Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 53: Chương trình địa phương Tây Ninh - Dân Thường

Hoạt động 1: Vào bài:

Trong đời sống có nhiều loại người khác nhau, có người ác có người hiền, có người nhút nhát, có người gan dạ. Mọi người thường hay xem thường một kẻ nhút nhát. Nhưng sự thật người nhút nhát có thể sẽ rất gan dạ. Để có thể hiểu sâu sắc một người nhút nhát vì sao lại trở thành một người gan dạ phi thường. Hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tác phẩm “ Dân thường” của nhà thơ Vân An.

Hoạt động 2: Đọc - Tìm hiểu chung:

GV hướng dẫn học sinh đọc: đọc giọng tâm tình, nhẹ nhàng. Chú ý lời đối thoại của các nhân vật.

-GV : Đọc mẫu  Gọi HS đọc nối tiếp.

5 Trình bày những thông tin về tác giả mà em biết?

¢ 1948 đạt giải nhất về truyện ngắn trong cuộc thi văn chương kháng chiến Nam bộ do Phòng Chính trị Quân khu 9 tổ chức.

Tác phẩm: Lòng tin (1960), Bám đất (1961)Một người có chồng tập kết(1962), Một truyện tâm tinh (1974), Sài Gòn 46(1986), Màn kịch khóc cười(1987), Họ là ai?(1987). Truyện cho thiếu nhi: Giữ súng, Lớn lên, Truyện Võ Hường.

 

