Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 77: Quê hương

Ngày soạn Ngày dạy

Tiết : 78 KHI CON TU HÚ

A. Mục tiêu bài học: (Sách chuẩn kiến thức, kĩ năng )

 1. Kiến thức :

- Nghệ thuật khắc họa hình ảnh, niềm khát khao cuộc sống tự do, lý tưởng cách mạng.

 2. Kĩ năng :

- Phân tích sự nhất quán về cảm xúc giữa hai phần của bài thơ.

 3. Thái độ :

- Biết tôn trọng, bảo vệ thiên nhiên và có trách nhiệm đối với quê hương.

 B. Chuẩn bị:

 1. GV : - Giáo án, tài liệu liên quan đến bài học.

 2. HS:- Vở soạn

C. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định lớp

 2. Kiểm tra bài cũ:

Đọc thuộc lòng bài thơ Quê hương của Tế Hanh?

Đây là bài thơ tả cảnh hay tả tình? Vì sao? Nội dung nổi bật của bài thơ là gì?

Kiểm tra vở sọan.

 3. Bài mới:

 Trong khi nhiều nhà Thơ mới đang thở than sướt mướt với tình yêu tuyệt vọng, nỗi sầu cô đơn, chán ghét, tách biệt với cuộc sống thì Tố Hữu đã tìm thấy cho mình lý tưởng cao đẹp của cuộc đời:

“ Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ.

Mặt trời chân lý chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

 Những bước đi không mệt mỏi trên con đường chông gai nhưng đầy hạnh phúc bồi đắp cho tâm hồn chàng thanh niên trẻ tuổi một men say nồng nàn của cuộc sống. Người thanh niên 19 tuổi, say mê lý tưởng ấy, trong một lần bị bắt giam đã bộc lộ lòng mình khi nghe tiếng chim tu hú Chúng ta cùng khám phá tâm trạng của người thanh niên trong bài thơ: Khi con tu hú.

 

