Giáo án Ngữ văn 8 - Tuyết Hoa - Tuần 1,2

Yêu cầu HS xem lại VB tôi đi học.

-HDHS trả lời theo hệ thống câu hỏi SGK :

+ VB miêu tả những việc đang xảy ra hay đã xảy ra ?

+Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình ?

+Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong tác giả ? Bộc lộ cảm xúc của mình về 1 kỉniệm sâu sắc thuở thiếu thời.

-GV chốt: Nội dung trả lời trên chính là chủ đề của văn bản “Tôi đi học”. Em hãy nêu chủ đề của VB này ?

+Từ các nhận thức trên, em hiểu chủ đề của văn bản là gì ?

 

docChia sẻ: halinh | Lượt xem: 3417 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuyết Hoa - Tuần 1,2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Một từ vừa có nghĩa rộng, vừa có nghĩa hẹp được o ? Giải thích tại sao ? Cho VD
( GV có thể ra bài tập yêu cầu HS làm)
2/ GV giới thiệu bài mơí.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
BÀI HS GHI
* HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1/ Tìm hiểu khái niệm.
-Yêu cầu HS xem lại VB tôi đi học.
-HDHS trả lời theo hệ thống câu hỏi SGK :
+ VB miêu tả những việc đang xảy ra hay đã xảy ra ?
+Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình ?
+Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong tác giả ? Bộc lộ cảm xúc của mình về 1 kỉniệm sâu sắc thuở thiếu thời.
-GV chốt: Nội dung trả lời trên chính là chủ đề của văn bản “Tôi đi học”. Em hãy nêu chủ đề của VB này ?
+Từ các nhận thức trên, em hiểu chủ đề của văn bản là gì ?
-GV có thể củng cố kiến thức về chủ đề của VB bằng cách cho HS tìm chủ đề của các VB đã học ở lớp 6, 7 như: Thánh Gióng, Lòng yêu nước, Cổng trường mở ra,…
2/ Tính thống nhất về chủ đề.
-GV hỏi: Em hiểu thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản ?
-GV định hướng: Tính thống nhất về chủ đề của VB là tác giả tập trung phản ánh, thể hiện một nội dung, một vđề nào đó, không lan man rời rạc.(Ví dụ: chủ đề yêu nước, đoàn kết và đánh giặc trong Thánh Gióng).
-Hỏi : Căn cứ vào đâu em biết VB Tôi đi học nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên ?(Tính thống nhất về chủ đề của VB Tôi đi học được thể hiện ở những phương diện nào ?)
+Gợi ý: Để tái hiện những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học, tác giả đã đặt nhan đề VB và sử dụng từ ngữ, câu như thế nào ?
-Chốt : Các câu văn nhắc đến kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên:
$ Hôm nay, tôi đi học.
$ Hằng năm…tựu trường.
$ Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy.
$ Hai quyển vở mới…
$ Tôi bặm tay…
-Hỏi: 
+Hãy tìm các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng đó in sâu trong lòng nhân vật “tôi” suốt cuộc đời ?
+Các từ ngữ và chi tiết nào nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” khi cùng mẹ đến trường, khi cùng các bạn vào lớp ?
-GV chốt và bổ sung các ý chính cho HS ghi vào vở.
+Các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng đó in sâu trong lòng nhvật “tôi” suốt cuộc đời: “Tôi quên thế nào được…”