doc8 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1533 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 53: Chương trình địa phương Tây Ninh - Dân Thường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 53	CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG TÂY NINH
Tuần: 14 	 DÂN THƯỜNG
(Vân An)
Mục tiêu:
Kiến thức:
- Cảm thụ được vẻ đẹp tâm hồn của anh Trần Văn Tư, một “dân thường” trong kháng chiến chống Mỹ, cũng như trong đời thường, một vẻ đẹp chỉ bộc lộ trong giờ phút nguy nan, trong tình huống ngặt nghèo.
- Nắm được nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật, nghệ thuật miêu tả tâm lí, nghệ thuật kể chuyện.
Kỹ năng:
Phân tích nhân vật.
Thái độ:
Giáo dục học sinh cách nhìn nhận đánh giá con người có chiều sâu, không nên chỉ căn cứ vào bề ngoài mà phải căn cứ vào chiều sâu tâm hồn. Đồng thời giáo dục học sinh về lòng yêu nước bằng những hành động, việc làm cụ thể dù ở bất cứ cương vị, hoàn cảnh nào.
Trọng tâm:
- Cảm thụ được vẻ đẹp tâm hồn của anh Trần Văn Tư, một người “dân thường” trong kháng chiến chống Mỹ, cũng như trong đời thường.
- Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật, nghệ thuật miêu tả tâm lí, nghệ thuật kể chuyện.
- Phân tích nhân vật.
Chuẩn bị:
 3.1 Giáo viên: Đồ dùng, .giáo án điện tử, SGK .
 3.2 Học sinh: SGK, vở bài học, vở bài soạn.
Tiến trình dạy học:
 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
- Kiểm diện.
- Cán sự bộ môn báo cáo tình hình soạn bài.
 4.2.Kiểm tra miệng: 
Câu 1: Trong văn bản “Bài toán dân số”, tác giả đã lập luận vấn đề hết sức chặt chẽ, em hãy trình bày cách lập luận của tác giả về vấn đề dân số? (6 đ)
Câu 2: Tóm tắt văn bản “Dân thường” (4đ)
Trả lời: 
Câu 1: 
 1. Nêu vấn đề:
- Vấn đề dân số là một bài toán khó, dường như đã được đặt ra từ thời cổ đại. à Loài người quan tâm đến vấn đề này.
 2. Làm sáng tỏ vấn đề:
 a. Từ bài toán cổ.
- Bàn cờ 64 ô à hạt thóc tăng theo cấp số nhân công bội là 2. à Là một con số khủng khiếp.
 b. Từ kinh thánh.
- Từ hai người nếu phát triển theo cấp số nhân công bội là hai à năm 1995 dân số thế giới là 5,63 tỉ người, đạt đến ô thứ 34.
 c. Từ thực tế.
- Mỗi phụ nữ có thể sinh nhiều con à khó có thể thực hiện được việc giảm tốc độ tăng dân số.
à Tốc độ gia tăng dân số phát triển nhanh chóng.
 3. Kết thúc vấn đề.
Thái độ của tác giả:
- Kêu gọi: cần hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số à Nhận thức rõ vấn đề dân số và hiểm hoạ của nó.
Câu 2: Trần Văn Tư là người dân thường, không làm bộ đội hay cán bộ gì cả. Anh nhỏ con, yếu đuối, tính rụt rè, nhút nhát. Nhưng đứng trước anh bộ đội bị thương phải cứu, bị giặc uy hiếp , bỗng nhiên anh dám bất ngờ đánh lại giặc. tình huống nguy nan đi qua, trở về với cuộc sống đời thường, anh vẫn là người nhút nhát, yếu đuối và dễ xúc động.
4.3 Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Vào bài:
Trong đời sống có nhiều loại người khác nhau, có người ác có người hiền, có người nhút nhát, có người gan dạ... Mọi người thường hay xem thường một kẻ nhút nhát. Nhưng sự thật người nhút nhát có thể sẽ rất gan dạ. Để có thể hiểu sâu sắc một người nhút nhát vì sao lại trở thành một người gan dạ phi thường. Hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tác phẩm “ Dân thường” của nhà thơ Vân An.
Hoạt động 2: Đọc - Tìm hiểu chung:
GV hướng dẫn học sinh đọc: đọc giọng tâm tình, nhẹ nhàng. Chú ý lời đối thoại của các nhân vật.
-GV : Đọc mẫu à Gọi HS đọc nối tiếp.
5 Trình bày những thông tin về tác giả mà em biết?
¢ 1948 đạt giải nhất về truyện ngắn trong cuộc thi văn chương kháng chiến Nam bộ do Phòng Chính trị Quân khu 9 tổ chức.
Tác phẩm: Lòng tin (1960), Bám đất (1961)Một người có chồng tập kết(1962), Một truyện tâm tinh (1974), Sài Gòn 46(1986), Màn kịch khóc cười(1987), Họ là ai?(1987). Truyện cho thiếu nhi: Giữ súng, Lớn lên, Truyện Võ Hường.
5 Truyện ngắn trích trong tập truyện nào của tác giả?
