Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 33: Nói lái - Năm học 2015-2016

GV bổ sung thêm kiến thức:

* Nói lái trong dân gian:

Những câu đố sử dụng nói lái không khó giải vì thường lời giải đã có sẵn

- Khoan mũi, khoan lái, khoan khứ, khoan lai Bò la, bò liệt đố ai biết gì? - (đáp: khoai lang).

* Câu đối hò, vè:

Con cá rô cố ra khỏi rá cô / Chú chó mực chực mó vào chõ mứt; Văn sĩ Nhật Tiến bảo học tiếng Nhật là tiện nhất/ Luật sư Đức Tiến không biết tiếng Đức nên tức điếng [2]

VD:Vua Tự Đức cũng có câu đối chỉnh mà đến nay chưa chắc ai giải được.

 

doc5 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 908 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 33: Nói lái - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/12/2015 
 Ngày giảng 8A: /12/2015
 8B: /12/2015
 Tiết 33: NÓI LÁI
 1. Mục tiêu.
 a. Kiến thức.
	- Hiểu thế nào là nói lái.
	- Các kiểu nói lái.
 b. Kĩ năng.
	- Nhận diện được phép nói lái.
	- Nhận biết và phân tích được các kiểu nói lái đã dùng trong văn bản, chỉ ra tác dụng của các kiểu nói lái đó.
 c. Thái độ.
	- Biết sử dụng nói lái trong khi nói, viết.
 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
 a. Chuẩn bị của giáo viên.
 - Nghiên cứu kĩ tài liệu tham khảo, soạn giáo án, tài liệu tham khảo. 
 b. Chuẩn bị của học sinh.
 - Học bài cũ, chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên.
 3. Tiến trình bài dạy.
 a. Kiểm tra bài cũ (không)
 b. Bài mới.
 *Vào bài (1 phút): Để giúp các em có những kiến thức cơ bản về nói lái và có mấy loại nói lái . Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài nói lái.
 * Nội dung.
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Nói lái và các loại của nói lái ( )
Gv đưa ví dụ: 
Con cá đối nằm trong cối đá
Mèo đuôi cụt nằm mút đuôi kèo
? Em hãy tìm các từ được nói lái trong ví dụ trên? ( ở bài chơi chữ chúng ta đã được học kiểu chơi chữ bằng cách nói lái).
GV chốt nội dung kiến thức.
GV cung cấp kiến thức về các kiểu nói lái cho học sinh.
GV bổ sung thêm kiến thức:
* Nói lái trong dân gian: 
Những câu đố sử dụng nói lái không khó giải vì thường lời giải đã có sẵn
- Khoan mũi, khoan lái, khoan khứ, khoan lai Bò la, bò liệt đố ai biết gì? - (đáp: khoai lang).
* Câu đối hò, vè:
Con cá rô cố ra khỏi rá cô / Chú chó mực chực mó vào chõ mứt; Văn sĩ Nhật Tiến bảo học tiếng Nhật là tiện nhất/ Luật sư Đức Tiến không biết tiếng Đức nên tức điếng[2]
VD:Vua Tự Đức cũng có câu đối chỉnh mà đến nay chưa chắc ai giải được.
Vế đối ra: Kia mấy cây mía và vế đối lại của vua Tự Đức là: Có vài cái vò
- Cá đối – cối đá.
- Mút đuôi kèo – mèo đuôi cụt.
- Ghi.
- Ghi.
1. Nói lái và các loại của nói lái.
a. Nói lái (còn gọi là nói trại) là một cách nói kiểu chơichữ của dân Việt. Đối với từng vùng miền khác nhau thì do cách nói của tiếng địa phương nên tiếng nói lái sẽ có thay đổi một chút.
 Nói lái đựoc coi là ít nghiêm trang, có tính cách bông đùa, mỉa mai hoặc châm biếm
b. Các loại nói lái.
- Đổi âm sau, giữ chữ đầu và thanh. Ví dụ: mèo cái → mài kéo, đơn giản → đang giỡn (đối với miền Nam), trời cho → trò chơi, đại học → độc hại (đối với miền Nam), vô hàng → giang hồ (đối với miền Nam), mau co → mo cau,