doc8 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1645 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 77: Quê hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều nhất vẫn là những bài viết về quê hương miền biển thân yêu của ông. Trong thời kì đất nước bị chia cắt ( 1954 – 1975 ), mảng thơ thành công nhất của Tế Hanh cũng là mảng viết về quê hương Miền Nam đau thương anh dũng khi đó. Có thể nói, Tế Hanh là nhà thơ của quê hương mà bài “ Quê hương” là sáng tác mở đầu đầy ý nghĩa .
 ? Kể tên những tác phẩm tiêu biểu của tác giả ?
 ? Bài thơ được làm theo thể thơ nào ? 
Gv chốt: Không giống phần lớn các tác phẩm đương thời, đây là một trong số ít bài thơ lãng mạn ngân lên những giai điệu thật là tha thiết đối với cuộc sống cần lao .
Em hãy tìm bố cục của bài thơ ? 4 phần : 
Hai câu đầu: Giới thiệu làng quê của tác giả .
Sáu câu tiếp: Cảnh thuyền chài ra khơi đánh cá .
Tám câu tiếp: Cảnh thuyền cá trở về bến .
Khổ cuối: Nỗi nhớ làng quê của tác giả . 
Mở đầu bài thơ tác giả đã giới thiệu về quê hương của mình như thế nào? 
Vị trí địa lí, đặc điểm nghề nghiệp của làng quê: Nghề chài lưới 
GV: nói thêm về làng quê của tác giả ( Nằm giữa con sông Trà Bồng êm đềm và xanh trong 4 mùa ). Tác giả từng nói về con sông quê hương mình :
 “ Trước khi đổ ra biển dòng sông lượn vòng ôm trọn làng biển quê tôi”.
Em có nhận xét gì về 2 câu thơ giới thiệu này ?
Giản dị, tự nhiên nhưng rất đầy đủ 
Tác giả nói về cảnh gì của làng chài trước tiên ?
 - HS đọc 6 câu tiếp theo :
Cảnh thuyền chài ra khơi đánh cá được miêu tả trong khung cảnh ntn ? 
Ngày đẹp trời 
Khung cảnh ấy gợi cho người đọc cảm giác gì ?
Không gian thoáng mát và rực rỡ ánh bình minh 
Những hình ảnh nào nổi bật nhất ?
HS đọc chú giải 2, 3 / sgk .
Em hiểu gì về “ mảnh hồn làng” ?
Nghĩa là một thứ hồn vía quê hương thân thuộc đến bâng khuâng 
Miêu tả con thuyền đánh cá ra khơi tác giả đã dụng những biện pháp nghệ thuật gì ?
+ So sánh: Thuyền hăng như con tuấn mã " Thể hiện trạng thái đầy phấn trấn mạnh khoẻ, ẩn đằng sau là hình ảnh con người: Thuyền nhẹ, trai tráng khẻ mạnh ra biển đầy khí thế sôi nổi và hào hứng .
+ Nhân hoá: Cánh buồm rướn thân trắng " Cánh buồm như 1 sinh thể biết cử động và hơn thể nữa nó mang hồn quê ra biển. Những người dân chài là máu thịt của làng, là 1 phần linh hồn của làng giờ theo thuyền ra khơi. Cánh buồm thở thành biểu tượng của họ . 
Chỉ với 6 câu thơ mà tác giả miêu tả thật đặc sắc cảnh thuyền chài ra khơi. Tác giả Hoài Thanh nhận xét: “ Người nhe thấy những điều không hình sắc, không âm thanh như “ mảnh hồn làng” trên “ cánh buồm trương”.
Tác giả sử dụng các biện pháp nghệ thuật đó nhằm mục đích gì ?
Cảnh đoàn thuyền ra khơi được miêu tả rất tinh tế người đọc vừa nắm bắt được cái hình vừa cảm nhận được cái hồn của sự vật .
 - HS đọc 8 câu thơ tiếp theo :
Những câu thơ tiếp theo miêu tả sự việc gì ?
Cảnh đón đoàn thuyền được miêu tả trong những câu thơ nào ?
HS đọc chú giải 4 / sgk .
Tại sao tác giả lại nói “ Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe” ? Câu thơ thể hiện tâm trạng gì của tác giả ?
Tiếng reo vui, thở phào nhẹ nhõm, cảm tạ thiên nhiên, trời đất đã giúp cho chuyến đi biển bình yên 