-GV nhấn mạnh: Những cảm giác trong sáng đó đã nảy nở trong lòng nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên. Các chi tiết, phtiện ngôn từ trong VB đều tập trung khắc hoạ, tô đậm cảm giác này.
-Câu hỏi chốt :
+Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của VB ?
+Tính thống nhất về chủ đề của VB được thể hiện ở những phương diện nào trong VB ?
-GV bổ sung:
+Là sự nhất quán về ý đồ, ý kiến cảm xúc của tg được thể hiện trong VB.
+Thể hiện ở các phdiện :
# Hình thức: nhan đề VB.
# Nội dung: mạch lạc, từ ngữ, chi tiết tập trung làm rõ ý đồ, ý kiến, cảm xúc.
# Đối tượng: xoay quanh nhân vật chính.
-Hỏi: Vậy làm thế nào để có thể viết 1 VB đảm bảo tính thống nhất về chủ đề ?
-GV gọi 2-3 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ và cho các em ghi vào vở.
* HĐ3 : HD LUYỆN TẬP.
-GV có thể sử dụng bảng phụ (hoặc máy chiếu) lên bảng gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
@BT1: Làm sáng tỏ tính thống nhất về chủ đề của VB “Rừng cọ quê tôi.
-GV nhận xét, bổ sung, chốt lại vấn đề chính cho HS ghi.
@BT2: Tìm ý lạc đề.
@BT3: Bổ sung, lựa chọn, điều chỉnh các ý cho sát với yêu cầu của đề bài.
- GV cho HS làm BT3 nếu còn thời gian.
I- Chủ đề của văn bản :
- Tôi ( đối tượng chính )
 - Kỷ niệm sâu sắcvề buổi tựu trường đầu tiên ( vấn đề chính )
 -Chủ đề của văn bản Tôi đi học là hồi tưởng lại những kỉ niệm sâu sắc, trong sáng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đi học.
-Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
II- Tính thống nhất về chủ đề của văn bản :
1.Văn bản Tôi đi học nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên.
-Tính thống nhất về chủ đề của VB Tôi đi học được thể hiện :
-Nhan đề : nói về chuyện đi học.
- Các từ ngữ biểu thị ý nghĩa đi học được lặp đi, lặp lại nhiều lần: đi học, ông đốc, thầy giáo, những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường, lần đầu tiên đến trường, hai quyển vở mới …
- Các câu văn đều nhắc đến kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên trong đời :
+ Hôm nay, tôi đi học.
+Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy
+ Hằng năm,…tựu trường.
 {…}
2.VB Tôi đi học hồi tưởng lại tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi”
-Cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật “tôi”:
+ Trên đường cùng mẹ đến trường.
+ Giữa không khí ngày khai trường.
+ Ngồi trong lớp đón nhận giờ học đầu tiên.
-Ngôn ngữ, các chi tiết trong truyện đều tập trung tô đậm cảm giác ngỡ ngàng, trong sáng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đến lớp.
* Ghi nhớ: SGK/12.
III- Luyện tập :
Bài tập 1: Phân tích tính thống nhất về chủ đề VB “Rừng cọ quê tôi”.
a.VB nói về:
+Đối tượng: rừng cọ 
+Vấn đề chính: tình cảm của tác giả đối với rừng cọ quê hương mình.
-Trình bày theo thứ tự không gian: Nói về cây cọ, sự gắn bó với cây cọ của gia đình, nhà trường, quê hương,...(trình tự hợp lý).
b.Chủ đề của VB: Sự gắn bó và tình cảm của tác giả (người dân sông Thao) đối với rừng cọ quê hương.
c.HS tự làm
d.-Các từ ngữ thể hiện chủ đề: rừng cọ, cây cọ, thân cọ, búp cọ, lá cọ, chổi cọ, nón lá cọ,… gắn bó, nhớ, cơm nắm lá cọ, người sông Thao,…
