Giáo án Ngữ Văn 8 - Tuần 3 - Năm học 2013-2014

? Trong tình thế như vậy chị có ai giúp đỡ không?

? Cai lệ là chức danh gì?

? Hắn có mặt ở Làng Đông Xá với vai trò gì?

? Hắn và người nhà lí trưởng xông vào nhà anh Dậu để làm gì?

? Qua hành động của tên cai lệ em có nhận xét gì về xã hội phong kiến đương thời?

? Em có nhận xét gì về tính cách nhân vật Cai lệ và sự miêu tả của tác giả? ( GV tổ chức cho HS thảo luận )

? Chị Dậu đối phó với bọn tay sai để bảo vệ chồng bằng cách nào?

? Do đâu mà chị Dậu có sức lạ lùng khi quật ngã hai tên tay sai như vậy?

? Theo em, sự thay đổi thái độ của chị Dậu có được miêu tả chân thực, hợp lí không?

? Qua đoạn trích này, em có nhận xét gì về tính cách của chị Dậu?

 

doc7 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 673 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 8 - Tuần 3 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3	Ngày soạn : /08/2013 Tiết 9	
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
 ( Trích “Tắt đèn”) 
 Ngô Tất Tố
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến tức:
 - Qua đoạn trích thấy được bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ XH đương thời và tình cảnh đau thương của người nông dân cùng khổ trong XH ấy. Cảm nhận được cái qui luật của hiện thực : Có áp bức, có đấu tranh.
 - Thấy được đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của tác giả.
2. Kĩ năng:
 - Biết đọc- hiểu một đoạn trích truyện hiện đại.
II. CHUẨN BỊ :
 -GV : giáo án, SGK, chân dung tác giả, tư liệu tham khảo
 -HS : SGK, soạn bài.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
 1. Ổn định lớp : KTSS
 2. Kiểm tra bài cũ :
 Tình yêu thương của bé Hồng được thể hiện ntn qua đoạn trích “Trong lòng mẹ” ?
 3. Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1
-Gọi HS đọc chú thích *
-Trình bày những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm?
-GV kiểm tra việc đọc từ khó của HS.
-GV hướng dẫn đọc giọng diễn cảm, có thay đổi ngữ điệu theo diễn biến sự việc và đoạn đối thoại.
-GV đọc mẫu.
-Gọi HS đọc theo cách phân vai.
-GV nhận xét, uốn nắn.
- Cho HS tóm tắt nội dung đoạn trích.
? Trong đoạn trích có mấy nhân vật?
? Có thể chia các nhân vật thành mấy nhóm?
Hoạt động 2
? Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị ntn?
? Trong tình thế như vậy chị có ai giúp đỡ không?
? Cai lệ là chức danh gì?
? Hắn có mặt ở Làng Đông Xá với vai trò gì? 
? Hắn và người nhà lí trưởng xông vào nhà anh Dậu để làm gì?
? Qua hành động của tên cai lệ em có nhận xét gì về xã hội phong kiến đương thời?
? Em có nhận xét gì về tính cách nhân vật Cai lệ và sự miêu tả của tác giả? ( GV tổ chức cho HS thảo luận )
? Chị Dậu đối phó với bọn tay sai để bảo vệ chồng bằng cách nào?
? Do đâu mà chị Dậu có sức lạ lùng khi quật ngã hai tên tay sai như vậy?
? Theo em, sự thay đổi thái độ của chị Dậu có được miêu tả chân thực, hợp lí không? 
? Qua đoạn trích này, em có nhận xét gì về tính cách của chị Dậu?
-Em hiểu ntn về nhan đề của đoạn trích? Theo em tác giả đặt như vậy có thảo đáng không? Tại sao?
? Hãy chứng minh nhận xét của nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”.
? Nêu vài nét về nghệ thuật của truyện?
? Nêu ý nghĩa của truyện?
 GV tổng kết nội dung bằng ghi nhớ. 
-Đọc chú thích *
-Dựa vào chú thích * trình bày.
-Lắng nghe
-Đọc văn bản, HS khác nhận xét
-Chú ý các từ khó SGK.
HS tóm tắt.
HS trình bày:
-> Có 4 nhân vật: chị Dậu, Cai Lệ, Người nhà lí trưởng, anh Dậu.
-> Có thể chia làm hai tuyến: Nhân vật chính diện ( chị Dậu, Anh Dậu) và nhân vật phản diện (Cai lệ, người nhà lí trưởng.)
 - HS trả lời nhanh.
+ không có tiền sưu.
