Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 31: So sánh - Năm học 2015-2016

GV: Chẳng hạn,

+ Trong ví dụ (a) Trẻ em (mần non của đất nước)/ mầm non của cây cối thiên nhiên tương đồng về hình thức và tính chất để chỉ sự tươi non đầy sức sống, chứa chan hy vọng.

+ Ví dụ (b) hình ảnh Rừng đước dựng lên cao ngất - hai dãy trường thành vô tận. Ta thấy ở sự so sánh này, rừng đước có nét giống với bức trường thành ở chiều cao, chiều dài và sự phân bố trải dài theo dòng sông, gợi sự che chắn vững chắc giống như bức trường thành (Chiều cao của rừng đước và sự che chắn, bảo vệ giống như bức trường thành).

 

doc7 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 700 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 31: So sánh - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/12/2015 
 Ngày giảng 8A: /12/2015
 8B: /12/2015
Tiết 31 : SO SÁNH
 1. Mục tiêu.
 a. Kiến thức.
	- Cấu tạo của phép tu từ so sánh.
	- Cac kiểu so sánh thường gặp.
 b. Kĩ năng.
	- Nhận diện được phép so sánh.
	- Nhận biết và phân tích được các kiểu so sánh đã dùng trong văn bản, chỉ ra tác dụng của các kiểu so sánh đó.
 c. Thái độ.
	- Biết sử dụng hình ảnh so sánh trong khi nói, viết.
 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
 a. Chuẩn bị của giáo viên.
 - Nghiên cứu kĩ nội dung trong SGK, chuẩn kiến thức kĩ năng; soạn giáo án, tài liệu tham khảo. 
 b. Chuẩn bị của học sinh.
 - Học bài cũ, đọc kĩ văn bản, chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên.
 3. Tiến trình bài dạy.
 a. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
 * Câu hỏi: ? Thế nào là liệt kê? 
 * Đáp án: 
 - Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đc đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
 - Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê ko theo từng cặp.
 - Xét về ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng tiến
 b. Bài mới.
 *Vào bài (1 phút): So sánh là phép tu từ phổ biến được nhiều nhà văn, nhà thơ sử dụng. Vậy để giúp các em hiểu rõ phép tu từ này, tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài so sánh.
 * Nội dung.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức (10’)
- Dùng bảng phụ có ghi vídụ trong sách giáo khoa: 
- Đọc ví dụ (a, b).
? Tìm những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong những câu trên?
? Trong những phép so sánh trên, những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau?
? Vì sao có thể so sánh như vậy?
GV: Chẳng hạn, 
+ Trong ví dụ (a) Trẻ em (mần non của đất nước)/ mầm non của cây cối thiên nhiên tương đồng về hình thức và tính chất để chỉ sự tươi non đầy sức sống, chứa chan hy vọng.
+ Ví dụ (b) hình ảnh Rừng đước dựng lên cao ngất - hai dãy trường thành vô tận. Ta thấy ở sự so sánh này, rừng đước có nét giống với bức trường thành ở chiều cao, chiều dài và sự phân bố trải dài theo dòng sông, gợi sự che chắn vững chắc giống như bức trường thành (Chiều cao của rừng đước và sự che chắn, bảo vệ giống như bức trường thành).
? Theo em, so sánh các sự vật, sự việc với nhau như vậy để làm gì?
 Đây chính là so sánh tu từ, một trong những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản nghệ thuật, đặc biệt trong văn miêu tả.
- Đọc ví dụ (c) Con Mèo vằn vào trong tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến.
? Con mèo được so sánh với con gì? Hai con vật này có điểm gì giống và khác nhau?
- Hai con vật này giống nhau về hình thức: lông vằn; khác nhau về tính chất: mèo hiền, hổ dữ.
? Vậy, so sánh ở câu này có gì khác với so sánh trong các câu trên?
? Vậy theo em so sánh tu từ là gì? (phép so sánh là gì?)
- Khái quát và chốt nội dung bài học.
- Dùng bảng phụ (mô hình so sánh).
? Hãy điền những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các câu đã dẫn ở phần I vào mô hình so sánh?
- Lên bảng điền (có nhận xét, chữa bổ sung:
- Đọc.
- Trẻ em như búp trên cành.
- Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
a) Trẻ em - búp trên cành.
 b) Rừng đước dựng lên cao ngất - hai dãy trường thành vô tận.
- Vì các sự vật, sự việc được so sánh đó có những nét tương đồng (giống nhau về hình thức, tính chất, vị trí, chức năng).
- Nghe.
