Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 35 - Năm học 2015-2016 - Trương Thị Giang
KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM
I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng cơ bản tổng hợp kiến thức đã học ở chương trình lớp 8 và giúp cho các em HS ôn tập những kiến thức đã học. Rèn cho HS kĩ năng làm bài văn tự luận. Bồi dưỡng lòng yêu thích môn văn học
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
- Hình thức: Cho học sinh làm kiểm tra tự luận: 90 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA: Đề và đáp án của phòng GD& ĐT Đam Rông
V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
IV. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
Tuần: 35 Ngày soạn: 07/05/2016 Tiết PPCT: 137 Ngày dạy: /05/2016 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Thấy được sự đa dạng trong từ ngữ xưng hô ở địa phương mình và một số địa phương khác. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: - Sự khác nhau về từ ngữ xưng hô của tiếng địa phương và từ ngữ toàn dân. - Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ xưng hô ở địa phương, từ ngữ xưng hô trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. 2. Kỹ năng: - Lựa chọn cách xưng hô phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. - Tìm hiểu, nhận biết từ ngữ ở địa phương đang sinh sống. 3. Thái độ: Có ý thức sử dung từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. C. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận .... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp (1’): Kiểm diện Hs 8A1: ...................................................... 8A2: ...................................................... 2. Kiểm tra bài cũ (2’): Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh. 3. Bài mới (42’): * Vào bài (1’): Các em đã biết thê snaof là từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ củng cố lại từ ngữ xưng hô ở địa phương. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY I. BÀI HỌC (16’) - Em hiểu thế nào là Xưng hô ? Cho vd minh hoạ ? - Xưng: người nói tự gọi mình - Hô: người nói gọi người đối thoại, tức người nghe VD: Học trò - Tự gọi mình l “ em”, gọi GV l” thầy, cô” - Trong giao tiếp hằng ngày ta dùng những từ nào để xưng hô ? - Dùng đại từ trỏ người: tôi, chúng tôi, mày, chúng mày, nó, chúng nó, ta, chúng ta, mình, chng mình - Dùng danh từ chỉ quan hệ thân thuộc và một số danh từ chỉ nghề nghiệp, chức tước: ông, bà, anh, chị, cô, dì, chú, báctổng thống, bộ trưởng, nhà giáo, nhà văn, nhà điêu khắc - Trong giao tiếp chng ta cần chú ý điều gì ? - Phải luôn luôn chú ý đến các “vai”: trên – dưới, dưới – trên, ngang hàng Gọi hs đọc 2 đoạn văn - Hãy Xác định từ xưng hô địa phương trong 2 đoạn trích trên ? a, Từ xưng hô địa phương là “ u” b, .” Mợ” - Trong các đoạn trích trên, những từ xưng hô nào là từ toàn dân, những từ xưng hô nào không phải là toàn dân nhưng cũng không thuộc lớp từ địa phương ? - Mặc dù không thuộc lớp từ xưng hô toàn dân, nhưng cũng không phải là xưng hô địa phương. Đó là một biệt ngữ xã hội - Tìm những từ xưng hô và cách xưng hô ở địa phương em và ở những địa phương khác mà em biết ? ( HSTLN) - Đại từ trỏ người : tui, choa, qua (tôi); tau (tao); bầy tui (chúng tôi); mi (mày); hấn (hắn) - Danh từ chỉ quan hệ thân thuộc dùng để xưng hô: bọ, thầy, tía, ba (bố); u, bầm, đẻ, mạ, má ( mẹ); ôông ( ông); bá ( bác); eng( anh); ả (chị) - Từ xưng hô ở địa phương có thể dùng trong hoàn cảnh giao tiếp nào ? ( HSTLN) - Từ được dùng ở địa phương thường được dùng trong phạm vi giao tiếp hẹp: ở địa phương, đồng hương gặp nhau ở các tỉnh bạn, trong gia đình, - Từ ngữ xưng hô địa phương cũng được sử dụng trong tác phẩm văn học ở mức độ nào đó để tạo không khí địa phương cho tác phẩm Đối chiếu những phương tiện xưng hô được xác định ở bài tập 2 và những phương tiện chỉ quan hệ thân thuộc trong bài Chương trình địa phương phần Tiếng việt ở học kì I và cho nhận xét ? TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT (20’) * HĐ1 : Phân tích đề + Đề trắc nghiệm - Gv trình chiếu đề trắc nghiệm, gợi ý, phát vấn Hs + Đề tự luận: - Gv: Yêu cầu của đề là gì, các ý cần trả lời ? - Hs: Trả lời. * HĐ2: Công bố đáp án Sau khi Hs trả lời, Gv công bố đáp án * HĐ3: Nhận xét ưu khuyết điểm a. Ưu điểm: - Đa số Hs đều nắm các bước làm trắc nghiệm kết hợp với tự luận - Hiểu yêu cầu đề bài, không bị lạc đề b. Khuyết điểm: - Sai chính tả nhiều, trình bày bài quá bẩn - Một số bạn không biết so sánh thể loại. - Câu 2 tự luận, kỹ năng viết đoạn văn của HS còn yếu * HĐ4: Thống kê chất lượng bài làm HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (5’) - GV hướng dẫn – HS chú ý lắng nghe I. BÀI HỌC 1. Từ xưng hô - Xưng: người nói tự gọi mình - Hô: người nói gọi người đối thoại, tức người nghe VD: Học trò - Tự gọi mình l “ em”, gọi GV l” thầy, cô” * Trong giao tiếp chúng ta cần chú ý: - Phải luôn luôn chú ý đến các “ vai”: trên – dưới, dưới – trên, ngang hàng 2. Xác định các từ xưng hô Bài tập 1: Xác định từ xưng hô địa phương trong 2 đoạn trích trên: a, từ xưng hô địa phương là “ u” b, .” Mợ” - Mặc dù không thuộc lớp từ xưng hô toàn dân, nhưng cũng không phải là xưng hô địa phương Bài tập 2: Những từ xưng hô và cách xưng hô ở địa phương em và ở những địa phương khác mà em biết - Đại từ trỏ người: tui, choa, qua (tôi); tau( tao); bầy tui (chúng tôi); mi (mày); hấn (hắn) - Danh từ chỉ quan hệ thân thuộc dùng để xưng hô: bọ, thầy, tía, ba( bố); u, bầm, đẻ, mạ, má (mẹ); ôông (ông); bá (bác); eng (anh); ả( chị) Bài tập 3: Từ xưng hô ở địa phương có thể dùng trong hoàn cảnh giao tiếp - Từ được dùng ở địa phương thường được dùng trong phạm vi giao tiếp hẹp: ở địa phương, đồng hương gặp nhau ở các tỉnh bạn, trong gia đình, gia tộc - Từ ngữ xưng hô địa phương cũng được sử dụng trong tác phẩm văn học ở mức độ nào đó để tạo không khí địa phương cho tác phẩm Bài tập 4 : - Một người lứa tuổi lớp 8 có thể xưng hô với + Thầy / cô: em – thầy / cô hoặc con – thầy / cô + Chị của mẹ mình l: chú – bác hoặc chú – dì + Chồng của cô mình l: chú – chú hoặc chú – dượng + Ông nội: ông – chú hoặc chú – nội + Bà nội: chú – bà hoặc chú – nội * Nhận xét: Trong TV có một số lượng khá lớn các danh từ chỉ họ hàng thân thuộc và chỉ nghề nghiệp, chức vụ được dùng làm từ ngữ xưng hô II. TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 1. Phân tích đề (xem PPCT tiết 130) 2. Công bố đáp án (Xem PPCT tiết 130) 3. Nhận xét ưu khuyết điểm * Ưu điểm: * Khuyết điểm: 4. Thống kê chất lượng bài làm (Xem cuối giáo án) III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài cũ:Đối chiếu từ xưng hô địa phương với những từ ngữ địa phương chỉ quan hệ thân thích, ruột thịt mà bản thân biết. * Bài mới: Hướng dẫn kiểm tra học kì II - Đọc hiểu: Nắm vững