Giáo án Ngữ văn 8 - Tuyết Hoa - Tuần 3,4

@ .V ghi đề lên bảng yêu cầu hs chép bài vào giấy.

@.Gợi ý:

1. Xác định ngôi kể: thứ nhất, thứ ba

2. Xác định trình tự kể

 + Theo thời gian, không gian

 + Theo diễn biến của sự việc

 + Theo diễn biến của tâm trạng

3. Xác định cấu trúc của văn bản (3 phần) dự định phân đoạn (số lượng đoạn văn cho mỗi phần) và cách trình bày các đoạn văn.

4. Thực hiện 4 bước tạo lập văn bản (đã học ở lớp 7), chú trọng bước lập đề cương.

 

doc16 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3108 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuyết Hoa - Tuần 3,4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h động và ngôn ngữ của nhân vật.
è Chị Dậu hết mực yêu thương chồng, tìm mọi cách để bảo vệ chồng trong hoàn cảnh cùng đường, khốn quẫnèĐó là vẻ đẹp tâm hồn và sức sống của người phụ nữ nông thôn trước CMT8.
B/ Nghệ thuật.
- Tạo tình huống truyện có tính kịch “ tức nước vỡ bờ”
- Kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực, sinh động ( ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tâm lí,…)
C/ Ý nghĩa văn bản.
 Với cảm quan nhạy bén, nhà văn Ngô Tất Tố đã phản ánh hiện thực về sức phản kháng mãnh liệt chống lại áp bức của những người nông dân hiền làn, chất phác.
*HĐ3: TỔNG KẾT
-Hỏi: Qua đoạn trích, em hiểu được gì về bối cảnh xã hội bấy giờ ?
-GV tổng kết VB căn cứ vào kết quả cần đạt SGK 
III-Tổng kết :
Ghi nh ớ SGK. 33
3. hướng dẫn tự học.
-Tóm tắt lại tác phẩm Tắt đèn và nội dung đoạn trích vừa học. Đọc diễn cảm đoạn trích.
-Viết 1 đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích.
@Chuẩn bị bài mới: Xây dựng đoạn trong VB.
Thế nào là đoạn văn ?
Tìm hiểu từ ngữ chủ đề và câu chủ đề.
Xem trước phần luyện tập.
 Tuần : 3
 Tiết : 10
 TLV 	
 Tiết 10
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	- Hiểu được khái niệm “đoạn văn”, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung trong đoạn văn.
	- Vận dụng kiến thức đã học viết được đoạn theo yêu cầu văn mạch lạc đủ sức làm sáng tỏ một nội dung nhất định.
Trọng tâm:
Kiến thức :
Khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn .
Kĩ năng :
 - Nhận biết được từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn đã cho .
 - Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ và câu chủ đề, viết các câu liền mạch theo chủ đề và quan hệ nhất định .
 - Trình bày một đoạn văn theo kiểu quy nạp, diễn dịch, song hành, tổng hợp . 
B. CHUẨN BỊ:
 -GV: Bảng phụ ghi từ ngữ chủ đề và câu chủ đề
 -HS:Thực hiện theo dặn dò tiết 9
C. KIỂM TRA BÀI CŨ:
	- Bố cục văn bản gồm mấy phần?. Nhiệm vụ từng phần.
	- Hãy cho biết cách sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản?
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Nội dung
Hoạt động 1:Tìm hiểu thế nào là đoạn văn
-GV gọi HS đọc văn bản “Ngô Tất Tố” và tác phẩm “Tắt đèn” và trả lời các câu hỏi.
-Hỏi: Văn bản trên gồm mấy ý ? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn ?
- GV nêu câu hỏi: Em dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn ?
