Giáo án Ngữ văn 8 tuần 25

Văn bản: HỊCH TƯỚNG SĨ

 Trần Quốc Tuấn

I.Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức:

- Sơ giản về thể hịch.

- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Hịch tướng sĩ.

- Tinh thần yêu nước, ý chí quyết thắng kẻ thù xâm lược của quân dân thời Trần.

- Đặc điểm văn chính luận ở Hịch tướng sĩ.

2.Kĩ năng:

- Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể hịch.

- Nhận biết được không khí thời đại sục sôi thời Trần ở thời điểm dân tộc ta chuẩn bị cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên xâm lược lần thứ hai.

 

doc9 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2666 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 tuần 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Tiết PPCT: 93
 Ngày soạn: 7/2/2015
 Ngày dạy: /2/2015
Tiếng Việt: CÂU PHỦ ĐỊNH
I.Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
- Đặc điểm hình thức của câu phủ định.
- Chức năng của câu phủ định.
2.Kĩ năng:
- Nhận biết câu phủ định trong các văn bản.
- Sử dụng câu phủ định phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3.Thái độ:
- Có ý thức sử dụng câu phủ định phù hợp với tình huống giao tiếp.
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Sách giáo khoa, thiết kế bài giảng, bảng phụ.
2.Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, vở soạn.
III.Phương pháp:
- Vấn đáp, đàm thoại, thảo luận.
IV.Tiến trình dạy học:
1.Ổn định tổ chức: 
2.Kiểm tra bài cũ : 
Hãy nêu đặc điểm hình thức của câu trần thuật ? cho vd minh hoạ 
3.Bài mới : 
 Ở chương trình tiểu học các em đã được làm quen với câu phủ định. Bài học hôm nay giúp các em hiểu hơn về đặc điểm, chức năng chính của câu phủ định:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
*Gọi hs đọc vd 
(?)Về đặc điểm hình thức, các câu b,c,d có gì khác so với câu a ?
- Có chứa từ phủ định : không , chưa , chẳng 
(?)Về chức năng, các câu b,c,d có gì khác câu a ? 
 Các câu này phủ định việc Nam đi Huế, còn câu a thì khẳng định việc Nam đi Huế 
 Yêu cầu hs đọc vd2 
(?)Trong đoạn trích trên, những câu nào có từ ngữ phủ định ? 
 (?)Cho biết mục đích sử dụng các từ ngữ phủ định của mấy ông thầy bói ? 
(?)Qua tìm hiểu vd , hãy khái quát lại đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định ? ( sgk)
Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài tập 1: Gv hướng dẫn hs làm bài tập 1.
Bài tập 2: Gv hướng dẫn hs làm bài tập 2.
Bài tập 3:Gv hướng dẫn hs làm bài tập 3.
Bài tập 4: Gv hướng dẫn hs làm bài tập 4.
I.Tìm hiểu chung:
1.Đặc điểm hình thức và chức năng
ví dụ 1:
a.Nam đi Huế
b.Nam không đi Huế.
c.Nam chưa đi Huế.
d.Nam chẳng đi Huế.
→Đặc điểm hình thức: Có chứa từ phủ định: không, chưa, chẳng. 
→Chức năng 
Các câu này phủ định việc Nam đi Huế.
Ví dụ 2:
*Câu chứa từ ngữ phủ định là:
-Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn
-Đâu có!
 *Không phải là bác bỏ 
Đâu có: trực tiếp bác bỏ nhận định
2.Kết luận: Ghi nhớ (SGK/ ) 
II.Luyện tập: 
Bài tập 1 : 
Có những từ phủ định bác bỏ : 
-Cụ cứ tưởng thế chứ nó chả hiểu gì đâu 
-Không, chúng con không đói nữa đâu 
Còn câu : Hai đứa ăn hết ngần kia củ khoai thì no  củng có ý bác bỏ, nhưng không phải là câu phủ định, vì không có từ phủ định 
