Giáo án Ngữ văn 8 - Tuyết Hoa - Tuần 21,22

I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Khái niệm các VB TM.

- Các PP TM. Y/C cơ bản khi làm văn TM.

-Sự phong phú, đa dạng về đối tượng cần giới thiệu trong văn bản TM

2. Kĩ năng.

-Khái quát những kiến thức đã học.

- Đọc- hiểu YC đề bài văn TM.

- Quan sát đối tượng cần TM.

- Lập dàn ý, viết đoạn văn và bài văn TM.

II-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

 HĐ 1 Bài cũ:

-Muốn viết 1 bài văn thuyết minh về 1 danh lam thắng cảnh cần chú ý những gì ?

 HĐ 2 Bài mới:

-GV giới thiệu mục tiêu bài học.

-Ghi tựa bài lên bảng.

 

doc15 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1920 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuyết Hoa - Tuần 21,22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i câu hỏi:
? Câu cầu khiến có đặc điểm hình thức và chức năng như thế nào ?
? Làm BT1 và BT2 SGK.Tuần 21.	CÂU CẦU KHIẾN
Tiết 82	
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức:
- Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến.
- Chức năng của câu cầu khiến.
2. Kĩ năng.
- Nhận biết câu cầu khiến trong VB.
- Sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
II-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
*HĐ1 Bài cũ:
? Câu nghi vấn có đặc điểm hình thức và chức năng gì ?
? Ngoài chức năng chính dùng để hỏi ra, câu nghi vấn còn có những chức năng nào khác ?
HĐ 2 Bài mới:
-GV giới thiệu ngắn gọn nội dung bài học.
-Ghi tựa bài lên bảng.
HĐ DẠY CỦA GV
BÀI HS GHI
*HĐ2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
@Tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng.
? Xác định các câu cầu khiến có trong đoạn trích ?
? Đặc điểm hình thức nào cho em biết đó là câu cầu khiến ?
? Câu cầu khiến trong những đoạn trích trên dùng để làm gì ?
èGV nhận xét, bổ sung và ghi bảng.
-GV yêu cầu HS đọc đúng ngữ điệu.
? Cách đọc câu “Mở cửa” trong câu (b) có gì khác với cách đọc câu “Mở cửa” trong (a) không ?
? Câu “Mở cửa!” trong (b) dùng để làm gì ? Khác với câu “Mở cửa” trong (a) ở chỗ nào ?
-GV nhận xét:
+Câu a: là câu tr.thuật- trả lời.
+Câu b: câu cầu khiến, giọng nhấn mạnh - dùng để đề nghị, ra lệnh.
-GV hệ thống hoá kiến thức :
? Qua phân tích các VD trên, em hãy cho biết câu cầu khiến có đặc điểm hình thức như thế nào ?
-GV chốt lại nd chính của bài học theo ghi nhớ SGK.31
I-Đặc điểm hình thức và chức năng:
1/ Các câu cầu khiến: SGK.31
(1)Thôi đừng lo lắng.èDấu hiệu: thôi, đừng – để khuyên bảo.
(2)Cứ về đi.èDấu hiệu: đi – để yêu cầu.
(3)Đi thôi con.èDấu hiệu: thôi – để yêu cầu.
2/ Nhận xét sự khác nhau: VD SGK.32
a.Anh đang làm gì đấy ?
-Mở cửa. Hôm nay trời nóng quá.
èCâu trần thuật
èDùng để trả lời.
b.Đang ngồi viết thư, tôi bỗng nghe tiếng ai đó vọng vào:
-Mở cửa !
èCâu cầu khiến.
èDùng để đề nghị, ra lệnh
* chức năng chính là dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,…..
* Hình thức:
- Khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
- câu cầu khiến thường có các từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, thôi, đi, nào… hay ngữ điệu c62u khiến. Trọng tâm các mệnh lệnh yêu cầu, đề nghị rơi vào các động từ.