+ Chồng bị ốm, bị đánh không ngồi dậy được.
+ Tay bế con nhỏ.
-> Vô cùng cực khổ, khó khăn, nguy ngập:
-Một mình chị phải giải quyết mọi vấn đề này.
-Thảo luận, trình bày.
-> Cai lệ là tên chỉ huy cấp thấp nhất.
-> Vai trò của hắn là tên tay sai.
-> Hắn đến để thu thuế.
-> Một tên tay sai mà dám tự tiện đánh trói người như vậy cho ta thấy xã hội phong kiến bất công, coi thường con người.
-> Bản chất, tính cách của tên cai lệ : tàn bạo, không chút tình người.
HS trình bày.
-> Từ “van xin tha thiết” 
-> đến “cự lại” bằng lí lẽ (đấu lí) 
-> đến vùng lên quật ngã hai tên tay sai (đấu lực) với sức mạnh ghê gớm, với tư thế ngang tàng.
-Cái gốc của sức mạnh đó là lòng yêu thương chồng con tha thiết, mãnh liệt.
-Trao đổi, trình bày.
-Sự thay đổi đó là hợp lí, tác giả đã miêu tả chân thực sự miêu tả sự thay đổi này. -> Tính cách mộc mạc, hiền dịu
-Suy nghĩ, trình bày.
-> Lấy hình ảnh từ một câu tục ngữ.
-> Nhan đề hoàn toàn chính xác, phù hợp.
-Thảo luận, trình bày.
-Chú ý.
- HS nêu.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung. * Ý nghĩa của truyện: Với cảm quan nhạy bén, nhà văn Ngô Tất Tố đã phản ánh hiên thực về sức phản kháng mãnh liệt chống lại áp bức của người dân hiền lành chất phác.
I. Tìm hiểu chung :
 1. Tác giả: 
- Ngô Tất Tố: (1893 -1954), xuất thân là nhà nho gốc nông dân.
- Quê quán: Thuộc ngoại thành Hà Nội .
- Là nhà văn hiện thực chuyên viết về nông thôn Việt Nam.
2. Tác phẩm.
 Trích từ tiểu thuyết: “tắt đèn”.
3. Đọc văn bản.
II. Tìm hiểu văn bản :
1.Tình thế của chị Dậu :
 -Vô cùng cực khổ, khó khăn, nguy ngập.
-Một mình chị phải giải quyết mọi vấn đề này.
2. Nhân vật cai lệ :
 - Bản chất, tính cách của tên cai lệ : tàn bạo, không chút tình người.
 - Đó là hiện thân đầy đủ, rõ rệt nhất của cái nhà nước bất nhân lúc bấy giờ.
3. Diễn biến tâm lí của chị Dậu :
- Van xin tha thiết.
- Cự lại bằng lí lẽ. 
- Vùng lên quật ngã hai tên tay sai .
-Cái gốc của sức mạnh đó là lòng yêu thương chồng con tha thiết, mãnh liệt.
- Tính cách chị Dậu:
 + là người mộc mạc, hiền dịu đầy vị tha, sống khiêm nhường. 
+ Một tinh thần phản kháng tiềm tàng, một thái độ bất khuất.
4. Nghệ thuật :
-Khắc họa nhân vật rõ nét.
-Ngòi bút miêu tả linh hoạt, sống động.
-Ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ đối thoại đặc sắc.
* Ghi nhớ ( SGK )
 4. Củng cố: 
 GV hệ thống lại nội dung bài học.
	Nêu hoàn cảnh của chị Dậu trong đoạn trích?
 5. Hướng dẫn về nhà :
 - Học bài.
 - Chuẩn bị phần bài tiếp theo.
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
....
Tiết 10 	XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức.
 -Hiểu được khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung đoạn văn.
 2. Kĩ năng
 -Viết được các đoạn văn mạch lạc đủ sức làm sáng tỏ một nội dung nhật định.
II. CHUẨN BỊ :
 -GV : giáo án, SGK, bảng phụ
 -HS : soạn bài.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
 1. Ổn định lớp : KTSS
2. Kiểm tra bài cũ :
 Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài trong văn bản ntn?
3. Dạy bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1
-Gọi HS đọc VB SGK
-VB gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn?
-Em thường dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn?
-Đặc điểm về nội dung, cấu trúc của một đoạn văn?
Hoạt động 2
-Trong đoạn văn 1, từ nào là từ ngữ chủ đề? Vì sao?
-Thế nào là từ ngữ chủ đề?
-Chủ đề của đoạn văn này là gì? Tìm trong đoạn văn câu chứa chủ đề trên?
-Thế nào là câu chủ đề? Vị trí của câu chủ đề?
-Đoạn văn 1 có câu chủ đề không? Yếu tố nào duy trì đối tượng trong đoạn văn?
-Quan hệ ý nghĩa giữa các câu trong đoạn văn ntn?
-Nội dung đoạn văn được triển khai theo trình tự nào?
