Giáo án Ngữ văn 9 - Hoàng Thị Minh Ngọc - Tuần 10

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Thấy được nguồn cảm hứng dào dạt của tác giả trong bài thơ viết về cuộc sống của người lao động trên biển cả những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội.

 - Thấy được những nét nghệ thuật nổi bật về hình ảnh, bút pháp nghệ thuật, ngôn ngữ trong một sáng tác của nhà thơ thuộc thơ thuộc thế hệ trưởng thành trong phong trào thơ Mới

B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:

 1. Kiến thức:

 - Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

 - Những cảm xúc của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống là động của ngư dân trên biển.

 - Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn.

2. Kỹ năng:

 - Đọc – hiểu một bài thơ hiện đại

 - Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.

 - Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề cập đến trong tác phẩm.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS tình cảm trân trọng , thêm yêu thiên nhiên, cuộc sống.

 

doc15 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1757 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Hoàng Thị Minh Ngọc - Tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c phi thường là yếu tố hoàn thiện chân dung của họ. Kết thúc bài thơ là hình ảnh trái tim, có trái tim chiếc xe trở thành cơ thể sống để không có 1 bom đạn nào, sức mạnh quân sự nào,mất mát đau thương nào có thể ngăn trở những đoàn xe đêm ra trận. rái tim là nhãn tự của bài hội tụ vẻ đẹp của người cuộc sống. Nhà thơ Lâm Thị Mĩ Dạ lấy trái tim tượng trưng cho sự bất tử . Phải chăng trong các anh đã thấm nhuần chủ nghĩa yêu nước được kết tụ và lưu truyền qua các thế hệ cha ông “Một trái tim biết yêu …” Quyết tâm giải phóng miền Nam không lay chuyển, tình yêu miền Nam là sức mạnh vô song (xe có thể thiếu nhiều thứ, nhưng không thể thiếu được trái tim hướng về miền Nam - xe chạy = trái tim = xương máu của những người chiến sĩ anh hùng)
HS rút ra vài nét nghệ thuật chính và ý nghĩa văn bản?
Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
GV gợi ý: So sánh để thấy được vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người chiến sĩ qua hai bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
* Giống nhau: Cả hai bài thơ đều khắc họa hình ảnh người lính vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt để chiến đấu vì lí tưởng , độc lập dân tộc..
* Khác nhau: 
- Đồng chí xây dựng hình ảnh người lính trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ, xuất thân, cùng lí tưởng…gắn bó bền chặt
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính: hình ảnh người lính là những con người lãng mạn, hào hoa, hiên ngang, dũng cảm, ngang tàng nhưng cũng rất lạc quan, yêu đời…
I.GIỚI THIỆU CHUNG:
1.Tác giả: Phạm Tiến Duật (1941- 2007)
- Phạm Tiến Duật (1941 – 2007)- Quê: Thanh Ba – Phú Thọ- Là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ.- Thơ ông tập trung vào thế hệ trẻ trong kháng chiến trên đường Trường Sơn.
2.Tác phẩm: 
a. Xuất xứ: Bài thơ được viết vào năm 1969, in trong tập “Vầng trăng quầng lửa”, được giải nhất báo Văn nghệ 1969
b. Thể thơ: tự do với câu dài, nhịp điệu linh hoạt như văn xuôi, ít vần.
* II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1.Đọc – Tìm hiểu từ khó: sgk
2.Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: 
- 7 khổ thơ: xoay quanh và làm nổi bật chủ đề: hiện thực khốc liệt của chiến tranh và sức mạnh của những người chiến sĩ lái xe trên Trường Sơn thời chống Mĩ
b. Phân tích:
b1. Nhan đề bài thơ:
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
