Giáo án Ngữ văn 9 - Đặng Thị Mười

GV: Lúc mới lên ngôi, Trịnh Sâm là người cứng rắn, thông minh, quyết đoán, trí tuệ nhưng sau khi dẹp song các phe phái chống đối, trật tự kỉ cương được lập -> kiêu căng, đắm chìm trong cuộc sống xa hoa, ăn chơi hưởng lạc, nhất là sau khi lấy Đặng Thị Huệ.

-> Phế con trưởng, lập con thứ -> gây biến động tranh giành quyền lực đánh giết lẫn nhau.

GV: Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hậu cận trong phủ trong phủ chúa Trịnh được miêu tả như thế nào ở phần đầu đoạn trích ?

HS: Thích đèn thuốc, xây dựng các đền đài, cung điện?

GV: Vậy cảnh dạo chơi bên hồ được tác giả miêu tả như thế nào ?

HS: Binh lính hầu vòng quanh bốn mặt hồ.

 

doc432 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2132 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Đặng Thị Mười, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g chứng sống chứng minh làng Dầu không theo giặc.Mang giá trị tinh thần cao cả; trọng danh dự.)
 GV: Quả thật,ngôi nhà là mái ấm gia đình, là nơi để mọi người nghỉ ngơi và hội tụ vì thế nó không đơn thuần chỉ là giá trị vật chất mà hơn thế nữa mà nó còn thể hiện giá trị tinh thần rất đỗi thiêng liêng của nhiều thế hệ. Thế mà ông hai không hề nuối tiếc khi nhà bị đốt.Ngược lại ông cảm thấ rất vui, khoe hết người này người khác “Nhà tôi…nhẵn”. Ngôi nhà là bằng chứng sống chứng tỏ làng ông không theo giặc mà làng chợ Dầu là một làng anh dũng, làng khang chiến.Ngọn lửa của những ngôi nhà bị đốt ấy nó trở thành ngọn lửa của lòng căm thù của tình yêu quê hương đất nước mãnh liệt.
? Từ đó em có nhận xét gì về tâm trạng của ông Hai?
(Nhẹ nhõm, sung sướng, phấn khởi, mừng rỡ…đến cực điểm.Nếu như lúc trước ông buồn, đau xót, tủi nhục bao nhiêu thì lúc này ông lại sung sướng, hả hê bấy nhiêu.)
GV: Trong truyện ngoài nhân vật ông Hai ra, ta còn bắt gặp những nhân vật : người đàn bà cho con bú, mụ chủ nhà,bác Thứ, những người đi tản cư….Em có nhận xét gì về tính cách của họ? ( Chua ngoa,đanh đá, tham lam…)
GV:Người đàn bà chua ngoa,đanh đấy hàng ngày vẫn có những tính toán nhỏ nhen. Thế nhưng ẩn sâu tính cách ấy thì vẫn có nét đẹp đáng trân trọng.Đó là tình yêu đất nước, căm ghét bọn Việt gian.Chính vì lí do đó mà bà cũng muốn đuổi khéo gia đình ông Hai.
Còn người tản cư dưới xuôi lên khi nghe tin làng Dầu theo giặc thì họ buông một câu chửi: Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ, ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát! -> Thật là một tiếng chửi sảng khoái.
Quả thật lòng yêu nước trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.Nó đã ăn vào máu của người Việt Nam,nhờ đó mà dân tộc ta mới giành được thắng lợi hoàn toàn…Chúng ta thấy tự hào và trân trọng người nông dân biết bao.Những con người chân lấm tay bùn thế mà đã làm nên lịch sử, trái tim họ như ngọc sáng ngời.
Hoạt động 4: H/d hs tổng kết.
? Theo dõi toàn bộ diễn biến tâm lí của nhân vật qua hai thời điểm,em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng truyện của nhà văn Kim Lân?
? Qua truyện , em hiểu gì về tình cảm của ông Hai đối với quê hương, đất nước?
Họat động 5: H/d hs luyện tập.
1.Đọc truyện ,em cảm nhận được những gì về người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. 