-Các câu: 
+Căn nhà tôi ở núp dưới rừng cọ.
+Csống quê tôi gắn bó với cây cọ.
+Người sông Thao đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình.
Bài tập 2: Các ý làm cho bài viết lạc đề, làm cho bài văn không đảm bảo tính thống nhất là ý: b và d.
Bài tập 3: 
-Các ý lạc chủ đề là: c và g.
-Những ý hợp với chủ đề nhưng do cách diễn đạt chưa tốt nên thiếu sự tập trung vào chủ đề là: b và e.
-Trình bày lại các ý:
a)Cứ mùa thu về, nhìn thấy các em nhỏ theo mẹ đến trường lòng lại náo nức, rộn ràng, xốn xang.
b)Con đường đã từng qua lại nhiều lần tự nhiên cũng thấy lạ, cảnh vật đã thay đổi.
c)Muốn cố gắng tự mang sách vở như một học sinh thực sự.
d)Cảm thấy gần gũi, thân thương đối với lớp học và những người bạn mới.
4. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
+Xem lại nội dung bài học.
+Làm BT3 SGK/14.
Viết một đoạn văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề. (Viết bài cảm nghĩ khi đọc VB “Tôi đi học”)
 	5. CHUẨN BỊ BÀI Ở NHÀ:
@Bài mới: Soạn bài “Trong lòng mẹ”.
+Xem trước VB và tìm hiểu chú thích.
+Tìm hiểu các chi tiết nói về, hoàn cảnh, tâm trạng của chú bé Hồng.
+ Cuộc nói chuyện của bé Hồng với người cô và cuộc gặp gỡ cảm động của bé Hồng với mẹ.
+ Nghệ thuật của văn bản
	Tuần 2 
Tiết 5+6	
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
	 - Có được những kiến thức sơ giản về thể hồi kí.
	 - Thấy được đặc điểm của thê văn hồi kí qua ngòi bút Nguyên Hồng: thấm đượm chất trữ tình, lời văn chân thành, dạt dào cảm xúc.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG. 
 1. Kiến thức. 
- Khái niệm thể loại hồi kí.
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích trong lòng mẹ.
- Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật
-ý nghĩa GD: những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng.
2. Kĩ năng:
- Bước đầu biết đọc- hiểu văn bản thể hồi kí.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.
	- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
@ Kiểm tra bài cũ:
? chủ đề văn bản là gì? Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
@ Giới thiệu bài mới:
-GV giới thiệu ngắn gọn về tình mẫu tử…
-Ghi tên bài.
HĐ DẠY CỦA GV
BÀI HS GHI
@HDHS đọc và tìm hiểu chú thích (*)
-Hỏi: Tóm tắt những nét chính về tác giả Nguyên Hồng dựa vào chú thích (*) ?
-GV tóm lượt lại và bổ sung các ý cơ bản.
-Giới thiệu chân dung tác giả (nếu có).
-Giới thiệu thêm về vị trí đoạn trích và kiểu VB đang sử dụng: Những ngày thơ ấu là tập hồi kí viết về tuổi thơ cay đắng của tác giả. Từ cảnh ngộ và tâm sự của chú bé Hồng-nhân vật chính-tác giả còn cho thấy bộ mặt lạnh lùng của 1 XH chỉ trọng đồng tiền, đầy những thành kiến cổ hủ, thói nhỏ nhen, độc ác của đám thị dân tiểu tư sản khiến cho tình máu mủ ruột thịt cũng thành khô héo. Tác phẩm gồm 9 chương, Trong lòng mẹ là chương IV của tập hồi kí.
- HDHS đọc VB:
+ Giọng diễn cảm, rõ ràng, nhấn mạnh các từ ngữ làm nổi bật tâm địa xấu xa của người cô.
+ Thiết tha tràn ngập cảm xúc khi bé Hồng gặp lại mẹ.
+ HDHS tìm hiểu các chú thích(*).
- Hỏi: Bố cục bài văn được tổ chức như thế nào?
