Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 9: Phương pháp viết một bản Báo cáo - Năm học 2015-2016

? Khi xác định được mục đích yêu cầu của bản báo cáo bước tiếp theo chúng ta cần phải làm gì?( giống các bước khi làm văn sau khi tìm hiểu đề xong chúng ta làm việc gì tiếp theo sau bước tìm hiểu đề ?)

? Mở đầu văn bản báo cáo có thể nêu điều gì?

 GVNX – KL:

GV : Phần mở đầu đồng thời nêu những điều kiện, hoàn cảnh có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các chủ trương và nhiệm vụ trên

? Phần nội dung chính của bản báo cáo gồm những nội dung gì?

GVNX – KL:

GV Lưu ý: Có thể đánh giá những công việc chủ yếu của đơn vị theo từng nội dung công việc. Nếu là báo cáo tổng hợp, có thể kiểm điểm riêng từng nội dung, nhiệm vụ gồm kiểm điểm công việc đã làm và chưa làm đựơc, đánh giá ưu khuyết điểm và tìm nguyên nhân tồn tại riêng đối với từng lĩnh vực công tác, từng nhiệm vụ được giao.

? Phần kết luận cần làm như thế nào?

GVKL:

 

doc5 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 810 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 9: Phương pháp viết một bản Báo cáo - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / 9/2015
 Ngày dạy 8A: /9/2015
 8B: /9/2015
 Tiết 9 : PHƯƠNG PHÁP VIẾT MỘT BẢN BÁO CÁO
 1. Mục tiêu 
 a.Kiến thức.
 - Giúp học sinh biết phương pháp viết một bản báo cáo.
 b. Kĩ năng.
 - Rèn kĩ năng viết một văn bản báo cáo.
 c. Thái độ.
 - Học sinh biết viết một văn bản báo cáo trong cuộc sống.
 2. Chuẩn bị của gv và hs.
 a. Chuẩn bị của gv.
 - Nghiên cứu, soạn giáo án.
 b.Chuẩn bị của hs.
 - Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
 3.Tiến trình bài dạy
 a. Kiểm tra bài cũ ( không)
 b.Bài mới
 * Vào bài (1’): Để giúp các em có phương pháp làm một văn bản báo cáo chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
 * Nội dung.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Công tác chuẩn bị ( 5’ )
? Đầu tiên khi chuẩn bị viết báo cáo chúng ta cần phải xác định điều gì?
GV NX – KL:
GV: Phải xác định được mục đích yêu cầu của bản báo cáo, báo cáo thường kỳ hay báo cáo chuyên đề, từ đó mới có cơ sở để xây dựng đề cương báo cáo.
- Hs suy nghĩ, trả lời.
- Ghi.
1. Chuẩn bị.
- Phải xác định được mục đích yêu cầu của bản báo cáo.
Hoạt động 2: Xây dựng dàn bài. ( 18’)
? Khi xác định được mục đích yêu cầu của bản báo cáo bước tiếp theo chúng ta cần phải làm gì?( giống các bước khi làm văn sau khi tìm hiểu đề xong chúng ta làm việc gì tiếp theo sau bước tìm hiểu đề ?)
? Mở đầu văn bản báo cáo có thể nêu điều gì?
 GVNX – KL: 
GV : Phần mở đầu đồng thời nêu những điều kiện, hoàn cảnh có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các chủ trương và nhiệm vụ trên 
? Phần nội dung chính của bản báo cáo gồm những nội dung gì? 
GVNX – KL: 
GV Lưu ý: Có thể đánh giá những công việc chủ yếu của đơn vị theo từng nội dung công việc. Nếu là báo cáo tổng hợp, có thể kiểm điểm riêng từng nội dung, nhiệm vụ gồm kiểm điểm công việc đã làm và chưa làm đựơc, đánh giá ưu khuyết điểm và tìm nguyên nhân tồn tại riêng đối với từng lĩnh vực công tác, từng nhiệm vụ được giao.
? Phần kết luận cần làm như thế nào?
GVKL:
- Xây dựng dàn bài.
- Hs suy nghĩ – trả lời.
- Ghi.
- Hs suy nghĩ – trả lời.
