Giáo án Ngữ văn 8 - Vũ Phong

- Đọc và thực hiện 1 trong 3 đề trong SGK.(Viết ngắn gọn 200 từ)

- Những yếu tố cần thiết để xây dựng đoạn văn tự sự là:

- Sự việc: gồm nhiều hay một được kể lại một cách rõ ràng, mạch lạc.

- Nhân vật: là chủ thể của hành động hoạc là mọt trong những người chứng kiến sự việc đã xảy ra.

- Vai trò các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự làm cho sự việc trở nên hấp dẫn, sinh động. Các yếu tố miêu tả, biểu cảm có thể nhiều hay ít nhưng nó chỉ có vai trò bổ trợ cho sự việc và nhân vật chính.

- Bước l : Lựa chọn sự việc chính.

Bước 2: Lựa chọn ngôi kể.

Bước 3 : Xác định thứ tự kể.

 Bước 4 : Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn tự sự sẽ viết

 

doc447 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1924 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Vũ Phong, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Tầng lớp HS, SV: Gậy, ngỗng...
5. Trợ từ, thán từ 
- Nó ngồi cả buổi chiều mà chỉ làm được mỗi bài tập!
- Ô hay, tôi tưởng anh cũng biết rồi!
6. Tình thái từ:
- Anh đọc xong cuốn sách rồi à?
- Con nghe thấy rồi ạ!
- Không sử dụng tình thái từ một cách tùy tiện mà phải chú ý đền tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm đối với người nghe, đọc.
Ví dụ: Bác giúp cháu một tay ạ!
Bạn giúp mình một tay nào!
7. Các biện pháp tu từ:
a, Nói quá:
Anh đi xuôi ngược tung hoành
Bước dài như gió lay thành chuyển non.
=> Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, uy mô tính chất của sự vật để nhấn mạnh gây ấn tượng, tăng sức bỉeu cảm.
b, Nói giảm nói tránh
- Bác đã lên đườc theo tô tiên (Tố Hữu)
Chị ấy không còn trẻ lắm! (Chị ấy đã già)
=> Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng để diễn đạt tế nhị tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ thô tục...
8. Câu ghép:
- Gió thổi, mây bay, hoa nở.
Vì trời mưa nên đường lầy lội.
=> Câu ghép là câu có từ hai cụm C-V trở lên, chúng không bao chứa nhau.
Các vế trong câu ghép có thể nối trực tiếp với nhau hoặc nối với nhau bằng quan hệ từ
9. Dấu câu:
- Dùng để đánh dấu phần có chức năng chú thích.
Ví dụ: Bích (một cây Toán của lớp) rất thích làm thơ
- Đánh dấu báo trước phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó; đánh dấu báo trức lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại
Ví dụ:- Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
- Ông cha ta đã dạy: “Có công mài sắt có ngày nêm kim”
- Dùng để đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn tực tiếp; đánh dấu từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai; đánh dâu tên tác phẩm, tờ báo... dẫn trong câu văn.
Ví dụ: Tôi rất thích đọc “Văn học tuổi trẻ” vì nó rất bổ ích và có nhiều chuyên mục hay.
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1/158:
b, Câu ghép: Pháp chạy, Nhật hàmg, vua Bảo đại thoái vị. Có thể tách thành câu đơn.
-> Câu ghép nêu ra ba sự kiện nối tiếp nhau, diễn đạt như vậy làm nổi bật sức mạnh vũ bão của cuộc CMT8. Nếu tách ra thành câu đơn ko thể hiện được ý đó. 