? Bản thân em không được chứng kiến và sống trong chiến tranh thì em thể hiện tình yêu nước của mình như thế nào?( Thể hiện trong học tập, trong lao động, trong các phong trào…Tất cả những cử chỉ dù rất nhỏ, ở mọi công việc khác nhau nhưng họ đều làm việc bằng cả trái tim và tình yêu của mình thì đó cũng chính là thể hiện lòng yêu làng, yêu nước. )
2. Em còn nhớ những bài thơ hoặc truyện ngắn nào có nội dung nói về quê hương, đất nước?( Nhớ con sông quê hương-Tế Hanh; Đất nước-Nguyễn Đình Thi; Nguyễn Khoa Điềm; Quê hương- Đỗ Trung Quân ….
Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn của mỗi người.Ở đó có bầu sữa ngọt ngào của mẹ, có lời ru tha thiết của bà, có biết bao kỉ niệm vui, buồn để rồi một mai đi xa ta luôn nhớ về nó. Vì thế tình yêu làng quê đối với mỗi chúng ta đều trở nên thiêng liêng, bất diệt và đi vào trong sử sách, thơ ca. Cho học sinh nghe bài hát “Làng”.
I. Tác giả-Tác phẩm:
- Kim Lân tên là Nguyễn Văn Tài sinh năm 1920 mất năm 2007,quê Bắc Ninh. Ông là cây bút chuyên về truyện ngắn. Viết chủ yếu đề tài nông thôn, người nông dân.Được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
- Truyện viết 1948,thời kỳ đầu cuộc k/c chống thực dân Pháp.
II. Đọc - Hiểu văn bản :
- PTBĐ: tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
- Bố cục : 3 phần.
III. Phân tích:
1.Tình huống truyện :
Ở nơi tản cư ông Hai nghe tin
làng chợ Dầu yêu quí đã trở thành làng Việt gian theo Tây.
-> Thể hiện tâm trạng, tính cách, phẩm chất của nhân vật thêm chân thực và sâu sắc. Bộc lộ tình yêu làng , yêu nước của ông Hai.
2.Diễn biến tâm trạng của ông Hai:
a .Trước khi nghe tin làng mình theo Tây:
- Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá…
-> Nhớ làng da diết, luôn muốn về làng
- Nghe được nhiều tin hay …
- Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá
-> Mãn nguyện về tinh thần kháng chiến của nhân dân.
=> Ông Hai rất yêu làng, gắn bó với làng và luôn hãnh diện về làng.
b. Khi nghe tin làng mình theo Tây:
- Cổ nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân….. lặng đi…
-> Bàng hoàng, sững sờ, hụt hẫng, đau đớn.
- Cúi gằm mặt xuống…
- Về… nằm vật ra giường… nước mắt giàn ra…nắm chặt hai tay lại mà rít lên.
-> Xấu hổ, chán nản, uất ức,tủi nhục.
-Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù.
-> Có lập trường cách mạng kiên định.
Tuyệt đối trung thành với cách mạng, với cụ Hồ.
=> Tình yêu nước bao trùm tình yêu làng.
c. Khi tin làng …Việt gian theo Tây được cải chính:
- Cái mặt buồn thỉu…bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. 
- Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung đỏ hấp háy…
- Nói bô bô… Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn…
- Lật đật đi khoe…
-> Vui mừng, phấn khởi, sung sướng…vì làng ông không theo giặc.Làng ông vẫn là làng kháng chiến.
IV. Tổng kết:
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo,miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật sâu sắc.Ngôn ngữ sinh động, thể hiện rõ cá tính của nhân vật.
- Tình yêu làng,yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp
V. Luyện tập.
4.Củng cố:
5.Hướng dẫn hs học bài ở nhà:
-Nắm vững nội dung bài học.
-Soạn bài: “ Người kể chuyện trong vb tự sự” theo câu hỏi sgk.
* Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
TIẾT : 63 
Ngày sọan: 12.11.2011.
Ngày giảng: 15.11.2011.
A.Mục tiêu cần đạt : Giúp hs:
1.Kiến thức: Nắm được vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.Những hình thức 
và đặc điểm của mỗi hình thức người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
2.Kĩ năng: Nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm văn học.Vận dụng hiểu biết về người kể chuyện để đọc-hiểu văn bản tự sự có hiệu quả.
3.Thái độ: Có ý thức vận dụng kết hợp các yếu tố này trong khi đọc văn cũng như viết văn.
B.Chuẩn bị:
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Động não,trình bày một phút,viết sáng tạo.
- GV: Đọc bài,sgk,sgv,stk+Giáo án.
- HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi,bài tập sgk,tr.192-194.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy-học:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs:
3. Bài mới: 
Hoạt động của Thầy-Trò
Nội dung
Hoạt động 1: H/d hs tìm hiểu vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự.