 Tùy hoàn cảnh, câu cầu khiến có ngữ điệu khác nhau( dứt khoát, nghiêm nghị, năn nỉ,…). Cũng có khi câu cầu khiến không có các phụ từ trước và sau động từ, trong trường hợp này, ngữ điệu được sử dụng để thể hiện ý cầu khiến và thái độ của người nói với người nghe.
* Lưu ý:Câu cầu khiến có thể là một câu tỉnh lược. Tuy nhiên, không phải hoàn cảnh nào cũng có thể sử dụng kiểu câu này.
*HĐ3: LUYỆN TẬP
@BT1: Xđ câu cầu khiến thông qua đặc điểm hình thức.
-GV lưu ý HS: có thể thêm bớt hoặc thay đổi hình thức CN của các câu trên. GV yêu cầu HS thử thêm bớt hoặc thay đổi CN và xác định trường hợp nào ý nghĩa của câu có sự thay đổi và trường hợp nào không.
@BT2: Xđ câu cầu khiến, nhận xét sự khác nhau về hình thức.
-Gợi ý: Câu (c) –tình huống cấp bách, đòi hỏi hành động nhanh, kịp thời, câu phải ngắn gọn. Vì vậy, CN người tiếp nhận thường vắng mặt.
@BT3: So sánh hình thức và ý nghĩa của 2 câu cầu khiến.
-GV nhận xét, bổ sung phần HS trả lời.
@BT4: Nhận xét.
-GV nhận xét, bổ sung thêm.
@BT5: So sánh ý nghĩa.
-Gợi ý: Không thể thay thế cho nhau vì có nghĩa rất khác nhau.
+TH1: Người mẹ khuyên con vững bước vào đời.
+TH2: Người mẹ bảo con đi cùng mình.
-GV nói thêm về câu cầu khiến trong I.1a: con cá vàng không thể nói với ông lão đánh cá “Cứ về thôi” mà phải nói “Cứ về đi”
II-Luyện tập:
BT1: Xác định câu cầu khiến
a.Hãy
èvắng chủ ngữ (Lang Liêu)
b.đi
èCN là ông giáo, ngôi thứ II số ít
c.đừng
èCN là chúng ta, ngôi thứ I số nhiều.
BT2: Xđ câu cầu khiến
a.Thôi, im đi cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.
èVắng CN
b.Các em đừng khóc
èCN ngôi thứ II số nhiều.
c.Đưa tay cho tôi mau !
 Cầm lấy tay tôi này !
èKhông có từ ngữ cầu khiến, chỉ có ngữ điệu cầu khiến.
BT3: So sánh
a.Hãy cố ngồi dậy…
èVắng CN
b.Thầy em hãy…
èCN ngôi thứ II số ít
(Có CN nhờ vậy, ý cầu khiến nhẹ hơn, thể hiện rõ hơn tình cảm của người nói đối với người nghe).
BT4: Nhận xét
-Dế Choắt tự coi mình là vai dưới so với Dế Mèn.
-Tô Hoài dùng câu nghi vấn: có hay là èlàm cho ý cầu khiến nhẹ hơn, ít rõ ràng hơn.
BT5: So sánh ý nghĩa
-“Đi đi con !”: chỉ có người con đi.
-“Đi thôi con”: người con đi và cả người mẹ cùng đi.
èKhông thể thay thế cho nhau.
*HĐ4: HD TỰ HỌC
- Tìm câu cầu khiến trong một vài văn bản đã học.
Biết phê phán câu cầu khiến không lịch sự, thiếu văn hóa.
 HĐ 5 CHUẨN BỊ BÀI MỚI: Thuyết minh về 1 danh lam thắng cảnh.
-Xem trước nội dung bài.
-Trả lời câu hỏi :
? Khi làm bài văn thminh về 1 danh lamthắng cảnh cần phải chú ý điều gì ?
? Bài viết thường có mấy phần ?
Tuần 21
Tiết 83	 THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH
I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :
 1. Kiến thức:
- Sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong VB TM.
- ĐĐ, cách làm bài văn TM về danh lam thắng cảnh.
- Mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn giới thiệu danh lam thắng cảnh.
2. Kĩ năng.
-Quan sát danh lam thắng cảnh.
- Đọc tái liệu, tra cứu, thu thập, ghi chép những tri thức khách quan về đối tượng đê sử dụng trong bài văn TM về DLTC