Đặt những câu thơ vào bối cảnh nhọc nhằn đầy hiểm nguy của việc ra khơi những năm trước CM, khi trình độ và phương tiện còn thấp kém, thô sơ (chưa có thông tin, chưa có tàu thuyền đánh bắt xa bờ,) còn phụ thuộc rất nhiều vào may rủi, mới thấy lời cầu nguyện trong thơ không phải là vô nghĩa. Vì vậy, con thuyền trở về là niềm vui đầy ắp trong khoang. Những con cá bằng mồ hôi nước mắt – đôi khi phải đánh đổi bằng cả tính mạng con người – được nhìn bằng ánh mắt thân thương trìu mến .
Những hình ảnh ấy cho thấy con người ở làng biển có gì đặc biệt ?
Người LĐ làng chài, những đứa con của biển khơi với nước da ngăm nhuộm nắng, nhuộm gió, thân hình vạm vỡ và thấm đậm vị mặm mòi, nồng toả “ vị xa xăm”của biển khơi. Hình ảnh người dân chài được miêu tả vừa chân thực vừa lãng mạn và trở nên tầm vóc phi thường 
Còn chiếc thuyền được tác giả nhắc đến ntn sau chuyến đi biển đầy gian nan ?
Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong 2 câu thơ này ?
Nghệ thuật ẩn dụ, nhân hoá. Hai câu thơ là 1 sáng tạo nghệ thuật. Tác giả không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy “ sự mệt mỏi say sưa” của con thuyền, cũng như người dân chài con thuyền LĐ ấy cũng thấm đậm hương vị muối mặm của biển khơi Qua các biện pháp nghệ thuật trên đã bộc lộ tình cảm gì của tác giả đối với làng quê ?
Gắn bó sâu nặng với làng quê, có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế mới viết nên những câu thơ chân thật và xúc động như thế về làng quê của mình.
Nếu như 4 câu thơ trên là tả thực về cảnh chào đón đoàn thuyền đánh cá trở về thì 4 câu thơ này thể hiện cái hồn, tấm lòng của tác giả gắn bó với quê hương làng biển của mình . 
Cảnh đoàn thuyền về bến được miêu tả trong 1 không khí ra sao ?
HS đọc khổ thơ còn lại và nêu nội dung của đoạn: 
Tình cảm của nhà thơ với quê hương thể hiện trong hoàn cảnh nào ? Xa quê
Những câu thơ nào cho biết điều đó ?
- Nay xa cách 
- Màu nước xanh 
- con thuyền 
- nhớ mùi nồng mặm
Trong nỗi nhớ của tác giả có điều gì đặc biệt ?
Nhớ những ấn tượng của làng chài 
Nỗi nhớ ấy có phải chỉ xuất hiện trong chốc lát không ?
Xa QH tác giả luôn nhớ về QH của mình, nỗi nhớ ấy của tác giả thật vô cùng đa dạng: Màu xanh của nước biển, màu trắng của những con cá bạc, chiếc buồm vôi, nhớ về hình dáng con thuyền mơ hồ thấp thoáng. Nỗi nhớ ấy đọng lại mùi vị đặc trưng 
“ mùi nồng mặm” mùi của nắng gió, mùi của muối mặm, mùi rong rêu, cá biển, và đặc biệt cả mùi mồ hôi của người LĐ. Cái mùi nồng mặm ấy chính là hương vị của QH gắn bó sâu lặng với nhà thơ .
Để diễn tả tình cảm của mình đối với quê hương, tác giả đã dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
Liệt kê
Em cảm nhận gì về tình cảm của tác giả đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông? 
Tình yêu, nỗi nhớ quê hương da diết .
Suy nghĩ về nhân vật trữ tình trong bài thơ?
Rèn kĩ năng giao tiếp, tư duy sáng tạo, hợp tác, tự tin, ra quyết định, giải quyết vấn đề.
I. Tìm hiểu chung 
1. Tác giả :
 Sgk / 17 .
2. Tác phẩm :
- Bài thơ thuộc phong trào thơ mới 
(1932- 1945 ).
- Thể thơ 8 chữ, thơ tự do rất mới .
3. Bố cục:
II. Phân tích
1. Giới thiệu làng quê của tác giả :
- “Làng tôi ở
Nước bao quanh ”
"Một làng ven biển, dân làng sống bằng nghề chài lưới .
2. Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá :
- trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng.
- Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá .
- Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã ,
- Phăng mái chèo 
 trường giang .
- Cánh buồmnhư mảnh hồn làng ,
- Rướn thân trắng 
" So sánh, ẩn dụ, nhân hoá .
" Phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, bức tranh lao động đầy hứng khởi cùng với sự khoẻ khoắn, dạt dào sức sống của dân miền biển .
3. Cảnh đoàn thuyền về bến :
- Ngày hôm sau ồn ào 
- dân làng tấp nập
đón ghe về .
- Nhờ ơn trờighe,
- Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
" Cuộc sống lao động vui tươi, rộn ràng đầm ấm .
- Dân chài lưới làn da ngăm dám nắng,
- Cả thân hình nồng thở vị xa xăm .
" Vẻ đẹp giản dị nhưng cũng thật khoẻ khoắn, thơ mộng .
- Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm,
- Nghe chất muối 
 thớ vỏ .
" Ẩn dụ, nhân hoá .
" Sự mãn nguyện thanh bình sau những ngày lao động.
4. Tình cảm của tác giả đối với quê hương : 
- Nay xa cách 
- Màu nước xanh 
- con thuyền 
- nhớ mùi nồng mặm
" Điệp ngữ, liệt kê, biểu cảm .
" Tình yêu, nỗi nhớ quê hương da diết .
III. Tổng kết :
IV. Luyện tập:
4. Củng cố:
Em hãy mô tả lại bức tranh sgk bằng lời văn của mình?
Bài thơ được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ? ( Là thơ trữ tình, PT BĐ chính là biểu cảm )
Ở lớp 7 các em đã được học VB nào nói về tình cảm gắn bó sâu nặng đối với quê hương ?
 ( Tĩnh dạ tứ ; Hồi hương ngẫu thư ).
	5. Dặn dò:
a. Học bài:
- Học thuộc lòng bài thơ .
- Nắm được nội dung của bài .
- Làm bài tập 2 / sgk .
- Viết đoạn văn phân tích một vài chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.
b. Soạn bài:
- Soạn : Khi con tu hú.
+ Đọc và tìm hiểu chú thích ¶ trong SGK/19, 20.
+ Tìm hiểu nhan đề và viết một câu có 4 chữ đầu là “Khi con tu hú”, tìm hiểu sự tác động của tiếng kêu của tu hú tác động mạnh đến nhà thơ.
+ Phân tích cảnh mùa hè trong 6 câu thơ đầu.
+ Phân tích tâm trạng của người tù – chiến sĩ qua 4 câu thơ cuối.
+ Phân tích : Cảnh đầu và cuối bài thơ đều có tiếng kêu tu hú và tâm trạng của tác giả (người tù-chiến sĩ) qua hai cảnh đó.
+ Tìm hiểu về nghệ thuật của bài thơ .
Ngày soạn	Ngày dạy
Tiết : 78	KHI CON TU HÚ	
A. Mục tiêu bài học: (Sách chuẩn kiến thức, kĩ năng )
 1. Kiến thức : 
- Nghệ thuật khắc họa hình ảnh, niềm khát khao cuộc sống tự do, lý tưởng cách mạng.
 2. Kĩ năng :
- Phân tích sự nhất quán về cảm xúc giữa hai phần của bài thơ.
 3. Thái độ : 
- Biết tôn trọng, bảo vệ thiên nhiên và có trách nhiệm đối với quê hương.
 B. Chuẩn bị: 
 1. GV : - Giáo án, tài liệu liên quan đến bài học.
 2. HS:- Vở soạn
C. Tiến trình lên lớp:
 	1. Ổn định lớp
 	2. Kiểm tra bài cũ: 
Đọc thuộc lòng bài thơ Quê hương của Tế Hanh?
Đây là bài thơ tả cảnh hay tả tình? Vì sao? Nội dung nổi bật của bài  thơ là gì?
Kiểm tra vở sọan. 
 	3. Bài mới:
      Trong khi nhiều nhà Thơ mới đang thở than sướt mướt với tình yêu tuyệt vọng, nỗi sầu cô đơn, chán ghét, tách biệt với cuộc sống thì Tố Hữu đã tìm thấy cho mình lý tưởng cao đẹp của cuộc đời:
“ Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ.
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
    Những bước đi không mệt mỏi trên con đường chông gai nhưng đầy hạnh phúc bồi đắp cho tâm hồn chàng thanh niên trẻ tuổi một men say nồng nàn của cuộc sống.. Người thanh niên 19 tuổi, say mê lý tưởng ấy, trong một lần bị bắt giam đã bộc lộ lòng mình khi nghe tiếng chim tu hú Chúng ta cùng khám phá tâm trạng của người thanh niên trong bài thơ: Khi con tu hú.
Gọi hs đọc phần chú thích sgk 
Nhà thơ Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng VN các chặng đường thơ của ông gắn với các chặng đường của CM VN.
a- Tác giả:
- Tố Hữu (1920- 2002), là nhà thơ xứ Huế.
- Sự nghiệp sáng tác của ông khá đồ sộ và được xem là lá cờ đầu của thơ ca CM Việt Nam hơn nửa TK XX.
b- Tác phẩm:
    Sáng tác năm 1939, khi ông bị giam ở nhà lVăn bản có thể chia bố cục và nội dung như thế nào ?
Bài thơ có thể chia thành mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?
Chốt: Gồm hai phần:
-  6 câu đầu: niềm yêu cuộc sống qua cảnh mùa hè
- 4 câu tiếp: tâm trạng ngột ngạt bức bối, khao khát hành động.
Em hiểu thế nào là nhan đề của bài thơ?
Chốt
- Vế phụ của một câu trọn ý (câu 1).
- Gợi mở cảm xúc cho toàn bộ bài thơ:
   Đối với người tù, sự liên hệ với cuộc sống bên ngoài chỉ qua những âm thanh, tiếng chim ấy là tín hiệu của mùa hè rực rỡ, của sự sống tưng bừng ở bên ngoài, của trời cao tự do, lồng lộng. Vì vậy, tiếng chim đã tác động mạnh mẽ đến tâm hồn người tù. Nghe tiếng chim tu hú, tâm trạng nhà thơ đã có những phút xao động đặc biệt.
Mùa hè đến với những dấu hiệu nào? Hãy tả lại cảnh này bằng vài câu?
Sự sống dường như đang vận động bên trong mọi cảnh vật
Bức tranh mùa hè được gợi thức bởi âm thanh nào?
Một sự sống như thế nào được gợi lên từ những âm thanh ấy? 
cuộc sống rộn rã, tưng bừng
GV: So  sánh với âm thanh tiếng tu hú trong thơ BằngViệt
Tác giả chú ý miêu tả những chi tiết sự vật nào? Nhận xét gì về phạm vi miêu tả của tác giả?    
Phạm vi rộng, phạm vi hẹp
Nhận xét cách dùng từ của tác giả ? Tác dụng?
Sự sống dường như đang vận động bên trong mọi cảnh vật
Em nhận xét gì về bức tranh thiên nhiên được vẽ ra trong 6 dòng thơ?
Bức tranh thiên nhiên mùa hè tràn trề nhựa sống, đầy hương vị, rực rỡ sắc màu, rộn rã âm thanh. Đó là 1 mùa hè tươi đẹp, mùa hè tự do
Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy là kết quả của quan sát thực tế hay tưởng tượng? Vì sao?
Chỉ là cảnh hiện lên trong tưởng tượng nhưng rất sống động tự nhiên
Qua đó, em hiểu tình cảm của tác giả như thế nào đối với thiên nhiên, với cuộc đời?
Tác giả là người yêu thiên nhiên, có niềm gắn bó thiế tha với với cuộc đời, iềm khao khát tự do mãnh liệt.
GV bình: Chính niềm khao khát tự do mãnh liệt, chính sức sống tuổi trẻ và hồn thơ lãng mạn- tâm hồn tinh tế nhạy cảm và một trí tưởng tượng vô cùng phong phú, giúp nhà thơ vẽ được bức tranh mùa hè đẹp đến vậy từ tiếng chim tu hú khơi nguồn đó. Tác giả đang say mê lí tưởng, say mê yêu đời, hoạt động CM với niềm vui phơi phới của người cộng sản tuổi 18 thì bị bắt giam. Vì vậy, tác giả luôn mở hồn mình, cùng với mọi giác quan để lắng nghe âm thanh của cuộc sống:
      Cô đơn thay là cảnh thân tù
     Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực
      Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức
     Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu.
                 (Tâm tư trong tù- Tố Hữu)
Những từ ngữ nào diễn tả trực tiếp tâm trạng của người tù?
-  Những từ cảm thán có tác dụng như thế nào?
- Nhịp thơ có điểm gì khác thường, sự khác thường ấy biểu hiện điêù gì?
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
Đoạn thơ diễn tả tâm trạng gì của người tù?
Cho thấy phong cách thơ Tố Hữu không màu mè, kiểu cách mà như lời ăn, tiếng nói hàng ngày của người dân Việt