-Hỏi chốt: Qua phân tích nội dung và hình thức của đoạn văn em hãy cho biết thế nào là đoạn văn ?
- GV chốt lại ý. -GV tổng hợp nhấn mạnh ý. Một văn bản được viết hoàn chỉnh là nhờ sự kết nối giữa các đoạn văn. Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản .Dấu hiệu nhận biết đoạn văn là bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng. Mỗi đoạn văn trình bày một ý tương đối hoàn chỉnh.
I. Thế nào là đoạn văn:
1.Tìm hiểu văn bản :Ngô Tất Tồ và tác phẩm “Tắt đèn”
-Văn bản gồm 2 ý:
 +Giới thiệu về NTT
 +Nhận định giá trị tác phẩm.
-Văn bản trên gồm 2 ý 
-Mỗi ý được viết thành một đoạn văn.
2.Ghi nhớ:
 (SGK tr 36)
Hoạt động 2:Tìm hiểu từ ngữ chủû đề và câu chủ đề trong đoạn văn
- GV cho HS đọc đoạn 1 của văn bản “Ngô Tất Tố” và trả lời câu hỏi.
-Yêu cầu: tìm từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn (từ ngữ chủ đề)
- GV nhấn mạnh: từ ngữ chủ đề.
- GV cho HS đọc thầm đoạn 2 của văn bản và tìm câu then chốt của đoạn văn (câu chủ đề) vì sao em biết? Vị trí của câu then chốt ?
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung và hình thức cấu tạo, vị trí của câu chủ đề.
-Nhận xét phần trình bày của hs
- Từ các nhận thức trên, em hiểu từ ngữ chủ đề và câu chủ đề là gì? chúng đóng vai trò vì trong văn bản ?
II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn:
1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề:
*Tìm hiểu văn bản 1:
a/ -Đoạn văn 1 có từ ngữ chủ đề là “NTT”.Các từ được nhắc lại:Ông-một nhà văn-một nhà nho.
_duy trì đối tượng.Được viết theo cách song hành.
- b/ Đoạn văn 2 có câu chủ đề là:Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của NTT.
_Đặt ở đầu câu.Các câu còn lại triển khai ý của câu chốt.
* GHI NHỚ: (SGK tr 36)
l2(đoạn văn….đoạn văn)
- GV hướng dẫn HS tiếp tục phân tích hai đoạn văn về Ngô Tất Tố. Đọan văn có câu chủ đề không? Ý đoạn văn triển khai theo trình tự nào ?
- GV chốt:Trong một đoạn văn thường có một câu mang nội dung khái quát ,lời lẽ ngắn gọn-gọi là câu .Câu chủ đề thường đứng ở đầu đoạn hoặc cưối đoạn.Đoạn văn có câu chủ đề đứng ở đầu đoạn thì đoạn văn đó được viết theo cách diễn dịch,ở cuối đoạn thì viết theo cách qui nạp,không có câu chủ đề thì viết theo cách song hành.
- GV cho Hs đọc và phân tích đoạn văn “các tế bào. . “ (SGK tr 35) tìm câu chủ đề? (vị trí của nó). Ý đoạn văn triển khai theo trình tự nào?
-Nhận xét phần trình bày của hs
- Từ việc phân tích trên HS rút ra cách trình bày nội dung trong đoạn văn.
- GV chốt ý: đoạn văn có câu chủ đề nằm ở cuối đoạn văn,có tác dụng khái quát ý của các câu trong đoạn văn-đoạn văn được viết theo cách quy nạp
- GV gọi Hs đọc mục ghi nhớ.
-Hỏi chốt: Có mấy cách trình bày đoạn văn?
-Nhận xét phần trình bày của hs,chốt lại bài học và chuyển sang hoạt động tiếp theo.
2.Cách trình bày nội dung trong đoạn văn:
-Đoạn văn có câu chủ đề đứng ở đầu đoạn thì đoạn văn đó được viết theo cách diễn dịch
-Đoạn văn có câu chủ đề đứng ở cuối đoạn thì viết theo cách qui nạp
* GHI NHỚ: (SGK tr 36)
l3 (các câu…..song hành…)
Hoạt động 3:Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc và xác định yêu cầu của bài tập 