c, C3: Có ba vế câu, vế thứ nhất nói với hai vế sau bằng qua hệ từ bởi vì-chỉ nguyên nhân.
C1: có hai vế câu có quan hệ so sánh nối với nhau bằng qht cũng, như
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:
- Hệ thống hóa lại kiến thức dã học về tiếng Việt.
- Chuẩn bị tiết Hai chữ nước nhà
Ngµy so¹n: 02/12/2011
Ngµy d¹y: 8/12/2011
Gi¸o viªn: Vò Phong
Trêng THCS VÜnh Phó
Tiết 64: TLV: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS.
	- Giúp hs nhận ra ưu khuyết điểm của mình qua bài viết.
	- Củng cố lý thuyết thuyết minh.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:	
- Chấm bài, sửa lỗi.
	- Soạn giáo án.
2. Học sinh:	
- Xem lại kiến thức.
	- Tự nhận xét bài làm của mình.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
* Hoạt động 1: Khởi động
1. Ổn định lớp:
8A: …………………………………………………………………
8B: …………………………………………………………………
2. Kiểm tra bài cũ:
	3. Bài mới:
* Hoạt động 2: Nhận xét và sửa lỗi
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hướng dẫn tìm hiểu đề:
- Gọi hs đọc lại đề.
- Nêu yêu càu của đề.
- GV phân tích yêu cầu của đề để hs nắm.
1. Đề bài: Em hãy thuyết minh cây bút bi
* Phương thức biểu đạt: Thuyết minh.
* Nội dung: 
Thuyết minh cây bút bi một đồ dùng để viết
* Phương pháp thuyết minh: 
Nêu định nghĩa, giải thích.
Liệt kê
 So sánh 
 Phân loại, phân tích 
Hướng dẫn hs lập dàn ý: 
- GV cho các nhóm lập dàn ý.
- Các nhóm nhận xét chéo, bổ sung, dàn ý.
- GV kết luận, bổ sung để dàn ý hoàn chỉnh.
2- Dàn ý: 
Đầy đủ 3 phần và sắp xếp theo một trình tự hợp lý.
Mở bài: Giới thiệu về cây bút bi.
Thân bài:
 Hình dáng, màu sắc, cách bài trí bên ngoài của cây bút bi.
 Cấu tạo cây bút bi:
 Chất liệu vỏ
 Cấu tạo ruột bút, ngòi bút.
 Cấu tạo mực
	Công dụng của cây bút bi
	Cách sử dụng và bảo quản.
Kết bài:
Vai trò và tác dụng.
Cảm xúc về cây bút bi.
HS tự nhận xét bài viết của mình, nêu những ưu điểm, hạn chế
3- HS tự nhận xét bài viết sau khi lập dàn ý
 Hướng dẫn sửa bài
Bước 1: Đánh giá chung :
Giáo viên nhận xét những ưu điểm và hạn chế chung của bài làm.
(Ghi ra giấy từng lớp)
Bước 2: Sửa lỗi cụ thể.
- Học sinh phát hiện lỗi sai trong bài của mình về câu, đoạn văn.
- Cách dùng từ, lỗi chính tả.
- Viết sai ngữ pháp.
- Chuẩn bị bảng phụ những câu sai trong bài làm của học sinh, cho các em phát hiện lỗi sai và sửa lại cho đúng.
- Gọi học sinh sửa bài, cả lớp nhận xét, bổ sung.
* Giáo viên nhận xét.
4. Sửa lỗi cụ thể:
Phát hiện lỗi trong đoạn văn.
Sửa bài.
Đọc đoạn văn hay
- Giáo viên chọn bài làm tốt hoặc có đoạn văn hay đọc giới thiệu cho học sinh. (Chú ý các bài theo 3 đối tượng học sinh)
- Đọc nhận xét về ưu điểm dúng từ, diễn đạt.
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:
	- Xem lại lý thuyết.
	- Chuẩn bị bải Ông đồ
DuyÖt gi¸o ¸n TuÇn 16: 5/12/2011
TCM
NguyÔn ThÞ Hång Thanh
Ngµy so¹n: 8/12/2011
Ngµy d¹y: 12/12/2011
Gi¸o viªn: Vò Phong
Trêng THCS VÜnh Phó
TUẦN 17 - BÀI 16 
Tiết 65: Văn ản: ÔNG ĐỒ
 (Vũ Đình Liên)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS.
