Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 138: CTĐP: Từ ngữ xưng hô địa phương - Minh Trí
Hđ1: Tìm hiểu từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt.
– HS đọc
HS trả lời: Xưng hô là 1 hành được thực hiện phổ biến trong giao tiếp giữa người và người để 1 mặt, thực hiện chức năng xưng gọi, mặt khác thể hiện những đặc điểm văn hóa trong cộng đồng giao tiếp.
HS trả lời: là những từ dùng xưng gọi trong giao tiếp giữa người và người trong cộng đồng
HS trả lời: Phong phú, bao gồm các từ xưng hô chuyên dụng và các từ xưng hô không chuyên dụng.
HS trả lời: Còn được gọi là đại từ nhân xưng, gồm có 3 nhóm:
• Ngôi thứ nhất (người nói).
• Ngôi thữ hai (người nghe).
• Ngôi thứ ba (người được nói đến).
HS trả lời: Bao gồm những danh từ chỉ:
• Quan hệ gia đình.
• Quan hệ xã hội.
• Chức vụ xã hội.
• Người làm một số nghề đặc biệt.
HS trả lời
CTÑP: TÖØ NGÖÕ XÖNG HOÂ ÑÒA PHÖÔNG Tuần 36 Tiết 138 I . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: – Hiểu được sự phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm của hệ thống từ ngữ xưng hô tiếng Việt qua biến thể các phương ngữ. – Hiểu được mối quan hệ chặt chẽ giữa từ ngữ xưng hô với từ ngữ chỉ quan hệ gia đình, thân tộc. 2. Kĩ năng: Nắm vững và sử dungjk thích hợp từ ngữ xưng hô địa phương. 3. Thái độ: Sử dụng từ ngữ xưng hô địa phương đúng với hoàn cảnh giao tiếp. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, SNVĐP. 2. Chuẩn bị của HS: SNVĐP, bài soạn, bài mới. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: Ở HKI, các em đã được học về từ ngữ địa phương của AG chúng ta. Như vậy, trong tiếng Việt có những loại ngôn ngữ giao tiếp nào, trong phương ngữ Nam Bộ và đp AG có những ngôn ngữ giao tiếp gì? Bài học hôm nay, chúng ta sẽ được tìm hiểu điều đó. Hoạt động của GV Hoạt động của HS ND ghi bài Hđ1: Tìm hiểu từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt. – Gọi HS đọc Phần I – Cho biết xưng hô là gì? – Từ ngữ xưng hô là gì? – Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt phong phú ntn? – Các từ xưng hô chuyên dụng trong tiếng Việt gồm những ngôi nào? – Các từ xưng hô không chuyên dụng trong tiếng Việt gồm những từ nào? – Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt có tầm quan trọng ntn? Hđ1: Tìm hiểu từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt. – HS đọc à HS trả lời: Xưng hô là 1 hành được thực hiện phổ biến trong giao tiếp giữa người và người để 1 mặt, thực hiện chức năng xưng gọi, mặt khác thể hiện những đặc điểm văn hóa trong cộng đồng giao tiếp. à HS trả lời: là những từ dùng xưng gọi trong giao tiếp giữa người và người trong cộng đồng à HS trả lời: Phong phú, bao gồm các từ xưng hô chuyên dụng và các từ xưng hô không chuyên dụng. à HS trả lời: Còn được gọi là đại từ nhân xưng, gồm có 3 nhóm: Ngôi thứ nhất (người nói). Ngôi thữ hai (người nghe). Ngôi thứ ba (người được nói đến). à HS trả lời: Bao gồm những danh từ chỉ: Quan hệ gia đình. Quan hệ xã hội. Chức vụ xã hội. Người làm một số nghề đặc biệt. à HS trả lời I. Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt. – Từ ngữ xưng hô là những từ dùng xưng gọi trong giao tiếp giữa người và người trong cộng đồng. – Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt phong phú, bao gồm các từ xưng hô chuyên dụng và các từ xưng hô không chuyên dụng. 1. Từ ngữ xưng hô chuyên dụng (đại từ nhân xưng) gồm: Ngôi thứ nhất (người nói). VD: tôi, chúng tôi, ta, chúng ta, Ngôi thữ hai (người nghe). VD: mày, chúng mày, ngươi, các ngươi, Ngôi thứ ba (người được nói đến). VD: nó, chúng nó, họ, bọn họ, 2. Từ ngữ xưng hô không chuyên dụng bào gồm: Quan hệ gia đình. VD: ông, bà, cha, mẹ, Quan hệ xã hội. VD: bạn, đồng nghiệp, cán bộ, Chức vụ xã hội. VD: chủ tịch, bí thư, tổng giám đốc, Người làm một số nghề đặc biệt. VD: thầy thuốc, cha cố, à Là 1 biện pháp tu từ quan trọng nhằm góp phần tạo nên truyền thống yêu thương, đùm bọc và đoàn kết của dân tộc VN. Hđ2: Tìm hiểu từ ngữ xưng hô trong phương ngữ Nam Bộ. – Gọi HS đọc Phần II – Từ ngữ xưng hô trong phương ngữ Nam Bộ phong phú ntn? Cho VD cụ thể. – Gọi HS đọc Ghi nhớ Hđ2: Tìm hiểu từ ngữ xưng hô trong phương ngữ Nam Bộ. – HS đọc à HS trả lời - Từ ngữ xưng hô trong phương ngữ NB rất phong phú, đa dạng, thể hiện khá rõ quan hệ gia đình, xã hội. - VD: tía (bố), chế (chị), ổng (ông ấy), bả (bà ấy), – HS đọc II. Từ ngữ xưng hô trong phương ngữ Nam Bộ. – Từ ngữ xưng hô trong phương ngữ NB rất phong phú, đa dạng, thể hiện khá rõ quan hệ gia đình, xã hội. – VD: tía (bố), chế (chị), ổng (ông ấy), bả (bà ấy), *Ghi nhớ (SĐP/86) Hđ3: Luyện tập 1. Tìm những từ ngữ xưng hô và cách xưng hô ở địa phương 2. Tìm một số ví dụ về cách sử dụng từ ngữ xưng hô địa phương trong một số tác phẩm văn học địa phương và giải thích mối quan hệ đó. * Lưu ý: Để làm tốt nội dung này, giáo viên cần gợi ý cụ thể tác phẩm để học sinh tập trung luyện tập. Ví dụ: Ca dao, dân ca về chủ đề Những câu hát về tình cảm gia đình, văn bản Người khách đến thăm vườn nhà tôi (trích – Anh Đức), Thằng Cung (trích – Lê Văn Thảo), trong tài liệu. Hđ3: Luyện tập à HS thảo luận - Các từ chỉ quan hệ trong họ hàng, thân tộc ở miền Nam: + Bác: anh của cha (Bác hai - anh của cha và là người anh cả trong gia đình; đồng thời cũng có thể là vợ người anh của cha; Bác Ba trai - anh ruột hoặc vai anh của cha – người có thứ ba trong gia đình; Bác Ba gái – vợ người anh của cha – người có thứ ba trong gia đình), + Chú: em của cha. + Thím: vợ của chú (Thím Ba - vợ của chú, người thứ ba trong gia đình; Thím Hai - vợ của người vai em của cha trong họ tộc), + Dì: chị hoặc em của mẹ (Dì Năm - chị hoặc em ruột của mẹ, người có thứ năm trong gia đình), + Dượng: chồng của cô hoặc dì. - Các từ chỉ quan hệ trong họ hàng, thân tộc ở miền Bắc: + Bác: anh, chị của cha và mẹ. + Chú: em của cha + Cô: em của cha + Cậu: em của mẹ + Dì: em của mẹ + Dượng: chồng của dì + Thím: vợ của chú à HS thảo luận nhóm và trình bày theo HD của GV III. Luyện tập 1. Tìm những từ ngữ xưng hô và cách xưng hô ở địa phương 2. Tìm một số ví dụ về cách sử dụng từ ngữ xưng hô địa phương trong một số tác phẩm văn học địa phương và giải thích mối quan hệ đó. IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 1. Củng cố: Tìm những từ ngữ xưng hô và cách xưng hô trong quan hệ gia đình, họ tộc của địa phương miền Bắc và miền Nam. 2. Dặn dò: – Xem lại bài. – Chuẩn bị bài: “Luyện tập làm văn bản thông báo”
File đính kèm:
- Bai 20 Cau cau khien - Copy.doc