-Vả lại ai nuôi mà chẳng bán hay giết thịt ! là câu phủ định miểu tả 
Bài tập 2 : 
Tất cả câu a,b,c đều là câu phủ định vì đều có những từ phủ định. Nhưng những câu phủ định này có điểm đặc biệt là có từ phủ định kết hợp với một từ phủ định khác 
-Như câu a: không phải là không (kết hợp với 1 từ nghi vấn); câu c: ai chẳng kết hợp với 1 từ phủ định khác và một từ bất định; câu b không ai không.
-Khi đó ý nghĩa của cả câu là khẳng định chức không phải phủ định. 
* Những câu phủ định có ý nghĩa tương tự :
a.Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường , song có ý nghĩa ( nhất định )
b.Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, ai cũng từng ăn tết trung thu , ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng 
c.Từng qua thời thơ ấu HN, ai cũng có một lần nghển cổ
Bài tập 3:
-Nếu thay thì câu này phải viết lại: “Choắt chưa dậy được nằm thoi thóp”
+Phải bỏ từ nữa , vì nếu thêm từ nữa là câu sai 
Khi thay không bằng chưa thì nghĩa của câu cũng thay đổi 
-Chưa biểu thị ý phủ định đối với điều mà cho đến một thời điểm nào đó không có, nhưng sau thời điểm đó có thể có. Còn không cũng biểu thị ý phủ định đối với điều nhất định, nhưng không có hàm ý về sau có thể có 
Bài tập 4:
 Các câu trong các phần này không phải là câu phủ định 
-Đẹp gì mà đẹp: phản bác ý khiến 
-Làm gì có chuyện đó: dùng để phản bác tính chân thực của một thông báo 
V.Củng cố:
-Tìm một số đoạn văn có sử dụng câu phủ định.
-Viết đoạn văn có sử dụng câu phủ định.
VI.Dặn dò:
*Bài cũ:
-Viết đoạn văn có sử dụng kết hợp một số kiểu câu đã học, trong đó bắt buộc có câu phủ định. 
- Học thuộc ghi nhớ ,hoàn thành các bài tập còn lại 
*Bài mới:Chương trình địa phương:
+Tìm hiểu một số danh lam thắng cảnh hoạc di tích lịch sử địa phương.
Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tiết PPCT : 92 	 Ngày soạn: 7/02/2015 
	 Ngày dạy: /02/2015 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
 (Phần Tập làm văn)
I.Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức
- Những hiểu biết về một di tích, thắng cảnh của quê hương.
- Các bước chuẩn bị và trình bày văn bản thuyết minh về một di tích, thắng cảnh của quê hương.
2. Kỹ năng :
- Quan sát tìm hiểu, nghiên cứu ... về đối tượng một di tích, thắng cảnh của quê hương.
- Kết hợp các phương pháp, các yếu tố miêu tả, biểu cảm, sự sự, nghị luận để tạo lập một văn bản thuyế minh có độ dài 300 chữ.
3.Thái độ:
Thấy được sự phong phú đa dạng của di tích, thắng cảnh của quê hương và thêm yêu quê hương, đất nước. 
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Sách giáo khoa, thiết kế bài giảng, bảng phụ.
2.Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, vở soạn.
III.Phương pháp :
Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm.
IV.Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh
2. Bài cũ:  Kiểm tra sự chuẩn bị của hs
3. Bài mới : 
 Là một tỉnh được khí hậu ưu đãi, lại có địa hình độc đáo với nhiều danh lam thắng cảnh. Tự hào về điều đó chúng ta sẽ giới thiệu về những danh lam thắng cảnh của quê mình qua tiết Chương trình địa phương.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động1:
Hướng dẫn tìm hiểu chung:
- Trên cơ sở HS đã chuẩn bị, gv yêu cầu các em trình bày theo mẫu bên .
Gv lưu ý :
Địa phương được hiểu là quê cũ hay nơi ở hiện tại.
Gọi những hs ở những địa phương khác nhau .
HS bổ sung cho bảng danh sách lẫn nhau .
Gv yêu cầu hs đọc bài đã sưu tầm .Trình bày thêm ý cảm nhận của hs về bài đó và lí do chọn bài của các em .
- Yêu cầu HS nhận xét lẫn nhau sau đó GV nhận xét chung.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập:
- Gv hướng dẫn, HS thực hiện và trình bày, nhận xét.
- GV chữa bài.
I. Tìm hiểu chung:
* ĐỀ BÀI :
Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở địa phương.
 1. Gợi ý nội dung thuyết minh: ( Có thể thuyết minh về biển Nhật Lệ, Đá Nhảy, Động Phong Nha....)
2. Viết bài văn thuyết minh ngắn ( khoảng 300 chữ) về một danh lam thắng cảnh – về Động Phong Nha
* Lưu ý:
- Viết đoạn thân bài : Giới thiệu về ngồn gốc, vị trí, ý nghĩa của Động Phong Nha.
II. Luyện tập:
 Câu hỏi: Lập dàn ý chi tiết và tìm ý cho đề bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở địa phương.
V.Củng cố :
- Sau khi hoàn thành văn bản, em đã nhận thức thêm, củng cố được nhưng gì về thực tế quê hương? Về lí thuyết làm bài văn thuyết minh ? 
VI.Dặn dò :
Bài cũ: 
- Tiếp tục bổ sung những tài liệu mới, cách trình bày mới cho bài thuyết minh của mình.
 Bài mới: 
- Soạn bài “Hịch tướng sĩ”, đọc văn bản, chia bố cục. Tìm hiểu tinh thần yêu nước của vị chủ soái.
Rút kinh nghiệm:
.......
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ................ 
Tiết PPCT : 93 	 Ngày soạn: 7/02/2015 
	 Ngày dạy: /02/2015 
Văn bản: HỊCH TƯỚNG SĨ
 Trần Quốc Tuấn 
I.Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
- Sơ giản về thể hịch.
- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Hịch tướng sĩ.
- Tinh thần yêu nước, ý chí quyết thắng kẻ thù xâm lược của quân dân thời Trần.
- Đặc điểm văn chính luận ở Hịch tướng sĩ.
2.Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể hịch.
- Nhận biết được không khí thời đại sục sôi thời Trần ở thời điểm dân tộc ta chuẩn bị cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên xâm lược lần thứ hai.
- Phân tích được nghệ thuật lập luận, cách dùng các điển tích, điển cố trong văn bản nghị luận trung đại.
3.Thái độ: Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận , có sự kết hợp giữa tư duy lô – gíc và tư duy hình tượng , giữa lí lẽ và tình cảm.
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Sách giáo khoa, thiết kế bài giảng, bảng phụ, chân dung Trần Quốc Tuấn.
2.Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, vở soạn.
III. Phương pháp:
- Vấn đáp, nêu vấn đề, phân tích, bình giảng.
IV.Tiến trình dạy học: 
1.Ổn định tổ chức: 
2.Bài cũ : Em hiểu thế nào là thể chiếu ? 
- Sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm được thể hiện như thế nào trong bài Chiếu dời đô ? Phân tích , dẫn chứng 
- Vì sao nói, với Thiên đô chiếu , Lý Công Uẩn xứng đáng là một vị minh quân nhìn xa trông rộng ?
3.Bài mới : 
 Trần Quốc Tuấn là một trong những danh tướng kiệt xuất của nân dân Việt Nam và của thế giới thời trung đại. Ông góp công lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống quân Mông -Nguyên 
