Giáo án Ngữ văn 8 - Tuyết Hoa - Tuần 19,20

I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

1. Kiến thức:

- Nguồn cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh nói chung và ở bài thơ này: tình yêu quê hương đằm thắm.

- Hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động; lời thơ bình dị, gợi cảm xúc trong sáng tha thiết.

2. Kĩ năng.

- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.

- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ .

- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

*Thái độ: yêu quê hương

II-CHUẨN BỊchân dung nhà thơ Tế Hanh

III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :

*HĐ1:

1 .Bài cũ:Câu nghi vấn có đặc điểm gì về hình thức và chức năng chính dùng để làm gì? Cho ví vụ

2. Bài mới:

 Không giống phần lớn các tác phẩm đương thời, đây là bài thơ lãng mạn ngân lên những giai điệu thật là tha thiết đối với cuộc sống cần lao.

 

 

doc17 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2018 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuyết Hoa - Tuần 19,20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nào cũng, sao cũng, đâu cũng, bao giờ cũng, bao nhiêu cũng…bao giờ cũng có ý nghĩa khẳng địng tuyệt đối.
Ví dụ: Ai cũng thế (có nghĩa là mọi người đều thấy thế) , “Ai” là một từ phiếm định. Chứ không phải là từ nghi vấn.
BT4: Phân biệt đặc điểm hình thức và ý nghĩa.
-GV nhận xét bổ sung.
-GV đặt thêm 1 số cặp câu:
(1) Cái áo này có cũ lắm không ?
(1) Cái áo này đã cũ lắm chưa ?
BT6: Nhận xét đúng sai
BT6: Nhận xét đúng sai
a.Chiếc xe máy bao nhiêu kí-lô-gam mà nặng thế ?
ÚCâu (a) đúng do cảm nhận.
b.Chiếc xe này giá bao nhiêu mà rẻ thế ?
ÚCâu (b) sai, vì không biết giá cả.
II-Luyện tập :
BT1: Xđ câu nghi vấn
a/Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không ?
b/Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế ?
c/Văn là gì ? Chương là gì ?
d/Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không ?...Đùa trò gì ? ..Cái gì thế ? … Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả ?
BT2: Nhận xét
a. Mình đọc hay tôi đọc.
b.Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà.
c.Hay tại sự sung sướng…
ªCăn cứ vào từ hay.
ªKhông thể thay từ hay bằng từ khác được.
BT3: Nhận xét
Không, vì đó không phải là câu nghi vấn.
BT4: Phân biệt 
a.Anh có khoẻ không ?
b.Anh đã khoẻ chưa ?
*Khác nhau:
-Hình thức: có…không, đã…chưa.
-Ý nghĩa: (b) có tiền giả định.
BT5:Nhận xét
a.Bao giờ anh đi Hà Nội ?
b.Anh đi Hà Nội bao giờ ?
-Hình thức: khác nhau ở trật tự từ: (a) bao giờ ở đầu câu, (b) bao giờ ở cuối câu.
-Ý nghĩa: 
+(a): hỏi về thời điểm của 1 hành động sẽ diễn ra trong tương lai.
+(b): hỏi về thời điểm của 1 hành động đã diễn ra trong quá khứ.
HĐ4: HD TỰ HỌC: - Tìm vb đã học có câu nghi vấn.
	 - liên hệ thực tế trong giao tiếp hằng ngày.
 HĐ 5 :CHUẨN BỊ BÀI MỚI: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh.
? Nêu cách sắp xếp các câu trong đoạn văn ? (SGK.14)
? Sửa lại đoạn văn thminh chưa chuẩn.
-Làm bài tập 1: Viết đoạn mở bài và kết bài cho đề văn “Giới thiệu trường em”.
	TUẦN : 19 	
Tiết: 76	VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức:
-Kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh.
Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh.
2. Kĩ năng
-Xác định được chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh.
-Diễn đạt rõ ràng, chính xác.
- Viết một đoạn văn thuyết minh có độ dài 90 chữ.
III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
@Bài cũ:Thế nào là câu nghi vấn? cho ví dụ minh họa.
@Bài mới:
 ? Khi làm bài văn thuyết minh cũng như khi viết đoạn văn thuyết minh cần chú ý điều gì ? Các ý trong đoạn văn thuyết minh nên sắp xếp theo thứ tự như thế nào ? bài học hôm nay sẽ giúp các em biết điều đó.
HĐ DẠY CỦA GV
BÀI HS GHI
*HĐ2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
@HDHS tìm hiểu cách sắp ý trong đoạn văn thuyết minh.
-GV: Đoạn văn là bộ phận của bài văn. Viết tốt đoạn văn là điều kiện để làm tốt bài văn. Đoạn văn thường gồm 2 câu trở lên, được sắp xếp theo thứ tự nhất định.
? Em hãy xác định câu chủ đề của đoạn văn trên ? (Hoặc từ ngữ chủ đề ?)
? Các câu còn lại làm nhiệm vụ gì ?
-GV giải thích:
+Câu 1 là câu chủ đề.
+Giải thích, bổ sung thông tin cho câu chủ đề, câu nào cũng nói về nước.
? Em hãy xác định câu chủ đề hoặc từ ngữ chủ đề có trong đoạn văn trên ?
? Các câu tiếp theo có nhiệm vụ gì ?
-GV bổ sung thêm.
@Nhận xét và sửa lại đoạn văn thuyết minh về bút bi.
? Đoạn văn trên thuyết minh về đối tượng nào ? Các ý trình bày như thế nào ?
? Nên sắp xếp lại các ý như thế nào ? Sử dụng phương pháp thminh nào ?
-GV nhận xét, bổ sung : Giới thiệu cấu tạo chia thành từng bộ phận, các loại bút bi. Dùng phpháp phân tích, so sánh.
? Đoạn văn trên thminh về đối tượng nào ? Các ý trong đoạn văn hợp lý chưa ?
? Các ý cần được sắp xếp lại như thế nào ? Dùng phương pháp thuyết minh nào ?
-GV bổ sung thêm: Nên dùng phpháp phân tích, chia thành 3 đoạn văn ngắn thì hợp lí hơn.
-GV chốt lại nội dung bài học:
? Khi làm bài văn thminh cũng như khi viết đoạn văn thminh cần chú ý điều gì ?
? Các ý trong đoạn văn thminh nên sắp xếp theo thứ tự nào ?
I-Đoạn văn trong văn bản thuyết minh :
1/Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh:
-Đoạn (a):
+Câu 1: Thế giới đang đứng trước…nghiêm trọng (câu chủ đề).
Giải thích bổ sung thơng tin làm rõ ý câu chủ đề.
+Câu 2
+Câu 3
+Câu 4
+Câu 5
-Đoạn (b):
+Từ ngữ chủ đề: Phạm Văn Đồng.
+Các câu tiếp theo: cung cấp thông tin về Phạm Văn Đồng theo lối liệt kê.
2/ Sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn:
*Đoạn (a): Giới thiệu về bút bi không theo 1 trình tự hợp lí, lộn xộn.
-Cần sửa lại tách thành 2 đoạn :
+Cấu tạo: vỏ, ruột,…
+Các loại bút bi.
*Đoạn (b): Giới thiệu về chiếc đèn bàn cũng lộn xộn, không theo 1 trình tự hợp lí
-Nên tách thành 3 đoạn:
+Phần đèn: bóng đèn, đui đèn, dây điện, …
+Phần chao đèn.
+Phần đế đèn.
*GHI NHỚ: SGK.15
*HĐ3: LUYỆN TẬP
@BT1: Viết đoạn văn MB và KB
-GV gợi ý:
+Tìm ý để viết 2 đoạn MB và KB.
+Viết về trường em: nhìn từ xa, cổng trường, sân trường, cây cối, các dãy nhà, các lớp, bàn ghế, bảng, trong những giờ học,…
+Lưu ý cách dùng từ đặt câu, diễn đạt để đúng với yêu cầu giới thiệu, thminh. Cần kết hợp miêu tả kể, bình luận sao cho hấp dẫn.