- So sánh các sự vật, sự việc với nhau như vậy là để tạo ra hình ảnh mới mẻ cho sự vật, sự việc quen thuộc; gợi cảm giác cụ thể, thích thú, hấp dẫn khi nghe nói, đọc, viết.
- Nghe.
- Đọc ví dụ.
- Con mèo được so sánh với con hổ.
- Nghe.
- So sánh trong các câu trên (a, b) là so sánh tu từ, còn so sánh trong câu (c) là so sánh thông thường (so sánh lô gích).
- Trình bày.
- Ghi.
- Theo dõi lên bảng phụ.
- Suy nghĩ làm bài.
I. Củng cố kiến thức.
 So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Vế A
(Sự vật được so sánh)
Phương diện
so sánh
Từ so sánh
Vế B
(Sự vật dùng để so sánh)
- Trẻ em
- Rừng đước
dựng lên cao ngất
như
như
búp trên cành.
hai dãy trường thành vô tận.
? Nêu thêm các từ so sánh mà em biết?
? Mô hình đầy đủ của phép so sánh như thế nào?
GVNX – chốt kiến thức.
 Hoạt động 2: Luyện tập ( )
- GV gọi học sinh đọc yêu cầu nội dung bài tập bài tập.
? Giải nghĩa từ bồi hổi bồi hồi?
? Phân tích cái hay của câu thơ do phép so sánh đem lại?
? Phân tích cái hay của câu thơ do phép so sánh đem lại?
GVNX- bổ sung – chốt kiến thức.
- Đọc yêu cầu bài tập 2:
? Dựa vào những thành ngữ đã biết hãy viết tiếp (về B) vào những chỗ trống để tạo thành phép so sánh?
- GV nhận xét, sửa chữa.
? Tìm và phân tích phép so sánh (theo mô hình của so sánh) trong các câu thơ sau? 
GV gọi hs lên bảng làm – Nx – Chốt kiến thức.
- là, như là, giống như, tựa như, tựa như là, bao nhiêu; bấy nhiêu, hơn, hơn là, chưa bằng,...
- Mô hình đầy đủ của phép so sánh gồm; Vế A (sự vật được so sánh); vế (B) (sự vật dùng để so sánh); giữa hai vế có phương diện so sánh và từ so sánh.
- Ghi.
- Đọc.
- Suy nghĩ cá nhân và trình bày kết quả.
- Ghi.
- Đọc.
- Suy nghĩ cá nhân sau đó lên bảng điền vào bảng phụ:
- Ghi.
- Làm bài.
- Ghi.
Cấu tạo của phép tu từ so sánh ( đầy đủ ) bao gồm bốn yếu tố : sự vật được so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật dùng để so sánh.
II. Luyện tập. (15')
Bài 1. Trong câu ca dao:
Nhớ ai bồi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than
a) Từ bồi hổi bồi hồi là từ gì?
b) Giải nghĩa từ bồi hổi bồi hồi
c) Phân tích cái hay của câu thơ do phép so sánh đem lại.
a) Đây là từ láy chỉ mức độ cao.
b) Giải nghĩa : trạng thái có những cảm xúc, ý nghĩ cứ trở đi trở lại trong cơ thể con người.
c) Trạng thái mơ hồ, trừu tượng chỉ được bộc lộ bằng cách đưa ra hình ảnh cụ thể: đứng đống lửa, ngồi đống than để người khác hiểu được cái mình muốn nói một cách dễ dàng. Hình ảnh so sánh có tính chất phóng đại nên rất gợi cảm.
Bài 2. Phép so sánh sau đây có gì đặc biệt:
Mẹ già như chuối và hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau.
 ( Ca dao)
Chú ý những chỗ đặc biệt sau đây:
- Từ ngữ chỉ phương diện so sánh bị lược bỏ.
Vế (B) là chuẩn so sánh không phải có một mà có ba: chuối và hương – xôi nếp mật - đường mía lau là nhằm mục đích ca ngợi người mẹ về nhiều mặt, mặt nào cũng có nhiều ưu điểm đáng quý.
Bài 3. Tìm và phân tích phép so sánh (theo mô hình của so sánh) trong các câu thơ sau:
a) Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
 (Trần Đăng Khoa)
b) Quê hương là chùm khế ngọt.
Cho con chèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay.
 ( Đỗ Trung Quân)
- Chú ý đến các so sánh
a) Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
b) Quê hương là chùm khế ngọt
Quê hương là đường đi học 
 c. Củng cố, luyện tập (4 phút)
	- GV hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học.
 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1 phút)
	- Học bài, hoàn thiện các bài tập.
	- Chuẩn bị bài: Chơi chữ.
4. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
 - Thời gian: ...............................................................................................................
 ....................................................................................................................................
 - Nội dung kiến thức :...............................................................................................
 ....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
 - Phương pháp : .......................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiết 31- T.cvăn.doc
Giáo án liên quan