-Gợi ý:
 +Xem lại kiến thức về đoạn văn.
 +Đọc kĩ văn bản và suy nghĩ,trả lời.
-Nhận xét phần trình bày của hs
-Sửa bài và đưa đáp án.
Bài 2:
 Yêu cầu học sinh đọc và xác định yêu cầu của bài tập 
-Gợi ý:
 +Xem lại kiến thức về cách trình bày nội dung trong một đoạn văn
 +Đọc kĩ văn bản và trao đổi,suy nghĩ,trả lời.
-Nhận xét phần trình bày của hs
-Sửa bài và đưa đáp án.
III. LUYỆN TẬP:
Bài 1: Tìm các ý và nội dung các ý của văn bản : 
-Văn bản có 2 ý
-Mỗi ý được trình bày bởi một đoạn văn ,
Bài 2: Phân tích trình bày của văn bản :
a.Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn _Viết theo cách diễn dịch.
b. -Đoạn văn không có câu chủ đề –Được viết theo cách song hành.
E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
 1. CỦNG CỐ:
	- Thế nào là đoạn văn ?
	- Từ ngữ chủ đê là từ như thế nào ?
	- Thế nào là câu chủ đề ?
	- Có mấy loại trình bày nội dung trong 1 đoạn văn ?
 2. DẶN DÒ:
	- Về nhà học bài, làm bài tập
 -Xem lại các kiểu văn bản tự sự:
 +Cách kể người
 +Cách kể những cảm xúc trong tâm hồn
 +Cách viết một bài văn hoàn chỉnh.
 - Chuẩn bị tiết sau làm bài viết số 1 – văn tự sự.
Tuần : 3
Tiết :11,12
 TLV
 Tiết 11,12
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
	- Ôn lại kiểu bài tự sự đã học ở lớp 6, có kết hợp với kiểu bài biểu cảm đã học ở lớp 7. Luyện tập viết bài văn và đoạn văn.
B.CHUẨN BỊ:	
 -GV:Đề bài viết
 -HS: Tâm thế,theo dăn dò tiết 10
C. KIỂM TRA: Kiểm tra tâm thế của Hs .
D.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1:Ghi đề:
@ .V ghi đề lên bảng yêu cầu hs chép bài vào giấy.
@.Gợi ý:
1. Xác định ngôi kể: thứ nhất, thứ ba
2. Xác định trình tự kể
	+ Theo thời gian, không gian
	+ Theo diễn biến của sự việc
	+ Theo diễn biến của tâm trạng
3. Xác định cấu trúc của văn bản (3 phần) dự định phân đoạn (số lượng đoạn văn cho mỗi phần) và cách trình bày các đoạn văn.
4. Thực hiện 4 bước tạo lập văn bản (đã học ở lớp 7), chú trọng bước lập đề cương.
Hoạt động 2:Theo dõi HS:
-Nhắc nhở hs làm bài theo gợi ý.
-Chữ viết,chính tả cần 
-Bài viết phải đủ bố cục 3 phần.
-Thu bài của hs
-Kiểm tra lại số lượng bài.
-Chép đề vào giấy.
-Đọc kĩ đề,xác định yêu cầu của đề.
-Thực hiện viết nháp theo hướng dẫn.
-Viết bài nghiêm túc .
-Nộp bài.
Đề: Hãy kể lại kỉ niệm lần đầu tiên vào lớp sáu của em .
E. DẶN DÒ:
 @ -Về nhà làm dàn bài vào tập bài soạn để chuẩn bị cho tiết trả bài.
 -Rút ra những ý còn thiếu sót để xây dựng dàn ý hoàn chỉnh hơn.
 @Soạn bài: LÃO HẠC
 -Đọc kĩ văn bản
 -Đọc kĩ chú thích * và các chú thích cuối văn bản
 -Tìm các ý chính về tg,tp
 -Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.
 @ Học bài Tức nước vỡ bờ theo dặn dò tiết 9
 Tiết :13,14 Văn bản 
 	 Nam Cao
A. MỤC TIÊU, YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết đọc – hiểu một đoạn trích trong tác phẩm hiện thực tiêu biểu của nhà văn Nam Cao .
- Hiểu được tình cảnh khốn cùng, nhân cách cao quý, tâm hồn đáng trân trọng của người nơng dân qua hình tượng nhân vật lão Hạc ; lịng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao trước số phận đáng thương của người nơng dân cùng khổ .
