Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 77: Văn bản Quê hương (Tế Hanh)

? Bài thơ được làm theo thể thơ nào?

? Em đã được học bài thơ nào cũng làm theo thể thơ này?

?Xác định bố cục của bài thơ?

? Mỗi nội dung được biểu hiện bằng phương thức biểu đạt nào?

 G.V: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là biểu cảm, thông qua miêu tả để bộc lộ cảm xúc.

- Thảo luận bàn: Bài thơ có nhan đề "Quê hương". Theo em, có thể đặt nhan đề khác cho bài thơ được không? Tại sao?

 

doc11 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1844 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 77: Văn bản Quê hương (Tế Hanh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Giáo án Ngữ văn 8	
 Tiết 77- Văn bản: Quê hương (Tế Hanh )
 Nội dung bài dạy:
 A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh: 
 -Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sốngcủa một làng quê miền biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả.
 -Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
B. Chuẩn bị:
 -Giáo viên:+ Các tư liệu,tranh ảnh có liên quan đến bài dạy.
 +Chân dung tác giả Tế Hanh.
C.Các hoạt động dạy học.
 Hoạt động 1: Khởi động.
 -Kiểm tra bài cũ:
 ? Trong bài thơ " Nhớ rừng" của nhà thơ Thế Lữ em thích nhất câu thơ hoặc đoạn thơ nào ? Trình bày cảm nhận của em?
 - Giới thiệu bài mới:
 Với mỗi một con người, tình yêu quê hương đất nước bao giờ cũng là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng và cao quý,bởi:
 Quê hương mỗi người chỉ một
 Như là chỉ một mẹ thôi.
 Vâng,ai chẳng có một miền quê yêu dấu để nhớ, để thương. Hôm nay cô sẽđưa các em đến với một làng quê vùng biển miền Trung Trung Bộ qua nỗi nhớ của nhà thơ Tế Hanh nhé.
 Hoạt đông 2:Hình thành kiến thức mới.
 I.Đọc- Tìm hiểu chú thích.
 1.Tác giả,bài thơ.
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 ? Qua chú thích * SGK, hãy giới thiệu ngắn gọnvề tác giả Tế Hanh.
-Giáo viên giới thiệu chân dung tác giả và khắc sâu kiến thức:
 +Tế Hanh -1921-Quê : Quảng Ngãi.
 + Ông có mặt trong phong trào thơ mới ở chặng cuối.
 + Quê hương là nguồn cảm hứng lớn nhất trong suốt đời thơ của Tế Hanh.
 Mười lăm tuổi xa nhà ra Huế học 
 Tôi bắt đầu theo các bạn làm thơ
 Những vần điệu đầu tiên gửi về quê mẹ
 Bài Quê hương muối mặn đến bây giờ.
? Em hiểu gì về bài thơ "Quê hương" ?
 G.V:ấn tượng chung là bài thơ giản dị và dễ thương. Bài thơ là một mảnh hồn trong trẻo nhất mà Tế Hanh có được trước cách mạng tháng Tám. 
-H.S thuyết minh ngắn gọn.
-H.S nghe.
 -Bài thơ được sáng tác năm1939, khi xa quê lên học ở Huế. 
2. Đọc văn bản.
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
-G.V hướng dẫn đọc: Giọng trong trẻo, nhẹ nhàng, nhịp 3/2/3 hoặc3/5.
- G.V đọc mẫu.
? Hãy đọc lại bài thơ.
-G.V nhận xét.
-H.S nghe.
-H.S đọc lại.
3.Giải nghĩa từ khó .
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 -Lưu ý chú thích (1):Câu thơ: "Chim bay dọc biển đem tin cá" .
? Em hiểu "Nghề chài lưới" là nghề gì?
? Em hiểu " Chiếc buồm vôi" là gì?
- Nghề quăng chài thả lưới, hay còn gọi chung là nghề đánh cá.
- Cánh buồm màu trắng.
II. Đọc- Tìm hiểu văn bản.
 1.Cấu trúc:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
? Bài thơ được làm theo thể thơ nào?
? Em đã được học bài thơ nào cũng làm theo thể thơ này?
?Xác định bố cục của bài thơ?
? Mỗi nội dung được biểu hiện bằng phương thức biểu đạt nào?