- Chốt: Chia làm 2 phần:
+ Phần 1: từ đầu đến “…người ta hỏi đến chứ?”: cuộc đối thoại giữa người cô cay độc và chú bé Hồng ; ý nghĩ, cảm xúc của chú về người mẹ bất hạnh.
+ Phần 2: đoạn còn lại: Cuộc gặp lại đầy bất ngờ với mẹ và cảm giác vui sướng cực điểm của chú bé Hồng.
@ Tìm hiểu chi tiết VB:
-GV có thể phân tích theo hồi tưởng của chú bé Hồng hoặc phân tích theo từng tuyến nhân vật (người cô, bé Hồng)à chọn cách 2.
-GV cho HS theo dõi lại phần 1.
-Hỏi: Chú bé Hồng đang ở trong cảnh ngộ như thế nào ?
-GV nhận xét, bổ sung.
-Hỏi: Hình ảnh bà cô xuất hiện và cuộc đối thoại giữa bà cô và chú bé Hồng diễn ra theo trình tự như thế nào ?
-Hỏi: Qua cuộc đối thoại giữa người cô và chú bé Hồng, em quan sát thấy cử chỉ, lời nói của người cô được thể hiện như thế nào ?
-Chốt:
+Bà cô cười hỏi chứ không phải là âu yếm hỏi, nghiêm nghị hỏi. Lúc nào cũng cười, tỏ vẻ thân thiện, gần gũi nhưng đầy ác ý.
- Hỏi: Chi tiết nào trong lời nói của người cô thể hiện rõ bản chất của nhân vật ?
- Chốt: Bà cô lúc nào cũng mở giọng ngọt ngào, dụ dỗ, thử lòng cậu bé (mẹ mày làm ăn phát tài, cho tiền tàu xe, có em bé, mắt bà cô long lanh, tươi cười kể chuyện, vỗ vai,..).
-GV nói thêm: Cử chỉ của người cô còn thể hiện qua: ánh mắt nhìn, giọng cười rất kịch, cách thay đổi giọng điệu, cử chỉ đầy chủ ý của người cô.
-Hỏi:
? Theo em tại sao nghe 2 từ “em bé” mà bà cô nhắc đến làm bé Hồng thêm đau khổ ?
? Từ đó, em có nhận xét gì về bản chất người cô của bé Hồng ?
-Chốt: Nhvật bà cô là máu mủ ruột thịt nhưng lạnh lùng, cay độc trước cảnh ngộ của gđ chú bé Hồng. Tác giả tố cáo hạng người sống hạng người có lối sống tàn nhẫn, vô cảm trước tình máu mủ.
-GV yêu cầu HS theo dõi phần 2.
- Hỏi: Ở phần 1, qua cuộc đối thoại với người cô, em nhận thấy bé Hồng có lời nói, thái độ ra sao khi nghe những lời xúc xiểm của người cô ?
- Gợi ý:
? Mới đầu khi nghe người cô hỏi thì bé Hồng có thái độ và lời nói ra sao ?
- GV chốt và bình: Mới đầu nghe người cô hỏi, lập tức trong kí ức chú bé sống dậy hình ảnh vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ. Từ “cúi đầu không đáp” đến “cũng đã cười và đáp lại cô tôi” là 1 phản ứng thông minh xuất phát từ sự nhạy cảm và lòng tin yêu mẹ của chú bé Hồng. Bởi chú nhận ra ngay những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt của cô mình nhưng lại không muốn tình thương yêu và lòng kính mến mẹ bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến.
? Sau câu hỏi thứ 2 của người cô thì chú bé Hồng có những ý nghĩ và cảm xúc gì ?
-Chốt và bình: Lòng chú bé thắt lại, khoé mắt đã cay cay. Đến khi mđích mỉa mai, nhục mạ của người cô đã trắng trợn phơi bày ở lời nói thứ ba thì lòng đau đớn, phẫn uất ở chú bé không còn nén nổi:”Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và ở cổ”
? Em hãy cho biết thái độ cụ thể của bé Hồng trong chi tiết:”Tôi cũng cười dài trong tiếng khóc hỏi lại cô tôi…”? (Chú ý: Vì sao lại cười dài trong tiếng khóc ?) 
