Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 27: Hoán dụ - Năm học 2015-2016

? Theo em, giữa các từ in đậm (áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành) với sự vật mà nó biểu thị có mối quan hệ như thế nào?

GV: cách nói này dựa trên mối quan hệ gần gũi về đặc điểm tính chất giữa dấu hiệu với sự vật có dấu hiệu (người nông dân thường mặc áo nhuộm màu nâu; công nhân di làm thường mặc áo bảo hộ lao động màu xanh). Trong câu thơ thứ hai, dùng từ nông thôn để chỉ những người sống ở nông thôn, từ thị thành chỉ những người dân sống ở thành thị, cách nói này dựa trên mối quan hệ gần gũi giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng (nông thôn, thị thành là vật chứa đựng - nơi ở của nông dân và người dân thành thị).

 

doc5 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 767 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 27: Hoán dụ - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22 / 11 /2015
 Ngày dạy 8A: / 11 /2015 
 8B: /11 /2015
 Tiết 27 – HOÁN DỤ
 1. Mục tiêu.
 a. Kiến thức
	- Củng cố kiến thức về hoán dụ.
	- Tác dụng của phép hoán dụ.
 b. Kĩ năng.
	Nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép hoán dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt.
 c. Thái độ.
	Giáo dục học sinh ý thức sử dụng hoán dụ đúng nơi, đúng lúc.
 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
 a. Chuẩn bị của giáo viên.
 - Nghiên cứu tài liệu, sgk, soạn bài.
 b. Chuẩn bị của học sinh.
 - Học bài cũ, chuẩn bị nội dung bài mới.
 3. Tiến trình bài dạy.
 a. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	* Câu hỏi: 
 ? Ẩn dụ là gì? Lấy ví dụ?
	* Đáp án: Ẩn dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
	- Lấy ví dụ.
 b. Bài mới.
	* Vào bài (1’): Như các em đã biết, biện pháp so sánh, ẩn dụ là dựa trên mối qua hệ tương đồng giữa các sự vật hiện tượng. Vậy biện pháp hoán dụ được dựa trên mối quan hệ nào giữa các sự vật hiện tượng? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu điều này.
	* Nội dung.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
 Hoạt động 1: Củng cố kiến thức ( 10’)
GV dưa vd:
 Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
 ( Tố Hữu)
? Trong câu thơ của Tố Hữu, những từ in đậm chỉ ai? 
? Theo em, giữa các từ in đậm (áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành) với sự vật mà nó biểu thị có mối quan hệ như thế nào? 
GV: cách nói này dựa trên mối quan hệ gần gũi về đặc điểm tính chất giữa dấu hiệu với sự vật có dấu hiệu (người nông dân thường mặc áo nhuộm màu nâu; công nhân di làm thường mặc áo bảo hộ lao động màu xanh). Trong câu thơ thứ hai, dùng từ nông thôn để chỉ những người sống ở nông thôn, từ thị thành chỉ những người dân sống ở thành thị, cách nói này dựa trên mối quan hệ gần gũi giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng (nông thôn, thị thành là vật chứa đựng - nơi ở của nông dân và người dân thành thị).
? Cách diễn đạt trong câu thơ của Tố Hữu chính là hoán dụ. Vậy em hiểu hoán dụ là gì?
- Nhận xét, bổ sung và chốt nội dung bài học.
? Qua các kiến thức đã học em hãy nhắc lại các kiểu ẩn dụ?
GVNX chốt kiến thức.
- Đọc ví dụ.
- Áo nâu chỉ người nông dân; áo xanh chỉ người công nhân.
- Nông thôn chỉ những người dân sống ở nông thôn;
- thị thành chỉ những người dân sống ở thành thị.
- Trong ví dụ trên, ở dòng thơ thứ nhất, dùng áo nâu để chỉ nông dân, dùng áo xanh để chỉ công nhân
- Nghe.
- Trình bày.
- Ghi.
- Có 4 kiểu hoán dụ
- Ghi.
I. Củng cố kiến thức.
 (SGK,T.41)
 (SGK,T.41)
 Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 
Có 4 kiểu hoán dụ
+ Lấy bộ phận để chỉ toàn thể.
+ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. 
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
+ Lấy cái cụ thể để gọi các trừu tượng.
Hoạt động 2: Luyện tập ( 25’)
? Chỉ ra và phân tích các hoán dụ trong ví dụ sau?
a. Đầu xanh đã tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì không thôi.
b. Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài ngồi nhớ trầu không thôn nào.
c. Chồng ta áo rách ta thương
  Chồng người áo gấm xông hương mặc người.
 (Ca dao)
d. Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân       
 (Nguyễn Du)
e. Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá (Chể Lan Viên)
 GVNX- chốt kiến thức.
- Học sinh suy nghĩ và làm bài tập.
- Ghi.
II. Luyện tập.
1. Bài tập : Chỉ ra và phân tích các hoán dụ.
a. Đầu xanh: Nghĩ đến tuổi trẻ.
- Má hồng: Nghĩ đến người con gái trẻ đẹp- Thúy Kiều.
→ Chỉ Thúy Kiều.
b. Thôn Đoài, thôn Đông: Là phép hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
- Cau thôn Đoài ngồi nhớ trầu không thôn nào: Là lứa đôi đã phải lòng nhau, tương tư nhau.
c. “ áo rách” là hoán dụ lấy quần áo (áo rách) để thay cho con người (người nghèo khổ).
“áo gấm” cũng là hoán dụ lấy quần áo (áo gấm) để thay cho con người( người giàu sang, quyền quí).
d. “ Sen” là hoán dụ lấy loài hoa đặc trưng ( hoa sen) để chỉ mùa (mùa hạ).
Cúc” là hoán dụ lấy loài hoa đặc trưng ( hoa cúc) để chỉ mùa (mùa thu).– Chỉ với hai câu thơ nhưng Nguyễn Du đã diễn đạt được bốn mùa chuyển tiếp trong một năm, mùa hạ đi qua mùa thu lại đến rồi mùa thu kết thúc, đông bước sang, đông tàn, xuân lại ngự trị.
e. “Viên gạch hồng” là hoán dụ lấy đồ vật (viên gạch hồng) để biểu trưng cho nghị lực thép, ý chí thép của con người. (Bác Hồ vĩ đại).
– “ Băng giá” là hoán dụ lấy hiện tượng tiêu biểu (cái lạnh ở Pa-ri) để gọi thay cho mùa (mùa đông).
 c. Củng cố, luyện tập. (4’)
	- GV hệ thống lại nội dung bài học.
 d. Hướng dẫn học sinh tự học bài ở nhà (1’)
	- Học thuộc ghi nhớ, lấy ví dụ
	- Làm hoàn thiện các bài tập.
	- Chuẩn bị bài: Tượng trưng.
4. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
 - Thời gian: ...............................................................................................................
 ....................................................................................................................................
 - Nội dung kiến thức :...............................................................................................
 ....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
 - Phương pháp : .......................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 27- t.c văn 8.doc
Giáo án liên quan