Gọi 1 HS đọc mục 1 (đoạn trích) ở trang 192.
? Đoạn trích kể về ai? Về sự việc gì?(Cuộc chia tay giữa 3 người: Ông họa sỹ già, cô kỹ sư trẻ và anh thanh niên.)
? Ở đây ai là người kể về các nhân vật và sự việc trên?( Người kể không xuất hiện ,vì thế cả 3 nhân vật đều trở thành đối tượng miêu tả một cách khách quan.)
? Chuyện kể theo ngôi thứ mấy? ( Ngôi thứ 3)
? Nếu một trong ba nhân vật trên kể thì phải xưng hô như thế nào?(Xưng “Tôi” hay xưng tên.)
? Những câu : “ Giọng cười như tiếc rẻ, những người con gái sắp xa ta... như vậy”,là nhận xét của người nào?Về ai?
( Nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta. Người kể đã hóa thân vào nhân vật để gợi ra đúng các tâm trạng của tất cả mọi người.)
? Hãy nêu những căn cứ để nhận xét: Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết, biết hết mọi việc, mọi hành động, tâm tư tình cảm của nhân vật?
(Căn cứ vào: Người kể không xuất hiện trong đoạn văn, tức là đứng ở bên ngoài quan sát.Các đối tượng được miêu tả một cách khách quan.)
? Vậy trong văn bản, nếu người kể chuyện theo ngôi thứ ba thì người kể phải như thế nào? Có vai trò gì đối với người đọc và người nghe?
GV chốt ý.Cho hs đọc ghi nhớ SGK
Hoạt động 2: H/d hs luyện tập.
Gọi 1 HS đọc doạn trích ở mục 2 trang 193.
? So sánh với đoạn văn ở mục 1, cách kể ở đoạn trích này có gì khác?(Người kể ở đây là ngôi thứ nhất, nhân vât “tôi” (Chú bé, người trong cuộc) kể lại cuộc gặp gỡ cảm động với người mẹ của mình sau những ngày xa cách.)
? Ngôi kể này có ưu điểm gì và có hạn chế gì so với ngôi kể ở đoạn văn trên?
(+ Ưu điểm: Miêu tả được những diễn biến tâm lý sâu sắc, phức tạp, những tình cảm tinh tế, sinh động của nhân vật “tôi”.
+ Hạn chế: Không miêu tả được những diễn biến nội tâm của nhân vật “người mẹ”, tính khái quát không cao, lời văn trần thuật dễ nhàm chán, đơn điệu.)
GV tiếp tục cho HS làm câu b.
? Chọn một trong ba nhân vật: Nguời họa sĩ già, cô kĩ sư nông ngiệp, anh thanh niên là người kể chuyện, khi kể cần phù hợp ngôi thứ nhất dựa vào đoạn trích trên)
Hướng dẫn cho hs chọn nhân vật kể chuyện : cô kĩ sư.Yêu cầu khi kể:( Cô kĩ sư sẽ xưng: Tôi. Dựa vào đoạn trích ở mục I để kể đầy đủ, chính xác.)
HS chuẩn bị. GV gọi 1-2 em trình bày, các HS khác nhận xét. GV sửa chữa, uốn nắn.
I. Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự.
- Trong văn bản tự sự, ngoài hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhât (xưng “tôi”)còn có hình thức kể chuyện theo ngôi thứ ba.Đó là người kể chuyện giấu mình nhưng có mặt khắp nơi trong văn bản.
Người kể này dường như biết hết mọi việc, mọi hành động, tâm tư tình cảm của các nhân vật.
- Người kể chuyện có vai trò dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện: Giới thiệu nhân vật và tình huống, tả người và tả cảnh vật, đưa ra các nhận xét đánh giá về những điều được kể.
II. Luyện tập:
1. Bài tập 2/193:
a.
- Người kể chuyện là ngôi thứ nhất (N/vật: “tôi”).
- Ngôi kể này có ưu điểm và hạn chế:
+ Miêu tả được những diễn biến tâm lý sâu sắc, phức tạp, những tình cảm tinh tế, sinh động của nhân vật “tôi”.
+ Không miêu tả được những diễn biến nội tâm của nhân vật “người mẹ”, tính khái quát không cao, lời văn trần thuật dễ nhàm chán, đơn điệu.
b. Đóng vai một nhân vật để kể theo ngôi thứ nhất (xưng: “tôi”).
