Giáo án Ngữ văn 8 tiết 128: Luyện tập làm văn bản tường trình
3-Bố cục phổ biến của VB tường trình: gồm 3 phần.
-Thể thức mở đầu.
-Nội dung tường trình.
-Thể thức kết thúc.
*Những mục không thể thiếu là:
-Tường trình cho ai ?
-Ai viết tường trình ?
-Tường trình về việc gì ?
-Vì sao phải tường trình ?
-Việc đó xảy ra ntn ?
Phần nội dung tường trình phải khách quan, trung thực.
Tiết: 128 luyện tập làm Văn bản tường trình A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Củng cố lại những hiểu biết về văn bản tường trỡnh. - Viết được văn bản tường trỡnh thuần thục hơn. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức: - Hệ thống kiến thức về văn bản hành chớnh. - Mục đớch, yờu cầu cấu tạo của văn bản tường trỡnh. 2. Kỹ năng: -Nhận biết rừ hơn tỡnh huống cần thiết viết văn bản tường trỡnh. - Quan sỏt và nắm được trỡnh tự sự việc để tường trỡnh. - Nõng cao một bước kĩ năng tạo lập văn bản tường trỡnh và viết được một văn bản tường trỡnh đỳng quy cỏch. C. Chuẩn bị: * GV:Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án. * HS: Học bài cũ và xem trước bài mới. D. Tiến trình lên lớp 1. ễn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là văn bản tường trình? - VB tường trình có gì khác các VB Đề nghị, đơn từ ? 3. Bài mới: Hoạt động 1. Giới thiệu bài Hoạt động 2. Ôn tập lý thuyết. ? Mục đích viết tường trình là gì ? ? Văn bản tường trình và văn bản báo cáo có gì giống và khác nhau ? ? Nêu bố cục phổ biến của VB tường trình ? ?Những mục nào không thể thiếu trong kiểu VB này Hoạt động 3. HDHS làm BT -Hs đọc 3 tình huống (sgk- 137 ). ? Chỉ ra những chỗ sai trong việc sử dụng văn bản ở những tình huống trên? ? Hãy nêu hai tình huống thường gặp trong cuộc sống mà em cho là phải làm VB tường trình (không lặp lại tình huống đã có trong sgk) ? -HS đọc kĩ ba tình huống, sau đó thảo luận theo cặp. Giáo viên chỉ định trình bày. ? Từ một tình huống cụ thể, hãy viết một văn bản tường trình ? HS tự làm thảo luận theo cặp. Gọi hai học sinh trình bày, giáo viên gọi 2 học sinh khác nhận xét, giáo viên điều chỉnh nếu sai. I. Ôn tập lý thuyết. 1-Mục đích viết văn bản tường trình: Để trình bày rõ sự việc xảy ra có liên quan đến mình (người viết tường trình) hoặc bị thiệt hại, hoặc có chịu một mức độ trách nhiệm, để đề nghị người có thẩm quyền xem xét và giải quyết. 2-Phân biệt văn bản tường trình và văn bản báo cáo: - Giống nhau: Cả hai văn bản đều gửi lên cấp trên (cá nhân hay cơ quan có thẩm quyền) để cấp trên biết sự việc xảy ra (hoặc công việc đã làm), nội dung đều phải khách quan, trung thực. -Khác nhau: +Nội dung báo cáo thường tổng kết lại các công việc đã làm (hoặc phong trào) để cấp trên biết (thường có tính chất định kì theo thời gian). +Nội dung tường trình là kể rõ sự việc đã xảy ra để cấp trên hiểu đúng bản chất sự việc ấy mà xem xét, giải quyết (thường có tính chất đột xuất khi sự việc ấy xảy ra chứ không theo định kì nào cả). Vì vậy, tường trình không chỉ trình bày rõ sự việc xảy ra mà thường có kèm theo những đề nghị để cấp trên giải quyết. 3-Bố cục phổ biến của VB tường trình: gồm 3 phần. -Thể thức mở đầu. -Nội dung tường trình. -Thể thức kết thúc. *Những mục không thể thiếu là: -Tường trình cho ai ? -Ai viết tường trình ? -Tường trình về việc gì ? -Vì sao phải tường trình ? -Việc đó xảy ra ntn ? Phần nội dung tường trình phải khách quan, trung thực. II-Luyện tập: 1-Bài tập 1 (137 ): a-Trường hợp này phải làm bản kiểm điểm. b,c-Trường hợp này phải làm báo cáo. 2-Bài 2 (137 ): -Tường trình với cô giáo chủ nhiệm về việc nghỉ học đột xuất không kịp xin phép để cô giáo thông cảm. -Tường trình với cô giáo bộ môn về việc bỏ giờ đi chơi điện tử. 3-Bài 3 /137 4. Củng cố: ? Mục đích viết văn bản tường trình ? người viết tường trình phải có thái độ như thế nào ? 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Nắm kĩ đặc điểm của văn bản tường trình . - Tập viết văn bản tường trình với những tình huống phù hợp. - Xem trước bài: “ ôn tập phần văn bản- chuẩn bị tiết trả bài”. **********************************
File đính kèm:
- Bai_31_Luyen_tap_lam_van_ban_tuong_trinh_20150725_031723.docx