(1285, 1288). Là nhà lí luận quân sự với các tác phẩm Vạn kiếp tông bí truyền thư , Binh thư yếu lược, để kích động tinh thần yêu nước, trung nghĩa, quyết chiến quyết thắng của tướng sĩ dưới quyền. Hôm nay, chúng ta đi tìm hiểu một trong những văn bản mang nội dung đó
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu chung 
 (?) Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm?
(?)Nêu thể loại tác phẩm?
Hoạt động 2: Đọc – Hiểu văn bản 
- Gv cùng hs đọc ( yêu cầu giọng điệu cần thay đổi linh hoạt cho phù hợp với từng đoạn nhưng nhìn chung giọng điệu cần hào hùng, tha thiết ) 
 (?)Từ đó, hãy xác nhận các đặc điểm chính của bài Hịch tướng sĩ ? 
 Là bài văn nghị luận. Do chủ tướng Trần Quốc Tuấn viết, nhằm thuyết phục tướng sĩ học tập Binh thư yếu lược. Kích động lòng yêu nước căm thù giặc của các tướng sĩ thời Trần từ đó mà ra sức học Binh thư.
(?)Hãy tìm bố cục cụ thể của bài Hịch Tướng sĩ chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung từng đoạn? 
*Gọi hs đọc đoạn 1 
(?)Những nhân vật được nêu gương có địa vị xã hội ntn? Họ đã có việc làm gì vì đất nước?
(?)Các nhân vật này có địa vị xã hội cao thấp khác nhau, thuộc các thời đại khác nhau, nhưng ở họ có những điểm chung nào để thành gương sáng cho mọi người noi theo ? 
 Đọc đoạn văn 2 và cho biết
(?)Tình thế đất nước ta lúc này như thế nào?
(?)Tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù được tác giả lột tả như thế nào?
GV: Trong lịch sử: Năm 1277, Sài Xuân đi sứ, buộc ta phải lên tận biên giới đón rước; năm 1281, Sài Xuân lại sang sứ, cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương Minh. Quân sĩ Thiên Trường ngăn lại, bị Xuân lấy roi đánh toạc cả đầu; vua sai thượng tướng thái sư Trần Quang Khải ra đón tiếp, Xuân nằm khểnh không dậy.
(?)Em hãy nhận xét ngôn ngữ mà tác giả sử dung? Qua đó muốn nói lên điều gì? Tác động đến tướng lĩnh ra sao?
(?)Trước hoàn cảnh đất nước như vậy bản thân Trần Quốc Tuấn là một người đứng đầu, ông cảm thấy thế nào?
(?)Tình cảm của Trần Quốc Tuấn đã dành cho mọi người như thế nào? Em có nhận xét gì về ông?
(?)Qua hai đoạn văn đã phân tích. Nhận xét về tấm lòng và tình cảm của Trần Quốc Tuấn?
I.Giới thiệu chung:
1.Tác giả: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (1231-1300), là một danh tướng đời Trần có công lao lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên. 
2.Tác phẩm: Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết để kêu gọi tướng sĩ học tập Binh thư ỵếu lược, sẵn sàng đối phó với âm mưu của giặc Mông-Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai (1285) 
 3.Thể loại: Hịch: là thể văn chính luận trung đại, có kết câu chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dùng để khích lệ tình cảm, tinh thần đấu tranh chống kẻ thù.
II.Đọc – hiểu văn bản:
1.Đọc- tìm hiểu từ khó.
2.Tìm hiểu văn bản.
a.Bố cục: 4phần 
-Phần 1: Từ đầu. đến nay con lưu tiếng tốt: Nêu những gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách
-Phần 2: Tiếpcũng chẳng kém gì: Lột tả sự ngang ngược và tội ác của kẻ thù đồng thời nói lên lòng căm thù giặc.
-Phần 3: tiếp theo cho đến phỏng có được không: Phân tích phải trái, làm sõ đúng sai.
-Phần 3:còn lại : Kêu gọi tướng sĩ học Binh thư yếu lược 
b.Phân tích 
b1.Tinh thần trung quân ái Quốc. 
