 + Tuy cuối cùng được giải oan, nhưng niềm ao ước hạnh phúc giữa trần gian vẫn không được thực hiện.
KB:( 0,5 đ) 
 Nhân vật VN là người thiếu phụ thủy chung, đức hạnh vẹn toàn nhưng vô cùng bất hạnh.
 Tiêu biểu cho số phận đau thương của những người phụ nữ dưới chế độ phong kiến suy tàn.
III. Đánh giá chung
1. Ưu điểm :
 -Đa số bài làm hiểu đề , đáp ứng nội dung đề bài.
 - Hiểu về truyện, nhân vật.
 - Biết trình bày VN là người phụ nữ mang đầy đủ vẻ đẹp của phụ nữ VN, nhưng số phận lại vô cùng bi thảm.
 - Bố cục: 3 phần đầy đủ.
*Vì là bài viết ở nhà nên đại đa số các em đều viết tốt.
2. Nhược điểm :
 -Một số bài chưa xác định được trọng tâm đề bài, còn lan man ->bố cục một số bài chưa hợp lí .
 - Một số bài viết sa vào kể.
 - Chưa xây dựng được hệ thống luận điểm bám sát vào đề bài .
 - Đa số bài chưa biết liên hệ với một số tác phẩm khác.
 -Chữ viết còn sai lỗi nhiều...
3. Kết quả:
Điểm
Dưới 5
Từ 5 trở lên
9C : 36
4
32
9D : 36
5
31
4. Củng cố - Dặn dò:
 *Củng cố: Nêu dàn bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích?
 *HD: Chuẩn bị bài Tổng kết phần văn bản nhật dụng.
 Đọc lại các văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ Văn THCS nhất là những văn bản nằm trong chương trình Ngữ văn lớp 9.
 Đặc trưng của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung.
	 Những nội dung cơ bản của các văn bản nhật dụng đã học.
 Ngày soạn: 17. 03. 2015 Ngày dạy: 19. 03. 2015 Dạy lớp: 9C
Tiết 131: TỔNG KẾT VĂN BẢN NHẬT DỤNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
	-Đặc trưng của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung.
	-Những nội dung cơ bản của các văn bản nhật dụng đã học.
2. Kĩ năng:
	Tiếp cận một văn bản nhật dụng. Tổng hợp và hệ thống hoá kiến thức.
3. Thái độ: 
	Hiểu, tiếp cận, tìm hiểu văn bản nhật dụng trong chương trình và sách báo
II.CHUẨN BỊ:
-GV: Sách GK, giáo án
-HS: Đọc trước bài, soạn bài
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra vở soạn của HS
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Tìm hiểu khái niệm về văn bản nhật dụng:
? Em hiểu văn bản nhật dụng là văn bản như thế nào?
? Văn bản nhật dụng “không phải là khái niệm thể loại, kiểu văn bản” nghĩa là gì?
? “Cập nhật” có nghĩa là gì?
? Chứng minh rằng các văn bản nhật dụng được học có giá trị cao về mặt văn chương?
 VBND: có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản.
? Vậy em hãy nêu khái niệm văn bản nhật dụng?
? Học văn bản nhật dụng có tác dụng gì?
HS tình bày, nhận xét.
GV tổng kết
Hệ thống hoá các đề tài, chủ đề các VB nhật dụng
?Thống kê nội dung các tác phẩm văn bản nhật dụng đã học ở lớp 6?
 Gv cung cấp đề tài yêu cầu HS nhớ lại văn bản.
?Ở lớp 7, văn bản nhật dụng có những nội dung gì?
 VB đọc thêm: Trường học.
HS tình bày, nhận xét.
GV tổng kết
?Ở lớp 8 các văn bản nhật dụng đề cập tới những nội dung gì ?
- Thống kê về động cơ hút thuốc lá của thanh niên HN, Bản tin về cái chết do nghiện ma túy của con một nhà tỉ phú Mĩ.
?Em có nhận xét gì về các văn bản nhật dụng đã học ở lớp 9?
(Các vấn đề nâng cao hơn)
HS tình bày, nhận xét.
GV tổng kết
Giáo viên gọi học sinh nhắc lại một số nội dung chính của 1 số văn bản nhật dụng đã học.
I . Khái niệm văn bản nhật dụng :
“Khái niệm văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại, cũng không chỉ kiểu văn bản. Nó chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản”
 - Nghĩa là văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản.
 - Có nghĩa là kịp thời, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống hằng ngày, cuộc sống hiện tại gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, các văn bản nhật dụng trong chương trình vừa có tính cập nhật, vừa có tính lâu dài của sự phát triển lịch sử, xã hội. Chẳng hạn vấn đề môi trường, dân số, bảo vệ di sản văn hóa, chống chiến tranh hạt nhân, giáo dục trẻ em, chống hút thuốc lá....đều là những vấn đề nóng bỏng của hôm nay nhưng đâu phải giải quyết triệt để trong ngày một ngày hai. 
- Có những văn bản được viết dưới dạng một bức thư, một truyện ngắn, kí, thuyết minh ...( kể chuyện, miêu tả, thuyết minh, nghị luận, điều hành...)
- Văn bản nhật dụng là những văn bản đề cập đến những vấn đề bức thiết của xã hội đương đại, có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản và có thể có giá trị văn chương
- Không chỉ mở rộng hiểu biết toàn diện mà còn tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc giúp học sinh hòa nhập với cuộc sống xã hội, rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và xã hội. 
II. Hệ thống hóa các đề tài ,chủ đề các văn bản nhật dụng trong toàn cấp .
1. Lớp 6: những bài viết về :
+Di tích lịch sử (Cầu Long Biên...)