4. Củng cố: Gọi hs đọc lại phần ghi nhớ ở SGK.
5. Hướng dẫn hs học tập ở nhà :
 - Học kỹ phần bài học . 
 - Chuẩn bị bài “ Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm”,theo câu hỏi sgk,tr.176-178.
* Rút kinh nghiệm :
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
TIẾT : 64
Ngày soạn: 12.11.2011.
Ngày giảng: 16.11.2011.
A.Mục tiêu cần đạt : Giúp hs:
1.Kiến thức: Hiểu thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. Thấy tác dụng của chúng trong văn bản tự sự.
2.Kĩ năng: Phân biệt được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.Phân tích được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
3.Thái độ: Có ý thức rèn luyện kỹ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong khi đọc cũng như khi viết văn bản tự sự.
B.Chuẩn bị:
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Động não,thảo luận,trình bày một phút,viết sáng tạo.
- GV: Đọc bài,sgk,sgv,stk+Giáo án.
- HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi,bài tập sgk,tr.192-194.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy-học:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs:
? Tại sao nói đến văn bản tự sự là nói đến nhân vật? Nhân vật được miêu tả trên những phương diện nào? (Nhân vật là yếu tố trung tâm của văn bản tự sự. Nhân vật được miêu tả trên nhiều phương diện : Ngoại hình nội tâm, hành động, ngôn ngữ, trang phục.)
? Ngôn ngữ trong văn bản tự sự bao gồm những ngôn ngữ nào? (Ngôn ngữ nhân vật gồm: 
Ngôn ngữ đối thoại.Ngôn ngữ độc thoại ( thành lời, nội tâm).
3.Bài mới :
Hoạt động của Thầy-Trò
Nội dung
Hoạt động 1: H/d hs tìm hiểu khái niệm.
Gọi học sinh đọc đoạn trích ở SGK.
?Trong 3 câu đầu đoạn trích ai nói với ai ? Tham gia câu chuyện có mấy người? Dấu hiệu nào cho biết đó là một cuộc trò chuyện trao đổi qua lại?
( Hai người phụ nữ tản cư đang trò chuyện với nhau.Dấu hiệu: Có hai lượt lời qua lại.Trước 1 lượt lời đều có xuống dòng, gạch đầu dòng.)
? Câu : “ Hà.. nắng gớm.. về nào…” , ông Hai nói với ai? Đây có phải là một câu đối thoại không ? Vì sao? 
? Trong đoạn trích còn câu nào không? Hãy dẫn ra câu đó?(Là câu nói trống không của ông Hai. Câu nói này ông nói với chính mình(Lời độc thoại) chứ không có người tiếp nhận ; không có ai đáp lại.
 Trong đoạn trích này còn có câu như thế : 
“ Chúng bay ăn miếng cơm.. thế này”.)
? Những câu như : “ Chúng nó cũng là .. đấy ư ? Khốn nạn… bằng ấy tuổi đầu, là những câu hỏi ai? tại sao không có gạch đầu dòng như ở những câu nêu ở điểm (a, b)?
( Những câu này Ông Hai nói với chính mình, không phát ra thành lời mà chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ, tình cảm của Ông Hai.
 Vì không thốt ra thành lời nên không gạch đầu dòng → Độc thoại nội tâm .) 
? Nêu tác dụng của cách diễn đạt trên ?( Câu chuyện như thật.)
 ? Những hình thức độc thoại và đối thoại giúp cho nhà văn thể hiện nhân vật ông Hai như thế nào?
(Tâm trạng dằn vặt, đâu đớn của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc →Câu chuyện sinh động.)
? Rút ra khái niệm về đối thoại , độc thoại?
Cho HS phát biểu, GV chôt lại – ghi.
Hoạt động 2: H/d hs luyện tập.
Cho HS đọc BT1/178.
? Nêu yêu cầu của bài tập ? (Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích.)
Các nhóm thảo luận : Đại diện nhóm trình bày.
GV nhận xét – sửa chữa.
( Cuộc đối thoại diễn ra không bình thường giữa vợ chồng Ông Hai. 
- Có 3 lượt lời trao ( Lời bà Hai):
(1).- Này, thầy nó ạ.
(2). - Thầy nó ngủ rồi à?
(3). – Tôi thấy người ta đồn…
 - Chỉ có hai lượt đáp ( lời Ông Hai) :
(1)
(2).- Gì?