à Thể hiện chất thơ vút lên từ trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh
b2. Hình ảnh những chiếc xe không kính:
* Nguyên nhân:
 Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi. à Giải thích, thanh minh lý do khiến xe không kính. 
* Hình ảnh những chiếc xe không kính:
+ Không có đèn
+ Không có mui xe
+ Thùng xe xước
à Liệt kê, bút pháp tả thực, câu thơ gần văn xuôi, giọng ngang tàng, lý sự với những động từ mạnh. Hình tượng thơ mới lạ và độc đáo: Nói lên sự khốc liệt của chiến tranh.
b3. Sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ lái xe:
* Khổ 1,2:
 ” Ung dung buồng lái ta ngồi. 
 Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”
à Đảo ngữ, điệp từ: tư thế ung dung, hiên ngang, coi thường hiểm nguy.
 ”Nhìn thấy gió…ùa vào buồng lái.”
- Điệp từ, hình ảnh thơ khoáng đạt, nghệ thuật ẩn dụ à tinh thần lạc quan, dũng cảm, yêu đời.
* Khổ 3, 4: 
…Bụi phun tóc trắng 
....Mưa tuôn mưa xối 
à So sánh, động từ mạnh. Khó khăn chồng chất bởi điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Ừ thì có bụi. Ừ thì ướt áo. Chưa cần rửa. Chưa cần thay. Phì phèo châm điếu thuốc/ cười ha ha. Lái trăm cây số nữa/ khô mau thôi.
 - > Cấu trúc lặp lại: ừ thì, chưa cần.
à Tinh thần lạc quan, yêu đời vượt lên mọi gian khổ, khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
* Khổ 5,6:
- Những chiếc xe từ bom rơi- đồng đội
- Chung bếp,chung bát đũa-gia đình
- Bắt tay… - bạn bè
à Người lính trẻ trung, yêu đời - tinh thần lạc quan, tình yêu cuộc sống, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
 Không Có 
 Kính
 đèn
 mui 
à Khó khăn về phương tiện
 Một trái tim
à Giàu ý chí niềm tin
 -> Hình ảnh đối lập (nhiều- một)
 -> Đã chiến thắng
Hình ảnh hoán dụ “trái tim”à Trái tim yêu nước, lòng dũng cảm, ý chí vì sự thống nhất của dân tộc.
à Khẳng định quyết tâm giải phóng miền Nam không lay chuyển
=>Hình ảnh những người chiến sĩ lái xe: trẻ trung, tinh nghịch , ngang tàng mà kiên định lạc quan, yêu đời. Sức mạnh tinh thần của họ = sức mạnh của dân tộc Việt Nam.
3.Tổng kết:
a. Nghệ thuật: 
b. Nội dung:
* Ý nghĩa văn bản: Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ lái xe Trường Sơn dũng cảm, hiên ngang, tràn đầy niềm tin chiến thắng trong thời kì chống giặc Mĩ xâm lược.
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
*Bài cũ:
- Học thuộc lòng, đọc diễn cảm bài thơ. - - Nắm nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản
- Thấy được sức mạnh, vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng – những người đồng chí thể hiện qua chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
- So sánh để thấy được vẻ đẹp độc đáo của
*Bài mới:
- Chuẩn bị "Đoàn thuyền đánh cá”
E. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
Tuần : 10 NS: 18/10/2014
Tiết PPCT: 48 ND: 21/10/2014
Văn bản: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
- Huy Cận -
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Thấy được nguồn cảm hứng dào dạt của tác giả trong bài thơ viết về cuộc sống của người lao động trên biển cả những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
 - Thấy được những nét nghệ thuật nổi bật về hình ảnh, bút pháp nghệ thuật, ngôn ngữ trong một sáng tác của nhà thơ thuộc thơ thuộc thế hệ trưởng thành trong phong trào thơ Mới
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức:
 - Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
 - Những cảm xúc của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống là động của ngư dân trên biển.
 - Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn.
2. Kỹ năng:
 - Đọc – hiểu một bài thơ hiện đại
 - Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.
 - Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề cập đến trong tác phẩm.
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS tình cảm trân trọng , thêm yêu thiên nhiên, cuộc sống.
C.PHƯƠNG PHÁP: 
 - Vấn đáp giải thích minh họa, phân tích, bình giảng, trực quan.
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS
Lớp 9a1
Lớp 9a2
Lớp 9a4
 Vắng…………..
Phép………….,kp………..
 Vắng……………..
Phép……….,kp……………..
 Vắng……………..
Phép…………,kp……….
 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng khổ thơ cuối cùng và cho biết tư thế, tinh thần và ý chí của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thể hiện như thế nào trong “Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính” của Phạm Tiến Duật ?
 3. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới: HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Bức tranh tả cảnh đoàn thuyền của ngư dân đang làm gì và GV vào bài “Đoàn thuyền đánh cá” là một bài thơ đặc sắc trong chùm thơ của Huy Cận viết về vùng mỏ, vùng than, vùng biển Quảng Ninh - Hạ Long, ca ngợi cuộc sống, lao đang tập thể tràn ngập niềm vui, lãng mạn, hào hứng của những người dân ham đánh cá xa bờ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Hoạt động 1: GIỚI THIỆU CHUNG 
Gv treo chân dung nhà thơ. 
GV: Hãy giới thiệu về tác giả Huy Cận? Hoàn cảnh ra đời, thể thơ? 
GV: Huy Cận nổi tiếng trong phong trào thơ Mới với tập "Lửa thiêng". Tham gia cách mạng từ năm 1945, sau cách mạng giữ nhiều trọng trách trong chính quyền, là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam. 
HS suy nghĩ và trả lời
Xuân Diệu nói: “Món quà đặc biệt vùng mỏ Hồng Gai Cẩm Phả cho vừa túi thơ của Huy Cận là bài Đoàn thuyền đánh cá”.
GV nhận xét và chốt ý
Hoạt động 2: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (28’)
 GV hướng dẫn HS đọc văn bản : to, rõ, chính xác, thể hiện sự phấn chấn, hào hứng. Nhịp 4/3, 2-2/3- HS đọc , GV nhận xét
GV: Nêu bố cục bài thơ?
* HS đọc diễn cảm 2 khổ thơ đầu và quan sát tranh 
GV: Cảnh hoàng hôn trên biển được miêu tả qua những câu thơ nào? Nghệ thuật?
Nhận xét cảnh biển lúc hoàng hôn? 
GV: Tìm những câu thơ tả cảnh đoàn thuyền ra khơi? HS chú ý từ lại, câu hát căng buồm, gió khơi nói lên điều gì? Nghệ thuật? 
GV: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi với tâm thế ra sao?
HS suy nghĩ và trả lời
GV: bình giảng và chốt ý, ghi bảng
(Bức tranh thiên nhiên biển đẹp, đang bước vào thời kì nghỉ ngợi, vũ trụ là ngôi nhà chung, đang khép cánh cửa của màn đêm buông xuống, bầu trời và mặt biển bao la sáng rực lên sắc đỏ như màu lửa, những lượn sóng như những chiếc then cửa cài vào cánh của ngôi nhà chung ấy. Lúc này, đoàn thuyền lại bắt đầu cuộc hành trình trên biển với khí thế lạc quan, tràn đầy hi vọng…)
* HS đọc khổ thơ thứ 3
GV: Những hình ảnh miêu tả con thuyền đang tung hoành giữa biển khơi? Nghệ thuật nào được sử dụng? Nhận xét về không gian và hình ảnh con thuyền?
HS :Trả lời. GV:chốt ý
* Hs đọc khổ thơ thứ 4
GV: Nét đặc sắc của biển có gì? Nghệ thuật? Nhẫn xét về cách miêu tả đó? 
GV phát vấn, bình thơ, giảng, chốt ý và ghi bảng
GV: Các loài cá trên biển được miêu tả ở những câu thơ nào?
GV: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng và tác dụng?
GV giảng, bình thơ, chốt ý và ghi bảng
Sự giàu đẹp của biển cả được tác giả miêu tả là một bức tranh sơn mài lung linh, huyền ảo về các loài cá, gợi cảnh biển thanh bình, giàu có
* HS đọc khổ 5,6 
GV: Niềm vui của những người dân chài thể hiện qua những câu thơ nào? 
GV: Công việc cụ thể của người đánh cá? Nhận xét mức độ công việc?
GV: Nghệ thuật gì được sử dụng? Người dân làm việc với thái độ như thế nào? Em thấy con người với thiên nhiên có mối quan hệ như thế nào?