-Ở Trung Quốc: có Kỉ Tín, Do Vu, Dự Nhượng, Thân Khoái, Kính Đức, Cảo Khanh→bỏ mình vì nước.
-Thời Tống, Nguyên:có Vương Công Kiên và Cốt Đãi Ngột Lang →Là vị tướng hết mình vì đất nước.
àNêu gương sáng trong lịch sử để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.
b2.Tình thế đất nước. 
*Đất nước vào thời loạn lạc:
-Giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường.
-Uốn lưỡi cú diều, sỉ mắng triều đình.
-Đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa, hạch sách bạc vàng, hung hãn như hổ đói.
à Ngôn từ gợi hình gợi cảm, lời văn mỉa mai châm biếm: vạch ra tội ác của kẻ thù. Tác động đến tướng lĩnh lòng căm thù giặc.
*Về bản thân Trần Quốc Tuấn:
-Quên ăn mất ngủ, đau đơn đến thắt tim, thắt ruột, uất ức, căm tức khi chưa trả thù được
-Sẵn sàng hi sinh để rửa mối nhục cho đất nước.
-Quan tâm hết mực đến đời sống của binh lính: cho cơm, cho áo, cấp lương bổng, thăng quan chức
→Tự bộc bạch nỗi lòng: Tâm trạng uất hận trào dâng, tấm lòng yêu nước, thương dân hết mực.
V.Củng cố:
-Nhắc lại khái niệm thể hịch.
-Nhận xét nhân cách của Trần Quốc Tuấn.
VI.Dặn dò:
- Đọc phần 3+4 tìm hiểu nội dung mà Trần Quốc Tuấn truyền đạt cho binh sĩ.
Rút kinh nghiệm:
.......
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ................ 
Tiết PPCT : 94 	 Ngày soạn: 7/02/2015 
	 Ngày dạy: /02/2015 
Văn bản: HỊCH TƯỚNG SĨ
 Trần Quốc Tuấn 
I.Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
- Sơ giản về thể hịch.
- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Hịch tướng sĩ.
- Tinh thần yêu nước, ý chí quyết thắng kẻ thù xâm lược của quân dân thời Trần.
- Đặc điểm văn chính luận ở Hịch tướng sĩ.
2.Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể hịch.
- Nhận biết được không khí thời đại sục sôi thời Trần ở thời điểm dân tộc ta chuẩn bị cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên xâm lược lần thứ hai.
- Phân tích được nghệ thuật lập luận, cách dùng các điển tích, điển cố trong văn bản nghị luận trung đại.
3.Thái độ: Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận , có sự kết hợp giữa tư duy lô – gíc và tư duy hình tượng , giữa lí lẽ và tình cảm.
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Sách giáo khoa, thiết kế bài giảng, bảng phụ, chân dung Trần Quốc Tuấn.
2.Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, vở soạn.
III. Phương pháp:
- Vấn đáp, nêu vấn đề, phân tích, bình giảng.
IV.Tiến trình dạy học: 
1.Ổn định tổ chức: 
2.Bài cũ : Em hiểu thế nào là thể chiếu ? 
- Sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm được thể hiện như thế nào trong bài Chiếu dời đô ? Phân tích , dẫn chứng 
- Vì sao nói, với Thiên đô chiếu , Lý Công Uẩn xứng đáng là một vị minh quân nhìn xa trông rộng ?
3.Bài mới : 
 Trần Quốc Tuấn là một trong những danh tướng kiệt xuất của nân dân Việt Nam và của thế giới thời trung đại. Ông góp công lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống quân Mông -Nguyên 
(1285, 1288). Là nhà lí luận quân sự với các tác phẩm Vạn kiếp tông bí truyền thư , Binh thư yếu lược, để kích động tinh thần yêu nước, trung nghĩa, quyết chiến quyết thắng của tướng sĩ dưới quyền. Hôm nay, chúng ta đi tìm hiểu một trong những văn bản mang nội dung đó