BT2: Viết đoạn văn
-GV nhận xét bổ sung.
BT3: Giới thiệu bố cục SGK Ngữ văn 8, tập I.
-GV nhận xét cách trình bày của HS, bổ sung thêm.
II-Luyện tập:
 BT1: Viết đoạn văn MB và KB cho đề văn “Giới thiệu trường em”.
(HS tự làm vào vở)
BT2: Viết đoạn văn với câu chủ đề cho trước.
 Hồ Chí Minh vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người luôn luôn phấn đấu vượt qua bao gian khổ, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân…
BT3: Viết đoạn văn giới thiệu bố cục SGK NV8, tập I.
*HĐ4: HD TỰ HỌC: 
- Sưu tầm một số đoạn văn thuộc phương thức biểu đạt khác nhau để so sánh, đối chiếu, làm mẫu tự phân tích, nhận diện. 
- viết đoạn văn thuyết minh theo chủ đề tự chọn
* HĐ 5 :CHUẨN BỊ BÀI MỚI: BÀI THƠ QUÊ HƯƠNG CỦA TẾ HANH.
-Học thuộc lòng bài thơ ở nhà.
-Trả lời câu hỏi:
+ Tìm hiểu về lời kể về quê hương làng biển .
+ Nỗi lòng của tác giả về quê hương.
+Nghệ thuật , ý nghĩa VBTUẦN : 20 QUÊ HƯƠNG
 Tiết 77 Tế Hanh
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức:
- Nguồn cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh nói chung và ở bài thơ này: tình yêu quê hương đằm thắm.
- Hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động; lời thơ bình dị, gợi cảm xúc trong sáng tha thiết.
2. Kĩ năng.
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ .
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
*Thái độ: yêu quê hương
II-CHUẨN BỊchân dung nhà thơ Tế Hanh 
III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
*HĐ1: 
1 .Bài cũ:Câu nghi vấn có đặc điểm gì về hình thức và chức năng chính dùng để làm gì? Cho ví vụ
2. Bài mới:
 Không giống phần lớn các tác phẩm đương thời, đây là bài thơ lãng mạn ngân lên những giai điệu thật là tha thiết đối với cuộc sống cần lao.
HĐ DẠY CỦA GV
BÀI HS GHI
*HĐ2: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
@HDHS tìm hiểu chú thích dấu (*) về tác giả-tác phẩm.
? Dựa vào chú thích SGK, em hãy giới thiệu những nét chính về tác giả, tác phẩm, thể thơ ?
è Thơ 8 chữ trong Thơ mới có hình thức tự do, độ dài ngắn không hạn định, số câu, số khổ không bắt buôc, gieo vần liền, vần ôm nhịp nhàng, đều đặn (2 câu vần bằng, 2 câu vần trắc)
@HDHS đọc VB:-Giọng nhẹ nhàng, diễn cảm.
? Bố cục bài thơ được tổ chức như thế nào ?
-GV lưu ý HS: Phần chính đặc sắc nhất của bài thơ tái hiện hình ảnh con người và cuộc sống làng chài quê hương gồm 14 câu (từ câu 3 đến 16) .
@Tìm hiểu chi tiết văn bản:
 -Hỏi: Hai câu mở đầu bài thơ có ý nghĩa gì đối với toàn bài ?
-Chốt: 2 câu mở đầu rất bình dị, tự nhiên, tác giả giới thiệu chung về làng quê của mình, nd hầu như chỉ có ý nghĩa thông tin.
-Hỏi: Sáu câu tiếp theo miêu tả cảnh gì ?
-GV chốt: cảnh trai tráng bơi thuyền đi đánh cá trong 1 buổi sớm mai hồng.
-Hỏi: Đoàn thuyền ra khơi trong 1 khung cảnh thiên nhiên như thế nào ?
-Chốt: Đó là những câu thơ đẹp mở ra cảnh tượng bầu trời cao rộng, trong trẻo, được điểm bởi những tia nắng hồng rực rỡ. Báo hiệu một ngày mới tốt lành.
-Hỏi: Trong cảnh tượng đó nổi bật lên hình ảnh nào ?Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi với 1 khí thế như thế nào ?