 G.V: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là biểu cảm, thông qua miêu tả để bộc lộ cảm xúc.
- Thảo luận bàn: Bài thơ có nhan đề "Quê hương". Theo em, có thể đặt nhan đề khác cho bài thơ được không? Tại sao?
- Thơ tám chữ.
- Bài "Nhớ rừng" -Thế Lữ.
- Gồm 2 phần:
 + 16 câu đầu: Hình ảnh quê hương
 + 4 câu tiếp : Nỗi nhớ quê hương
- Phần 1: Miêu tả.
- Phần 2: Biểu cảm.
- Không. Vì đây là tình cảm của tác giả với quê hương.
-Có. Vì nếu đặt là "Làng tôi", "Quê tôi", "Quê biển"... thì sát với nội dung của bài hơn.
2. Nội dung.
 a. Hình ảnh quê hương.
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 ? Đọc 16 câu đầu.
 ? Hai câu thơ đầu, nhà thơ Tế Hanh đã giới thiệu về làng quê mình như thế nào?
? Em hiểu cụm từ "cách biển nửa ngày sông" như thế nào?
G.V: Như vậy, làng không chỉ có nước bao vây mà khoảng cách cũng được đo bằng nước. Không gian được tính bằng thời gian- một cách tính mang đặc trưng rất riêng của người dân vùng sông nước.
? Em có nhận xét gì về cách giới thiệu làng quê mình của tác giả?
- G.V giới thiệu một vài hình ảnh làng chài qua ảnh chụp. 
? Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh những làng chài ven biển?
? Sau lời giới thiệu ấy, hình ảnh làng chài quê hương được tác giả vẽ bằng những nét cảnh nào?
? Theo em, bức tranh trong SGK minh hoạ cho cảnh nào?
- Nghề: Chài lưới (Đánh cá)
-Vị trí: ven biển, bốn bề là nước.
- Đi thuyền nửa ngày xuôi sông thì ra đến biển.
-Cách giới thiệu tự nhiên, mộc mạc, giản dị.
- H.S bình bằng vốn từ của mình.
 ( Đẹp, bình dị...)
- Hai cảnh:
 + Cảnh dân chài bơi thuyền đi đánh cá. (6 câu tiếp )
 + Cảnh thuyền và người về bến.
 (8 câu tiếp ) 
- Cảnh 2. 
 a1.Cảnh dân chài bơi thuyền đi đánh cá.
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
? Đọc 6 câu tiếp.
-HS đọc.
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
? Cảnh ra khơi đánh cá của người dân chài được miêu tả trong hoàn cảnh nào?
? Câu thơ nào cho em thấy điều đó?
?Với người dân chài thì thời tiết như vậy báo hiệu điều gì?
? Cảnh ra khơi đánh cá của người dân chài được miêu tả qua những hình ảnh nào?
? Em hiểu cụm từ "dân trai tráng'' như thế nào?
? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu thơ tiếp theo?
? Em hiểu "tuấn mã'' là gì?
? Cách so sánh như vậy có tác dụng gì?
? Ngoài ra 2 câu thơ còn sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
? Cách dùng từ như vậy có tác dụng gì?
GV bình: Chính những tính từ, động từ mạnh đó kết hợp với biện pháp nghệ thuật so sánh đã diễn tả thậtấn tượng khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền ra khơi, làm toát lên sức sống mạnh mẽ, một vẻ đệp hùng tráng đầy hấp dẫn.
 ?Từ đó em hiểu con thuyền ra khơi trong tư thế như thế nào?
- Một buổi sớm đẹp trời.
- "Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng"
- Đây là điềm lành, báo hiệu một ngày làm ăn đầy hứa hẹn với biển lặng sóng êm.
- Dân trai tráng.
- Chiếc thuyền.
- Cánh buồm.
-Những tay chài khoẻ mạnh, ăn sóng nói gió.
- So sánh: Chiếc thuyền- con tuấn mã.
- Ngựa đẹp,ngựa quý...
- Làm nổi bật vẻ đẹp của con thuyền.
- Dùng tính từ, động từ mạnh.
 (Hăng, phăng, mạnh mẽ vượt)
- Thể hiện sức mạnh của con thuyền khi ra khơi.
- Chủ động.
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
? Theo em tại sao con thuyền lại có thể chủ động như thế?
? Ngoài hình ảnh con người, con thuyền, trên nền trời nước mênh mông ấy,hình ảnh nào nổi bật lên?