- Tạo lập đc một VB TM theo yêu cầu: biết viết một bài văn thuyết minh về một cách thức,pp, cách làm độ dài 300 chữ
II-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
 HĐ 1 Bài cũ:
? Khi thuyết minh về một phương pháp (cách làm) cần chú ý điều gì ?
HĐ 2 Bài mới:
-GV thiệu ngắn gọn nd bài.
-Ghi tựa bài lên bảng.
HĐ DẠY CỦA GV
BÀI HS GHI
*HĐ3: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
@HDHS tìm hiểu bài văn mẫu.
? Bài viết đã giúp em hiểu biết những gì về Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn ? (Tri thức gì ? )
? Muốn viết bài giới thiệu về 1 danh lam thắng cảnh như vậy cần phải có những kiến thức gì ?
? Theo em, làm thế nào để có kiến thức về 1 danh lam thắng cảnh ?
? Bài viết sắp xếp theo bố cục như thế nào ? Theo em bài này có gì thiếu sót về bố cục ? (Có phải thiếu phần MB ?)
? Theo em, về nd bài thuyết minh trên đây còn thiếu những gì ?
-GV kết luận: 
+Thiếu phần mở bài.
+Thiếu miêu tả vị trí, độ rộng hẹp của hồ, vị trí của Tháp Rùa, của đền, cầu Thê Húc.
+Thiếu miêu tả quang cảnh xung quanh, cây cối, màu nước xanh.
+Thỉnh thoảng rùa nổi lên.
âDo vậy nội dung bài viết còn khô khan.
? Bài viết đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào ?
-GV: Nêu ví dụ, so sánh.
-GV hệ thống lại kiến thức: 
? Qua phân tích em thấy muốn làm bài văn thuyết minh về 1 danh lam thắng cảnh cần phải thực hiện những yêu cầu gì ?
-GV cho HS đọc ghi nhớ.
I-Giới thiệu một danh lam thắng cảnh:
1/ Giới thiệu “Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn”: SGK.33-34
-Kiến thức về : lịch sử (Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn).
Bố cục còn thiếu phần mở bài: thiếu những miêu tả về diện tích, vị trí, quang cảnh xung quanh, cây cối, màu nước, thỉnh thoảng rùa nổi lên…
*Ghi nhớ SGK.34
-Viết bài về danh lam thắng cảnh cần phải có kiến thức về lịch sử (sự kiện, thời gian, diễn biến, nhvật lịch sử, kể cả huyền thoại LS)
-Phải đọc sách, tích luỹ tri thức, tham quan thực tế, ghi chép, thu thập tài liệu, trang bị kiến thức về địa lí, lịch sử, văn hóa, khoa học… có liên quan đến đối tượng.
- Bài thuyết minh phải có bố cục 3 phần, sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí, cung cấp những thông tin đáng tin cậy.
- Lời giới thiệu chính xác, biểu cảm, có kết hợp miêu tả, bình luận để tạo nên sức hấp dẫn cho bài văn. Các biện pháp tu từ, các hình thức biểu cảm trong bài thuyết minh kho6nng phải để xây dựng hình tượng nghệ thuật mà được sử dụng nhằm làm cho lời văn thêm sinh động, phục vụ cho mục d9ich1 thuyết minh.
*HĐ3: LUYỆN TẬP
Câu 1: Sắp xếp lại bố cục bài giới thiệu Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.
-GV cung cấp cho HS dàn bài chung về 1 danh lam thắng cảnh:
a.Mở bài: Giới thiệu danh lam thắng cảnh.
b.Thân bài:
-Vị trí địa lí, diện tích.
-Lai lịch (lịch sử)
-Cảnh quan hiện nay (từng bộ phận)
c.Kết bài: Giá trị đối với quê hương, đất nước, con người.
Câu 2: Nếu múôn giới thiệu theo trình tự tham quan hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn từ xa đến gần, từ ngoài vào trong thì nên sắp xếp thứ tự giới thiệu như thế nào ? 
-GV nhận xét, kết luận.