- Biết đọc-hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn để bổ sung thêm kiến thức về tác giả, tác phẩm của phong trào thơ mới. Thấy được một số biểu hịên của sự đổi mới về thể loại, đề tài, ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật lãng mạn. Hiểu được những xúc cảm của tác giả trong bài thơ.
1. Kiến thức: Sự đổi thay trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nàh thơ đối với những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một. Lối viết bình dị mà gợi cảm của tác giả trong bài thơ.
2. Kĩ năng: Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. Đọc diễn cảm tác phẩm. Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm.	
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tìm hiểu thêm về Vũ Đình Liên.
	- Đọc tham khảo một số bài viết về Ông đồ.
	- Tìm tranh minh hoạ cho bài thơ (tranh ông đồ, tranh thư pháp).
2. Học sinh:	
- Đọc bài thơ, xem kĩ phần chú thích.
	- Trả lời câu hỏi Hướng dẫn đọc - hiểu.	
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
* Hoạt động 1: Khởi động
1. Ổn định lớp:
8A: …………………………………………………………………
8B: …………………………………………………………………
2. Kiểm tra bài cũ:
	Kiểm tra vở học sinh.
3. Bài mới:
* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc-hiểu văn bản:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- Cho HS quan sát bức tranh ông đồ.
? Em có biết bức tranh này vẽ gì không?
(Vẽ những ông đồ xưa.)
? Ông đồ là những người làm nghề gì?
(Đó là những ông giáo dạy chữ Nho và viết chữ thuê.)
 Ngày nay, các em khó lòng được nhìn thấy những ông đồ đúng nghĩa trong trang phục như thế này. Còn hình ảnh của các ông đồ ngày xưa ra sao, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
GV đọc mẫu và gọi HS đọc bài thơ.
- Gọi HS đọc chú thích *, sgk/9.
? Đặc trưng sáng tác của Vũ Đình Liên là gì?
? Giới thiệu với HS về hoàn cảnh sáng tác của bài Ông đồ.
- Gọi HS đọc mục chú thích.
? Bài thơ được làm theo thể thơ gì?
? Hãy xác định các ý chính của bài thơ?
I. Tiếp xúc văn bản:
1. Đọc: 
- Y/c:
+ Khổ 1: giọng nhẹ nhàng, bình thản.
+ Khổ 2: giọng đọc miêu tả.
+ Khổ 3: giọng chùng xuống, chậm dần lại.
+ Khổ 5: đọc thật chậm, giọng buồn thương, da diết. 
2. Tìm hiểu chú thích:
* Tác giả: Vũ Đình Liên, sinh ngày 12/11/1913, mất ngày 18/1/1996. Ông làm thơ, nghiên cứu và dịch thuật. Thơ ông mang nặng lòng thương cảm và nỗi niềm hoài cổ.
* Tác phẩm:
Là bài thơ hay nhất, nổi tiếng nhất của ông và cũng là của phong trào thơ mới.
* Từ khó:1, 2, 4, 5 và 6
3. Bố cục - thể thơ:
a, Bố cục:
- Khổ 1, 2: Hình ảnh ông đồ khi chữ Nho thịnh hành.
- Khổ 3, 4: Hình ảnh ông đồ thời tàn.
- Khổ 5: Tình cảm của nhà thơ.
b, Thể loại: Thơ ngũ ngôn (năm chữ)
- Gọi HS đọc lại 2 khổ thơ đầu.
? Em có nhận xét gì về sự xuất hiện của ông đồ ở hai khổ thơ đầu? Ông xuất hiện để làm gì?
GV Giới thiệu thêm cho HS về văn hoá Việt Nam ngày tết:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ.
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.
? Thái độ, tình cảm của mọi người đối với ông đồ ra sao?
? Em có nhận xét gì về h/ả ông đồ ở hai khổ thơ đầu?
- Gọi HS đọc khổ 3,4 của bài thơ.
? Hình ảnh ông đồ lúc này ra sao?
? Em nghĩ gì về hai câu:
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
? Bình thêm về nghệ thuật diễn đạt cũng như biểu hiện tâm trạng trong hai đoạn thơ?
? Hai câu thơ: “Lá vàng rơi trên giấy;/ Ngoài giời mưa bụi bay.” có phải là những câu thơ tả cảnh không?
- Gọi HS đọc khổ thơ cuối.
? Em có nhận xét gì về lời mở đầu và cách kết thúc của bài thơ?
? Khổ thơ cuối cho ta biết tình cảm gì của tác giả?
GV: Mặc dù cái mới ra đời là quy luật tất nhiên của cuộc sống nhưng chữ Nho đã gắn bó lâu đời với người dân Việt Nam, nay nó không được thịnh hành, tác giả không khỏi xót xa, nuối tiếc.
? Nêu giá trị nội dung của bài thơ?
? Hãy tìm những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?
? Bình thêm về giá trị của những biện pháp nghệ thuật đó?
? Ý nghĩa văn bản?
- Gọi HS đọc Ghi nhớ, sgk/10
II. Phân tích văn bản:
1. Hình ảnh ông đồ thời chữ Nho thịnh hành:
- Thời gian: Hoa đào nở.
- Hành động: bày mực tàu, giấy đỏ.
- Địa điểm: Bên phhó đông người.
- Ông bày mực tàu, giấy đỏ bên hè phố đông người qua lại, như góp mặt vào cái đông vui, náo nhiệt của phố phường. H/ả gần gũi, thân quen như không thể thiếu trong mỗi dịp tết đến xuân về.
- Bao nhiêu người thuê viết…
- Ngợi khen: tài, có hoa tay, chữ
- Ai cũng tìm đến ông, yêu mến cái tài viết chữ của ông à ông đã góp phần tạo nên nét xuân trong ngày tết truyền thống.
=> H/ả ông đồ như hoà vào, góp vào cái rộn ràng, tưng bừng, sắc màu rực rỡ của phố xá đang đón tết; mực tàu, giấy đỏ của ông hoà với màu đỏ của hoa đào nở; sự có mặt của ông đã thu hút bao người xúm đến. Người ta không chỉ tìm đến ông vì cần thuê ông viết chữ, mà còn để thưởng thức tài viết chữ đẹp của ông. Mọi người tấm tắc ngợi khen tài ông, khen ông có hoa tay, khen chữ ông như phượng múa, rồng bay -> Ông trỏ thành trung tâm của sự chú ý, là đối tượng của sự ngưỡng mộ của mọi người.
2. Hình ảnh ông đồ khi chữ Nho suy tàn:
- Xuân về, ông đồ xuất hiện nhưng không còn ai thuê viết, ngợi khen à cảnh vắng vẻ, điêu tàn…
- Hình ảnh nhân hoá thể hiện hoàn cảnh cũng như tâm trạng của ông đồ một cách sâu sắc à nỗi sầu như lan ra cả những vật vô tri vô giác. Tờ giấy đỏ cứ phơi ra đấy mà chẳng được đụng đến trở thành bẽ bàng, màu đỏ của nó trở thành vô duyên, khonng thắm lên được; nghiên mực cũng vậy, không hề được chiếc bút lông chấm vào, nên mực như đọng lại bao sầu tủi và trở thành nghiên sầu.
- Hai câu thơ tả cảnh ngụ tình-bộc lộ tâm trạng (tâm cảnh), nỗi lòng của ông đồ. Đây là hai câu thơ đặc sắc nhất của bài thơ. Lá vàng gợi sự tàn tạ, buồn bã; đây lại là lá vàng rơi trên những tờ giấy dành viết câu đối của ông đồ. Vì ông ế khách, tờ giấy đỏ cứ phơi ra đấy hứng lá vàng rơi và ông cũng bỏ mặc. Ngoài giời mưa bụi bay gợi sự ảm đạm, lạnh lẽo tới buốt giá-> đây chính là mưa trong lòng người chứ không phải là mưa ngoài trời! Dường như cả trời đất cũng ảm đạm, buồn bã như ông đồ.
3. Tình cảm của nhà thơ:
- Kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ, làm nổi bật chủ đề của bài thơ. Khổ thơ có cái tứ “cảnh cũ người đâu” thường gặp trong thơ xưa, đầy gợi cảm.