- Thấy được nghệ thuật viết truyện bậc thầy của nhà văn Nam Cao qua truyện ngắn “Lão Hạc” .
B .TRỌNG TÂM:
Kiến thức :
Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực .
Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn .
Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tinhy2 huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc họa hình tượng nhân vật .
Kĩ năng :
 - Đọc diễn cảm, hiểu, tĩm tắt được tác phầm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực .
 - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực .
C. KIỂM TRA BÀI CŨ:
	Tiết 1: Qua nhân vật chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố (vb “Tức nước vỡ bờ”) em có thể khái quát điều gì về số phận và phẩm chất của người nông dân VN trước CM8.
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
	 Có những người nuôi chó, quí chó như người như con. Nhưng quí chó đến mức như Lão Hạc thì thật hiếm, và quí đến thế, tại sao Lão vẫn bán chó để rồi lại tự vằn vặt hành hạ mình, và cuối cùng tự tìm đến cái chết dữ dội thê thảm? Nam Cao muốn gởi gắm điều gì qua thiên truyện đau thương và vô cùng xúc động này-các em vào tìm hiểu văn bản.
Hoạt động của GV
Nội dung
Hoạt động 1:Tìm hiểu sơ lược về tg,tp:
-Yêu cầu hs đọc chú thích *
- GV yêu cầu HS dựa vào chú thích (*) tìm hiểu vài nét về tác giả Nam Cao và tác phẩm “Lão Hạc”
- GV chốt ý:Nam Cao nhà văn hiện thực cách mạng sâu sắc ; Ông là nhà văn mà cũng là chiến sĩ , nhà văn chuyên viết về đề tài nông dân và trí thức …..
-GV cho HS tìm hiểu kĩ các chú thích 5,6,9,10,11,15,21,28,30,31,40 và 43
- GV gọi HS đọc văn bản (GV hướng dẫn cách đọc: chú ý giọng điệu biến hóa đa dạng của tác phẩm)
-?: Đoạn trích kể chuyện gì và có thể chia làm mấy đoạn nhỏ?
-Nhận xét phần trình bày của hs
-GV giới thiệu: đoạn trích có thể chia làm 3 đoạn :Lão Hạc sang nhờ ông giáo;Cuộc sống của Lão Hạc;Cái chết của Lão Hạc.
- GV yêu cầu Hs kể tóm tắt truyện từ tr38 – tr41.
-Nhận xét phần trình bày của hs
Hoạt động 2:Tìm hiểu văn bản:
- GV hỏi: Vì sao Lão Hạc rất yêu “Cậu vàng” mà phải đành lòng bán cậu ?
-Nhận xét phần trình bày của Hs .
-Giảng:Lão Hạc lâm vào cảnh khốn cùng nên lão phải bán chó và cuối cùng phải chọn cái chết để bảo toàn tài sản cho con và không phiền hà bà con hàng xóm.
-Hỏi: Qua lời kể của Lão Hạc với ông giáo ta thấy rõ hơn tâm trạng, tâm hồn và tính cách của Lão Hạc như thế nào?
- GV chốt :Trong những lời phân trần, kể lễ,than vãn với ông giáo, quanh việc bán cậu vàng, thể hiện một lão Hạc sống rất tình nghĩa thủy chung.
? Vì sao lão phải chọn cái chết để giải thoát cho mình?
 - Hỏi: Qua việc Lão Hạc nhờ vả ông giáo, em có nhận xét gì về nguyên nhân và mục đích của việc này ?
-Giảng:Lão Hạc chết thật bất ngờ. Sự bất ngờ này làm cho câu chuyện thêm căng thẳng ,thêm xúc động .Mâu thuẩn bế tắc được đẩy lên đỉnh điểm, kết thúc một cách bi đát và tất yếu.Lão chết vì quá đói khổ, vì quá thương con.
? Nam Cao tả cái chết của Lão Hạc như thế nào? Tại sao Lão Hạc lại chọn cái chết như vậy ? Nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của Lão Hạc? 
