Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 29+30: Chiếc lá cuối cùng - Minh Trí
Hđ2: Đọc – hiểu VB.
– GV hướng dẫn HS đọc văn bản. Giọng nhẹ nhàng và trầm lắng
– Giaỉ thích từ khó: thường xuân ,bộ, kiệt tác.
– Hỏi: Văn bản chia làm mấy phần và nội dung từng phần?
– Yêu cầu HS xác định nhân vật chính và sự việc chính.
- HS tóm tắt văn bản
– Hỏi: Qua phần trích em biết gì về cảnh ngộ của Giôn-xi?
– Hỏi: Nguyên nhân nào đưa đến sự tuyệt vọng của cô? Và em biết gì về sự nguy hiểm của bệnh viêm phổi vào thời kì này? Tại sao cô lại ví mình với chiếc lá thường xuân?
– Em hãy hình dung tâm trạng của cô qua hai lần kéo màng?
Tuần 8 Tiết 29, 30 VĂN BẢN: Chiếc lá cuối cùng (Trích) – O Hen-ri – I. MỤC TIÊU: Học xong bài này HS phải: 1. Kiến thức: – Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mĩ. – Lòng cảm thông, sự chia sẻ giữa những người nghệ sĩ nghèo. – Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người. 2. Kĩ năng: – Vận dụng kiền thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc hiểu văn bản – Phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật của nhà văn. – Cảm nhận ý nghĩa nhân văn sâu sắ của truyện. 3. Thái độ: HS nhận thức về vẻ đẹp của nghệ thuật, biết thương yêu,hi sinh vì người khác. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, Sgk. 2. Chuẩn bị của HS: Sgk, bài soạn, bài mới. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS. a/ Kể tóm tắt văn bản Đánh nhau với cối xay gió? b/ Nêu ý nghĩa của văn bản? 3. Bài mới: Văn học Mĩ là một nền văn học trẻ nhưng đã xuất hiện những nhà văn kiệt xuất như Hêminguây, Giắc Lơn-đơn trong số đó, tên tuổi của O – Hen- ri nổi bật lên như một tác giả truyện ngắn tài danh. Chiếc lá cuối cùng là một trong những truyện ngắn hướng vào cuộc sống nghèo khổ bất hạnh của người dân Mĩ, vào sức mạnh của nghệ thuật chân chính đem lại niềm tin cho con người Hoạt động của GV Hoạt động của HS ND ghi bài Hđ1: Tìm hiểu chung – Gọi HS đọc chú thích ó – Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả O Hen-ri? Tác phẩm của ông nổi bật ở điểm nào? – Hãy nêu những hiểu biết của em về VB Chiếc lá cuối cùng? (xuất xứ, thể loại, phương thức biểu đạt) Hđ1: Tìm hiểu chung – HS đọc chú thích ó Ò HS trả lời - O Hen-ri (1862-1910) là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. - Tinh thần nhân đạo được thể hiện một cách cảm động là điểm nổi bật trong các phẩm của ông. Ò HS phát hiện ,trình bày: - Truyện ngắn, trích phần cuối của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng. - PTBĐ: tự sự I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: – O Hen-ri (1862-1910) là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. – Tinh thần nhân đạo được thể hiện một cách cảm động là điểm nổi bật trong các phẩm của ông. 2. Tác phẩm: – Truyện ngắn, trích phần cuối của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng. – PTBĐ: tự sự Hđ2: Đọc – hiểu VB. – GV hướng dẫn HS đọc văn bản. Giọng nhẹ nhàng và trầm lắng – Giaỉ thích từ khó: thường xuân ,bộ, kiệt tác. – Hỏi: Văn bản chia làm mấy phần và nội dung từng phần? – Yêu cầu HS xác định nhân vật chính và sự việc chính. - HS tóm tắt văn bản – Hỏi: Qua phần trích em biết gì về cảnh ngộ của Giôn-xi? – Hỏi: Nguyên nhân nào đưa đến sự tuyệt vọng của cô? Và em biết gì về sự nguy hiểm của bệnh viêm phổi vào thời kì này? Tại sao cô lại ví mình với chiếc lá thường xuân? – Em hãy hình dung tâm trạng của cô qua hai lần kéo màng? – Hỏi: Tại sao tác giả lại gọi là con người tàn nhẫn ấy? – Hỏi: Nguyên nhân nào đem đến sự hồi sinh cho Giôn-xi? – Vậy ngoài việc chữa bênh bằng thuốc thì còn cách nào khác? – Hình dung tâm trạng của nhân vật Xiu trước bệnh tình của Giôn-xi? – Tìm những bằng chứng chứng minh Xiu không hề được cụ Bơ-men cho biết cụ vẽ chiếc thay cho chiếc lá rụng? – Hỏi: Ngoài việc lo lắng cô còn làm gì khác? – Hỏi: Chi tiết nào trong bài nói lên hành động cao cả, tấm lòng yêu thương của cụ đối với Giôn-xi? – Hỏi: Tại sao nói chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác? – Tóm lại cụ vẽ tác phẩm bằng những gì? – Đoạn trích được kết thúc trên hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần đó là sự kiện nào Hđ2: Đọc – hiểu VB. – 3 HS đọc văn bản – HS giải thích từ Ò HS trả lời. Bố cục của 3 phần P1: Khi hai ngườitảng đá. Ò Hai người lên gác thăm Giôn-xi và nhìn ngắm những chiếc lá cuối cùng. P2: Sáng hôm sauthế thôi. Ò Chiếc lá cuối cùng không rụng, Giôn-xi qua khỏi cơn nguy hiểm. P3: Và buổi chiều hết. Ò Cái chết của cụ Bơ-men. Ò HS trả lời. – Nhân vật chính: Giôn-xi, Xiu, Be-men. – Sự việc chính: + Xiu và cụ Bơ-men lên gác thăm Giôn-xi. Hai người lo lắng nhìn ngắm chiếc lá cuối cùng sẽ rụng. + Sáng hôm sau Giôn-xi ra lệnh kéo màng lên nhìn thấy chiếc lá cuối cùng không rụng. + Và cả ngày hôm sau chiếc lá không rụng, Giôn-xi cảm thấy mình chết là có tội, cô muuốn ăn, uống và làm việc. + Bác sĩ đến khám và cho biết cô đã hết bệnh + Cụ Bơ-men bị bệnh viêm phổi và đã chết ở bệnh việnvì cụ đã vẽ chiếc lá trên trường trong đêm mưa tuyết. Ò Từ sự việc chính và nhân vật chính hs tóm tắt văn bản Ò HS trả lời. - Cô là một họa sĩ nghèo, sống trong một căn hộ thuê,vào mùa đông cô bị bệnh viêm phổi. - Viêm phổi là bệnh mang y ai mắc phải thì không có cách chữa. – HS chỉ ra nguyên nhân Ò HS trả lời. - Lần một cô thẩn thờ, thều thào ra lệnh . Xui làm theo một cách chán nản. - Lần hai con người tàn nhẫn ấy lại ra lệnh kéo màng lên Ò HS trả lời. Tàn nhẫn: không quan tâm đến cảm xúc của người khác Ò HS trả lời. Sự gan góc của chiếc lá, thời tiết khắc nghiệt chiếc lá vẫn tồn tại. Ò HS trả lời. Sức mạnh tinh thần giúp Giôn –xi vượt qua bệnh tật. Ò HS trả lời. Cô lo sợ chiếc lá thường xuân cưối cùng sẽ rụng thí Giôn- xi sẽ chết Ò HS trả lời. Cô làm theo một cách chán nản. Ò HS trả lời. Cô chăm sóc chu đáo: nấu cháo, pha rượu vang, soi gương, xếp gối Ò HS trả lời. - Họ sợ sệt chiếc lá rụng - Họ nhìn nhau chẳng nói năng gì - Cụ âm thầm vẽ chiếc lá thường xuân thay cho chiếc lá đã rụng. - Cụ vẽ giống như chiếc lá thật:cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa. Ò HS trả lời. - Vẽ giống lá thật - Đem lại sự sống cho Giôn-xi - Sự hy sinh của cụ Ò HS trả lời. Cụ vẽ bằng cả tỉnh thương và sự hy sinh Ò HS xác định và trả lời. II. Đọc – hiểu VB. 1. Nhân vật Giôn-xi a. Cảnh ngộ: – Họa sĩ nghèo . – Sống trong một căn hộ thuê ở Oa-sinh-tơn. – Bị bệnh viêm phổi. b. Diễn biến tâm trạng – Tuyệt vọng: + Bệnh tật, nghèo túng khiến cô không còn hi vọng Ò ví mình như chiếc lá thường xuân.. + Thản nhiên, lạnh lùng chờ đợi chiếc lá thường xuân rụng Ò Bi hoan trước bệnh tình. – Sự hồi sinh: Sư gan góc của chiếc lá. Ò Sức mạnh của tinh thần. 2. Nhân vật Xiu: – Khi cùng cụ Bơ-men lên gác “họ sợ sệt ngó cây thường xuân rồi nhìn nhau” Ò Lo sợ chiếc lá sẽ rụng – Khi Giôn-xi ra lệnh kéo mành lên “Xiu làm theo một cách chán nản” – Sau đó “cúi khuôn mặt hốc hácgì đây” – Sự chăm sóc chu đáo. Ò Sợ sệt, chán nản,lo lắng thấm đượm tình yêu thương. 3. Cụ Bơ -men a. Tấm lòng của cụ – “Sang đến nơinói năng gì” – Họ sợ sệt khi nhìn thấy những chiếc lá thường xuân thi nhau rụng. Ò Lo lắng cho Giôn- xi. – Họ “nhìn nhau chẳng nói năng gì” Ò Suy nghĩ cách cứu Giôn- xi – Cụ vẽ chiếc lá trên tường. Ò Hành động bất ngờ ,gây hứng thú cho người đọc. b. Chiếc lá cuối cùng là kiệt tác – Vẽ giống chiếc lá thật. – Đem lại sự sống cho con người. – Sự hy sinh của cụ. Ò Vẽ bằng cả tình thương và sự hy sinh cao cảÒ Ý nghĩa của nghệ thuật 4. Đảo ngược tình huống – Giôn-xi bệnh tiến dần đến cái chết nhưng không chết. – Cụ Bơ-men khỏi mạnh nhưng lại chết Ò Tình huống bất ngờ gây hứng thú cho người đọc 5. Nghệ thuật - Cốt truyện được dàn dựng chu đáo, tình tiết bất ngờ. - Đảo ngược tình huống gây hấp dẫn cho thiên truyện. 6. Ý nghĩa VB: Chiếc lá cuối cùng là câu chuyện cảm động về tình yêu giữa những người nghệ sĩ nghẻo.Qua đó tác giả thể hiện quan niệm của mình vể sáng tạo nghệ thuật Hđ3: Tổng kết. Gọi HS đọc Ghi nhớ Hđ3: Tổng kết. HS đọc Ghi nhớ III. Tổng kết. *Ghi nhớ (Sgk/90). IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 1. Củng cố: – Điều gì đã đem đến sự hi vọng cho Giôn- xi? – Tại sao nói chiếc lá cụ Bơ-men vẽ là kiệt tác? 2. Dặn dò: Chuẩn bị bài: “Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm”.
File đính kèm:
- Bai_8_Chiec_la_cuoi_cung.doc