? Hình ảnh cánh buồm được miêu tả qua nhữnh câu thơ nào?
?Phát hiện biện pháp nghệ thuât được sử dụng?
? Tác dụng ?
GV bình: Vâng, cánh buồm vốn là sự vật cụ thể, hữu hình được ví với mảnh hồn làng là cái trừu tượng, vô hình. Chính cách so sánh ví von này làm cho câu thơ trở nên đẹp, sâu sắc bất ngờ. Hồn làng chính là nói đến linh hồn của quê hương mà ai cũng ít nhiều cảm thấy.
? Ví cánh buồm với linh hồn của quê hương tác giả muốn nói điều gì?
? Từ đó em hiểu gì về tình cảm của tác giả?
? Qua đây em có nhận xét gì về cảnh ra khơi đánh cá của người đân chài?
GV bình chốt.
? Đọc 8 câu tiếp theo và cho biết nội dung của đoạn thơ này?
- Chính là nhờ sức mạnh của con người lao động. Miêu tả vẻ đẹp mạnh mẽ của con thuyền nhưng tác giả Tế Hanh muốn nói đến sức mạnh và niềm say mê lao động của ngườidân chài khi ra khơi.
- Hình ảnh cánh buồm.
- HS đọc.
-- So sánh, nhân hoá.
- Cánh buồm đã trở thành biểu tượng của làng chài quê hương.
- Với người dân chài, mỗi lần ra khơi họ luôn mang theo mình hồn quê hương.
- Tin yêu, tự hào về quê hương.
- Cảnh đẹp, là một bức tranh lao động đầy sức sống.
- Cảnh thuyền và người về bến.
 a2. Cảnh thuyền và người về bến.
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
? Cảnh thuyền và người về bến được miêu tả bằng những từ ngữ nào?
? Từ đó em có cảm nhận gì về cảnh này?
? Em hiểu câu thơ trong ngoặc kép ''Nhờ ơn...'' như thế nào?
 - GV liên hệ thực tế .
? Sau chuyến ra khơi người dân chài được miêu tả như thế nào?
?''Làn da ngăm rám nắng'' gợi cho em suy nghĩ gì?
?Em hiểu câu thơ "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm'' như thế nào?
? Theo em, ''Vị xa xăm'' là gì?
GV: Vị xa xăm không chỉ là vị mặn mòi của biển từng in dấu trên bất kì người dân chài nào mà còn mang ý vị tượng trưng gợi cảm, đẩy hình ảnh người trai làng chài sang một sắc thái huyền thoại, cổ tích, gợi hơi thở của biển cả, của đại dương và những chân trời xa tít tắp.
? Em có nhận xét gì về hình ảnh thơ trong hai câu thơ này?
? Hình ảnh con người là thế, còn hình ảnh con thuyền được miêu tả như thế nào?
- ồn ào, tấp nập.
- Một khung cảnh náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống.
- Lời cảm tạ trời đất ...
-'' Dân chài lưới...vị xa xăm''.
- Gợi dáng vẻ vạm vỡ khoẻ mạnh.
- Sau chuyến đi biển, người dân chài mang về hơi thở củabiển cả, của đại dương.
- Vị mặn mòi của biển.
- Hình ảnh vừa chân thực, vừa lãng mạn.
-HS đọc.
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
? Phát hiện biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ?
? Tác dụng ?
? Câu hỏi trắc nghiệm: Qua cách miêu tả đó,em cảm nhận gì về con thuyền?
 A. Con thuyền nằm im vì mệt mỏi.
 B. Con thuyền là biểu tượng đẹp của làng chài, của những cuộc đời trải qua bao phong sương thử thách, bao dạn dày sóng gió.
 C. Con thuyền nằm im là biểu tượng của lao động trong thanh bình.
 D. Cả B và C.
-GV giới thiệu bức vẽ trong SGK đã được phối màu.
? Qua những hình ảnh thơ, quan sát bức vẽ, hãy nói lên cảm nhận của mình về cuộc sống làng chài ven biển.
-GV : Và chính cuộc sống bình dị mà đầm ấm, hạnh phúc ấy đã tạo nên trong lòng người dân làng chài nói chung và Tế Hanh nói riêng một tình yêu quê tha thiết, mà mỗi lần xa quê họ luôn cồn cào trong nỗi nhớ.
- Nhân hoá.
- Con thuyền trở thành thành viên của làng chài ven biển.
- Chọn ý D
- HS quan sát.
- Học sinh bình ngắn.
 ( ...Đó là cuộc sống bình dị nhưng ấm áp)