- Hai câu cuối là lời tự vấn, là nỗi niềm thương tiếc khắc khoải của tác giả. Ông bâng khuâng, xót xa khi nghĩ đến những người muôn năm cũ không còn tồn tại.
III. Tổng kết – ghi nhớ:
1. Nội dung:
- Khung cảnh mùa xuân năm xưa và mùa xuân hiện tại
- Sự mai một những giá trị truyền thống là vấn đề của đời sồng hiện đại được phản ánh trong những lời thơ tự nhiên và đầy cảm xúc.
2. Nghệ thuật: 
- Viết theo thể thơ ngũ ngôn hiện đại.
- Xây dựng những hình ảnh đối lập. Phép nhân hoá.
- Kết cấu giản dị, hàm xúc, đầu cuối tương ứng. Kết hợp giữa biểu cảm với kể, tả.
- Lựa chọn lời thơ gợi cảm xúc.
3. Ý nghĩa văn bản:
Khắc hoạ hình ảnh ông đồ, nhà thơ thể hiện nỗi tiếc nuối cho những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai.
* Ghi nhớ: SGK/10
IV. Luyện tập:
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:
	1. Cho HS thảo luận nhóm: Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau:
“Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu…”
“Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay…”
	2. Chốt lại nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
	3. Gọi HS đọc lại Ghi nhớ.
	4. Học thuộc lòng bài thơ.
	5. Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
	6. Chuẩn bị bài “Hai chữ nước nhà”.
Ngµy so¹n: 8/12/2011
Ngµy d¹y: 13/12/2011
Gi¸o viªn: Vò Phong
Trêng THCS VÜnh Phó
Tiết 66: Văn bản: 
Hướng dẫn đọc thêm: HAI CHỮ NƯỚC NHÀ
(Trần Tuấn Khải)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
- Bổ sung kiến thức về văn học Việt Nam đầu TKXX. Cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn thơ. Tìm hiểu sức hấp dẫn nghệ thuật của ngòi bút Trần Tuấn Khải.
1. Kiến thức: Nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước được thể hiện trong đoạn thơ. Sức hấp dẫn của đoạn thơ qua cách khai thác đề tài lịch sử, lựa chọn thể thơ để diễn tả xúc động tâm trạng của nhân vật lịch sử với giọng thơ thống thiết.
2. Kĩ năng: Đọc-hiểu một đoạn thơ khai thác đề tài lịch sử. Cảm thụ được cảm xúc mãnh liệt thể hiện bằng thể thơ Song thất lục bát.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
2. Học sinh:
- Đọc văn bản, trả lời câu hỏi Đọc - Hiểu văn bản.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
* Hoạt động 1: Khởi động
1. Ổn định lớp:
8A: …………………………………………………………………
8B: …………………………………………………………………
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
? Đọc thuộc lòng bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” của Tản Đà
3. Bài mới:
* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc-hiểu văn bản:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
GV đọc mẫu và gọi HS đọc bài thơ.
- Gọi hs đọc bài thơ và chú thích (é) sgk
- GV giới thiệu về nét về tác giả tác phẩm.
? Xác định bố cục và thể loại của đoạn trích?
I. Tiếp xúc văn bản:
1. Đọc: 
- Y/c: Đọc thể hiện đúng nhịp, giọng thơ, câu song thất có nhịp 2//2/3; 4/3, hai câu song thất đọc nhịp dứt khoát; hai câu lục bát đọc chậm, dàn trải thể hiện nhwngx cảm xúc kín đáo, sâu sa.
2. Tìm hiểu chú thích:
* Tác gỉa:
 - Á Nam Trần Tuấn Khải (1895 – 1983), quê Nam Định.
* Tác phẩm:
