Giáo án Ngữ văn 8 tiết 139: Chương trình địa phương phần tiếng việt
Hoạt động 1: 25P
Làm bài tập 1/SGK/T.145
HS đọc đoạn trích a, b
? Trong 2 đoạn trích có những từ xưng hô nào?
mẹ, thằng, tôi, con u, mợ (nếu Gv ghi VD ở bảng phụ thì khi phát hiện GV gạch chân các từ xưng hô trên)
? Trong những từ xưng hô này từ nào là từ toàn dân, từ nào là từ địa phương và từ nào thuộc lớp từ khác? Gv ghi bảng.
Tìm những từ ngữ xưng hô ở địa phương
?Xưng hô là gì?
Xưng: người nói tự gọi mình
Hô: người nói gọi người đối thoại, tức người nghe.
Tuần 36 - Tiết 139 ND: 13 /5/2015 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG phần tiếng việt 1- MỤC TIÊU Giúp học sinh: 1.1.Kiến thức: – HS biết: - Sự khác nhau về từ ngữ xưng hơ của tiếng địa phương và ngơn ngữ tồn dân. – HS hiểu:- Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ xưng hơ ở địa phương, từ ngữ xưng hơ tồn dân trong hồn cảnh giao tiếp cụ thể. 1.2.Kĩ năng: – HS thực hiện được:- Lựa chọn cách xưng hơ phù hợp với hồn cảnh giao tiếp. – HS thực hiện thành thạo:- Tìm hiểu, nhận biết từ ngữ xưng hơ ở địa phương đang sinh sống. 1.3.Thái độ: – Thĩi quen:- Có ý thức tự điều chỉnh cách xưng hô của địa phương theo cách xưng hô của ngôn ngữ toàn dân trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức. – Tính cách:- Gi¸o dơc lßng yªu ngơn ngữ địa phương. 2- NỘI DUNG HỌC TẬP: Từ ngữ xưng hơ địa phương và cách xưng hơ. 3 - CHUẨN BỊ: GV: Soạn theo SGK + SGV, bảng phụ. HS: Tìm hiểu ở SGK các câu hỏi và trả lời. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : 4.2. Kiểm tra miệng: Kết hợp trong bài mới. 4.3. Tiến trình bài học: Giới thiệu bài: Trong TV có một lớp từ thường được dùng để người nói tự nói về mình và gọi người nói chuyện với mình, người ta gọi là từ ngữ xưng hô. Từ ngữ xưng hô của chúng ta nếu so sánh với các ngôn ngữ khác thì nó rất phong phú, đa dạng. Trong những từ xưng hô, có những từ được dùng trong phạm vi rộng những cũng có từ được dùng trong phạm vi hẹp, từng địa phương khác nhau. Khi sử dụng, để bảo đảm phù hợp với hoàn cảnh và đối phương giao tiếp cần phải cân nhắc để chọn từ ngữ cho phù hợp, bài học hôm nay sẽ là: Từ ngữ xưng hô địa phương (GV ghi tựa bài) HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1: 25P Làm bài tập 1/SGK/T.145 HS đọc đoạn trích a, b ? Trong 2 đoạn trích có những từ xưng hô nào? ¨ mẹ, thằng, tôi, con u, mợ (nếu Gv ghi VD ở bảng phụ thì khi phát hiện à GV gạch chân các từ xưng hô trên) ? Trong những từ xưng hô này từ nào là từ toàn dân, từ nào là từ địa phương và từ nào thuộc lớp từ khác? àGv ghi bảng. Tìm những từ ngữ xưng hô ở địa phương ?Xưng hô là gì? ¨ Xưng: người nói tự gọi mình Hô: người nói gọi người đối thoại, tức người nghe. GV: Xưng hô là tự xưng mình và gọi người khác là gì đó khi nói với nhau để biểu thị tình cảm của mối quan hệ. Vì thế khi xưng hô người ta dùng loại từ nào? ¨ HS trao đổi, thảo luận, phát biểu GV chốt: để xưng và hô, người ta thường dùng các đại từ xưng hô (gọi là đại từ xưng hô chuyên dùng) và những danh từ xưng hô (gọi là danh từ xưng hô lâm thời) ? Các nhóm hãy thống kê các đại từ xưng hô ở địa phương thường dùng? à các nhóm làm việc khoảng 5’ Þ đại diện lên trình bày à nhận xét à GV treo bảng phụ đã