 b. Nỗi nhớ quê của tác giả.
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
? Đọc khổ cuối.
? Hình ảnh quê hương qua nỗi nhớ cua Tế Hanh được tái hiện trong hoàn cảnh nào?
? Em có nhận xét gì về giọng điệu của khổ thơ?
- Học sinh đọc.
- Khi xa quê.
- Giọng thơ tha thiết, bồi hồi...
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
? Nỗi nhớ quê của tác giả được cụ thể hoá bằng những hình ảnh nào?
? Em có nhận xét gì về những hình ảnh này?
? Ngoài ra tác giả còn nhớ đến điều gì?
? Em hiểu ''Mùi nồng mặn'' ở đây là gì?
 GV: Đây có thể nói là mùi riêng biệt của làng chài, trong đó có mùi của rong rêu, mùi của cá, mùi của lưới, của thuyền,và của cả mồ hôi người lao động nữa . Chính cái mùi nồng mặn ấy lại mang phong vị quê hương vô cùng thân thiết với nhà thơ.
? Phát hiện biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ? 
? Tác dụng?
? Qua đây em thấy nhà thơ Tế Hanh là người như thế nào?
GV bình: Cũng bởi thế người ta gọi Tế Hanh là nhà thơ của quê hương đất nước. Chính ông cũng đã từng tâm sự:
 Tôi thấy đời tôi gắn liền với biển
 Từng con sóng vui, từng đơt sóng buồn
 ...
- Màu nước xanh, cá bạc,chiếc buồm vôi.
- Hình ảnh cụ thể, mang dáng dấp riêng của người dân miền biển.
- Mùi nồng mặn.
- HS nêu.
- Liệt kê
 Câu cảm thán.
- Thể hiện nỗi nhớ quê cồn cào da diết trong lòng tác giả.
- Có tình cảm gắn bó sâu sắc với quê hương mình.
 Câu hỏi trắc nghiệm:
 Câu1: ý nào nói đầy đủ nhất những đặc sắc nghệ thuật của bài ''Quê hương''?
 A.Giọng điệu thơ đằm thắm, thiết tha, giàu âm hưởng trữ tình.
 B. Ngôn ngữ thơ bình dị. Sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật: So sánh,nhân hoá.
 C. Hình ảnh chắt lọc, cảm nhận tinh tế.
 D. Cả A,B,C.
 Câu2: ý nào nói chưa đúng về nội dung của bài ''Quê hương''?
 A. Bài thơ đã vẽ nên một bức tranh tươi sáng về vùng quê miền biển.
 B. Bài thơ ca ngợi những con người lao động khoẻ khoắn,đầy sức sống và cuộc sống sinh hoạt nơi làng chài.
 C. Bài thơ thể hiện sâu sắc tình cảm gia đình và nỗi nhớ người thân của tác giả.
 D. Bài thơ cho thấy tình cảm quêhương trong sáng, thiết tha của nhà thơ.
-HS chọn: Câu1-D, câu2-C
- GV: Đó cũng chính là ý nghĩa của văn bản.
III. ý nghĩa văn bản.
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
? Đọc ghi nhớ SGK.
? Các em đã học những tác giả nào thuộc phong trào Thơ Mới?
? Em thấy Tế Hanh có điểm gì giống và khác các nhà thơ mới khác?
_ GVbình chốt.
- HS đọc.
-Vũ Đình Liên, Thế Lữ, Tản Đà...
- Giống: Đều bộc lộ tình cảm của mình vớiquê hương, đất nước.
- Khác:
 + Các nhà thơ mới khác:Thể hiện bằng tình cảm buồn bã,hoài cổ.
 + Tế Hanh thì bộc lộ nhữngtình cảm trong sáng, thiết tha với quê hương.
 Hoạt động3 : Luyện tập
 Thảo luận nhóm:
 Vận dụng kiến thức về văn bản thuyết minh vừa học, hãy thuyết minh ngắn gọn về quê hương em.
 Hoạt động 4 : Dặn dò.
 Phần việc về nhà: 
 1. Học thuộc và tập đọc diễn cảm bài thơ. 
 2. Nắm chắc nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
 3.Sưu tầm và chép lại một số đoạn thơ(văn), bài thơ (văn) hay nói về tình cảm quê hương.
 4. Chuẩn bị bài "Khi con tu hú'- Tố Hữu:
 - Đọc kĩ văn bản, đọc kĩ chú thích.
 - Trả lời câu hỏi phần Đọc -Hiểu văn bản.
 - Sưu tầm một số tư liệu( Thơ, tranh ảnh...)có liên quan đến nhà thơ Tố Hữu và bài thơ ''Khi con tu hú''.
 - Thử suy ngẫm, nhận xét về nhan đề bài thơ.

File đính kèm:

  • docBai_19_Que_huong.doc
Giáo án liên quan