Gv so sánh với hình ảnh người dân chài trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh chốt ý
(Nếu trong bài thơ Quê hương, Tế Hanh viết “Dân chài lưới, làn da ngâm rám nắng. Cả thân hình….vỏ.” với nỗi nhớ quê da diết hiện lên hình ảnh của những người dân chài là tượng đài có màu sắc, hình khối, hình ảnh con thuyền được ví như con người có linh hồn, thần thái riêng thì ĐTĐC của HC hình ảnh người dân chài hiện lên mộc mạc, giản dị với công việc nặng nhọc nhưng thể hiện niềm say mê lao động, sự hòa nhập giữa con người và thiên nhiên)
* HS đọc đoạn cuối
Hs thảo luận theo nhóm – 2phút
Câu hát căng buồm được lặp lại mấy lần? Nghệ thuật? Ý nghĩa của hình ảnh đó? 
GV: Đoàn thuyền đánh cá trở về được tác giả miêu tả qua những câu thơ nào? Nhận xét về cảnh đoàn thuyền trở về? 
 GV chốt ý, liên hệ, giáo dục và chốt ý:
Câu hát căng buồm được lặp đi lặp lại nhiều lần, trong đó từ hát lặp lại 4 lần cả bài thơ gợi vẻ đẹp lãng mạn, khỏe khoắn. Mở đầu bài thơ là hình ảnh ĐT ra khơi với mặt trời xuống biển thì kết thúc bài thơ với hình ảnh ĐT chạy đua cùng mặt trời...tạo sự hào hứng, phấn khởi, là khúc ca khải hoàn của những con người lao động trong công cuộc chinh phục thiên nhiên và họ là những người chiến thắng
HS rút ra vài nét nghệ thuật chính và ý nghĩa văn bản?
Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
GV gợi ý: Chi tiết khắc họa hình ảnh đẹp, tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động trên biển cả: ta hát bài ca gọi cá vào. Đến dệt lưới..Biển cho ta cá...Câu hát căng buồm cùng gió khơi..
I.GIỚI THIỆU CHUNG:
1.Tác giả: Huy Cận (1919-2005), là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới.
2.Tác phẩm: 
a. Xuất xứ: Bài thơ ra đời giữa năm 1958, trong chuyến đi thực tế dài ngày ở Quảng Ninh, trích trong tập: “Trời mỗi ngày lại sáng ”
- Mạch cảm xúc: viết theo trình tự thời gian đoàn thuyền của ngư dân ra khơi đánh ca và trở về.
b. Thể thơ: 7 chữ với 7 khổ thơ 
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1.Đọc – Tìm hiểu từ khó: sgk
2.Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: 3 phần:
- 2 Khổ thơ đầu: Hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền đánh cá ra khơi
- 4 khổ tiếp theo: Đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng
- Khổ thơ cuối: Bình minh trên biển, đoàn thuyền đánh cá trở về.
b. Phân tích:
b1. Hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền đánh cá ra khơi 
 * Hoàng hôn trên biển:
 “Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then, đêm sập cửa”
- Nghệ thuật: nhân hoá, so sánh, liên tưởng.
à Thiên nhiên kì vĩ, tráng lệ, vừa bao la vừa gần gũi với con người. Thiên nhiên cũng có tính cách, cũng nghỉ ngơi, thư giãn.
 * Đoàn thuyền ra khơi:
 “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi.
 Câu hát căng buồn cùng gió khơi.”
àẨn dụ, phóng đại, quan hệ từ “lại” 
à Ngư dân lên đường với lòng nhiệt tình lao động, với thái độ hăm hở, say mê.
 Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng
 ... Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!
à Ngợi ca thiên nhiên đất nước giàu đẹp, thể hiện khát vọng đạt được thành quả cao trong lao động.
b2. Đoàn thuyền giữa biển khơi:
* Hình ảnh đoàn thuyền: 
 “Thuyền ta lái gió với buồm trăng
 Lướt với mây cao , biển bằng”
 ...Đậu dặm xa, lưới vây giăng”
à Thủ pháp phóng đại, liên tưởng: Không gian mênh mông, con thuyền trở nên kì vĩ.
* Hình ảnh biển cả: 
 “Cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song... 
 Vẩy bạc, đuôi vàng loé rạng đông”
à Hình ảnh lãng mạn, liên tưởng, liệt kê: vẻ đẹp của bức tranh sơn mài, biển cả thanh bình và giàu có.
* Hình ảnh người dân chài:
"Ta hát bài ca...nhịp trăng cao”
 .... kéo xoăn tay ...lưới xếp buồm lên..”
à Bút pháp tả thực kết hợp lãng mạn: công việc nặng nhọc, niềm say mê lao động , sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên.
b3. Bình minh trên biển và đoàn thuyền đánh cá trở về: 
- Đoàn thuyền trở về khi bình minh lên.
- Câu hát căng buồm à lặp lại như một điệp khúc thể hiện niềm vui trước thành quả lao động.
- Đoàn thuyền...mặt trời - hào hứng, chạy đua tốc độ với thời gian để xây dựng quê hướng đất nước.
- Hai câu cuối Mặt trời đội biển...
 Mắt cá...
àTưởng tượng, sáng tạo, báo hiệu một ngày mới bắt đầu, một tương lai mới huy hoàng đang chờ đón người dân chài trên quê hương vùng Mỏ.
3.Tổng kết:
a. Nghệ thuật: 
b. Nội dung:
* Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện nguồn cảm lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước của những người lao động mới.
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
*Bài cũ:
- Học thuộc lòng, đọc diễn cảm bài thơ. Nắm nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản
- Tìm những chi tiết khắc họa hình ảnh đẹp, tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động trên biển cả.
- Thấy được bài thơ có nhiều hình ảnh được xây dựng với những liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo, độc đáo; giọng điệu thơ khỏe khoắn, hồn nhiên.
*Bài mới:
- Chuẩn bị "Tổng kết về từ vựng”
E. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
Tuần : 10 NS: 19/10/2014
Tiết PPCT: 49 ND: 22/10/2014
Tiếng Việt: TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (tt)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Tiếp tục hệ thống hóa một số kiến thức đã học về từ vựng.
 - Biết vận dụng kiến thức đã học khi giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức:
 - Các cách phát triển tự vựng tiếng Việt.
 - Các khái niệm từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội.
2. Kỹ năng:
 - Nhận diện được từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội.
 - Hiểu và sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
 3. Thái độ: 
 - Giáo dục HS giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
C.PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp giải thích minh họa, phân tích .
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện 
Lớp 9a1
Lớp 9a2
Lớp 9a4
 Vắng…………..
Phép………….,kp………..
 Vắng……………..
Phép……….,kp……………..
 Vắng……………..
Phép…………,kp……….
 2. Kiểm tra bài cũ: Gv phát vấn Hs nội dung đã học ở tiết Tổng kết từ vựng (tiết 44-45) 
 3. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới: Các giờ trước chúng ta đó ôn lại những kiến thức về từ vựng (Từ…trường từ vựng). Tiết học này, chúng ta ôn lại những nội dung còn lại về từ vựng đó học (Sự phát triển của từ vựng…trau dồi vốn từ) 
* Bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Hoạt động 1: TÌM HIỂU CHUNG (30’)
Sự phát triển của từ vựng
GV: Nhắc lại Các cách phát triển của từ vựng nghĩa của từ?
1 HS lên bảng điền Nội dung thích hợp vào sơ đồ SGK/135
GV:Tìm dẫn chứng minh hoạ cho những cách phát triển của từ vựng?
GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi 3(SGK/135)
Từ mượn
GV: Nhắc lại khái niệm từ mượn?
- GV hướng dẫn HS làm BT
- Trình bày miệng trước lớp
Từ Hán -Việt
GV: Nhắc lại khái niệm từ Hán Việt
GV hướng dẫn HS làm bài tập.
Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội
GV: Nhắc lại khái niệm thuật ngữ và biệt ngữ xã hội ? Cho VD?
HS thảo luận câu hỏi? (SGK/136)
Trau dồi vốn từ
GV: Có các hình thức trau dồi vốn từ nào?
GV hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Trình bày miệng trước lớp?
HS làm bài tập nhóm sử lỗi dùng từ 
GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa
Hoạt động 2: LUYỆN TẬP: 
(GV cung cấp thêm bài tập trong phiếu học tập tích hợp phụ đạo HS yếu.)
Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
GV gợi ý: HS xem lại bài từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội trong SGK lớp 8 và kết hợp làm bài tập 
I.TÌM HIỂU CHUNG:
1.Sự phát triển của từ vựng:
a.Các cách phát triển của từ vựng: 2 cách:
- Cách 1: Phát triển nghĩa của từ ngữ: 
 + Thêm nghĩa mới
 + Chuyển nghĩa
- Cách 2: Phát triển số lượng từ ngữ
 + Tạo từ mới
 + Vay mượn
b.Bài tập:
a. Chuyển nghĩa: 
 + Trao tay
 +Tay buôn người (nghĩa chuyển)
- Tạo từ ngữ mới:
+ Từ ngữ mới xuất hiện: mô hình X + Y…
VD: Văn + học -> văn học
+ Từ ngữ mới xuất hiện
VD: du lịch sinh thái: khu chế xuất
- Vay mượn: Kịch trường…
b. Không có nghĩa mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng từ ngữ vì:
- Số lượng các sự vật, hiện tượng, khái niệm mới là vô hạn, do đó nếu ứng với khái niệm , sự vật, hiện tượng mới lại phải có thêm 1 từ ngữ mới thì số lượng các từ ngữ quá lớn, qúa cồng kềnh, rườm rà, mặt khác số lượng từ ngữ có giới hạn
2.Từ mượn:
a.Khái niệm: Từ mượn là những từ Tiếng Việt vay mượn tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm mà Tiếng Việt chưa có từ ngữ thật thích hợp để biểu thị
b.Bài tập:
*Chọn nhận định đúng:
- Nhận định : Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác là để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt
*Những từ mượn như: săm, lốp, (bếp) ga, phanh,pê đan, nan hoa, …là những từ đó được Việt hoá hoàn toàn về âm, nghĩa, cách dùng những từ này không khác gì những từ được coi là thuần Việt như: bàn, ghế, trâu, bò…
- Các từ: a-xít, hidro, vitamin -> còn giữ nhiều nét ngoại lai - chưa được Việt hoá hoàn toàn (từ gồm nhiều âm tiết, mỗi âm tiết có chức năng, cấu tạo vỏ âm thanh cho từ chứ không có nghĩa gì.
3.Từ Hán -Việt
a.Khái niệm: Từ Hán Việt là từ mượn của tiếng Hán, nhưng được phát âm và dùng theo cách dùng của người Việt: Quốc gia, gia đình, …
b.Bài tập:
Chọn quan niệm đúng: b
4.Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội:
a.Khái niệm:
- Thuật ngữ: là ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ và thường được dùng trong các văn bản khoa học, cụng nghệ: phẫu thuật, siêu âm…
- Biệt ngữ xã hội: là những từ ngữ chỉ dựng trong 1 trong một tầng lớp xã hội nhất định
VD: cậu, mợ chỉ cha mẹ: cách gọi của tầng lớp thượng lưu trong xã hội cũ.
b.Bài tập:
* Vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay:
Cuộc sống hiện nay: thời đại khoa học, công nghệ phát triển mạnh mẽ, có ảnh hưởng lớn đối với đời sống con người. Trình độ dân trí của người Việt Nam ngày càng nâng cao, nhu cầu giao tiếp và nhận thức của mọi người về những vấn đề khoa học, công nghệ ngày càng tăng. Trong tình hình đó, thuật ngữ đóng vai trò quan trọng và ngày càng trở nên quan trọng hơn.
* Liệt kê một số thuật ngữ là biệt ngữ xã hội: cậu, mợ, cha, linh mục, xứ đạo…
5.Trau dồi vốn từ:
a.Các hình thức trau dồi vốn từ:
- Cách 1: Rèn luyện để nắm đầy đủ và chính xác nghĩa của từ
- Cách 2: Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ
b.Bài tập:
*Giải thích nghĩa của những từ sau:
- Bách khoa toàn thư: từ điển bách khoa, ghi đầy đủ tri thức của các ngành.
- Bảo hộ mậu dịch: chính sách bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài trên thị trường nước mình.
- Dự thảo: 
+ Động từ : thảo ra để đưa thông qua
+ Danh từ : bản thảo để đưa thông qua
- Đại sứ quán: cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài, do một đại sứ đặc mệnh toàn quyền đứng đầu
- Hậu duệ: con cháu của người đó chết
- Khẩu khí: khí phách của co

File đính kèm:

  • doctuan 10 van 9.doc