- Ghi.
- Hs suy nghĩ – trả lời.
- Ghi.
2. Xây dựng dàn bài.
- Mở đầu: Có thể nêu những điểm chính về nhiệm vụ, chức năng của tổ chức về chủ trương, công tác do cấp trên định hướng xuống. 
Nội dung chính:
+ Kiểm điểm những việc đã làm, những việc chưa hoàn thành.
+ Những ưu khuyết điểm của quá trình thực hiện.
+ Đánh giá kết quả, rút ra bài học kinh nghiệm.
- Kết luận báo cáo:
+ Phương hướng, mục tiêu phấn đấu tiếp tục.
+ Nhiệm vụ cụ thể khắc phục các tồn tại, khuyết điểm.
- Các biện pháp tổ chức thực hiện:
+ Những kiến nghị với cấp trên.
Hoạt động 3: Lưu ý khi viết văn bản báo cáo ( 10’ )
? Ngôn ngữ khi viết văn bản báo cáo cần chú ý điều gì?
GV chốt.
GV: Nêu các sự kiện, nhận định, đánh giá, có thể dùng chữ số để minh họa, trình bày theo lối biểu mẫu, theo sơ đồ và các bản đối chiếu nếu xét thấy dễ hiểu và ngắn gọn hơn.
? Khi đánh giá tình hình cần dùng các sự kiện, dữ liệu như thế nào? 
GV chốt.
GV: Không nên dùng từ ngữ thể hiện tính chủ quan một chiều họăc quá khoa trương mà không có căn cứ sẽ làm cho người đọc thiếu tin tưởng. Đối với các báo cáo chuyên đề, có thể dùng bảng phụ lục để tổng hợp các số liệu liên quan đến nội dung báo cáo, có thể lập bảng thống kê các biểu mẫu so sánh, các tài liệu tham khảo trong phần phụ lục.
Báo cáo viết bằng ngôn ngữ phổ thông, đơn nghĩa.
- Ghi.
- Số liệu, sự kiện chính xác, cụ thể.
3. Lưu ý khi viết văn bản báo cáo.
- Báo cáo viết bằng ngôn ngữ phổ thông.
- Khi đánh giá tình hình, cần dùng các sự kiện, số liệu khách quan và công bằng. 
Hoạt động 4: Luyện tập ( 7’)
GV: Trong các tình huống sau đây, tình huống nào phải viết văn bản  báo cáo:
(1) Sắp tới nhà trường sẽ tổ chức đi tham quan một di tích lịch sử nổi tiếng theo tinh thần tự nguyện, tất cả các bạn trong lớp đều muốn tham gia.
(2) Gần cuối năm học, Ban Giám hiệu cần biết tình hình học tập, sinh hoạt và công tác của lớp trong hai tháng cuối năm.
(3) Do bố mẹ thay đổi nơi công tác, em phải chuyển đến học một trường tại chỗ ở mới.
GV : chốt.
- Tình huống 1: Viết văn bản đề nghị.
- Tình huống 2: phải viết báo cáo tình hình học tập và sinh hoạt hai tháng cuối năm.
- Tình huống 3: Viết đơn xin chuyển trường.
4. Luyện tập.
- Tình huống 2: phải viết báo cáo tình hình học tập và sinh hoạt hai tháng cuối năm.
Củng cố, luyện tập (3’)
 ? Nêu lưu ý khi viết văn bản báo cáo ?
 HS: - Báo cáo viết bằng ngôn ngữ phổ thông.
 - Khi đánh giá tình hình, cần dùng các sự kiện, số liệu khách quan và công bằng. 
Hướng dẫn hs tự học bài ở nhà (1’)
 - Học bài cũ, tìm thêm các tình huống cần viết văn bản báo cáo.
4. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy 
 - Thời gian : ..........................................................................................................
................................................................................................................................
.................................................................................................................................
- Nội dung kiến thức : ............................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................
- Phương pháp : ......................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 9 - T.C van 8.doc