GV giảng bình: - Cảnh mùa hè đầy sức sống đã tác động mạnh mẽ vào tâm hồn thi sĩ. Cây cối đang phát triển theo quy luật của nó, sự vật đang tự do bay lượn trên bầu trời, thế mà riêng tác giả bị giam hãm, tù đầy. BTTN mùa hè bên ngoài đối lập với cảnh tù ngục ngột ngạt trong nhà lao. Vì vậy, càng say mê tưởng tượng cuộc sống bên ngoài, càng khao khát cuộc sống tự do, người chiến sĩ càng căm uất khi cứ bị giam hãm trong tù. Niềm khao khát cùng với sự phẫn uất ấy đã trở thành sự thôi thúc ở bên trong khiến anh chỉ muốn đạp tan phòng giam, đập toang cánh cửa nhà tù. Đã thế tiếng chim tu hú cứ kêu, cứ dội mãi vào nhà tù như thôi thúc, giục giã làm cho cảm giác bức bối càng tăng thêm...
- Đó là tâm trạng chung của nhà CM: PBC " PCT " Bác Hồ:
    - Xót mình giam hãm trong tù ngục
    Chưa được xông pha giữa trận tiền.
   - Trên đời ngàn vạn điều cay đắng
      Cay đắng chi bằng mất tự do.
 - Trong nỗi uất hận của Tố Hữu có chứa tinh thần phản kháng và niềm khao khát ra ngoài hoạt động CM - ý thức ấy luôn thường trực"  Tháng 3. 1942 tác giả vượt ngục để trở lại hoạt động CM.
Tâm trạng người tù khi nghe âm thanh tiếng chim tu hú ở đâu và cuối bài thơ có khác nhau không? Hãy chỉ rõ?
Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu. Nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú ở đầu và cuối bài thơ rất khác nhau. Vì sao?
Chốt Tiếng chim tu hú kêu: cả hai câu đều giống như tiếng gọi tha thiết của tự do, của thế giới sự sống đầy quyến rũ đối với nhân vật trữ tình- người tù CM trẻ tuổi. Nhưng:
- Câu 1: Gợi ra cảnh tượng trời đất bao la, tưng bừng sự sống lúc vào hè.
- Câu cuối: Tiếng chim cứ kêu, cứ gọi bầy, giục giã, gọi mời cuộc sống tự do khi nhân vật trữ tình đang chua xót vì mất tự do "  càng làm cho người tù đau khổ thấm thía hơn.
GV nhấn: Đây là cách kết cấu đầu cuối tương ứng " Tạo hiệu quả NT cao, gây ám ảnh, day dứt trong lòng người đọc.
Nêu những nét đặc sắc NT của bài thơ ?
Tâm trạng của tác giả thể hiện trong bài thơ là tâm trạng ntn?
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả – tác phẩm
2. Bố cục
II. Phân tích
1. Bức tranh thiên nhiên mùa hè:
- Âm thanh : + Tiếng chim tu hú.
                      + Tiếng ve sầu.
- Không gian: + Sân nắng đào(vàng).
                       + Trời xanh rộng cao
- Cảnh vật: + Lúa chiêm đươngchín.
                   + Trái cây ngọt dần.
                    + Bắp rây vàng hạt.
" Tính từ, động từ + điệp.
" Bức tranh thiên nhiên mùa hè tràn trề nhựa sống, đầy hương vị, rực rỡ sắc màu, rộn rã âm thanh. Đó là 1 mùa hè tươi đẹp, mùa hè tự do, chỉ là cảnh hiện lên trong tưởng tượng nhưng rất sống động tự nhiên, chứng tỏ  
2. Tâm trạng của người tù.
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
"  ĐT mạnh, từ cảm thán, câu cảm thán, nhịp bất thường (6/2, 3/3).
"  Tâm trạng của chủ thể trữ tình được bộc lộ trực tiếp. Đó là một tâm  trạng u uất, ngột ngạt, bức bối, đầy đau khổ, khao khát cuộc sống tự do cháy bỏng.
 III. Tổng kết: 
III. Tổng kết
 Ghi nhớ / sgk
IV. Luyện tập:
4. Củng cố : 
Thơ là tiếng nói tâm hồn qua bài thơ cho ta thấy gì về tâm hồn nhà thơ
Hồn thơ nhạy cảm với mọi biểu hiện của sự sống
Hồn thơ yêu sự sống mãnh liệt
Hồn thơ tranh đấu cho tự do
Là hồn thơ cách mạng
5. Dặn dò:
Học bài + soạn bài.
Ngày soạn	Ngày dạy
TIẾT : 79	CÂU NGHI VẤN	
A. Mục tiêu bài học: (Sách chuẩn kiến thức, kĩ năng )
 1. Kiến thức : - Các câu nghi vấn dùng với các chức năng khác ngoài chức năng chính.
 2. Kĩ năng : - Vận dụng kiến thức đã học để tạo lập văn bản.
 3. Thái độ : - Yêu thích và tìm hiểu tiếng Việt
B. Chuẩn bị: 
 1. GV :- Giáo án, bảng phụ.
 2. HS: - Vở soạn
C. Tiến trình lên lớp:
 	1. Ổn định lớp
 	2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn?
- Kiểm tra vở soạn
3. Bài mới:
Gọi hs đọc sgk
Thực hiện
Trong những câu trên câu nào là câu nghi vấn?
a. Những người muôn năm cũ
 hồn ở đâu bây giờ ?
( biểu lộ tình cảm, cảm xúc, sự hoài niệm, nuối tiếc)
b. Mày định nói cho cha mày nghe đấy a?(dùng đe doạ
c. Có biết không? Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à? ( dùng để đe doạ, kết thúc)
d. Cả đoạn là câu nghi vấn ( khẳng định)
e. Con gái tôi vẽ đây ư ? chã lẽ lại đúng là nó, cái Mèo hay lục lọi ấy!( biểu lộ cảm xúc, sự ngạc nhiên)
Các câu nghi vấn trong những đoạn trên có dùng để hỏi không? Nếu không dùng để hỏi thì để làm gì?
Thảo luận
Nhận xét dấu kết thúc những câu nghi vấn
Có những trừơng hợp kết thúc câu nghi vấn là dấu chấm(chã lẽ lại đúng là nó, cái Mèo hay lục lọi ấy!)
Bài tập nâng cao
Gạch dưới những câu nghi vấn và cho biết chức năng.
Nỗi niềm xưa, nghĩ mà thương:
Dẫu lìa ngó ý, còn vương tơ lòng
Nhân tình, nhắm mắt, chưa xong
Biết ai hậu thế, khóc cùng Tố Như ?
Mai sao dù có bao giờ
Câu thơ thưở trước, đâu ngờ hôm nay !
Câu nghi vấn có những chức năng nào ?
Thảo luận phần ghi nhớ
Bài tập 1. hướng dẫn hs làm theo nhóm
a. Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư ? ( biểu lộ cảm xúc, sự ngạc nhiên)
b. Thời oanh liệt nay còn đâu? ( phủ định, biểu lộ cảm xúc)
c. Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi ? (cầu khiến, biểu lộ tình cảm )
d. Ôi, nếu thế thì còn đâu là quả bóng bay ? ( Phủ định, biểu lộ tình cảm, cảm xúc )
Bài 2.
a. Sao cụ lo xa quá thế ? Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại ? An mãi hết đi thì đến chết lấy gì mà lo liệu ? (dấu hiệu nghi vấn và các từ : sao, gì , gì )
a, . Cụ không phải lo quá như thế. Bây giờ không phải nhịn đói mà để tiền lại. An hết thì lúc chết không có tiền để mà lo liệu.
b. Cả đàn bò giao cho thằng békhông ra người không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao ? (băn khoăn ngần ngại; dấu hiệu: làm sao )
b, . Không biết chắc là thằng bé có thể chăn được đàn bò hay không ?
c. Thằng bé kia mày có việc gì ? sao lại đến đây mà khóc
( để hỏi; dấu hiệu : gì, sao )
c,. Thảo mộc tự nhiên có tình mẫu tử
Bài tập 3.
- Cô bé bán diêm ơi, sao em chết thê thảm thế?
- Bạn có thể cùng mình đi xem ca nhạc tối nay được chứ
I. Tìm hiểu bài
1. Chức năng câu nghi vấn
 Vd/sgk
2. Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập:
4. Củng cố :
5. Dặn dò:
Học bài + soạn bài.
Ngày soạn	Ngày dạy
TIẾT :80	THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP 	( CÁCH LÀM)	
A. Mục tiêu bài học: (Sách chuẩn kiến thức , kĩ năng )
 1. Kiến thức : - Mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn thuyết minh.
 2. Kĩ năng :- Quan sát đối tượng cần thuyết minh, biết viết một bài văn thuyết minh.
 3. Thái độ : - Yêu thích văn bản thuyết minh.
B. Chuẩn bị: 
 1. GV : - Giáo án, bảng phụ.
 2. HS: - Vở soạn
C. Tiến trình lên lớp:
 	1. Ổn định lớp
 	2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn
3. Bài mới:
Gọi hs đọc sgk
HS: Thực hiện
Đoạn văn a cách thuyết minh như thế nào ?
Thảo luận ( gồm hai bước)
Chuẩn bị nguyên liệu
Cách làm đồ chơi
Yêu cầu thành phẩm
Thuyết minh cách làm đồ chơi ra sao ?
Thảo luận các bước trong bài làm
Nhận xét cách thuyết minh ở đoạn (a) như thế nào ? 
Thuyết minh theo trình tự để tạo thành sản 

File đính kèm:

  • docBai_19_Que_huong.doc
Giáo án liên quan