-Giảng: Cái chết của lão thật dữ dội và kinh hoàng.Cái chết của lão có ý nghĩa rất sâu sắc : Nó góp phần tố cáo XH , bộc lộ rõ số phận tính cách cũa Lão Hạc cũng là số phận và tính cách của người nông dân nghèo trong XH trước cách mạng tháng 8.
-Hỏi:Qua cái chết của lãoHạc em hiểu gì về tính cách và tình cảnh của ông?
-Nhận xét phần trình bày của hs
-Gỉảng, chốt: Qua những điều lão thu xếp, nhờ cậy ông giáo chúng ta thấy lão có lòng tự trọng , có sự suy nghĩ chu đáo. Từ khi bán chó lão có sự chuẩn bị cho cái chết của mình.
2.3 Tìm hiểu thái độ,tình cảm của của nhà văn trước số phân đáng thương của một con người.
? Trong văn bản nhân vật nào thể hiện bóng dáng của nhà văn?
HS: Oâng giáo.
? Ông giáo có thái độ ntn đối với lão Hạc?
HS: Thông cảm….
-Hỏi: Khi nghe Binh Tư kể chuyện Lão Hạc xin bã chó ông giaó suy nghĩ như thế nào? Khi chứng kiến cái chết của Lão Hạc ông giáo có suy nghĩ gì?
-Nhận xét phần trình bày của hs
-Giảng: Khi nghe Binh Tư kể chuyện,ông giáo rất ngỡ ngàng.Nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn vì ăn bả chó của Lão Hạc thì ông giáo có cảm nhận khác _Cảm nhận về sự cao quí của lão Hạc.
2.4 Tìm hiểu nghệ thuật của truyện:
-Hỏi:Truyện được kể theo ngôi thứ mấy ?
-Nhận xét phần trình bày của hs
-Hỏi: Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả tâm lí của Nam Cao đặc sắc ở điểm nào ?
-Nhận xét phần trình bày của hs
-Giảng: Truyện đã khắc họa tính cách nhân vật đậm nét, câu chuyện gần gũi,chân thực,có tình huống gây cấn ,xúc động.
? Qua văn bản đã tìm hiểu, hãy nêu ý nghĩa văn bản? 
* Hướng dẫn HS đọc ghi nhớ.
I. Giới thiệu
 1.Tác giả
 Nam Cao (1915 – 1951) quê ở Hà Nam, là nhà văn hiện thực xuất sắc viết về người nông dân nghèo bị áp bức và người trí thức nghèo sống mòn mỏi trong xã hội cũ.
 2. Tác phẩm:
 Lão Hạc là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao được đăng báo lần đầu năm 1943.
II. Đọc - hiểu văn bản .
A/ Nội dung
1. Tình cảnh của Lão Hạc.
- Vì nghèo phải bán đi cậu Vàng – kỉ vật của anh con trai, người bạn thân thiết của bản thân mình.
+Ăn năn, day dứt trong lòng:
+Cười như mếu.
+Đôi mắt lão ầng ậng nước.
+Mặt…co rúm lại.
_Lão Hạc một người sống có tình nghĩa thủy chung. 
- Không có lối thoát, phải chọn cái chết :
 +Để bảo toàn tài sản cho con 
+Không phiền hà bà con hàng xóm.
è thương con và có lòng tự trọng.
- Cái chết của Lạo Hạc có ý nghĩa sâu sắc nó bộc lộ rõ số phận tính cách cũa Lão Hạc cũng là số phận và tính cách của người nông dân nghèo trong XH trước cách mạng tháng 8/1945.
2. Thái độ, tình cảm của nhà văn trước số phân đáng thương của một con người.
- Thông cảm với tấm lòng của người cha rất mực thương con.
- Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩ của người nông dân trong cảnh khốn cùng vẫn giàu lòng tự trọng, khí khái.
B. Nghệ thuật của truyện:
-Truyện được kể theo ngôi thứ nhất .
- Kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, trữ tình, lập luận.thể hiện được tâm lí và diễn biến tâm trạng nv phức tạp, sinh động.
- Sử dụng ngôn ngữ hiệu quả, tạo được lối kể khách quan, xây dựng hình tượng nv có tỉnh cá thể hóa cao.