(3).- Biết rồi.
 - Lời thoại đầu của bà Hai, Ông Hai không đáp lại.
 -Câu hỏi 2 của bà Hai được ông hỏi lại bằng câu hỏi (gì)?
 Lần thứ 3: Ông đáp một câu cụt ngủn: “Biết rồi”
 → Nỗi bật tâm trạng chán chường của Ông Hai.)
GV tiếp tục cho hs làm BT2.
? Nêu yêu cầu của BT này?
GV hướng dẫn cho hs chọn đề tài.
HS chuẩn bị và trình bày.
Các HS khác nhận xét, sửa chữa.
GV : Cho hs tham khảo một số ý để viết:
Nội dung: Kể lại cuộc gặp gỡ giữa em và một người bạn thân sau nhiều năm xa cách:
- Kể hoàn cảnh cuộc gặp gỡ.
-Tình cảm của bạn bè khi gặp lại.
- Cuộc trò chuyện giữa em và bạn( dùng ngôn ngữ đối thoại)
-Suy nghĩ về tình cảm bạn bè(độc thoại, độc thoại nội tâm.)
I. Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
- Độc thoại, đối thoại, độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng, để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự.
 - Đối thoại là hình thức đối đáp trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người . Trong văn bản tự sự đối thoại được thể hiện bằng cách gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (Mỗi lượt lời là một gạch đầu dòng).
 - Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với ai đó trong tưởng tượng.Khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng.
- Độc thoại nội tâm là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với ai đó trong tưởng tượng nhưng không nói thành lời ( không có gạch đầu dòng.) 
II. Luyện tập:
 Bài tập 1/178.
Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại:
Bài tập 2/179.
Viết một đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn, trong đó sử dụng cả ba hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
4- Củng cố:
HS xem lại các bài tập.Đọc ghi nhớ SGK.
5- Hướng dẫn hs học tập ở nhà :
- Học kỹ bài .Hoàn chỉnh các bài tập .
- Chuẩn bị bài: “ Luyện nói:Tự sự kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm”,theo câu hỏi sgk,tr.179.
* Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
TIẾT : 65
Ngày sọan: 13.11.2011.
Ngày giảng: 17.11.2011.
A.Mục tiêu cần đạt : Giúp hs:
1.Kiến thức: Hiểu được vai trò của tự sự,nghị luận và miêu tả nội tâm trong vb tự sự.Tác dụng của việc sử dụng các yếu tố đó trong kể chuyện.
2.Kĩ năng: Nhận biết được các yếu tố tự sự,nghị luận và miêu tả nội tâm trong một vb.
3.Thái độ: Có ý thức sử dụng các yếu tố tự sự,nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện.
B.Chuẩn bị:
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Động não,trình bày một phút,thuyết trình.
- GV: Đọc bài,sgk,sgv,stk+Giáo án.
- HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi,bài tập sgk,tr. 179.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy-học:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs:
? Đối thoại , độc thoại là gì? Có mấy loại độc thoại ? 
( Nêu rõ hai khái niệm (tiết 64) . Có hai loại độc thoại (độc thoại thành lời, độc thoại nội tâm)
3- Bài mới : Khả năng nói trước tập thể , trước đám đông, không phải ai cũng có được. Vì vậy luyện nói là một trong những kỹ năng được môn Ngữ văn bổ sung và chú ý nhiều hơn trước . Gìờ học này với những kiến thức đã chuẩn bị theo hướng dẫn , các em sẽ thể hiện khả năng nói của mình trước tập thể lớp.
Hoạt động của Thầy-Trò
Nội dung
Hoạt động 1 :
Đọc đề 1 ( Sgk )
? Nêu yêu cầu của đề ?
( Kể lại tâm trạng của em sau khi xảy ra một chuyện có lỗi với bạn.)
? Khi kể sử dụng yếu tố nghị luận như thế nào ?( Độc thoại nội tâm)
? Khi kể, miêu tả nội tâm gì của em ?( Suy nghĩ, dằn vặt.)
Đại diện nhóm 1 trình bày lời nói của mình.
Cả lớp nhận xét ( Nói đã tự nhiên, rõ ràng, rành mạch chưa ?  Nội dung bài nói có đúng với y/c của đề bài chưa ? )
Giáo viên bổ sung, nhận xét.
- Sửa cho học sinh.