- Đổi toàn bộ, trước ra sau, nhưng giữ thanh. Ví dụ: đầu tiên → tiền đâu, từ đâu → đầu tư,...
- Đổi dấu thanh điệu (kiểu lái Bắc). Ví dụ: Thụy Điển → thủy điện, bí mật → bị mất, mộng năng → nặng mông, “Mộng dưới hoa” (ca khúc) thành họa dưới mông[2]
- Đổi phụ âm đầu. Ví dụ: cao đẳng → đau cẳng (đối với miền Nam), giải pháp → phải giáp
- Đổi âm sau và thanh sau, giữ phụ âm đầu. Ví dụ: bí mật → bật mí, một cái → mái cột, mèo cái → mái kèo, trâu đực → trực đâu, trâu cái → trái cau (đối với miền Nam), mắc cười → mười cắc, tánh mạng → táng mạnh
Hoạt động 2: Luyện tập ( )
GV đưa ra các ví dụ để học sinh tìm các từ nói lái.
- Cái con cá đua là con cua đá
Kẻ cơ thần trở lại Cần Thơ
- Một ông đẽo đá trên cây
Hai ông đá đẽo dưới này rồi chưa.
- Nhắc bạn  những thương tình  nhạn bắc
Trông đời  chỉ thấy cảnh  trời đông 
Đêm thâu tiếng dế đâu thêm mãi
Công khó  chờ nhau biết  có không
- Đời chua, bậu cứ thử đùa chơi
Chơi ngổ  xong rồi, kiếm  chỗ ngơi
Bến đậu  thênh thang, mời  bậu đến
Ngồi đây  say tít, ngất  ngây đời.
'Bài thơ của Thảo Am viết sau khi nghe tin giặc Pháp chiếm lại đồn Mang Cá, 1946)
 - Con cá đối  nằm trên cối đá;
Mèo đuôi cụt nằm mụt đuôi kèo
- Chim mỏ kiến  nằm trên miếng cỏ;
- Chim  vàng long đá tại vòng lang
- Chim sáo sọc  chê anh  sóc sạo;
- Con chó  què chân bị cái quần che
- Cô bé mập ú là nhờ mụ ấp;
- Thằng nhỏ ốm tong vác cái ống tôm
- Chiều chiều cụ Mão lên rừng cạo mủ;
- Sáng sớm  bà Hạt  đi bán bạt hà
- Cô nàng  dâu hứa  đi mua dưa hấu;
- Chàng rể bảnh trai  ngồi tại bãi tranh
- Người mặc  áo xanh chính là anh sáu; 
- Miếng thịt  băm nát  trong bụng bác năm
- Anh chàng sứt môi  ngồi ăn xôi mứt ; 
- Cô gái  mồm to lặn lội mò tôm
- Nhờ cái  búa đỏ chẻ thành bó đũa; 
- Cái nồi cơm thiêu lại dám kêu thơm
- Tấm hình lộng kiếng ai đem liệng cống; 
GV gọi hs lên gạch chân vào các từ được nói lái.
GVNX – sửa chữa – yêu cầu học sinh kết hợp ghi vào vở.
- Học sinh xác định các từ được nói lái.
- Ghi đáp án đúng vào vở.
2. Luyện tập.
Chỉ ra các từ nói lái trong các ví dụ sau: 
 c. Củng cố, luyện tập (4 phút)
	- GV hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học.
 ? Có mấy loại nói lái?
 HS: - Đổi âm sau, giữ chữ đầu và thanh. 
 - Đổi toàn bộ, trước ra sau, nhưng giữ thanh. 
 - Đổi dấu thanh điệu (kiểu lái Bắc). 
 - Đổi phụ âm đầu. 
 - Đổi âm sau và thanh sau, giữ phụ âm đầu. 
 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1 phút)
	- Học bài, hoàn thiện các bài tập.
	- Ôn tập lại các kiến thức của chủ đề 3.
4. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
 - Thời gian: ...............................................................................................................
 ....................................................................................................................................
 - Nội dung kiến thức :...............................................................................................
 ....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
 - Phương pháp : .......................................................................................................

File đính kèm:

  • docT.c Văn tiết 33.doc
Giáo án liên quan