Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 75: Ông Đồ - Minh Trí
Hướng dẫn học sinh đọc văn bản: Khổ 1-2 đọc chậm nhịp nhản, vui. Khổ 3-4-5 giọng trầm buồn.
– Nêu bố cục của văn bản?
– Gọi HS đọc lại khổ 1-2
– Hỏi: Thời gian, không gian ông đồ xuất hiện trong năm? Ông xuất hiện để làm gì?
– Hỏi: Thái độ của mọi người đối với ông như thế nào?
– Hỏi: Tại sao ông đồ được khen gợi như vậy?
– Gọi HS đọc lại khổ 3-4
- So sánh sự giống và khác nhau về hình ảnh ông đồ ở hai thời điểm?
VAÊN BAÛN: OÂNG ÑOÀ – Vuõ Ñình Lieân – Tuần 20 Tiết 75 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: – Sự đổi thay trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một. – Lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ. 2. Kĩ năng: – Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. – Đọc diễn cảm tác phẩm. – Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm 3. Thái độ: Yêu quý 1 lớp người, 1 truyền thống quý báu của dân tộc đang dần bị mai một. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Sgk, giáo án 2. Học sinh: Sgk, bài cũ, bài mới. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: a/ Cho biết khái niệm Thơ mới? b/ Đọc thuộc lòng khổ thơ 2-3. Nêu nội dung chính của hai khổ thơ? c/ Tâm sự nào của nhà thơ được gửi gắm qua lời con hổ? 3. Bài mới: Chịu ảnh hưởng của nho giáo Trung Quốc, người Việt Nam xưa kia có đạo lí “Tôn sư trọng đạo”. Người thầy luôn được trọng vọng vì văn hay chữ tốt. Nét chữ câu đối đỏ của họ làm cho phố phường thêm đông vui nhộn nhịp và làm cho ngày tết cổ truyền thêm ấm cúng, hạnh phúc. Từ khi chữ quốc ngữ xuất hiện, chế độ khoa cử bị bãi bỏ, chữ nho bị rẻ rúng, thế hệ nhà nho, những “ông đồ” sẽ ra sao? Để trả lời câu hỏi này thầy và các em sẽ đi vào bài mới với văn bản “Ông đồ” của Vũ Đình Liên HĐ của GV HĐ của HS Bài ghi Hđ1: Tìm hiểu chung – Gọi HS đọc Chú thích ó – Nêu những nét tiêu biểu về tác giả? – Yêu cầu HS giải thích từ ông đồ. – Hỏi: Bài thơ được sáng tác năm nào? Thể loại? PT biểu đạt? Hđ1: Tìm hiểu chung – HS đọc. Ò HS trả lời. Vũ Đình Liên(1913- 1996) là một trong những nhà thơ thuộc lớp đầu của phong trào thơ mới. Thơ ông mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. – Giải thích từ ông đồ Ò HS trả lời. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Vũ Đình Liên (1913 - 1996) là một trong những nhà thơ thuộc lớp đầu của phong trào thơ mới. – Thơ ông mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. 2. Tác phẩm – Ông đồ là bài thơ tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông. – Viết 1936 – Thơ ngũ ngôn – PT biểu đạt: biểu cảm Hđ2: Đọc- hiểu văn bản – Gọi HS đọc VB. Hướng dẫn học sinh đọc văn bản: Khổ 1-2 đọc chậm nhịp nhản, vui. Khổ 3-4-5 giọng trầm buồn. – Nêu bố cục của văn bản? – Gọi HS đọc lại khổ 1-2 – Hỏi: Thời gian, không gian ông đồ xuất hiện trong năm? Ông xuất hiện để làm gì? – Hỏi: Thái độ của mọi người đối với ông như thế nào? – Hỏi: Tại sao ông đồ được khen gợi như vậy? – Gọi HS đọc lại khổ 3-4 - So sánh sự giống và khác nhau về hình ảnh ông đồ ở hai thời điểm? – Gọi HS đọc khổ cuối. – Hỏi: Tình cảm của tác giả đv ông đồ thể hiện ntn? Hđ2: Đọc- hiểu văn bản – HS đọc. Ò HS trả lời. – Khổ 1-2: Thời đắc ý của ông đồ. – Khồ 3-4: Thời ông đồ bị lãng quên. – Khổ 5: Tình cảm của tác giả đối với ông đồ. – HS đọc. Ò HS trả lời. - Ông đồ xuất hiện vào dịp tết”hoa đào nở” - Ông viết câu đối chúc tết “ bày mực tàu bên phố đông người qua” Ò HS trả lời. Ông được mọi người ưa chuộng, khen ngợi tài vết chữ đẹp của ông. Ò HS trả lời. Khen ngợi ông đồ cũng là thể hiện thái độ đối với một nét đẹp truyền thống viết câu đới vào dịp tết – HS đọc Ò HS trả lời. - Giống nhau về không gian và thời gian. - Khác nhau là về thái độ của mọi người đối với ông và tâm trạng của ông đồ – HS đọc. Ò HS trả lời. Sử dụng lời tự vấn II. Đọc – hiểu VB 1. Thời đắc ý của ông đồ – Ông xuất hiện vào dịp tết “hoa đào nở” – Việc làm “bày mực tàu, giấy đỏ bên phố đông người qua” Ò Viết câu đối. – Thái độ của mọi người: “Bao nhiêu ngợi khen tài.” – Tài hoa của ông “Hoa tayrồng bay”. Ò Ông được ưa chuộng và khen ngợi Ò đây cũng là nét đẹp cổ truyền 2. Hình ảnh ông đồ bị lãng quên – Ông vẫn xuất hiện vào dịp tết “đào lại nở” – Vẫn bày hàng ra – Thái độ của mọi người: Mỗi nămngười thuê viết nay đâu? Ò Không còn được ưa chuộng. – Nỗi buồn của ông đồ: + Giấy đỏ nghiên sầu. Ò Nghệ thuật nhân hóa. Ò Nỗi buồn lan rộng sang cảnh vật. + Qua đường hay. Ò Sự lạc lõng, lẽ loi. + Lá vàngbụi bay. Ò Sự ảm đạm, buồn bả của trời đất. Ò Thơ ngũ ngôn hiện đại Ò Xây dựng hình ảnh đối lập Ò Hình ảnh ông đồ đã đi vào quá khứ Ò Phong tục bị bỏ quên. 3. Tâm sự của nhà thơ: Lời tư vấn: “ Những bây giờ ”? Ò Câu hỏi tu từ: nỗi niềm thương tiếc khắc họa lớp người phong tục bị bãi bỏ quên. 4. Nghệ thuật: – Thơ ngũ ngôn hiện đại – Xây dựng hình ảnh đối lập – Kết hợp biểu cảm- tả- kể – Lựa chọn lời thơ cảm xúc. 5. Ý nghĩa vb: Khắc họa hình ảnh ông đồ, nhà thơ thể hiện nỗi tiếc nuối những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai. Hđ3: Tổng kết. Gọi HS đọc Ghi nhớ. Hđ3: Tổng kết. HS đọc. III. Tổng kết. *Ghi nhớ (Sgk/92) IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 1. Củng cố: – Học thuộc lòng bài thơ. – Suy nghĩ của em về hình ảnh ông đồ thời hiện đại. 2. Dặn dò: – Học kĩ ND bài học. – Chuẩn bị bài: “Câu nghi vấn”.
File đính kèm:
- Bai_18_Ong_do.doc