Giáo án Ngữ văn 8 tuần 20
Tiết 79: KHI CON TU HÚ
- Tố Hữu-
I.Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức.
- Những hiểu biết ban đầu về tác giả Tố Hữu. Nắm được nghệ thuật khắc họa hình ảnh
- Niềm khao khát cuộc sống tự do, lý tưởng cách mạng của tác giả.
2.Kĩ năng.
- Đọc diễn cảm một tác phẩn thơ thểhiện tam tư người chiến sĩ cách mạng bị giam giữ trong ngục tù
- Nhận ra và phân tích được sự nhất quán về cảm xúc của hai phần của bài thơ,thấy dược sự vận dụng tài tình thể thơ truyền thống của tác giả ở bài thơ này.
3.Thái độ.
-Trân trọng và yêu quý hơn nhà thơ cách mạng
Ngày soạn: TUẦN 20 Ngày dạy: Tiết 77- 78 QUÊ HƯƠNG - Tế Hanh - I.Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức. -Cảm nhận được tình yêu quê hương đằm thắm của tác giả. -Hình ảnh khỏe khoắn,đầy sức sống của con người lao động, lời thơ bình dị giàu cảm xúc 2.Kĩ năng. -Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. -Đọc diễn cảm tác phẩm thơ. -Phân tích được những chi tiết miêu tả,biểu cảm đặc sắc trong bài thơ. 3.Thái độ. -Có tình yêu quê hương và yêu quý nơi mình sinh ra . II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Sách giáo khoa, thiết kế bài dạy, phiếu học tập, chân dung nhà thơ Tế Hanh. 2.Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi. III. Phương pháp: - Vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận IV. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc diễn cảm bài thơ Nhớ rừng ? Cho biết nội dung của bài thơ đó ? 3. Bài mới. *Bài học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1:Tìm hiểu chung. -Gv gọi hs đọc chú thích. - Em hãy nêu sơ lược vài nét về tác giả? -Bài thơ “Quê hương” được in trong tập thơ nào? Hoạt động 2:Đọc –hiểu văn bản: -Gv hướng dẫn hs đọc (Giọng điệu sôi nổi vui tươi, khổ cuối buồn nhớ.) -Gv giải thích từ khó - Hãy nhân xét về bố cục của bài thơ Quê hương? Nội dung chính của mỗi phần. *Phân tích phần 1: -Gv gọi Hs đọc phần đầu . -Gv: Tác giả đã giới thiệu chung về làng quê của tác giả như thế nào? - Làng chày lưới được miêu tả qua hình ảnh nổi bật nào ? -Người dân chài ra khơi trong thời điểm nào và thời tiết ra sao? -Chiếc thuyền ra khơi được miêu tả như thế nào? -Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ? -Chi tiết nào đặc tả con thuyền ? Có gì độc đáo trong chi tiết này ? -Phong cảnh thiên nhiên và con người ở đây như thế nào? -Cảnh dân làng đón thuyền cá trở về được thể hiện qua những câu thơ nào? Qua đó, ta thấy khung cảnh lao động ở đây như thế nào ? - Câu thơ nào gợi tả hình ảnh người dân chài -Cảm nhân của em về người dân chài từ những chi tiết điển hình đó ? -Có gì đặc sắc về về nghệ thuật trong lời thơ :Chiếc thuyền ..nằm - Nghethớ vỏ? - Từ đó, em cảm nhận được vẻ đẹp nào trong tâm hồn người viết những lời thơ trên ? *Phân tích đoạn 2: -Trong xa cách, lòng tác giả nhớ tới những điều gì nơi quê hương? - Một cuộc sống như thế nào được gợi lên từ các chi tiết đó? - Có thể cảm nhận cái mùi nồng mặn trong nỗi nhớ quê của tác giả như thế nào ? -Từ đó ta thấy một nỗi nhớ quê như thế nào? Hoạt động 3:Tổng kết. -Em hãy khái quát nội dung, nghệ thuật của bài thơ? I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả:Tế Hanh (1921-2009),quê Quảng Ngãi. Tình yêu quê hương là điểm nổi bật nhất trong thơ Tế Hanh. 2.Tác phẩm: a/ Xuất xứ: in trong tập “Nghẹn ngào” (1939), khi nhà thơ xa quê, sau đó in trong tập “Hoa niên” năm 1945 b/ Thể loại: Thơ tám chữ hiện đại II.