Hai chữ nước nhà là bài thơ mở đầu tập Bút quan hoài I (1924) lấy đề tài lịch sử thời giặc Minh xâm lược nước ta Nguyễn Phi Khanh bị bắt giải sang Tàu, không mong ngày trở lại, con muốn theo để phụng dưỡng cha già cho trọn đạo hiếu nhưng cha già phải dằn lòng khuyên con quay trở về để lo tính việc trả thù nhà đền nợ nước.
* Từ khó: Lưu ý các chú thích về từ Hán Việt.
3. Bố cục - thể loại:
a, Bố cục: 3 phần
- Phần 1: 8 câu thơ đầu: Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn.
- Phần 2: 20 câu thơ tiếp theo: Hiện tình đất nước trong cảnh đau thương, tang tóc.
- Phần 3: 8 câu thơ cuối: Thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con.
b. Thể loại:
Bài thơ được viết theo thể song thất lục bát
- Gọi hs đọc 8 câu đầu.
? Cảnh ngộ cuộc chia ly được miêu tả qua bối cảnh không gian như thế nào ? 
? Hãy nêu hoàn cảnh và tâm trạng nhân vật?
? Các hình ảnh ẩn dụ : “Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước, chút thân tàn lần bước dặm khơi” mang ý nghĩa gì?
II. Hướng dẫn đọc hiểu văn bản:
1. Nội dung:
a, Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn.:
- Cuộc chia ly diễn ra nơi biên giới am đạm, heo hút: ải Bắc mây sầu ảm đạm, hổ thét chim kêu . . . 
- Hoàn cảnh thật éo le, cha bị giải sang Tàu, không mong ngày trở lại, con muốn theo để phụng dưỡng cha già cho trọn đạo hiếu những cha già phải dằn lòng khuyên con quay trở lại để lo tính iệc trả thù nhà đền nợ nước.
- Nói lên lòng nhiệt huyết yêu nước của người cha cùng cảnh ngộ bất lực của mình.
- Gọi hs đọc 20 câu tiếp theo.
? Người cha nhắc đến lịch sử dân tộc bằng những lời nào?
? Qua đó nhà thơ muốn khẳng định điều gì?
? Tại sao khi khuyên con trở về tìm cách cứu nước, người cha trước hết nhắc đến lịch sử dân tộc ?
(Người cha muốn khích lệ dòng máu anh hùng dân tộc ở người con.)
? Qua đó em hiểu thêm điều gì tấm lòng người cha?
? Trong phần tiếp theo, những câu thơ nào nói lên họa mất nước?
- Các chi tiết: Bốn phương khói lửa bừng bừng,họa xương rừng, náu sông, thành tung quách vỡ, bỏ vợ lìa con gợi về hình ảnh đất nước như thế nào ? 
? Họa mất nước gieo đau thương cho dân tộc và nỗi đau cho lòng yêu nước, Những lời thề nào diến tả nỗi đau này?
? Nhận xét về nghệ thuật diễn tả qua các hình ảnh: đất khóc, trời than, khói Nùng Lĩnh như xây khối uất, sông Hồng Giang nhường vật cơn sầu.?
? Em có nhận xét gì về giọng điệu của đoạn thơ này?
? Lời nói thảm vong quốc đã bộc lộ cảm xúc gì trong lòng người cha?
b, Hiện tình đất nước trong cảnh đau thương, tang tóc:
- Giống Hồng Lạc hoàng thiêng đã định
Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay.
Giời Nam riêng một cõi này.
Anh hùng hiệp nữ xưa nay kém gì?
-> Qua đó, nhà thơ muốn khẳng định truyền thống dân tộc: Nòi giống cao quý, lịch sử lâu đời, nhiều anh hùng hào kiệt trong đó có nữ giới.
-> Người cha thể hiện niềm tự hào dân tộc, một lòng yêu nước.
- Bốn phương khói lửa bừng bừng
Xiết bao thảm họa xương rừng, náu sông.
Nơi đô thị thành tung quách vỡ
Chốn dân gian bỏ vợ lìa con.
- Đất nước có giặc, bị hủy hoại. => Cảnh nước mất nhà tan.
- Thảm vong quóc kể sao xiết kể