-Chốt: Nổi bật giữa KG êm ả ấy là hình ảnh đoàn thuyền băng mình ra khơi với 1 khí thế dũng mãnh của 1 con tuấn mã. Hình ảnh SS và 1 loạt các động từ mạnh đã làm toát lên sức sống mạnh mẽ và vẻ đẹp hùng tráng, bất ngờ của những con người lao độngègợi lên 1 bức tranh lao động khoẻ khoắn tươi vui.
-Hỏi: Gắn với hình ảnh con thuyền là hình ảnh nào ?
-GV: Hồn thơ Tế Hanh trong bài thơ này khác với giọng trầm buồn thường gặp trong Thơ mới.
-Hỏi: Hình ảnh cánh buồm được tác giả so sánh như thế nào ?Ý nghĩa ?
-Chốt: Hình ảnh cánh buồm căng gió vốn mang 1 vẻ đẹp lãng mạn, có thể quan sát được, càng bất ngờ hơn nữa là được ví như những mảnh hồn làng là những gì lớn lao, thiêng liêng, phi vật thể. Sự so sánh này không làm cho cánh buồm được miêu tả cụ thể hơn nhưng nó đã gợi nên được 1 vẻ đẹp mới, lớn lao, thiêng liêng, vừa thơ mộng, vừa hùng tráng. Biểu hiện linh hồn làng chài bằng hình ảnh cánh buồm trắng no gió biển khơi là 1 sáng tạo độc đáo của Tế Hanh.
-Hỏi: Qua tám câu thơ đầu của bài thơ giúp em hình dung ra 1 bức tranh khung cảnh như thế nào ?
-
 -Hỏi: Ở khổ 3 của bài thơ là cảnh tượng gì ?
? Cảnh thuyền cá về bến được tái hiện trong 1 không khí lao động như thế nào ?
-GV: Bốn câu thơ miêu tả người dân chài và con thuyền nằm nghỉ trên bến sau chuyến ra khơi là những câu thơ đặc sắc nhất, tinh tế nhất của bài thơ Quê hương.
-Hỏi: Em có nhận xét gì về cách miêu tả hình ảnh người dân chài và con thuyền nằm nghỉ trên bến của Tế Hanh ?
-Chốt và bình: Hình ảnh người dân chài nổi bật với vẻ đẹp ngoại hình rắn rỏi, vạm vỡ:”làn da ngăm rám nắng”, vừa gợi mở vẻ đẹp của tâm hồn mộc mạc, đằm thắm, mặn mà-vẻ đẹp của biển cả. Đó là 1 vẻ đẹp vừa chân thực vừa lãng mạn. Hai câu thơ vừa tả thực vừa gợi cho người đọc những liên tưởng sâu sa thú vị. Hình ảnh con người được miêu tả rất đẹp, vừa khoẻ mạnh, vừa đậm chất lãng mạn. Họ như những đứa con của thần biển.
-Hỏi: Hình ảnh con thuyền được Tế Hanh nhân hoá như thế nào ?
-GV tổng kết, bình giảng thêm: Tác giả không chỉ thấy con thuyền đang nằm im trên bến mà còn thấy sự mệt mỏi say sưa (Hoài Thanh) của con thuyền. Con thuyền vô tri đã trở thành 1 tâm hồn tinh tế không kém chủ nhân của nó. Sau bao ngày tháng lênh đênh, miệt mài trên biển, giờ đây nó đang nằm và lắng nghe chất muối mặn mòi của biển thấm dần vào từng thớ vỏ, như 1 người lao động đang nằm và ngẫm nghĩ lại cả chặng đường vất vả, những giọt mồ hôi mà mình đã đổ xuống để có được thành quả như ngày hôm nay.
-Hỏi: Qua đó, em hiểu gì về thái độ của nhà thơ Tế Hanh khi ông khắc hoạ hình ảnh người dân chài và chiếc thuyền nằm nghỉ ngơi trên bến ?
-GV chốt: Trong cách miêu tả của Tế Hanh, ta thấy có sự gắn bó làm 1 giữa thnhiên cuộc sống với tâm hồn con người nơi đây. Mặc dù tác giả không biểu lộ trực tiếp tình cảm của mình nhưng tron cách miêu tả của ông, người đọc cảm thấy được sợi dây tình cảm thiêng liêng sâu nặng nối liền tâm hồn ông với thiên nhiên, cuộc sống và con người nơi đây. 
? 4 câu kết nhà thơ trực tiếp nói về điều gì?
-Hỏi: Tình cảm của nhà thơ đối với quê hương được diễn đạt như thế nào ?
 -Hỏi: Vì sao nhà thơ lại nhớ đến làng quê của mình một cách da diết như vậy ?
-GV chốt, bình giảng :