Đọc – hiểu văn bản: 1. Đọc- tìm hiểu từ khó 2.Tìm hiểu văn bản a, Bố cục: 2 phần + Phần 1 : 3 khổ đầu – Lời kể về quê hương + Phần 2 : Khổ còn lại – Nỗi nhớ quê hương b, Phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm. c.Phân tích: c1.Lời kể về quê hương làng biển: * Lời giới thiệu: “Làng tôi nghèo vốn làm nghề chài lưới Nước bao vây cách biển nửa ngày sông” -> Vị trí và nghề nghiệp: làng chài nghèo ven biển. * Cảnh cuộc sống lao động của ngư dân: “ Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang” ->So sánh, động từ mạnh: đoàn thuyền ra khơi trong một buổi bình minh đẹp với một khí thế dũng mãnh. “Cánh buồn giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” ->Dùng phép so sánh, ẩn dụ gợi liên tưởng con thuyền như mang linh hồn, sự sống của làng chài => Âm điệu mạnh mẽ, sôi nổi: bức tranh thiên nhiên tươi sáng, bức tranh lao động khỏe khoắn, hùng tráng của người dân nơi biển cả. * Cảnh thuyến cá về bến. “Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về” -> Miêu tả: bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống. “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” -> Người con của biển cả khỏe khoắn, rắn rỏi “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” ->Nhân hoá: Cảm nhận con thuyền như một cơ thể sống, như một phần sự sống lao động ở làng chài, gắn bó mật thiết với sự sống con người. => Cảm nhận tinh tế: Vùng quê tươi sáng đầy sự sống với những người dân chài khỏe khoắn, yêu lao động, với những cảnh sinh hoạt náo nhiệt vui tươi. c2.Nỗi nhớ quê hương “Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh cá bạc chiếc buồm vôi Thấy con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.” -> Nhớ quê hương với vẻ đẹp thanh bình của: biển, cá, cánh buồm, mùi biển - “Mùi nồng mặn”: Mùi riêng của sông nước quê hương được cảm nhận bằng tấm tình trung hiếu của người con xa quê => Nỗi nhớ quê hương cụ thể, thắm thiết, giản dị bền bỉ. 3.Tổng kết: a, Nghệ thuật: - Sáng tạo những hình ảnh cuộc sống lao động thơ mộng. - Tạo liên tưởng, so sánh độc đáo, lời thơ bay bổng, đầy cảm xúc. - Thơ tám chữ hiện đại, sáng tạo mới mẻ, phóng khoáng. b, Nội dung: * Ý nghĩa văn bản: Bày thơ là bày tỏ của tác giả về một tình yêu tha thiết đối với quê hương làng biển. V.Củng cố: -Nhận thức được tình yêu quê hương mà tác giả gửi gắm trong bài thơ. -Thấy được vẻ đẹp của dân chài lưới. -Liên hệ thực tế bản thân về tình yêu que hương, đất nước. VI.Dặn dò: * Bài cũ: - Học thuộc lòng bài thơ - Viết đoạn phân tích một vài chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ. * Bài mới: Soạn bài “Khi con tu hú” Rút kinh nghiệm: . Ngày soạn: Ngày dạy Tiết 79: KHI CON TU HÚ - Tố Hữu- I.Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức. - Những hiểu biết ban đầu về tác giả Tố Hữu. Nắm được nghệ thuật khắc họa hình ảnh - Niềm khao khát cuộc sống tự do, lý tưởng cách mạng của tác giả. 2.Kĩ năng. - Đọc diễn cảm một tác phẩn thơ thểhiện tam tư người chiến sĩ cách mạng bị giam giữ trong ngục tù - Nhận ra và phân tích được sự nhất quán về cảm xúc của hai phần của bài thơ,thấy dược sự vận dụng tài tình thể thơ truyền thống của tác giả ở bài thơ này. 3.Thái độ. -Trân trọng và yêu quý hơn nhà thơ cách mạng II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Sách giáo khoa, thiết kế bài dạy, phiếu học tập, chân dung nhà thơ Tố Hữu. 2.Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi. III.Phương pháp: Diễn giảng, thuyết trình, phân tích, kết hợp thảo luận nhóm IV.Tiến trình dạy và học: 1. Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng – diễn cảm bài thơ Quê hương của Tế Hanh? Hình ảnh nào trong bài thơ gây cho em ấn tượng và xúc động nhất ? Vì sao ? 