Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 22: Luyện tập cảm thụ tác phẩm văn học - Năm học 2015-2016
- Chất thơ toát lên từ những tình tiết sự việc dào dạt cảm xúc( mẹ âu yếm dẫn đi., các cậu học trò., con đường tới trường. ).
- Chất thơ toát lên từ cảnh sắc thiên nhiên rất thơ mộng và nên thơ trong trẻo.
- Chất thơ còn toả ra từ giọng nói ân cần, cặp mắt hiền từ của ông đốc và khuôn mặt tười cười của thấy giáo.
- Chất thơ còn toả ra từ tấm lòng yêu thương con hết mực ( 4 lần Thanh Tịnh nói về bàn tay mẹ). Hình tượng bàn tay mẹ thể hiện một cách tinh tế và biểu cảm, tình thương con bao la vô bờ của mẹ.
- Chất thơ còn thể hiện ở các hình ảnh so sánh đầy thú vị, ở giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng gợi cảm ở âm điệu tha thiết.
Ngày soạn: 23 / 10 /2015 Ngày dạy 8A: / 10 /2015 8B: /10 /2015 Tiết 22 : LUYỆN TẬP CẢM THỤ TÁC PHẨM VĂN HỌC 1. Mục tiêu. a. Kiến thức. - Thông qua các dạng bài tập học sinh hiểu sâu hơn về tác phẩm. b. Kĩ năng. - Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích, phát hiện tác phẩm. c. Thái độ. - HS có ý thức học và tìm hiểu các tư liệu tác phẩm. 2. Chuẩn bị của gv và hs. Chuẩn bị của gv. - Nghiên cứu tài liệu, đọc sgk, soạn giáo án. b. Chuẩn bị của hs. - Học bài cũ. 3. Tiến trình bài dạy. a. Kiểm tra bài cũ: ( Kết hợp kiểm tra bài tập trong tiết học) b. Bài mới. * Vào bài (1’): Để giúp các em có được cái nhìn sâu hơn về các tác phẩm đã học chúng ta cùng đi học tiết luyện tập hôm nay. * Nội dung. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Phân tích làm sáng tỏ chất thơ toát lên từ thiên truyện '' Tôi đi học'' ( ) ? Hãy phân tích làm sáng tỏ chất thơ toát lên từ thiên truyện '' Tôi đi học''? Gợi ý: + Chất thơ là một nét đẹp tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn này, thể hiện ở những vấn đề sau: - Trước hết, chất thơ thể hiện ở chổ: truyện ngắn không có cốt truyện mà chỉ là dòng chảy cảm xúc, là những tâm tư tình cảm của một tâm hồn trẻ dại trong buổi khai trường đầu tiên. Những cảm xúc êm dịu ngọt ngào, man mác buồn, thơ ngây trong sáng làm lòng ta rung lên những cảm xúc. - Chất thơ toát lên từ những tình tiết sự việc dào dạt cảm xúc( mẹ âu yếm dẫn đi..., các cậu học trò..., con đường tới trường.... ). - Chất thơ toát lên từ cảnh sắc thiên nhiên rất thơ mộng và nên thơ trong trẻo. - Chất thơ còn toả ra từ giọng nói ân cần, cặp mắt hiền từ của ông đốc và khuôn mặt tười cười của thấy giáo. - Chất thơ còn toả ra từ tấm lòng yêu thương con hết mực ( 4 lần Thanh Tịnh nói về bàn tay mẹ). Hình tượng bàn tay mẹ thể hiện một cách tinh tế và biểu cảm, tình thương con bao la vô bờ của mẹ. - Chất thơ còn thể hiện ở các hình ảnh so sánh đầy thú vị, ở giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng gợi cảm ở âm điệu tha thiết. - Chất thơ còn thể hiện ở chổ tạo được sự đồng cảm, đồng điệu của mọi người (kỉ niệm tuổi thơ cắp sách tới trường, hình ảnh mùa thu yên lặng quê Việt. GV yêu cầu học sinh viết bài, gọi học sinh đọc, nhận xét. cho điểm. - Nghe. - Làm bài, sửa chữa. 1. Bài tập 1:Hãy phân tích làm sáng tỏ chất thơ toát lên từ thiên truyện '' Tôi đi học'' Hoạt động 2: Hiệu quả của việc ngắt nhịp , sử dụng dấu câu trong câu văn ( ) ? Hãy chỉ ra hiệu quả của việc ngắt nhịp , sử dụng dấu câu trong câu văn sau: “Hàng năm, cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không lại có những đám mây bàng bạc lòng tôi lại náo nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy, nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi giữa bầu trời quang đãng”. GV gọi học sinh đọc, sửa chữa, cho điểm. GV chốt kiến thức. - Học sinh suy nghĩ, làm bài. - Suy nghĩ, làm bài, đọc bài làm. - Ghi. 2. Bài tập 2: Hiệu quả của việc ngắt nhịp , sử dụng dấu câu trong câu văn -> Đoạn văn gồm 62 chữ, chỉ có 2 câu, 2 dấu phảy, 2 dấu chấm... Nhịp điệu câu văn nhanh, không gấp gáp vội vàng. Ngữ điệu câu văn không có gì căng thẳng, cả đoạn văn là những tiếng nói thì thầm , nhỏ nhẹ như lá rụng mùa thu, lãng đãng như mây bạc giữa lưng trời-> Nhằm diễn đạt một tâm trạng, một hồi ức, một tấm lòng đang náo nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường đầy xúc động... c. Củng cố, luyện tập. (3’) GV khái quát lại các kiến thức về chất thơ về hiệu quả của việc ngắt nhịp trong văn bản “ Tôi đi học”. d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà ( 1’). - Học bài cũ. - Ôn tập các kiến thức về các văn bản đã học. 4. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: - Thời gian: ............................................................................................................... .................................................................................................................................... - Nội dung kiến thức :............................................................................................... .................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... - Phương pháp : .......................................................................................................
File đính kèm:
- tiết 22- T.C văn 8.doc