- Chốt và bình: Cái “cười dài trong tiếng khóc” để hỏi lại người cô nhưng bên trong là 1 sự kìm nén nỗi đau xót, tức tưởi đang dâng lên trong lòng. Có thể nói đó là tâm trạng đau đớn, uất ức của chú bé dâng đến cực điểm khi nghe người cô cứ tươi cười kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ mình.
- Hỏi: Em có suy nghĩ gì khi đọc đoạn: “Cô tôi chưa dứt câu…Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi..nát vụn mới thôi” ? 
- Chốt và bình: Nguyên Hồng đã bộc lộ lòng căm tức tột cùng ở những giây phút này bằng các chi tiết đầy ấn tượng. Lời văn dồn dập với các hình ảnh, động từ mạnh mẽ: cắn, nhai, nghiến…
- Hỏi: Từ đó, em thấy được tình cảm của bé Hồng dành cho người mẹ bất hạnh ra sao ?
-GV nhận xét, bổ sung.
- GV HD HS phân tích phần 2.
- Hỏi: Chi tiết nào trong phần 2 chứng tỏ bé Hồng rất khao khát được gặp mẹ ?
-GV hỏi thêm: Tại sao gặp mẹ, chú bé Hồng lại oà lên khóc nức nở ?
-GV chốt và bình: Hồng cảm động mạnh. Chạy đuổi theo chiếc xe với các cử chỉ vội vã, bối rối, lập cập. Vừa được ngồi lên xe cùng mẹ, chú bé đã “oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Giọt nước mắt lần này khác hẳn với lần trước (khi trả lời người cô): dỗi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện.
-Hỏi: Đoạn văn nào thể hiện cảm giác sung sướng đến cực điểm của bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ ?
- Hỏi: Em hãy cho biết cảm giác của bé Hồng như thế nào khi được ở trong lòng mẹ ? Chi tiết cụ thể ?
- Bình: Cảm giác sung sướng đến cực điểm của đứa con khi ở trong lòng mẹ được NgHồng dtả bằng cảm hứng đặc biệt say mê cùng những rung động vô cùng tinh tếèNó tạo ra 1 KG của ánh sáng, màu sắc, của hương thơm vừa lạ lùng vừa gần gũi. Nó là hình ảnh về 1 thế giới đang bừng nở, hồi sinh, 1 thế giới dịu dàng kỉ niệm và ăm ắp tình mẫu tử.
- Hỏi: Vì sao trong giây phút rạo rực hạnh phúc này, bé Hồng lại nhớ đến lời nói của người cô :”Mày dạy quá…bế em bé chứ” nhưng sau đó lại quên ngay đi ?
- Chốt và bình: Chú bé Hồng bồng bềnh trôi trong cảm giác vui sướng, rạo rực, không mảy may nghĩ ngợi gì. Những lời cay độc của người cô, những tủi cực vừa qua bị chìm đi giữa dòng cảm xúc miên man ấy èĐoạn trích “Trong lòng mẹ, đặc biệt phần cuối này, là bài ca chân thành và cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
-Hỏi: Em hãy giải thích tên của chương hồi kí này “Trong lòng mẹ” ?
-GV nhận xét, bổ sung: 
+ Từ trường về nhà không còn nhớ mẹ đã hỏi gì và em đã trả lời những gì. Chỉ thoáng nhớ câu nói của cô ruột: “Vào Thanh Hoá đi…”, nhưng bị chìm đi ngay, không nghĩ ngợi gì nữa.
+Vì có mẹ về bên cạnh, đã trong lòng mẹ rồi. Tên của chương 4 chính là mang ý nghĩa ấy: mẹ vỗ về, ôm ấp, che chở,…
- GV định hướng để HS tìm ra những giá trị nghthuật đặc sắc trong đoạn trích.
? Tình huống và nd câu chuyện ?
? Kết cấu đoạn trích ?
? Phương thức biểu đạt, biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn trích ?
- Chốt và bình:
+ Tình huống và nd câu chuyện nói về hoàn cảnh đáng thương của chú bé Hồng ; câu chuyện về 1 người mẹ âm thầm chịu đựng nhiều cay đắng, thành kiến tàn ác ; lòng thương yêu cùng sự tin cậy mà chú bé dành cho người mẹ của mình.