+Cậu HS Tế Hanh, đứa con hiếu thảo của quê hương đang phải đi học xa quê nên cứ “luôn tưởng nhớ”, nhớ tới cồn cào cái “mùi nồng mặn” đặc trưng của quê hương.
+Với Tế Hanh, cái hương vị lao động làng chài đó chính là hương vị đầy quyến rũ của quê hương.
I-Giới thiệu :
1/ Tác giả:
- Tế Hanh (1921- 2009), tên khai sinh là Trần Tế Hanh, quê ở Quãng Ngãi đến với thơ mới khi phong trào này đã có rất nhiều thành tựu. Tình yêu quê hương tha thiết là điểm nỗi bật của thơ Tế Hanh. 
2/ Tác phẩm:
-Bài thơ “Quê hương” in trong tập “Nghẹn ngào” (1939), sau in lại trong tập Hoa Niên (1945).
-Thể thơ : 8 chữ (tự do).
II-ĐỌC – HIỂU VB
1/ Lời kể về quê hương 
* Giới thiệu chung:(2 câu đầu)
- Vị trí : Cách biển nửa ngày sôngà làng biển
-Nghề nghiệp: Làm ngề chài lướià dân chài
* Cuộc sống lao động (6 câu tt)
+Đoàn thuyền ra khơi: 
“ Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
 Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
èkhông gian rộng lớn, vô tận trong 1 buổi bình minh đẹp, khoáng đạt: 
+Hình ảnh chiếc thuyền:
 “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã 
 Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang”
è So sánh, các từ ngữ gây ấn tượng mạnh: hăng, phăng, vượt àTất cả gợi lên một bức tranh lao động khoẻ khoắn, tươi vui.
-Hình ảnh cánh buồm:
+Sức vươn mạnh mẽ: giương, rướn (động từ).
+So sánh độc đáo: ví cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.
ègợi lên 1 vẻ đẹp mới, lớn lao, thiêng liêng, vừa thơ mộng, vừa hùng tráng.
Ỉ Bức tranh thnhiên tươi sáng, vừa khắc hoạ đậm nét bức tranh lao động khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân nơi biển cả.
* Cảnh thuyền cá về bến (8 câu tt)
- Cảnh trên bến lúc thuyền về:
+Không khí: ồn ào, tấp nập, đông vui.
+Lời cảm tạ đất trời: “Nhờ ơn trời..cá đầy ghe”
èBức tranh lao động náo nhiệt, tuy vất vả nhưng đầy ắp niềm vui và sự sống
-Hình ảnh người dân chài:
“ Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình …………………………………xa xăm”
àTả thực: ngoại hình rắn rỏi, vạm vỡ.
vẻ đẹp của tâm hồn mộc mạc, đằm thắm, mặn mà – vẻ đẹp của biển cả.
-Hình ảnh con thuyền:
“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.”
èNhân hoá, con thuyền 1 vật vô tri đã trở thành 1 tâm hồn, sự chuyển đổi cảm giác thú vị.
3/ Nỗi nhớ làng quê( 4 câu cuối)
-Nỗi nhớ rất giản dị, tự nhiên : màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi…
-Nỗi nhớ trong tâm tưởng nhà thơ: cái mùi nồng mặn quáÚĐó chính là hồn thơm, hồn thiêng của quê hương.
ỈTình yêu quê hương sâu nặng của nhà thơ thể hiện qua nỗi nhớ làng quê thật giản dị mà sâu sắc.
*HĐ 3: TỔNG KẾT:
? Qua bài thơ, em hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông ?
 ? Bài thơ có những đặc sắc nghệ thuật nào nổi bật ?
-GV nhận xét bổ sung: Sáng tạo những hình ảnh thơ mới mẻ
III-Tổng kết:
Ghi nhớ SGK. 18
HĐ4: HD TỰ HỌC.
-Học thuộc lòng bài thơ. 
-Viết đoạn văn phân tích một vài chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.
 HĐ 5 : HS CHUẨN BỊ BÀI
Chuẩn bị bài mới: Khi con tu hú
-Xem trước học thuộc lòng bài thơ.
-Trả lời câu hỏi:
? Nên hiểu nhan đề bài thơ này như thế nào ?