Tiếp tục cho hs làm BT 2.
? Nêu yêu cầu ?( Dùng lí lẽ - dẫn chứng khẳng định Nam là bạn tốt.)
? Cảm nghĩ chung của em về sự hiểu lầm với bạn Nam và bài học trong quan hệ bạn bè.
BT3 : Đóng vai T.Sinh – Ngôi thứ nhất xưng "Tôi " : Cách kể hóa thân vào nhân vật T.Sinh kể.Tập trung vào cách xử sự của T.Sinh với Vũ Nương khi từ trận mạc trở về nghe bé Đản kể : " Trước đây ..... bé Đản cả " Đặc biệt là sự hối hận của T.Sinh khi hiểu ra nỗi oan của vợ.
Gợi ý : chia nhóm thảo luận - đại diện trình bày - Cả lớp nhận xét - bổ sung - sửa chữa.
Hoạt động 2 :
GV nêu một số yêu cầu khi luyện nói.
Gọi một số HS trình bày lần lượt các BT. Các HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.
GV nhận xét tiết luyện nói và rút kinh nghiệm.
I. Lập đề cương luyện nói :
Đề 1 : Tâm trạng của em sau khi xảy ra một chuyện có lỗi với bạn.
Giáo viên gợi ý :
a. Diễn biến sự việc :
- Nguyên nhân nào dẫn đến việc làm sai trái của em.
- Sự việc gì ? Mức độ "có lỗi" với bạn ?
- Có ai chứng kiến hay chỉ một mình em biết ?
b.Tâm trạng :
- Tại sao em phải suy nghĩ dằn vặt ? Do em tự vấn lương tâm hay ai nhắc nhở ?
- Em có suy nghĩ cụ thể như thế nào ? Lời tự hứa với bản thân ra sao ?
Đề 2 : Kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn rất tốt.
a. Không khí của buổi sinh hoạt.
- Là buổi sinh hoạt định kỳ hay đột xuất ?
- Nội dung : Phê bình, góp ý cho bạn Nam
- Thái độ của các bạn đối với bạn Nam.
b. Nội dung : Ý kiến của em :
- Nguyên nhân khiến các bạn hiểu lầm bạn Nam ( khách quan, chủ quan, cá tính bạn Nam, quan hệ của Nam.)
Đề 3: Đóng vai Trương Sinh kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hân ở đoạn truyện : Từ đầu……qua rồi.
- Kể về Vũ Nương.
- Tính cách cúa Trương Sinh.
- Vũ Nương khi chồng vắng nhà .
- Khi chồng trở về, Vũ Nương bị nghi oan.
- Vũ Nương tự tận
- Lời con trẻ về cái bóng, Trương Sinh hiểu nỗi oan ...việc đã qua rồi.
II. Luyện nói :
1.Trình bày trước lớp những nội dung đã chuẩn bị.
2. Yêu cầu :
- Nói rõ ràng, mạch lạc.
- Chú ý giọng điệu.
- Tư thế ngay ngắn, mắt hướng vào người nghe.
3. Rút kinh nghiệm luyện nói.
4- Củng cố:
5- Hướng dẫn hs học tập ở nhà :
- Học kỹ bài .Hoàn chỉnh các bài tập .
- Chuẩn bị bài: “Lặng lẽ Sa Pa”,theo câu hỏi sgk,tr.189.
* Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
TUẦN : 14
TIẾT : 66,67 
Ngày soạn :17.11.2011. * Nguyễn Thành Long *
Ngày dạy :21.11.2011.
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs :
1.Kiến thức: Hiểu biết thêm về tác giả và tác phẩm truyện VN hiện đại viết về những người lao động mới trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.Thấy được vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc trong tác phẩm.Nghệ thuật kể chuyện,miêu tả sinh động,hấp dẫn trong truyện.
2.Kĩ năng: Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt truyện.Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự.
3.Thái độ: Yêu mến,cảm phục vẻ đẹp trong lối sống và noi gương anh thanh niên.
B.Chuẩn bị:
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Động não,trình bày một phút,viết sáng tạo,thuyết trình.
- GV: Đọc bài,sgk,sgv,stk+Giáo án.Tranh ảnh về Sa Pa;chân dung nhà vănNguyễn Thành Long.
- HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi phần đọc-hiểu sgk,tr.189.Tìm bài thơ ,đoạn thơ ca n

File đính kèm:

  • docngu van 920142015.doc