Câu 3: Nếu ghi lại bài này theo bố cục ba phần, em sẽ chọn những chi tiết tiêu biểu nào để làm nổi bật giá trị lịch sử và văn hoá của di tích, thắng cảnh ?
-GV nhận xét, kết luận.
Câu 4: Một nhà thơ nước ngoài gọi Hồ Gươm là “Chiếc lẳng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội”. Em có thể sử dụng câu đó vào phần nào trong bài viết của mình ?
-GV nhận xét, kết luận.
II-Luyện tập:
 1/ Xây dựng lại bố cục
a.Mở bài: Nói đến Hà Nội là nói đến Hồ Gươm với đền Ngọc Sơn và Tháp Rùa bởi đó là danh thắng đặc trưng cho thủ đô…
b.Thân bài: Giới thiệu vẻ đẹp thnhiên và những giá trị mang ý nghĩa lịch sử (về thnhiên, lịch sử… kết hợp với miêu tả, bình luận)
c.Kết bài: Niềm tự hào của cả nước, vị trí của nó trong đời sống tinh thần của nhân dân ta.
2/ Sắp xếp lại theo trình tự giới thiệu danh thắng.
-Từ xa đến gần: theo thứ tự thời gian.
-Từ ngoài vào trong: theo thứ tự không gian (đường phố, cây xanh ven hồ, nước, rùa, đền, tháp… )
3/ Chi tiết tiêu biểu:
-Lê Lợi trả gươm, rùa nhận gươm.
-Gò Tháp Rùa đền Ngọc Sơn ghi chiến công đánh giặc ngoại xâm và thờ những anh hùng dt và những giá trị văn hoá.
4/ Nhận xét của nhà thơ nước ngoài: 
“Hồ Gươm là chiếc lẳng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội”. Có thể dùng ở phần MB hoặc phần KB. 
*HĐ4: HDHS TỰ HỌC 
- Đọc , tham khảo một số bài văn thuyết minh 
- Quan sát, ghi chép tìm hiểu, thu thập tài liệu về một số danh lam thắng cảnh ở địa phương.
- Tập viết đoạn mở bài, kết bài.
 HĐ 5 CHUẨN BỊ BÀI MỚI: Ôn tập về văn thuyết minh + Bài viết số 5
-Xem lại nd các bài văn bản thminh đã học.
-Trả lời các câu hỏi:
? Vai trò, td của văn thminh trong đời sống ?
? So sánh văn thm với các vb khác ?
? Muốn làm tốt bài văn thminh cần phải làm gì ?
-Tham khảo các đề bài SGK+Chuẩn bị làm bài viết số 5.
Tuần 21
Tiết 84 	ÔN TẬP VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Khái niệm các VB TM.
- Các PP TM. Y/C cơ bản khi làm văn TM.
-Sự phong phú, đa dạng về đối tượng cần giới thiệu trong văn bản TM
2. Kĩ năng.
-Khái quát những kiến thức đã học.
- Đọc- hiểu YC đề bài văn TM.
- Quan sát đối tượng cần TM.
- Lập dàn ý, viết đoạn văn và bài văn TM.
II-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
 HĐ 1 Bài cũ:
-Muốn viết 1 bài văn thuyết minh về 1 danh lam thắng cảnh cần chú ý những gì ?
 HĐ 2 Bài mới:
-GV giới thiệu mục tiêu bài học.
-Ghi tựa bài lên bảng.
HĐ DẠY CỦA GV
BÀI HS GHI
*HĐ3: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
@Ôn lại lí thuyết;
? VB thuyết minh có vai trò và tác dụng như thế nào trong đời sống ?
-GV: VB thminh là kiểu VB thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, ngnhân của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, XH bằng phương pháo trình bày, giới thiệu, giải thích.
? VB thuyết minh có những tính chất gì khác với VB tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận ?
-GV: VB thminh là 1 kiểu VB riêng mà các loại VB ấy không thay thế được.
? Muốn làm tốt bài văn thminh, cần phải chuẩn bị những gì ? Bài văn thuyết minh cần phải làm nổi bật điều gì ?
-GV: Quan sát tìm hiểu, học tập, tích luỹ tri thức,…