+ Dòng cảm xúc phong phú của chú bé Hồng.
+ Cách thể hiện của tác giả cũng góp phần quan trọng tạo nên chất trữ tình của chương hồi kí.
- GV giúp HS hiểu rõ thế nào là hồi kí qua VB trích giảng hoặc có thể hỏi: Qua VB vừa học, em hiểu thế nào là hồi kí ?
-Chốt: Hồi kí là 1 thể của kí, ở đó người viết kể lại những chuyện, những điều chính mình đã trải qua, đã chứng kiến.
*HĐ 3: TỔNG KẾT
-GV tổng kết căn cứ vào Mục tiêu cần đạt trong SGV, Kết quả cần đạt và Ghi nhớ SGK.
I . TÌM HIỂU CHUNG.
1/ Tác giả:
- Tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng (1918-1982)
- Ông được coi là nhà văn của những người cùng khổ.
- Ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật (1996).
2/ Tác phẩm:
a.Vị trí đoạn trích: thuộc chương IV của tập hồi kí “Những ngày thơ ấu”
b.Thể loại: Hồi kí.
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN.
A. NỘI DUNG. 
1/ Tâm địa xấu xa của người cô qua cuộc đối thoại với bé Hồng.
- Cười hỏi: “Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không ?”
- Giọng vẫn ngọt: “Sao lại không vào, mợ mày phát tài lắm..” 
- Vỗ vai cười nói: “Mày dại quá! Vào Thanh Hoá đi…bế em bé chứ “
-Giọng cười rất kịch (giả dối).
èBản chất lạnh lùng, thâm hiểm, xấu xa của một loại người có lối sống tàn nhẫn đối với cả người thân.
2/ Tình yêu mãnh liệt của bé Hồng dành cho mẹ.
2.1 Khi đối thoại với bà cô:
- Cũng cười đáp lại: “Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về “.
-“Lòng tôi thắt lại, khoé mắt cay cay”.
-Nước mắt chảy ròng ròng…Cười dài trong tiếng khóc hỏi người cô: “Sao biết mợ con có con”.
è Tôn trọng, tin tưởng và quyết tâm bảo vệ mẹ đến cùng.
2.2.Khi được ở trong lòng mẹ:
- Đuổi theo gọi bối rối:” Mợ ơi! …”
- Xe chạy chậm, đuổi kịp, thở hồng hộc, trèo lên xe, oà lên khóc nức nở.
è Lòng khao khát được gặp mẹ sau một năm xa cách.
-Cảm giác sung sướng của bé Hồng : khuôn mặt mẹ vẫn tươi sáng, không còm cõi, áp đùi mẹ, ngả vào cánh tay mẹ, thấy lại cảm giác ấm áp mơn man, hơi quần áo và mùi trầu thơm tho của mẹ…
èCảm giác sung sướng cực điểm khi được ở trong lòng mẹ của bé Hồng.
B/ NGHỆ THUẬT:
- Tạo dựng được mạch truyện, mạch cảm xu1ctrong đoạn trích tự nhiên, chân thực.
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể , tả và bộc lộ cảm xúc.
- Khắc họa hình tượng nhân vật bé Hồng với lời nói, hành động, tâm trạng sinh động, chân thật.
C/ Ý NGHĨA VĂN BẢN 
 Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn mỗi con người.
III- Tổng kết :
Ghi nhớ : SGK/ 21
4. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Học bài pt
- Đọc một vài đoạn văn ngắn trong đoạn trích trong lòng mẹ.
- Ghi lại một trong những KN của bản thân với người thân.
5.CHUẨN BỊ Ở NHÀ.
- Soạn bài Trường từ vựng.
+ Thế nào là trường từ vựng.
+ Những lưu ý về trường từ vựng
+ Làm bài tập SGK.
Tuần 2	TRƯỜNG TỪ VỰNG
Tiết 7.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Hiểu được thế nào là trường từ vựng, biết xác lập được một số trường từ vựng gần gũi.
 - Biết cách sử dụng các từ cùng trường từ vựng để nâng cao hiệu 

File đính kèm:

  • docTUAN 1+2.doc
Giáo án liên quan