Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 25: Nói quá - Năm học 2015-2016

GV: Nói quá có chức năng nhận thức làm rõ hơn bản chất của đối tượng. Nói quá không phải là nói sai sự thật, nói dối, nói khoác, nói mò mà đây là biện pháp tu từ nhằm tăng giá trị biểu cảm của lời nói.

 - “Lỗ mũi mười tám gánh lông

Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho

Đêm nằm thì ngáy o o

Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà

Trên đầu những rác cùng rơm

 Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu.”

 

doc5 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 848 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 25: Nói quá - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/ 10 /2015
 Ngày dạy 8A: / 10 /2015 
 8B: /10 /2015
CHỦ ĐỀ 2: CÁC PHƯƠNG TIỆN TU TỪ VÀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TIẾNG VIỆT.
 Tiết 25 : NÓI QUÁ
 1.Mục tiêu.
 a. Kiến thức.
 - Giúp HS hiểu được thế nào là nói quá .
 - Phạm vi sử dụng phép tu từ nói quá(Chú ý cách sử dụng trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao...)
 - Tác dụng của những phép tu từ này trong văn chương cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
 b. Kĩ năng.
 - Vận dụng hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc hiểu văn bản.
* Giáo dục kĩ năng sống: 
- Ra quyết định:sử dụng và cách sử dụng phép tu từ nói quá. 
- Giao tiếp:trình bày suy nghĩ, ý tưởng thảo luận và chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng phép tu từ nói quá. 
 c. Thái độ.
 	 - Phê phán những lời nói khoác nói sai sự thật.
 2. Chuẩn bị của GV và HS.
a. Chuẩn bị của GV. 
- Đọc soạn bài, sgk,sgv, CKTKN, bảng phụ.
 b.Chuẩn bị của HS.
 - Đọc bài trước, học bài cũ.
 3. Tiến trình bài dạy.
a. Kiểm tra bài cũ (Không)
b. Bài mới.
* Vào bài (1’): Trong chương trình lớp 7 các em đã học một số phép tu từ như nhân hoá ẩn dụ. Hôm nay cô tiếp tục giới thiệu một số phép tu từ mới.
* Nội dung.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức lí thuyết (10’)
G: Gọi HS đọc VD
? Nói “Đêm tháng năm...sáng
Ngày tháng mười... tối” có đúng sự thật không?
? Thực chất cách nói ấy nhằm mục đích gì?
? Hãy so sánh cách nói trên với các câu đồng nghĩa tương ứng nhận xét cách nói nào sinh động hơn gây ấn tượng hơn?
? Qua tìm hiểu VD em hiểu thế nào là nói quá? Tác dụng của nói quá?
GVNX – chốt kiến thức.
GV: Nói quá còn được gọi là ngoa dụ, phóng đại, thậm xưng, khoa trương
VD: 
 - Gánh cực mà đổ lên non
Còng lưng mà chạy cực còn chạy theo
G: Bài tập nhanh.
Tích hợp KNS:
? Hãy tìm 5 câu bất kỳ có sử dụng phép nói quá?
? Làm thế nào để nhận biết được phép tu từ nói quá?
GV: Nói quá có chức năng nhận thức làm rõ hơn bản chất của đối tượng. Nói quá không phải là nói sai sự thật, nói dối, nói khoác, nói mò mà đây là biện pháp tu từ nhằm tăng giá trị biểu cảm của lời nói.
 - “Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho
Đêm nằm thì ngáy o o
Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà
Trên đầu những rác cùng rơm
Hoạt động 2: Luyện tập (25’)
 Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu.”
? Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau?
GVNX – chốt kiến thức.
? Điền các từ sau vào chỗ trống?
GV: Để điền được chính xác các em cần phải hiểu đúng ý nghĩa của các thành ngữ đã cho để lựa chọn thành ngữ phù hợp điền vào chỗ trống.
? Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá sau đây?
Bài tập yêu cầu đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá để đặt câu đúng chúng ta cần hiểu nghĩa của các thành ngữ.
? Em hiểu như thế nào về các câu thành ngữ sau?
- Nghiêng nước nghiêng thành 
- Dời non lấp biển
- Nghĩ nát óc
- Lấp bể vá trời
- Mình đồng da sắt.
GV: Hướng dẫn hs làm bài, gọi hs đọc, nhận xét, sửa chữa.
- Đọc câu tục ngữ ca dao
- Không đúng với sự thật.
- Nhấn mạnh, phóng đại mức độ tính chất trong nội dung của các câu này.
- Đêm tháng năm rất ngắn
- Ngày tháng mười rất ngắn.
 Cách nói ở câu ca dao nhấn mạnh. gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
- TL
- Ghi.
1. Chó ăn đá, gà ăn sỏi.
2. Ăn vụng như chớp.
3.Khỏe như voi.
4.Đẹp như tiên.
5.Kêu như trời đánh.
- Đối chiếu nội dung lời nói với thực tiễn trong nhận thức về nói quá điều quan trọng là phải hiểu được cái ý nghĩa hàm ẩn của lời nói.
- Đọc yêu cầu bài tập 1
- TL câu hỏi
- Ghi.
- TL trực tiếp câu hỏi kết hợp ghi.
- Nghiêng nước nghiêng thành: sắc đẹp lộng lẫy của người con gái khiến người ta say đắm đến mê hồn.
- Dời non lấp biển: sức mạnh phi thường, khí thế hùng vĩ,việc làm cực kì vĩ đại thể hiện hoài bão lớn lao
- Nghĩ nát óc: suy nghĩ rất kĩ, nghĩ mãi mà không ra.
- Lấp bể vá trời: chỉ việc làm cực kì vĩ đại, lớn lao.
- Mình đồng da sắt.
- HS làm bài, đọc, sửa chữa.
I. Củng cố kiến thức.
1.Ví dụ.
2. Nhận xét.
Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ qui mô, tính chất của sự việc, sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng tăng sức biểu cảm.
* Ghi nhớ.
II . Luyện tập (20’)
1.Bài tập 1.
a, '' sỏi đá cũng thành cơn '' : có sự kiên trì , bền bỉ sẽ làm được tất cả .
b, '' đi lên đến tận trời '' vết thương chẳng có ‎ý nghĩa gì, không cần phải bận tâm.
c, '' thét ra lửa '' : kẻ có quyền sinh, quyền sát với người khác .
2.Bài tập 2.
a, Chó ăn đá , gà ăn sỏi .
b, Bầm gan tím ruột .
c, Ruột để ngoài da .
d, Nở từng khúc ruột .
e, Vắt chân lên cổ .
3.Bài tập3 .
a, Thúy Kiều có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành .
b, Đoàn kết là sức mạnh giúp chúng ta dời non lấp biển .
c, Công việc lấp biển , vá trời ấy là công việc của nhiều đời , nhiều thế hệ mới có thể làm xong .
d, Những chiến sĩ mình đồng da sắt đã chiến thắng .
e, Mình nghĩ nát óc mà vẫn chưa giải được bài toán này 
4.Bài 4: (đã làm ở phần BT nhanh)
Bài 5+6.( Làm ở nhà)
 c. Củng cố, luyện tập(4’)
- Cho HS lấy ví dụ
GV: Chốt lại nội dung kiến thức bài học.
 d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà(1’)
- Học thuộc phần ghi nhớ .
- làm bài tập còn lại :
- Đọc và làm trước bài: '' Ẩn dụ'' .
4. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy 
 - Thời gian : ..........................................................................................................
................................................................................................................................
.................................................................................................................................
- Nội dung kiến thức : ............................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................
- Phương pháp : ......................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiết 25- T.C văn 8.doc