Giáo án Ngữ văn 8 tiết 82: Câu cầu khiến

II/ Luyện tập.

Bài tập 1.

-Đặc điểm hình thức

Câu (a) có từ cầu khiến hãy

Câu (b) có từ cầu khiến đi

Câu (c) có từ cầu khiến đừng

-Nhận xét về chủ ngữ

Câu (a) không có chủ ngữ.

Câu (b) chủ ngữ là ông giáo

Câu (c) chủ ngữ là chúng ta

-Thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ.

Câu (a) thêm chủ ngữ: Con →ý nghĩa không thay đổi.

Câu (b) bớt đi chủ ngữ

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 4489 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 tiết 82: Câu cầu khiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo dục huyện An Minh Người soạn: Bùi Văn Thống
Trường THCS Đông Hòa 1 Ngày soạn: 07/01/ 2014
 Ngày dạy: 13/01 /2014 
 Tuần: 22-Tiết 82
CÂU CẦU KHIẾN
I/ Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức: 
 Giúp học sinh nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến.
2. Kĩ năng:
-Nhận biết câu cầu khiến trong văn bản.
-Sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3. Thái độ:Yêu mến và giữ gìn sự trong sáng của TV.
II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
-Chuẩn bị của GV: Sgk, giáo án, bảng phụ
-Chuẩn bị của HS: Sgk, vỡ ghi, soạn bài
 III/ Tiến trình bài dạy.
 1/ Kiểm tra bài cũ :
 2/ Dạy nội dung bài mới: 
Giới thiệu bài: Câu được chia làm hai loại, phân loại theo cấu tạo và câu phân loại theo mục đích nói. Câu phân loại theo mục đích nói ở tiết trước các em đã được học kiểu câu nghi vấn, hôm nay thầy cùng các em tìm hiểu tiếp theo kiểu câu cầu khiến.
Hoạt động của thầy
H/Đ của trò
Nội dung chính
Hoạt động 1.
- Treo bảng phụ.
-Gọi 1 H/S đọc bài.
-Trong tiếng Việt câu phân loại theo mục đích nói, có các kiểu câu như: câu nghi vấn; câu cầu khiến; câu cảm thán và câu trần thuật. Các kiểu câu này các em đã học ở tiểu học.
-Vậy trong những đoạn trích trên câu nào là câu cầu khiến? 
-Đặc điểm hình thức nào cho ta biết đó là các câu cầu khiến?
-Câu cầu khiến trong đoạn trích trên dùng để làm gì?
-Đôi khi cũng có những câu cầu khiến, không có từ ngữ cầu khiến mà có ngữ điệu để biểu hiện nội dung cầu khiến. ta sang phần 2 nhỏ.
-Treo bảng phụ.
-Gọi H/ S đọc bài.
-Cách đọc câu “Mở cửa!” trong ví dụ (b) có khác vơí cách đọc câu “Mở cửa.” trong ví dụ (a) không?
-Câu “Mở của!” trong ví dụ (b) dùng để làm gì, khác với câu “Mở cửa.” trong ví dụ (a) ở chỗ nào?
-Vậy câu cầu khiến có từ ngữ cầu khiến hay ngữ điệu cầu khiến dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị. Khi viết kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh kết thúc bằng dấu chấm.
-Gọi H/S đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2.
-Bài tập 1:xét câu sgk-tr31
-Đặc điểm hình thức nào cho biết những câu trên là câu cầu khiến?
-Em nhận xét chủ ngữ trong các câu trên?
-Thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa của các câu trên có thay đổi như thế nào?
-Chốt lại.
-Bài tập 2:
-Trong các đoạn trích sau, câu nào là câu cầu khiến? 
-Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa các câu đó.
-Bài 3 (phiếu học tập)
-So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu sau (sgk-tr 32)
-Quan sát
-Đọc ví dụ sgk
-Nghe
-Thảo luận, trả lời
-Trả lời
-Thảo luận, trình bày
-Nghe
-Quan sát
-Đọc
-Suy nghĩ, trình bày
-Suy nghĩ, trình bày
-Nghe
-Đọc ghi nhớ
-Thực hiến bài tập
-Nhận xét
-Thảo luận
-Nghe
-Xác định câu cầu khiến
-Nhận xét
-Thực hiện theo nhóm
 I/Đặc điểm hình thức và chức năng
 1. Đọc các đoạn trích.
 Bảng phụ (ghi ví dụ a và b sách giáo khoa-trang 30) 
 * Nhận xét:
 -Câu cầu khiến (a): 
 Thôi đừng lo lắng.
 Cứ về đi.
-Câu cầu khiến (b): 
 Đi thôi con.
-Có những từ cầu khiến:Đừng, đi, thôi.
-Chức năng:
 Thôi đừng lo lắng(khuyên bảo) 
 Cứ về đi.(yêu cầu)
 Đi thôi con.(yêu cầu)
2.Đọc các ví dụ sau:
Bảng phụ (ghi nội dung sgk-tr30-31)
*Nhận xét
-“Mở của!” ở ví dụ (b)phát âm với giọng được nhấn mạnh hơn.
-“Mở cửa!” ở ví dụ (b) là câu cầu khiến (ra lệnh) .Còn “Mở cửa.”ở ví dụ (a)là câu trần thuật 
*Ghi nhớ sgk.
II/ Luyện tập.
Bài tập 1.
-Đặc điểm hình thức
Câu (a) có từ cầu khiến hãy
Câu (b) có từ cầu khiến đi
Câu (c) có từ cầu khiến đừng
-Nhận xét về chủ ngữ
Câu (a) không có chủ ngữ.
Câu (b) chủ ngữ là ông giáo
Câu (c) chủ ngữ là chúng ta
-Thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ.
Câu (a) thêm chủ ngữ: Con →ý nghĩa không thay đổi.
Câu (b) bớt đi chủ ngữ: Ông giáo→ý nghĩa cầu khiến mạnh hơn.
Câu (c) thay chủ ngữ: Các anh→ý nghĩa có thay đổi.
Bài tập 2. 
-Các câu cầu khiến:
Câu (a)Thôi,im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.
Câu (b) Các em đừng khóc.
Câu (c)Đưa tay cho tôi mau!Cầm lấy tay tôi này!
- Nhận xét: 
- Câu (a) Vắng CN, từ ngữ cầu khiến đi
- Câu (b) CN các em, ngôi thứ hai số nhiều, từ ngữ cầu khiến đừng.
- Câu (c) Vắng CN, không có từ ngữ cầu khiến, chỉ có ngữ điệu cầu khiến (biểu thị bằng dấu chấm than)
Bài tập 3.
-Câu (a)Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!
-Câu(b)Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.
*Giống:Đều là câu cầu khiến,có từ cầu khiến hãy.
* Khác: 
-Câu (b) ý cầu khiến nhẹ nhàng hơn câu (a).
3.Củng cố:
-Nắm được đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi cầu khiến.
4.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
-Tìm hiểu câu cầu khiến trong một vài văn bản đã học.
-Biết cách sử dụng câu cầu khiến cho hợp lí.
-Về nhà soạn bài, học bài và làm các bài tập còn lại.
5.Bổ sung(của đồng nghiệp hoặc cá nhân)

File đính kèm:

  • docBai_2_Bo_cuc_cua_van_ban_20150725_031147.doc
Giáo án liên quan