..................................................
Sông Hồng Giang nhường vật cơn sầu.
-> Nghệ thuật nhân hóa, so sánh diễn tả nỗi đau mất nước thấm đến cả đất trời, sông núi nước Nam.
-> Giọng điệu thơ trở nên lâm li, thống thiết, xen lẫn nỗi phẫn uất, hờn căm, mỗi dòng thơ là một tiếng than, một tiếng nấc xót xa, cay đắng. Giọng thơ tâm huyết đầy bi phẫn nó có sức rung động lớn, nhất là với những tâm hồn đồng điệu ở thời đại đó.
-> Lời nói thảm vong quốc đã bộc lộ lòng căm phẫn vô hạn trước tội ác giăc Minh.
Đó cũng là biểu hiện sâu sắc lòng yêu nước của nhà thơ.
- Gọi hs đọc 8 câu cuối.
? Những lời thơ nào diễn tả hình ảnh thực của người cha?
? Qua chi tiết đó cho thấy người cha đang ở trong cảnh ngộ như thế nào ? 
? Tại sao khuyên con trở về tìm cách cứu nước người cha lại nói cảnh ngộ của mình và sự nghiệp tổ tông?
(Người cha nói như vậy để khích lệ con làm tiếp những điều ngươi cha chưa làm được để giúp nước nhà.
Làm cho lời trao gởi thêm sức nặng tình cảm: giang sơn gánh vác sau này cậy con.)
? Nhận xét giọng điệu lời thơ?
? Từ những lời khuyên đó, em cảm nhận được nỗi lòng nào của người cha?
c, Thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con:
- Cha tuỏi già sức yếu lỡ sa cơ đành chịu bó tay.
Thân lươn bao quản vũng lầy.
-> Người cha già yếu, bị bắt, không có địa vị đó là cảnh ngộ ngặt nghèo bất lực.
-> Lời thơ với giọng điệu thống thiết chân thành
-> Người cha yêu nước, yêu con. Đặt niềm tin vào đứa con và đất nước..
Tình yêu con hòa trong tình yêu nước, yêu dân tộc.
- Gọi hs đọc lại bài thơ
? Em có nhận xét gì về giọng điệu bài thơ? Á Nam Trần Tuấn Khải đã mượn câu chuyện lịch sử để gởi gắm điều gì?
2. Nghệ thuật:
- Kết hợp tự sự với biểu cảm.
- Thể thơ truyền thống tương đối phong phú về nhịp điệu.
- Giọng điệu trữ tình, thống thiết. 
3. Ý nghĩa văn bản: 
Mượn lời của Nguyễn Phi Khanh nói với con là Nguyễn Trãi, tác giả bày tỏ và khơi gợi nhiệt huyết yêu nước của người Việt Nam trong cnhr nước mất nhà tan.
III. Luyện tập:
? Tìm những hình ảnh, từ ngữ có tính chất ước lệ trong bài thơ?
Những từ ngữ hình ảnh: ải bắc, mây sầu, gió thảm, hổ thét, chim kêu, hạt máu nóng, hồn nước, Lạc Hồng, vong quốc
? Em hãy cho biết tại sao nó vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ.
Vừa gợi được tâm trạng khắc khoải đau thương của nhân vật lịch sử vừa khích lệ lòng yêu nước của của mọi người thời hiện tại.
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:
- Học thuộc 8 câu dầu và 8 câu cuối bài thơ.
- Năm được nội dung, nghệ thuật bài thơ.
Ngµy so¹n: 8/12/2011
Ngµy d¹y: 13/12/2011
Gi¸o viªn: Vò Phong
Trêng THCS VÜnh Phó
Tiết 67- 68: KIỂM TRA HỌC KỲ I
(Đề vá đáp án của Phòng giáo dục)
DuyÖt gi¸o ¸n TuÇn 17: 12/12/2011
TCM
NguyÔn ThÞ Hång Thanh
Ngµy so¹n: 16/12/2011
Ngµy d¹y: 19/12/2011
Gi¸o viªn: Vò Phong
Trêng THCS VÜnh Phó
TUẦN 18: BÀI 17
Tiết 70: HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN LÀM THƠ 7 CHỮ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
- Biết cách làm thơ 7 chữ với những yêu cầu tối thiểu: đặt c

File đính kèm:

  • docgiao an ngu van 8(1).doc