tác giả, thể loại, hoàn cảnh ra đời của văn bản; xác định được kiểu câu, nội dung và viết đoạn văn ngắn. - Tập làm văn: cảm nhận được nội dung của một đoạn văn, đoạn thơ; cách viết bài văn thuyết minh, nghị luận. BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM KIỂM TRA TIẾNG VIỆT Lớp Sĩ số Điểm >5 Điểm 8-10 Điểm < 5 Điểm từ 0-3 SL TL SL TL SL TL SL TL 8A1 8A2 E. RÚT KINH NGHIỆM ... **************************** Tuần: 35 Ngày soạn: 07/05/2016 Tiết PPCT: 138,139 Ngày dạy: 09/05/2016 KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng cơ bản tổng hợp kiến thức đã học ở chương trình lớp 8 và giúp cho các em HS ôn tập những kiến thức đã học. Rèn cho HS kĩ năng làm bài văn tự luận. Bồi dưỡng lòng yêu thích môn văn học II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Hình thức: Cho học sinh làm kiểm tra tự luận: 90 phút III. THIẾT LẬP MA TRẬN IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA: Đề và đáp án của phòng GD& ĐT Đam Rông V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM IV. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA Tuần: 35 Ngày soạn: 11/05/2016 Tiết PPCT: 140 Ngày dạy: 13/05/2016 TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Củng cố kiến thức cho ở phần Văn và tiếng Việt đã học. Rèn cho HS kĩ năng làm bài văn tự luận và phân tích , vận dụng tiếng Việt vào giao tiếp hằng ngày. Bồi dưỡng lòng yêu thích môn văn học, tạo tính cẩn thận, thẩm mỹ, trình bày sạch sẽ, rõ ràng khi làm bài kiểm tra B. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên: Chấm, trả bài, sửa bài chi tiết, vào điểm chính xác. 2. Học sinh: Lập dàn ý, xem lại đề bài. Đọc lại bài để rút ra bài học cho bản thân C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định lớp (1’): Kiểm diện HS 8A1: .. 8A2: .. 2. Kiểm tra bài cũ (2’): GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới (42’): * Vào bài (1’): Giáo viên nêu vai trò của tiết trả bài. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HĐ1(7’): Phân tích đề Gv gợi ý Hs xác định yêu cầu của đề - Phần đọc hiểu: Đoạn thơ trích từ bài ”Quê hương”. Trả lời từng ý nhỏ theo yêu cầu của đề. - Phần làm văn: Bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành. - Đề tự luận: Trả lời theo ý HĐ2 (14’): Công bố đáp án Sau khi Hs trả lời, Gv công bố đáp án * HĐ3 (10’): Nhận xét ưu khuyết điểm a.Ưu điểm: - Nhận biết được đặc điểm hình thức, chức năng của câu nghi vấn. - Nhìn chung các em đã biết cách viết một bài văn nghị luận. - Có hiểu biết về tác hại của thuốc lá. b. Nhược điểm: - Rất nhiều em chưa biết diễn ý, hành văn thành một đoạn văn ngắn, viết còn dài dòng, chưa nêu được nội dung chính mà đề bài muốn hỏi đến. - Trong bài còn gạch đầu dòng * HĐ4 (5’): Thống kê chất lượng bài làm * Hướng dẫn tự học (3’) GV hướng dẫn Hs chuẩn bị tâm lí bước vào chương trình lớp 9, yêu cầu các em đọc và soạn bài I. Phân tích đề (xem PPCT tiết 138-139) II. Công bố đáp án (Xem PPCT tiết 138-139) III. Nhận xét ưu khuyết điểm IV. Thống kê chất lượng bài làm * Hướng dẫn tự học - Ôn lại tất cả kiến thức bị hỏng để làm nền tảng tiếp thu chương trình lớp 9 - Về nhà làm lại bài thi vào vở học. BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM KIỂM TRA TIẾNG VIỆT Lớp Sĩ số Điểm >5 Điểm 8-10 Điểm < 5 Điểm từ 0-3 SL TL SL TL SL TL SL TL 8A1 8A2 Tổng D. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- Tuan_32_Ngu_van_8.doc