3.Bài mới : GV giới thiệu bài Sớm giác ngộ lí tưởng cách mạng (19 tuổi đời đang say sưa hoạt động cách mạng sôi nổi ở thành phố Huế thì bị bọn thực dân Pháp bắt giam ở xà lim số 1, nhà lao Thừa Phủ), Tố Hữu có nhiều sáng tác ở trong tù. Trong đó có bài Khi con tu hú thì tiếng tu hú ngoài việc báo tin mùa hè còn có tác động như thế nào đến tâm trạng của người tù trẻ tuổi, chúng ta sẽ có dịp tìm hiểu cụ thể qua tiết học này. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1:Tìm hiểu chung. - Em hãy nêu vài nét về thân thế sự nghiệp của tác giả ? - Khi con tu hú được viết trong hoàn cảnh đặc biệt nào ? -Bài thơ này được viết theo thể thơ gì ? Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản. -GV hướng dẫn cách đọc. Đoạn đầu với giọng vui, náo nức, phấn chấn, đoạn sau với giọng bực bội, bí bách. -Bài thơ này chia làm mấy đoạn ? Nêu nội dung từng phần ? -Phương thức biểu đạt của bài thơ ? *Phân tích phần 1: -Mùa hè còn được gợi tả qua dấu hiệu điển hình nào của không gian. Không gian ấy nhuốm những màu sắc nào ? - Những sản vật điển hình nào của mùa hè được gợi nhắc ? - Một sự sống như thế nào được gợi lên từ những âm thanh, màu sắc, sản vật đó? *Phân tích phần 1: -Khi nhà thơ viết: Ta nghe hè dậy bên lòng, em hiểu nhà thơ đã đón nhận cảnh tươi đẹp của mùa hè bằng thính giác hay bằng sức mạnh của tâm hồn ? -Từ đó có thể hình dung trạng thái tâm hồn tác giả ntn? -Qua phân tích trên em nhận thức có sự khác biệt như thế nào giữa 2 thế giới (bên ngoài –bên trong)? (Nâng cao:Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng chim tu hú kêu, nhưng tâm trạng người tù khi nghe tiếng tu hú kêu thể hiện ở câu đầu và câu cuối khác nhau ntn? Vì sao (hsttl)) III.Tổng kết: -Trình bày nội dung và nghệ thuật của văn bản. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: Tố Hữu ( 1920-2002) . Quê ở Thừa Thiên –Huế. Được giác ngộ trong phong trào học sinh, sinh viên. Với nguồn cảm hứng lớn là lí tưởng cách mạng, thơ ông là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. 2. Tác phẩm: Khi con tu hú ra đời khi tác giả đang bị giam cầm ở trong nhà lao Thừa Phủ, được in trong tập Từ ấy – tập thơ đầu tiên của Tố Hữu. 3. Thể lọai : Thể thơ lục bát II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc và tìm hiểu từ khĩ. / SGK 2. Tìm hiểu văn bản. a. Bố cục: Gồm 2 phần - Phần 1 : Sáu câu đầu: Tiếng chim tu hú gợi nhớ tới mùa hè rực rỡ - Phần 2 : 4 câu cuối: tiếng chim tu hú bừng thức khát vọng tự do cháy bỏng của người tù b. Phương thức biểu đạt. Biểu cảm c.Phân tích: c1, Cảnh mùa hè + Âm thanh : Tiếng tu hú / tiếng ve sâu + Màu sắc : - Vàng ( Bắp rây vàng hạt ) - Hồng ( đầy sân nắng đào) - Xanh ( Trời xanh càng rộng càng cao ) + Sản vật : - Lúa chim đang chín - Trái cây ngọt dần - Bắp dây vàng hạt =>Một sự sống tưng bừng rộn rã, thanh bình, tràn trề nhựa sống. Qua đó ta thấy được một thế giới tự do, phóng khoáng. c2, Tâm trạng của người tù - Cảm giác bực bội, u uất trong nhà giam chật chội thiếu sinh khí, tâm trạng muốn phá tung xiềng xích. - Bộc lộ thẳng thắn, trực tiếp cảm xúc của lòng mình -> Dùng câu cảm thán, động từ, cách ngắt nhịp đổi khác, thấy trạng thái căng thẳng cao độ đang diễn ra trong tâm hồn người tù mất tự do. Thèm khát cao độ cuộc sống tự do. Tâm hồn đang cháy lên khát vọng yêu sống, yêu tự do, hướng tới cuộc đời tự do. => Cảm nhận của nhà thơ về 2 thế giới đối lập, cái đẹp, tự do và cái ác, tù ngục. 3.Tổng kết. * Nghệ thuật. - Thể lục bát, mượt mà, uyển chuyển. - Biểu