? Những phương pháp thuyết minh nào thường được chú ý vận dụng ?
I-Ôn tập lý thuyết:
1/ Vai trò và tác dụng: Cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội.
2/ Những tính chất khác của VB thminh với các VB khác:
-Khác với tự sự là không có sự việc, diễn biến.
-Khác với miêu tả vì không đòi hỏi miêu tả cụ thể cho người đọc cảm thấy mà cốt làm cho người ta hiểu.
-Khác với VB nghị luận vì ở đây cái chính là trình bày nguyên lí, quy luật, cách thức… chứ không phải là luận điểm, suy luận, lí lẽ.
-Khác với biểu cảm vì không trình bày cụ thể suy nghĩ, cảm xúc
3/ Muốn làm tốt bài văn thuyết minh cần phải tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh. Sử dụng hợp lí các yếu tố miêu tả, tự sự , nghị luận làm nổi bật đối tượng thuyết minh.
-Đặc điểm, tính chất của đối tượng.
4/ Các phương pháp thminh: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu VD, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại,…
5. Các bước xây dựng văn bản thuyết minh: Dàn ý cơ bản của bài văn thuyết minh ; các kiểu bài thuyết minh đã học.
*HĐ3: LUYỆN TẬP
BT1:Ôn cách lập ý và lập dàn ý đối với 1 số kiểu bài.
-GV cho HS trao đổi thảo luận các đề a,b, c,d
-GV định hướng, lập những dàn bài mẫu cho HS.
BT2: Viết đoạn văn.
-GV lưu ý HS: Khi viết đoạn MB thì lời giới thiệu cần gây được ấn tượng về sự độc đáo.
II-Luyện tập:
@BT1: Lập ý và lập dàn bài.
Đề1: Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt.
-MB: Giới thiệu về đồ dùng.
-TB: Hình dáng ; Chất liệu; Cấu tạo ; Tác dụng ; Cách sử dụng và bảo quản.
-KB:Suy nghĩ của em.
Đề 2:Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em.
@MB: Giới thiệu danh lam thắng cảnh.
@TB:
-Vị trí địa lý, diện tích.
-Lai lịch thắng cảnh (gắn với lịch sử)
-Cảnh quan hiện nay (từng bộ phận)
@KB: Giá trị của thắng cảnh đối với quê hương đất nước, với đời sống tinh thần, tình cảm của nhdân.
@BT2: Viết đoạn văn
(HS tự làm)
	*HĐ4: HDHS TỰ HỌC
- Tiếp tục hoàn thiện bảng hệ thống hóa ở nhà.
Chuẩn bị một số đề bài văn thuyết minh thuộc các kiểu bài khác nhau.
- Lập dàn ý một bài thuyết minh và viết đoạn văn theo dàn ý.
 HĐ 5 CHUẨN BỊ BÀI MỚI: Ngắm trăng + Đi đường
-Xem trước bài thơ, học thuộc lòng dung bài thơ .
-Trả lời các câu hỏi:
? Hoàn cảnh ngắm trăng của BH ?
? Hình ảnh của thiên nhiên hiện lên như thế nào qua bài thơ này ?
? Bài thơ “đi đường” có mấy lớp nghĩa ? Em hãy chỉ ra ?
? Giọng điệu của bài thơ như thế nào?
TUẦN : 22 NGẮM TRĂNG
 Tiết 85	Hồ Chí Minh
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
	1. Kiến thức:
-Hiểu biết bước đầu về thơ chữ Hán của HCM.
-Tâm hốn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp TN và phong thái HCM trong h/c ngục tù.
- Đ Đ nghệ thuật của bài thơ.
2. Kĩ năng.
-Đọc diễn cảm bản dịch tác phẩm.
- PT được mọt số chi tiết Ng/th tiêu biểu trong tác phẩm
* So sánh sự khác nhau giữa văn bản và bản dịch bài Đi đường.
*Yêu thiên nhiên, phong thái ung dung tự tại của Bác Hồ
II-CHUẨN BỊ: Aûnh Bác, tập thơ NKTT
III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*HĐ1: Ổn định:
 HĐ 2 Bài cũ:? Đọc thuộc lòng bài thơ Tức cảnh Pác Bó và nêu khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ ?