? Khung cảnh mùa hè đựơc miêu tả ntn trong 6 câu thơ đầu ?
?Khao khát niềm tự do mãnh liệt củ tác giả trong cảnh tù ngục
	TUẦN : 20
 Tiết 78	KHI CON TU HÚ
 	 Tố Hữu
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức:
 -Những hiểu biết bước đầu về tác giả Tố Hữu.
 -Nghệ thuật khắc họa hình ảnh ( Thiên nhiên, cái đẹp của cuộc đời tự do)
 - Niềm khao khát cuộc sống tự do.
2. Kĩ năng:
 -Đọc diễn cảm tác phẩm thơ thể hiei65n tâm tư người chiến sĩ cách mạng bị giam giữ trong tù.
 -Nhận ra và pt đc sư nhất quán về cảm xúc giữa hai phần của bài thơ; thấy đc sự vận dụng tài tình thể thơ truyền thống của tg ở bài thơ này.
* Yêu thiên nhiên và quí trọng tự do
II-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
HĐ 1 :Bài cũ:
? Đọc thuộc lòng bài thơ Quê hương của Tế Hanh, nêu khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật.
HĐ 2: Bài mới:
-GV giới thiệu sơ lược về thơ ca cách mạng 1930-1945. Tố Hữu là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng.
Tố Hữu là “lá cờ đầu của thơ ca cách mạng VN”. Các chặng đường thơ của Tố Hữu gắn liền với các chặng đường cách mạng VN. Tố Hữu được nhà nước trao tặng giải thưởng HCM về văn học và nghệ thuật.
HĐ DẠY CỦA GV
BÀI HS GHI
*HĐ2: TÌM HIỂU VĂN BẢN
@HDHS tìm hiểu chú thích dấu (*) về tác giả-tác phẩm.
? Dựa vào chú thích SGK, em hãy giới thiệu những nét chính về tác giả ? kể tên các tác phẩm chính của nhà thơ ?
 ? Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?Sáng tác theo thể thơ gì ?
@GVHDHS đọc VB:
-Giọng nhẹ nhàng, vui vẻ, hân hoan ở 6 câu đầu.
-Giọng bùôn bực, nhanh, nhấn mạnh ở 4 câu cuối.
? Bố cục bài thơ được phân chia như thế nào ?
-GV: chia làm 2 phần:
+6 câu đầu: tả cảnh mùa hè.
+4 câu cuối: tả tâm trạng.
@Tìm hiểu chi tiết văn bản:
-Hỏi: Em có nhận xét gì về nhan đề bài thơ ? Nên hiểu nhan đề bài thơ này như thế nào ?
-GV chốt: Đây chỉ là vế phụ của 1 câu trọn ý.
-Hỏi: Em hãy viết 1 câu văn có 4 chữ “khi con tu hú” để tóm tắt nội dung bài thơ ?
-GV tổng kết : Khi con tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến, người tù cách mạng (nhvật trữ tình) càng cảm thấy ngột ngạt trong phòng giam chật chội, càng thèm khát cháy bỏng cuộc sống tự do tưng bừng ở bên ngoài. (Tên bài thơ đã gợi mở mạch cảm xúc của toàn bài.)
-Hỏi: Vì sao tiếng chim tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ như vậy ?
-GVHDHS nhận xét giá trị hoán dụ, giá trị liên tưởng của tiếng chim tu hú được gợi lên ngay từ đầu bài thơ: Đó là tín hiệu của mùa hè rực rỡ, sự sống tưng bừng, của trời cao lồng lộng, tự do.
I-Giới thiệu :
1/ Tác giả:
-Tố Hữu (1920-2002), quê ở Thừa Thiên Huế. Được giác ngộ phong trào học sinh , sinh viên. Với nguồn cảm hứng lớn là lí tưởng cách mạng, thơ Tố Hữu trở thành 
là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng VN.
2/ Tác phẩm:
a.HCST: Bài thơ được sáng tác trong nhà lao Thừa phủ, được in trong tập Từ ấy – tập thơ đầu tiên của Tố Hữu.
b.Thể thơ : lục bát.
II-Đọc –hiểu vb
1. Nội dung:
a/ Cảm nhận 
-Tiếng chim tu hú là tín hiệu của mùa hè rực rỡ, sự sống tưng bừng, tự do.
ÚTác động mạnh mẽ đến tâm hồn người tù.
@HDHS tìm hiểu 6 

File đính kèm:

  • docTuan 19 -20 .doc