lộ cảm xúc thiết tha, khi lại sơi sục, mạnh mẽ. - Biện pháp tu từ điệp ngữ, liệt kêtạo tính thống nhất về chủ đề thể hiện sự đối lập giữa khao khát cuộc sống tự do với hiện tại tù ngục. * Ý nghĩa văn bản. Bài thơ thể hiện lịng yu đời, yêu lí tưởng của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi trong hồn cảnh ngục t. * Ghi nhớ sgk V.Củng cố: -Thấy được niềm khao khát tự do của nhà thơ – người chiến sĩ cách mạng. -Thấy được vẻ đẹp trong cách dùng từ. -Liên hệ thực tế về “tự do”. VI.Dặn dò: * Bài cũ: - Học thuộc lòng bài thơ - Liên hệ một số bài thơ viết trong tù của các chiến sĩ cách mạng đã học. * Bài mới Soạn bài tiếp theo “ Câu nghi vấn ” Rút kinh nghiệm: . Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 80: CÂU NGHI VẤN (tt) I.Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức. - Các câu nghi vấn dùng với các chức năng khác ngoài chức năng chính. 2.Kĩ năng. - Vận dụng kiến thức để tạo lập văn bản. 3.Thái độ. - Lắng nghe chăm chỉ . II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Sách giáo khoa, thiết kế bài dạy, phiếu học tập, chân dung nhà thơ Tố Hữu. 2.Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi. III.Phương pháp: - Diễn giảng,.thuyết trình,.phân tích,.kết hợp thảo luận nhóm IV.Tiến trình dạy và học : 1. Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ :Thế nào là câu nghi vấn ? Câu nghi vấn dùng để làm gì ? 3.Bài mới : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1:Tìm hiểu chung. -Gọi hs đọc ví dụ sgk. -Hãy tìm những câu có từ nghi vấn trong những ví dụ trên ? -Hãy xác định chức năng của câu nghi vấn trong đoạn trích ? ( HSTLN) -Nhận xét về dấu kết thúc những câu nghi vấn trên? -Qua phân tích các vd trên , hãy khái quát chức năng của câu nghi vấn và dùng dấu cuối câu ? Hoạt động 2:Luyện tập. - Yêu cầu hs thực hiện theo nhóm, lên bảng tŕnh bày. Bài tập 1: - Tìm câu nghi vấn và công dụng của những câu nghi vấn đó. Bài tập 2: Bài tập 3: -Gv hướng dẫn hs cách làm.. I.Tìm hiểu chung: 1. Những chức năng khác . a. Ví dụ: sgk/ 11 a, Những người muôn năm cũ / Hồn ở đâu bao giờ ? -> Bộc lộ cảm xúc b, Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? -> Đe doạ c, Có biết không? ; Lính đâu?; Sao bay dám để nó chạy xồng xộc vào đây như vậy?; Không cần phép tắc gì nữa à? -> đe doạ d, Cả đoạn trích là câu nghi vấn -> Khẳng định e, Con gái tôi vẽ đấy ư? Chả lẽ lại đúng là nó , cái con mèo hay lục lọi ấy ? -> Bộc lộ cảm xúc * Nhận xét về dấu kết thúc : Không phải tất cả các câu nghi vấn đều kết thúc bằng dấu chấm hỏi, có trường hợp câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lững. b.Ghi nhớ : Sgk /11 II,Luyện tập: Bài tập 1 : a, Bộc lộ cảm xúc b, Trong khổ thơ chỉ riêng “Than ôi!” không phải là câu nghi vấn Phủ định; bộc lộ cảm xúc c, Cầu khiến; bộc lộ cảm xúc d, phủ định, bộc lộ cảm xúc Bài tập 2 a, Câu 1 phủ định câu 2: khẳng định câu 3 : phủ định b, Bộc lộ sự băn khoăn ngần ngại c, Khẳng định d, dùng để hỏi => Trong những câu nghi vấn đó, câu cĩ thể thay thế được bằng một câu không phải là câu nghi vấn có ý nghĩa tương tự Bài tập 3 : Đặt câu nghi vấn không dùng để hỏi V.Củng cố: -Tìm các đoạn văn chứa các câu nghi vấn trong Lão Hạc, Tức nước vỡ bờ, Cô bé bán diêm.. -Đặt các câu nghi vấn. VI.Dặn dò: * Bài cũ: Tìm các văn bản đã học có chứa câu nghi vấn. Hoàn chỉnh các bài tập, học bài * Bài soạn: Soạn bài: “Thuyết minh về một phương pháp”. Rút kinh nghiệm: .. Quảng Liên, ngàytháng 1 năm 2015 Duyệt TCM TTCM Nguyễn Thị Nga
File đính kèm:
- Bai_19_Que_huong_20150725_031602.doc