HĐ 3 Bài mới:
-Giới thiệu về hoàn cảnh ra đời tập thơ NKTT của tác giả Nguyễn Aùi Quốc – HCM.
-Ghi tựa bài lên bảng.
HĐ DẠY CỦA GV
BÀI HS GHI
@HDHS tìm hiểu chú thích.
? Dựa vào chú thích SGK, em hãy nêu những hiểu biết về tập NKTT? 
? NKTT là một tập nhật kí hay một tập thơ ? Nội dung và giá trị của tác phẩm ?
-GV giới thiệu những nét chính về tập NKTT.
? Bài Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh nào ? Thể loại ?
@HDHS đọc văn bản:
-Giọng nhẹ nhàng, diễn cảm, chính xác.
-Đọc cả phần phiên âm-dịch nghĩa-dịch thơ.
-GV đọc mẫu.
@Tìm hiểu chi tiết văn bản:
Hỏi: Em có nhận xét gì về đề tài ngắm trăng trong thơ xưa ?
-GV bình: Vọng nguyệt (hay đối nguỵêt, khán minh nguyệt) là 1 thi đề rất phổ biến trong thơ xưa. Thi nhân xưa gặp cảnh trăng đẹp, thường đem rượu uống trước hoa để thưởng trăng. Đó là cái thú thanh cao, tao nhã của những tâm hồn cao đẹp.
-Hỏi: Em thấy Bác đã ngắm trăng trong hoàn cảnh thực tại như thế nào? Có giống với người xưa không ?
-Chốt: Không phù hợp vì không có rượu và hoa để thưởng trăng. Thông thường người xưa chỉ ngắm trăng trong trạng thái tâm hồn thư thái, thảnh thơi, giữa trời đất bao la với đầy đủ những thú vui khác “Khi chén rượu, khi cuộc cờ-Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên”. Còn Bác Hồ của chúng ta lại ngắm trăng trong 1 hoàn cảnh khác thường: trong nhà tù Tưởng Giới Thạch.
-Hỏi: Theo em, câu đầu của bài thơ có phải mang ý nghĩa phê phán không ? Vì sao ?
-Chốt: Không, vì chẳng có nhà tù nào lại nhân đạo đến nỗi mỗi kì trăng sáng lại đem rượu và hoa đến cho tù nhân ngắm trăng.
-Hỏi: Câu thơ “Đối thử lương tiêu nại nhược hà”, nói gì về tâm trạng của chủ thể trữ tình ?
-Chốt: Câu thơ thứ 2 đã cho thấy tâm hồn Bác. Đó là sự nhạy cảm, là cái xốn xang bối rôi trước vẻ đẹp của trăng, của thnhiên: Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào? . Câu thơ dịch đã làm mất đi cái xốn xang bối rối đó. “Nại nhược hà?” là lời tự hỏi nghĩa là biết làm thế nào. Còn ”khó hững hơ”ølà 1 lời khẳng định, thể hiện sự đón nhận vẻ đẹp của trăng có phần bình thản hơn. Câu dịch vì vậy không diễn tả sát trạng thái tâm hồn đầy chất thơ của người tù nghệ sĩ trước vẻ đẹp của trăng.
-Hỏi: Qua đó, giúp em hiểu gì về Bác ?
-Chốt: Người chiến sĩ cách mạng vĩ đại, lão luyện ấy vẫn là 1 con người yêu th nhiên 1 cách say mê và hồn nhiên đã rung động mãnh liệt trước cảnh trăng đẹp dù đang là thân tù.
-Hỏi: ? Về mặt kết cấu, hai câu 3-4 có gì đặc biệt 
-GV chốt: Sử dụng phép đối: đối trong từng câu và đối hai câu với nhau.
? Câu thơ thứ ba thể hiện điều gì ?Em hãy so sánh với câu thơ dịch ?
-GV bình giảng: 
+ Câu thơ dịch đã bỏ mất động từ “hướng” làm cho việc ngắm trăng của người tù có vẻ bình thản, tỉnh tại hơn.
-Hỏi: Đọc câu thơ cuối em phát hiện ra điều thú vị gì ? Trăng ở đây có phải là 1 hiện tượng thnhiên vô tri, vô cảm không ? Giữa trăng và người tù có mqh như thế nào ?
-GV nhận xét: Cả 2 câu đều thấy giữa nhân và nguyệt (ngoài trời) có song sắt nhà tù chắn giữa nhưng người đã thả tâm hồn

File đính kèm:

  • docTuan 21-22.doc