chuẩn bị. ? Các danh từ lâm thời dùng để xưng hô bao gồm những từ ngữ nào? (GV dùng phương pháp như trên) GV: Ở mỗi địa phương cách xưng hô có sự khác nhau biểu hiện sự đa dạng tinh tế. VD: Một HS có thể xưng hô với Thấy, cô giáo là: Thầy, Cô/ em hoặc con ? Các em hãy xác định cách xưng hô của mình với ông bà nội (hoặc ông bà ngoại) với chồng của cô mình? GV nhận xét và yêu cầu HS tiếp tục về nhà tìm hiểu. HS thực hiện BT3/SGK/T.145 ? Từ ngữ xưng hô địa phương có thể được sử dụng trong những hoàn cảnh giao tiếp nào? Cho ví dụ ¨ Từ ngữ xưng hô địa phương chỉ dùng trong phạm vi giao tiếp hẹp, giữa những người trong gia đình hay cùng địa phương không nên dùng trong giao tiếp có tính nghi thức như trong nhà trường, trên các phương tiện thông tin đại chúng. GV: Ở tiết 21 tuần 8 (HK1), các em đã tìm hiểu từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích. Đối chiếu bảng từ đó với từ xưng hô ở BT2, em có nhận xét gì? ¨ HS trả lời à Gv chốt ý, ghi bảng GV diễn giảng thêm: chỉ trừ một số ít như: vợ, chồng, con dâu, con rễ là không dùng để xưng hô. Hoạt đông 2: 15P Mục tiêu: - Hướng dẫn luyện tập ? Ngoài các đại từ xưng hô và danh từ chỉ quan hệ thân thuộc lâm thời dùng để xưng hô, trong TV còn có những từ ngữ nào được dùng để xưng hô? ¨ Ngoài đại từ và danh từ chỉ quan hệ thân thuộc, trong TV còn có một số danh từ dùng để xưng hô như : - Danh từ chỉ quan hệ XH - Danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp - Nhắc lại các từ xưng hô địa phương ở BT2 - Khi dùng từ xưng hô cần lưu ý điều gì? ¨ + Hoàn cảnh giao tiếp + Mối tương quan về vai giữa người nói + nghe I-Từ ngữ xưng hô: Bài tập 1: - Toàn dân: mẹ, thằng, tôi, con - Địa phương: u - Biệt ngữ: mợ Bài tập 2: a- Từ ngữ xưng hô; -Các đại từ xưng hô: · Ngôi thứ I: tui, choa, qua, tao, ... · Ngôi thứ II: mi, bọn, mi · Ngôi thứ III: hắn, nó, bọn hắn, quân nớ, - Các danh từ xưng hô lâm thời · Chỉ quan hệ thân thuộc: cố, ông, mệ, bá, thầy, bọ, bu, ba, tía, u, bầm, mạ, má, eng, ả, vú, đẻ bác, dì, cô, · Chỉ quan hệ xa: ổng, (ông ấy), bá, bả (bà ấy,cô ấy), ảnh 9anh ấy), chỉ (chị ấy) b- Cách xưng hô: - Ông – nội (ngoại)/cháu – con - Bà nội (ngoại)/cháu – con - Dượng – chú/ Cháu – con Bài tập 3: Hoàn cảnh giao tiếp dùng từ xưng hô địa phương. Dùng trong phạm vi gia đình, người cùng địa phương VD: người Nghệ Tĩnh dùng ông, choa, ở phạm vi cùng quê, còn dùng ở miền Bắc hoặc miền Nam sẽ gây khó hiểu. Bài tập 4: Đối chiếu từ xưng hô với từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt. Hầu hết các từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt đều dùng để xưng hô II- Luyện tập: - Danh từ chỉ quan hệ XH: bạn, đồng chí, đồng hương, -Danh từ chỉ chức vụ nghề nghiệp: Bộ trường, giám đốc, sếp, thầy cô, bác sĩ 4.4-Tổng kết: - Khi dùng từ xưng hô cần lưu ý điều gì? ¨ + Hoàn cảnh giao tiếp + Mối tương quan về vai giữa người nói + nghe 4.5 Hướng dẫn học tập: Đối với bài học ở tiết học này: - Xem lại nội dung các bài tập - Hồn thành bài tập trong vbt. - Viết một văn bản thơng báo hồn chỉnh. Đối với bài học ở tiết học tiếp theo. - Chuẩn bị: Trả bài thi HKII - Ơn tập tổng hợp kiến thức. 5- PHỤ LỤC:
File đính kèm:
- Bai_33_Chuong_trinh_dia_phuong_phan_Tieng_Viet_20150725_031318.doc