+Danh lam thắng cảnh (Động Phong Nha)
+Quan hệ giữa thiên nhiên và con người (Bức thư của thủ lĩnh da đỏ )
2. Lớp 7:
+Giáo dục, nhà trường, gia đình và trẻ em: (Cổng trường mở ra , Mẹ tôi, Cuộc chia tay của những con búp bê) .
+ Văn hóa dân gian( ca nhạc cổ truyền) : (Ca Huế trên sông Hương ).
3. Lớp 8:
 +Môi trường (Thông tin về ngày ....).
+Tệ nạn ma túy, thuốc lá (Ôn dịch...).
+Dân số và tương lai nhân loại ( Bài..).
4. Lớp 9. 
+Quyền sống của con người (Tuyên bố thế giới về sự sống còn ,quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em).
+Bảo vệ hòa bình ,chống chiến tranh (Đấu tranh cho một thế giới hòa bình ).
+Hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ( Phong cách Hồ Chí Minh).
4. Củng cố - Dặn dò:
 Gv cho HS nhắc lại khái niệm về văn bản nhật dụng.
 Gv cho HS nhắc lại nội dung nghệ thuật của các văn bản nhật dụng trong chương trình ngữ văn 9.
 Chuẩn bị bài : Tổng kết văn bản nhật dụng ( tt): Tìm hiểu hình thức văn bản nhật dụng và nêu phương pháp học văn bản nhật dụng.Ngày soạn: 17. 03. 2015 Ngày dạy: 19. 03. 2015 Dạy lớp: 9C
Tiết 132: TỔNG KẾT VĂN BẢN NHẬT DỤNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
	-Đặc trưng của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung.
	-Những nội dung cơ bản của các văn bản nhật dụng đã học.
2. Kĩ năng:
	- Tiếp cận một văn bản nhật dụng. Tổng hợp và hệ thống hoá kiến thức.
3. Thái độ: 
	- Hiểu, tiếp cận, tìm hiểu văn bản nhật dụng trong chương trình và sách báo
II. CHUẨN BỊ:
-HS: Đọc trước bài, soạn bài
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra vở soạn của HS
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Tìm hiểu về hình thức VBND
?Xác định hình thức văn bản nhật dụng ?
Giáo viên: Giống như các văn bản tác phẩm văn học thông thường chỉ dùng 1 phương thức biểu đạt mà kết hợp nhiều phương thức để tăng sức thuyết phục.
? Tìm yếu tố biểu cảm và phân tích tác dụng của nó trong “Ôn dịch, thuốc lá “?
HS tình bày, nhận xét.
GV tổng kết
Tìm hiểu phương pháp VBND
?Nêu một số phương pháp học văn bản nhật dụng ?
?Lấy ví dụ chứng minh nội dung văn bản nhật dụng có liên quan đén khá nhiều môn học khác và ngược lại?
 ( Ví dụ : Môi trường –lớp 6-8 được đề cập ở môn Địa, Sinh )
HS tình bày, nhận xét.
GV tổng kết
-GV: kết luận nội dung theo ghi nhớ SGK.
- HS đọc ghi nhớ
III. Hình thức văn bản nhật dụng ;
-Hình thức đa dạng: Có thể sử dụng tất cả mọi thể loại, kiểu loại văn bản: Tác phẩm văn chương, thư, bút kí hồi kí, thông báo, công bố, xã luận... 
Kết hợp các phương thức biểu đạt: miêu tả- tự sự, hành chính - nghị luận, miêu tả- thuyết minh...
 Trong bài “Ôn dịch thuốc lá “không chỉ thể hiện ở những câu như “Nghĩ đến mà kinh” mà còn ở cách dùng dấu câu tu từ ở các đề mục văn bản. Những yếu tố đó có tác dụng làm cho người đọc hiểu hơn những tác hại khôn lường do khói thuốc gây ra. 
IV. Phương pháp học văn bản nhật dụng 
1. Bên cạnh việc đọc các chú thích về nghĩa của từ, cần lưu ý đặc biệt đến loại chú thích về các sự kiện, hiện tượng hay vấn đề có liên quan .
2. Phải liên hệ được với bản thân, cộng đồng .
3. Cần có quan điểm, kiến giải riêng, đề xuất giải pháp. VD: Chống hút thuốc lá, không dùng bao bì ni lông...
4.Vận dụng các môn học khác.
5. Khi phân tích nội dung cần căn cứ vào những đặc điểm hình thức của văn bản và phương thức biểu đạt.
6. Kết hợp xem tranh, ảnh, nghe và xem các chương trình thời sự, khoa học, truyền thông trên ti vi, đài và các sách báo hằng ngày.
4. Cũng cố - Dặn dò:
? Em hãy nêu các hình thức của văn bản nhật dụng?
? Trình bày phương pháp học văn bản nhật dung?
? Vấn đề mới nhất mà em vừa cập nhật được trong hôm qua là gì? Theo nguồn tin nào?
Chuẩn bị chương trình địa phương: Tổng kết kiến thức về từ ngữ địa phương Hà Tĩnh.
Ngày soạn: 18. 03. 2015 Ngày dạy: 20. 03. 2015 Dạy lớp: 9C
Tiết 133: TỔNG KẾT VỀ TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Tổng kết kiến thức về từ ngữ địa phương Hà Tĩnh
2.Kĩ năng:
-Phát triển vốn từ
-Sửa lỗi phát âm
3. Thái độ: 
- Tìm hiểu, học tập, giữ gìn, phát triển từ ngữ địa phương Hà Tĩnh.
II. CHUẨN BỊ:
-GV: Sách tham khảo.
-HS: Đọc trước bài, soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. 

File đính kèm:

  • docBai_19_Tieng_noi_cua_van_nghe_20150725_032846.doc
Giáo án liên quan