-Ở đoạn văn 2, câu chủ đề được đặt ở vị trí nào? Ý của đoạn văn này được trình bày theo trình tự nào?
-Gọi HS đọc đoạn văn SGK
-Chủ đề của đoạn văn là gì? Đoạn văn có câu chủ đề không?
-Câu chủ đề nằm ở vị trí nào? Ý của đoạn văn được trình bày theo trình tự nào?
-GV tổng kết bằng ghi nhớ.
Hoạt động 3
-GV cho HS trả lời nhanh bài tập 1
-Gọi HS đọc bài tập 2, GV hướng dẫn làm
-GV cho HS viết đoạn văn theo yêu cầu.
-Đọc
-Trình bày.
-Chữ viết hoa, lùi đầu dòng, chấm xuống dòng.
-Nội dung biểu đạt một ý tương đối trọn vẹn, cấu trúc do nhiều câu tạo thành.
-Ngô Tất Tố là từ ngữ chủ đề vì lặp lại nhiều lần.
-Trình bày.
-Giới thiệu về tác phẩm Tắt đèn ( Câu 1 )
-Trình bày.
* Câu chủ đề mang nội dung khái quát, thường đứng ở đầu hay cuối đoạn.
-Chỉ có từ ngữ chủ đề duy trì đối tượng trong đoạn văn.
-Bình đẳng với nhau
-Các ý song song nhau.
-Đầu đoạn văn.
-Đọc.
-Giải thích vì sao lá cây có màu xanh lục.
-Câu chủ đề cuối đoạn. Qui nạp.
-Trả lời nhanh.
-Thực hiện theo hướng dẫn.
-viết đoạn văn.
I. Thế nào là đoạn văn?
* VD ( SGK/34 )
 VB gồm hai ý :
-Giới thiệu Ngô Tất Tố.
-Giới thiệu Tắt đèn. 
* Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn :
1. Từ ngữ chủ đề, câu chủ đề :
 -Đoạn 1 : Ngô Tất Tố là từ ngữ chủ đề.
-Đoạn 2 : Câu 1 là câu chủ đề.
* Từ ngữ chủ đề là từ dùng làm đề mục hoặc được lặp lại nhiều lần.
* Câu chủ đề mang nội dung khái quát, thường đứng ở đầu hay cuối đoạn.
2. Cách trình bày nội dung đoạn văn :
a. VD ( SGK/34 )
-Đoạn 1
 (1) - (2) - (3) - (4) à Song hành.
-Đoạn 2 
 (1)
(2) (3) (4) (5) (6) (7)
à Diễn dịch.
b. VD ( SGK/35 )
 (1) (2) (3)
 (4)
à Qui nạp.
* Ghi nhớ ( SGK )
III. Luyện tập :
Bài tập 1 ( SGK / 36 )
Có hai ý :
-Giới thiệu sự việc.
-Trình bày diễn biến sự việc.
=>Mỗi ý thành một đoạn.
Bài tập 2 ( SGK / 36 )
a. Diễn dịch.
b. Song hành.
Bài tập 3 ( SGK / 36 )
Viết đoạn văn
 4. Củng cố: 
 GV hệ thống lại nội dung bài học.
	Nêu các cách trình bày đoạn văn?
 5. Hướng dẫn về nhà :
 - Học bài, làm bài tập 5,6.
 - Chuẩn bị bài tiếp theo: Từ tượng thanh, từ tượng hình.
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
....
Tiết 11, 12	 
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức.
-Biết vận dụng kiến thức về văn tự sự : chú ý tả người, kể việc, kể những cảm xúc tâm hồn, kĩ năng xây dựng đoạn văn để làm tốt bài văn.
2. Kĩ năng.
- Luyện tập kĩ năng viết văn.
3. Thái độ: GD tinh thần yêu thích môn văn.
II. CHUẨN BỊ :
- GV : ra đề, đáp án, thang điểm
- HS : ôn bài.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
 1. Ổn định lớp : KTSS
 2. Kiểm tra bài cũ : 
 3. Bài mới : 
III. Đề bài: 
Người ấy ( bạn, thầy, người thân ) sống mãi trong lòng tôi. 
IV. Đáp án và thang điểm
1. Mở bài : Giới thiệu chung về người ấy.
2. Thân bài : đảm bảo các ý sau .
 -Người ấy là người ntn? .
 -Người ấy đã thương yêu tôi ntn? 
 -Người ấy đã giáo dục tôi ntn? 
 -Người ấy để lại ấn tượng gì sâu sắc nhất trong đời tôi. 
3. Kết bài : Tình cảm của mình đối với người ấy.
 V. Tổng hợp.
 a. Các sai sót phổ biến.
- Kiến thức: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Kĩ năng: 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 b. Phân loại lớp 8/4:
Điểm
Số bài
Tỷ lệ
So với bài làm trước
Tăng
Giảm
9- 10
7- 8
5- 6
3- 4
0- 2
c. Nguyên nhân:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
d. Hướng phấn đấu: 
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Củng cố : 
GV nhận xét tiết làm bài.
5. Hướng dẫn về nhà :
 - Ôn lại các bài đã học.
 - Chuẩn bị bài tiếp theo: Lão Hạc. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
 Ký duyệt: / 09/ 2013
 TT

File đính kèm:

  • docVAN8-3.doc
Giáo án liên quan