¢ Màn kịch khóc cười
5 Xác định thể loại?
¢ Thể loại: Tự sự
5 GV kiểm tra một vài từ khó của HS.
Nghễnh ngãng: Kém khả năng nghe, lúc nghe được, lúc nghe không.
Cán bộ thoát li: Cán bộ rời khỏi xóm làng đi công tác nơi khác, sống với cơ quan.
Bẩn chật: Túng bấn, eo hẹp về vật chất.
Nghi trang: Sắp xếp, bố trí bề ngoài (miệng hầm) sao cho người khác không biết (có hầm bí mật).
5Có thể chia văn bản thành mấy phần? Nội dung của từng phần?
¢ Bố cục 4 phần : 
 - Từ đầu à “xa xưa nào đó”: Cuộc gặp gỡ đầu tiên của tác giả và nhân vật Trần Văn Tư ở trại điều dưỡng Sầm Sơn.
- Tiếp theo à “bất cứ ai”: Quá trình tìm hiểu của tác giả về nhận vật Tư.
- Từ “ Trần Văn Tư bị địch bắt” “ đày anh đi Phú Quốc”: Câu chuyện về hành động anh hùng của anh tư.
- Còn laị: Cuộc sum họp của tác giả và anh Tư.
Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản:
5Hoàn cảnh xảy ra cuộc gặp gỡ giữa tác giả và anh Tư như thế nào?
¢Khi tác giả có dịp ghé thăm trại dưỡng thương Sầm Sơn.
5Vào chuyện, tác giả giới thiệu hoàn cảnh riêng của anh Trần Văn Tư như thế nào?
5 Em có nhận xét chung gì về bề ngoài của anh?
¢Vẻ bề ngoài của anh Tư bình dị, đơn giản, bình thường như bao người dân khác. Anh cũng là một người dân thường
5 Tác giả làm nổi bật tính cách của anh qua chi tiết nào?
¢ “ Và chợt hiểu khi thấy mắt anh đỏ hơn và miệng anh mếu đi: “anh khóc”. để tô đậm chi tiết này, tác giả nhắc lại lời hỏi thăm đến hai lần. Những giọt nước mắt cho thấy anh là người dễ xúc động và hình như có vẻ yếu đuối. 
à Chính những giọt nước mắt này, khiến tác giả có sự lưu tâm đặc biệt về anh, “ân hận đã không cố gắng để gặp lại anh, một người đồng hương mà tôi không nhận được mặt trong khi anh lại khóc vì tôi đến hỏi chuyện”. Và cũng chính chi tiết này đã đặt câu chuyện vào một “tình huống có vấn đề”, khơi gợi sự chú ý của người đọc.
5 Cuộc đời và hoàn cảnh của anh Tư được tác giả giới thiệu ra sao?
¢Anh là người không được khỏe mạnh lắm, không có trình độ văn hóa cao, 50 tuổi nhưng vẫn độc thân. Nhìn chung cuộc sống của anh buồn tẻ, hẫm hiu.
5 Cách giới thiệu về cuộc đời, hoàn cảnh của anh Tư có nhất quán với vẻ bề ngoài của anh không? Vì sao?
¢ Cuộc đời, hoàn cảnh nhất quán với bề ngoài của anh. Đó là vẻ ngoài không có gì nổi trội, ưu việt như tất cả “dân thường” khác.
Anh không khỏe mạnh lắm, không có trình độ văn hóa, không có điều kiện thuận lợi để đi bộ đội, sống độc thân, làm vườn có đồng ra đồng vào nuôi sống bản thân.
5 Cũng như bao người dân Nam bộ khác, mặc dù không đi bộ đội nhưng anh vẫn tham gia vào kháng chiến, vậy anh đã làm những gì?
¢ Cứu giúp chiến sĩ bị thương, bị lạc đơn vị, nhường chỗ trốn cho người thương binh.
Khi bị bắt anh kiên quyết không khai thông tin về các chiến sĩ cách mạng dù bị tra tấn hành hạ (xiết tay, bóp cổ, đánh đập, đày anh đi Phú Quốc)
5 Hành động đó cho thấy anh là người như thế nào?
¢ Dũng cảm, gan dạ, có lòng yêu nước, trung thành với cách mạng
5 Tình thế nào càng làm cho chúng ta thấy anh là người dũng cảm, yêu nước, trung thành vói cách mạng?
¢ Thấy người thương binh máu me đầy mình và đã kiệt sức.
à Không phải là người tổ chức cách mạng, kể ra anh cũng có thể làm ngơ không phải cắn rứt, vì hầm bí mật của anh cũng đã có hai cán bộ. có lẽ cái sức mạnh xui khiến anh trong tình thế ngặt nghèo ấy quay lại giúp đỡ người thương binh, không chỉ nhiệt tình với cách mạng mà còn là lòng trắc ẩn sâu xa giữa người với người. lòng từ ái ấy kết hợp với lòng yêu nước, lòng trung thành với cách mạng mới có đủ sức mạnh khiến anh trong lúc “ càng run hơn” vẫn đưa người thương binh vào nơi ẩn nấp.
GV cho học sinh thảo luận nhóm (5 phút) 
Kẻ địch xuất hiện như thế nào? Khi chúng xuất hiện, tâm trạng và hành động của anh Tư được biểu hiện như thế nào? 
Các nhóm trình bày học sinh nhận xét – GV nhận xét.