C. Ý nghĩa văn bản.
Văn bản thể hiện phẩm giá của người nông dân không thể bị hoen ố cho dù phải sống trong cảnh khốn cùng.
 1. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Đọc diễn cảm đoạn trích,( chú ý giọng điệu, ngữ điệu của các nhân vật nhất là sự thay đổi trong ngôn ngữ kể của nhân vật ông giáo về lão Hạc)
- Truyện “Lão Hạc” nêu bật nội dung gì của tác phẩm?
 -Tìm đọc toàn bộ tác phẩm này và một số tác phẩm khác của Nam Cao.
 2. DẶN DÒ: 
@Soạn bài:Từ tượng hình, từ tượng thanh.
 -Tìm hiểu đăc điểm , công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh.
 -Thực hiện thử bài tập 1
Tuần :4
Tiết 15	
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :
- Hiểu thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh.
- Có ý thức sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh để tăng thêm tính hình tượng, tính biểu cảm trong giáo tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản .
Trọng tâm:
Kiến thức :
Đặc điểm của từ tượng hình, từ tượng thanh .
Cơng dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh .
Kĩ năng :
 - Nhận biết từ tượng hình, từ tượng thanh và giá trị của chúng trong văn miêu tả .
 - Lựa chọn, sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh phù hợp với hồn cảnh nĩi, viết.
B. CHUẨN BỊ:
 GV: Bảng phụ ghi bài tập thêm về từ tượng hình, từ tượng thanh.
 HS:Vở ghi,Vở soạn,SGK.
C. KIỂM TRA BÀI CŨ : Qua nhân vật lão Hạc, em hiểu gì về số phận và phẩm chất của người nông dân VN trước cm 8/ 1945
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Nội dung
Hoạt động 1:Tìm hiểu công dụng,đặc điểm của từ tượng hình, từ tượng thanh.
- GV yêu cầu: Hs đọc cá đọan trích trong bài Lão Hạc của Nam Cao chú ý các từ in đậm và trả lời câu hỏi:
- Hỏi: Trong các từ in đậm trên những từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật?
 Những từ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người?
-Nhận xét phần trình bày của hs
-Giảng: Nhũng từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật gọi là từ tượng hình; Những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người từ tượng thanh.
-Hỏi: Em hiểu thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh?
-Nhận xét phần trình bày của hs
- GV hỏi: Những từ ngữ ấy có tác dụng gì trong văn miêu tả và tự sự ?
-Nhận xét phần trình bày của hs
- GV tổng hợp kết quả – phân tích.
 GV hướng dẫn HS tổng kết về từ tượng hình, từ tượng thanh.
-Yêu cầu HS đọc và thực hiện ghi nhớ SGK.
A/ NỘI DUNG
I. Đặc điểm ,công dụng:
 1.Tìm hiểu bài:
- Từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái, kích thước của sự vật: móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, Sòng sọc ỈTừ tượng hình
-Từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người: hu hu, ư ử ỈTừ tượng thanh
Từ tượng hình, từ tượng thanh có khả năng gợi tả hình ảnh, âm thanh một cách cụ thể, sinh động,chân thực, có giá trị biểu cảm cao; thường được dùng tong văn miêu tả và tự sự.
2. Ghi nhớ (SGK/49)
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: 

File đính kèm:

  • docTUAN 3+4.doc