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 2: Đọc – Hiểu văn bản 
*Gọi hs đọc phần 3 và trả lời câu hỏi.
 (?)Đọc đoạn văn tiếp theo và cho biết những việc làm sai trái của binh lính thời Trần lúc bấy gì được tác giả chỉ ra ntn?
(?)Nếu chỉ có những thứ đó, thì có chống lại được kẻ thù không? Hãy chỉ ra một số dẫn chứng tiêu biểu?
(?)Nhận xét về nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn này?
(?)Những việc làm sai trái trái đó sẽ dẫn đến hậu quả gì?
(?)Khi nêu lên viễn cảnh chiến đấu thắng lợi, tác giả đã đưa ra những gì sẽ có được ntn?
(?)Tác giả sử dụng nghệ thuật gì để nêu lên hai viễn cảnh?
*Gọi hs đọc phần 4 và trả lời câu hỏi:
 (?)Những việc mà tướng lính cần phải làm lúc này là gì?
Tổng kết
(?)Nêu vài nét về nghệ thuật của bài hịch?
(?)Khái quát vài nét về nội dung ?
Hoạt động 2: Đọc – Hiểu văn bản: 
b3.Phân tích phải trái làm rõ đúng sai.
*Những việc làm sai trái của binh lính:
-Vui chọi gà, cờ bạc, ham săn bắn, thích rượu ngon , mê tiếng hát.
-Cựa gà trống, mẹo cờ bạc, tiếng hát, vườn rộng, chó săn nhiều. Tất cả đều không thể chống chọi được với kẻ thù hung hãn.
 →Tác giả dùng một loạt câu phủ định: nhằm nhấn mạnh điều không thể cho các tướng lính biết.
*Hậu quả của nước mất nhà tan và khi thắng lợi:
-Nước mất nhà tan:
+Chẳng những thái ấp không cònmà bổng lộc mất; 
+Chẳng những gia quyến tan tácmà vợ con các người cụng bị tac tác.
+Chẳng những xã tắc tổ tông bị giày xéomà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên
-Khi thắng lợi:
+Chẳng nhưng thái ấp vững bềnmà bổng lộc đời đời hưởng thụ.
+Chẳng những gia quyến êm ấm gối chăn..mà vợ con cũng được bách niên giai lão.
+Chẳng những danh hiệu ta không bị mai mộtmà tên họ các người được sử sách lưu thơm.
 àSử dụng điệp từ, điệp ý tăng tiến ;So sánh hai viễn cảnh: đầu hàng thất bại thì mất tất cả, chiến đấu thắng lợi thì được cả chung và riêng. Nhận thức đúng sai, nhận ra điều phải trái.
b4.Hành động mà tướng sĩ phải làm.
-Cảnh giác trước âm mưu xâm lược.
-Tăng cường luyện tập Binh thư yếu lược.
-Sẵn sàng chiến đấu chống kẻ thù.
àChọn một trong 2 con đường sống và chết để thuyết phục tướng sĩ 
-Thái độ dứt khoát, cương quyết, rõ ràng. Quyết tâm chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược. 
3.Tổng kết
a.Nghệ thuật:
-Sử dụng lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén. Luận điểm rõ sàng, luận cứ chính xác
-Sử dụng phép lập luận linh hoạt.
-Sử dụng lời văn thể hiện tình cảm yêu nước.
b.Nội dung:
*Ý nghĩa văn bản: Hịch tướng sĩ nêu lên vấn đề nhận thức và hành động trước nguy cơ đất nước bị xâm lược.
V.Củng cố:
-Đọc lại phần ghi nhớ.
-Khái quát nhân cách của Trần Quốc Tuấn.
VI.Dặn dò:
*Bài cũ:
-Đọc chú thích.
-Đọc kĩ văn bản và học thuộc lòng một vài đoạn văn biểu cảm trong Hịch tướng sĩ.
-Tìm hiểu thêm về tác giả Trần Quốc Tuấn và cuộc kc chống giặc Mông –Nguyên của nhân dân ta thời Trần.
-Nắm chắc cách lập luận, học thuộc ghi nhớ .
*Bài mới: Soạn: Hành động nói.
Rút kinh nghiệm:
.......
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	Quảng Liên, ngày tháng 2 năm 2015
	DTCM
	TTCM
 Nguyễn Thị Nga

File đính kèm:

  • docBai_22_Chieu_doi_do_Thien_do_chieu_20150725_031549.doc