à Sự hung hãn của bọn Mỹ được miêu tả mỗi lúc một tăng dần thì sự run sợ của anh cũng mỗi lúc một thêm lên.
5 Diễn biến tâm lí ấy có phù hợp với tính cách của anh không? Vì sao?
¢ Có. Vì một người có thể chất yếu đuối, cá tính lại rụt rè, thầm lặng.
5 Nhân cách anh được bộc lộ toàn bộ qua tình huống nào?
¢ “Không may trong lúc ngã sấp, anh để lộ vết màu dính ở ống tay áo” Thế là chúng bóp cổ anh. Một người kém bản lĩnh đến đây có thể rơi vào chỗ phản bội người thương binh. nếu anh có thể làm thế thì cũng là điều rất dễ hiểu. Là người ai cũng quý sinh mạng của mình. Hy sinh tính mạng, sự an toàn của bản thân cho một người không phải là ruột rà thân thích, không phải đồng chí, đồng đội đâu phải chuyện dễ dàng. Nhưng anh không có một chút nào đắn đo, suy tính. từ lúc bị bại lộ anh không run rẩy nữa mà mắt lại sáng lên. Ấy chính là bản chất thật của anh chỉ bộc lộ ra trong lúc nguy nan nhất. Bản chất đó là lòng trắc ẩn và sự trung thành đã biến thành dũng cảm, khiến a nh trong phút chốc đã quên hết sự sợ hãi, mặt đối mặt với kẻ thù.
5 Hành động phản kháng của anh có mâu thuẫn với sự run sợ lúc đầu của anh không?
¢ Quá trình diễn biến tâm lí của anh từ chỗ run sợ đến quay lại đánh kẻ thù là hợp lí. Quá trình đó làm rõ cá tính, tính cách của anh, khiến người đọc thấy sự phản kháng của anh không hề có sự khiên cưỡng mà đó là kết quả tất yếu của một bản chất anh hùng mà ngày thường chưa có dịp bộc lộ. Những thử thách khắc nghiệt trong một tình huống gay gắt đã đập vỡ cái vỏ bề ngoài nhút nhát của anh, bắt buộc anh bộc lộ bản chất thật của mình.
5Qua hành động của anh Tư giúp ta hiểu gì về tinh thần của nhân dân Nam Bộ?
¢Tinh thần kháng chiến gan dạ, trung thành với cách mạng, quyết bảo vệ đồng đội dù bị hành hạ ,đánh đập....Thể hiện lòng yêu nước của nhân dân Nam Bộ.
Bài học cho bản thân:
àkhi đánh giá một con người không nên đánh giá vội vàng qua vẻ bề ngoài của họ mà hãy đánh giá họ một cách toàn diện,đánh giá qua hành động, việc làm của họ.
5Hoàn cảnh sum họp của tác giả và anh Tư?
¢Với ý muốn gặp lại anh Tư sau trận đày đi Phú Quốc nên tác giả đã viết thư nhờ bạn của mình là anh Bảy Đáng “kèm” giúp anh Tư đến gặp => và cuối cùng cuộc sum họp được diễn ra tại nhà của tác giả.
5 Sau trận đày đi Phú Quốc, trở về với cuộc sống đới thường anh Tư có gì thay đổi không?
¢ Anh vẫn yếu đuối, dễ xúc động. Trước kẻ thù, anh cứng rắn là thế, nhưng trước tình cảm của đồng hương, đồng đội, đồng chí thì thật dễ xúc động. Những giọt nước mắt của người anh hùng trong đời thường thật là cảm động. 
Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết.
5Nêu ý nghĩa văn bản?
5 Nêu vài nét nghệ thuật?
Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh luyện tập
I. Đọc - Tìm hiểu chung: 
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chung:
a. Tác giả:
- Vân An tên thật là Trần Vạn An (1925 - 2005)
Quê: xã Gia Lộc (nay là thị trấn Trảng Bàng) huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh.
- Bản thân ông là một hội viên Hội nhà văn Việt Nam. (15 năm là hội viên trong 55 năm cầm bút)
- Trong những năm kháng chiến chống Pháp Thanh niên Tiền Phong, sau đó gia nhập Vệ quốc đoàn.
- Năm 1954 ông tập kết ra Bắc công tác ở báo Thống Nhất.
- Sau 30/04/1975 ông trở về Tây Ninh công tác và từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng: Trưởng ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Tây Ninh, Tổng Biên tập Báo Tây Ninh, Giám đốc Đài Phát thanh truyền hình Tây Ninh, Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật,...
- Những tác phẩm tiêu biểu: 2747 (tiểu thuyết - 1948), Lòng tin (tập truyện 1959), Màn kịch khóc cười (tập truyện 1978), Sài Gòn 46 (tiểu thuyết 1986), Họ là ai (tiểu thuyết 1988),...
- Năm 2012 ông được tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Xuân hồng của tỉnh Tây Ninh.
- Con người Vân An
+ Hiền lành ít nói
+ Khiêm tốn, trọng tình nghĩa.
+ Yêu văn chương
b. Tác phẩm:
- Dân thường trích một phần của truyện ngắn cùng tên in trong tác phẩm Màn kịch khóc cười, tập truyện do Hội Văn học Nghệ thuật Tây Ninh xuất bản năm 1988.
c. Thể loại: Tự sự
d. Giải nghĩa từ khó: 
e. Bố cục văn bản: 
- Truyện có thể chia làm 4 đoạn:
 + Đoạn 1: Từ đầu cho đến “...xa xưa nào đó”: Cuộc gặp gỡ đầu tiên của giữa tác giả và anh Trần Văn Tư ở trại điều dưỡng Sầm Sơn.
 + Đoạn 2: Từ “tiếc là... đến bất cứ ai”: Quá trình tìm hiểu của tác giả về anh Tư.
 + Đoạn 3: Từ “Trần Văn Tư bị địch bắt... đến đày anh đi Phú Quốc”: Câu chuyện về hành động anh hùng của anh Tư.
 + Đoạn 4: Phần còn lại: Cuộc sum họp giữa tác giả và nhân vật Tư.
II. Tìm hiểu văn bản:
Hoàn cảnh riêng của anh Tư:
- Hoàn cảnh của cuộc gặp gỡ giữa tác giả và anh tư: khi tác giả ghé thăm chiến sĩ nghỉ dưỡng thương tại trại dưỡng thương Sầm Sơn 
- Bề ngoài của anh Tư: 
+ Vóc dáng: thấp nhỏ.
+ Tóc: chớm bạc.
+ Bộ quân phục:dài, rộng quá.
- Cử chỉ, nét mặt của anh Tư:
+ Lúng túng, ngượng nghịu.
+ Được hỏi thăm vẫn không trả lời, môi chỉ hơi động đậy.
à Bề ngoài có vẻ đơn giản, tầm thường.
- Tính cách của anh Tư: dễ xúc động, yếu đuối.
- Hoàn cảnh, cuộc đời:
+ Không khỏe mạnh.
+ Không có trình độ văn hóa.
+ 50 tuổi còn độc thân.
+ Cuộc sống hẩm hiu.
à Anh như bao “dân thường” không tên tuổi khác.
 2. Diễn biến tâm trạng và hành động của anh Tư trong cuộc đối mặt với kẻ thù.
- Sẵn sàng tiếp tế, liên lạc, đưa đường, thu xếp chỗ ẩn nấp cho cán bộ.
à Dũng cảm, yêu nước.
- Đưa người thương binh vào nơi ẩn nấp.
- Hình ảnh tương phản:
Địch
Anh Tư
- Hùng hổ, hung dữ
- Bầy quỷ.
- Hành động: đập phá, lục lọi đồ đạc; xô đẩy, đặt tay quanh cổ anh.
- Khi phát hiện chúng bóp cổ anh.
- Rụt rè, nhút nhát, run sợ.
- Nhỏ bé, yếu đuối
- Lắp bắp, miệng mếu, đầu lắc: “Không biết-dân thường – không biết”
- Không run, mắt ánh lên à dũng cảm đối mặt với kẻ thù.
à Đằng sau cái vẻ bề ngoài nhỏ bé, nhút nhát là cả tấm lòng trắc ẩn, sự trung thành và dũng cảm.
Khi đánh giá một người chúng ta phải nhìn nhận đánh giá một cách sâu sắc, đánh giá cả hành động và việc làm của họ. Đừng vội vàng đánh giá một người từ vẻ bề ngoài của họ.
3. Cuộc sum họp của tác giả và anh Tư.
- Tác giả và anh Tư hàn huyên tại nhà tác giả sau trận đày đi Phú Quốc.
- Trở về với cuộc sống đời thương: anh lại là con người yếu đuối, dễ xúc động, ít lời đến mức vụng về.
III. Tổng kết:
1. Ý nghĩa văn bản:
- Chống giặc, dân ta dù là người dân thường cũng tỏ ra anh hùng.
- Không khí ấm áp nghĩa tình với tất cả đồng bào miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ.
2. Nghệ thuật:
- Kể chuyện ngôi thứ nhất.
- Khắc họa tính cách nhân vật đặc sắc.
- Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tài tình.
IV. Luyện tập
? Vì sao tác giả lại đặt tên truyện là Dân thường? Em có thể đặt lại một tên gọi khác có ý nghĩa và phù hợp với nội dung của truyện?
? Chọn đọc những đoạn mà em thích. Vì sao em thích đoạn ấy?
 4.4 Củng cố kiến thức.
Nêu ý nghĩa văn bản? Vài nét nghệ thuật?
Ý nghĩa văn bản:
- Khi chống giặc, dân ta dù là người dân thường cũng tỏ ra anh hùng.
- Không khí ấm áp nghĩa tình với tất cả đồng bào miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ.
Nghệ thuật:
- Cách kể chuyện gây ấn tượng ngay khi mở đầu tác phẩm
- Kể chuyện ngôi thứ nhât. Cách kể chuyện gây ấn tượng ngay khi vào chuyện.
- Khắc họa tính cách nhân vật đặc sắc.
- Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vât tài tình.
 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học bài , tóm tắt lại cốt truyện.
+ Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Trần Văn Tư.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:	
Chuẩn bị trả lởi các câu hỏi trong bài kiểm tra Văn.
5. Rút kinh ngiệm:	
Nội dung:
Phương pháp:
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:

File đính kèm:

  • docBai_14_Chuong_trinh_dia_phuong_phan_Van.doc
Giáo án liên quan