Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 123: An Giang và vấn đề rác thải sinh hoạt hiện nay - Minh Trí

Hđ2: Đọc – hiểu VB.

– Hỏi: Cho biết rác thải là gì?

– Tình hình rác thải ở AG hiện nay ntn?

– Dẫn chứng:

+ Bình quân mỗi ngày, thành phố thu gom từ 130-140 tấn rác. Công suất tiếp nhận rác tại đây chỉ 120 tấn/ngày, thiết kế với hai hồ lắng sinh học, tuy nhiên do khối lượng rác quá lớn nên nước thải từ bãi rác sinh ra không thể tự hoại được, ngày càng gây ô nhiễm môi trường đến mức báo động.

 + Dự kiến từ nguồn vốn trung ương và tỉnh sẽ đầu tư khoảng 84 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2012-2013, xây dựng công trình “Hạ tầng Khu liên hợp xử lý chất thải rắn An Giang” tại xã Bình Hòa (Châu Thành) với diện tích 22,46 héc-ta. Mục tiêu nhằm xử lý chất thải rắn và rác thải sinh hoạt gắn liền với bảo vệ môi trường và văn minh đô thị, hạn chế thấp nhất ô nhiễm môi trường và sức khỏe người dân.

– Hỏi: Cho biết tác hại của từng loại rác?

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1050 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 123: An Giang và vấn đề rác thải sinh hoạt hiện nay - Minh Trí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
Tiết 123
CTĐP: 
An Giang và vấn đề rác thải sinh hoạt hiện nay
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này HS phải:
1. Kiến thức:
– Hiểu được tác hại của rác tới môi trường sống.
– Hình thành thói quen không xả rác bừa bãi.
– Có ý thức bảo vệ môi trường, biết tận dụng và xử lí rác bằng biện pháp văn minh.
2. Kĩ năng: 
– Tìm hiểu, nhận biết, phân tích, sắp xếp các luận điểm trong văn bản hướng dẫn.
– Có ý thức về môi trường và khả năng tự ý thức hành vi của mình với rác thải.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, sách NVĐPAG, một số tài liệu khác
2. Chuẩn bị của HS: Sách NVĐPAG, bài soạn, bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: 
a/ Phân tích hình tượng ông Giuốc-đanh trong VB Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục?
b/ Nêu ý nghĩa VB?
2. Bài mới: Chất thải là những vật và chất mà người dùng không còn muốn sử dụng và thải ra, tuy nhiên trong một số ngữ cảnh nó có thể là không có ý nghĩa với người này nhưng lại là lợi ích của người khác. Trong cuộc sống, chất thải được hình dung là những chất không còn được sử dụng cùng với những chất độc được xuất ra từ chúng. Như vậy, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu vấn đề nhức nhói này trong bài học hôm nay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ND ghi bài
Hđ1: Tìm hiểu VB.
– GV gọi HS đọc VB.
– Yêu cầu: giọng đọc to rõ, bình tĩnh, không quá nhanh, không quá chậm.
– Hỏi: VB thuộc kiểu VB nào?
– Hỏi: Đối tượng được đề cập đến của VB trên là gì?
– Hỏi: VB có mấy luận điểm? Đó là những luận điểm gì?
– GV treo sơ đồ:
Hđ1: Tìm hiểu VB.
– HS đọc.
à HS suy nghĩ, trả lời. 
à Đối tượng: AG và vấn đề rác thải sinh hoạt.
à Có 3 luận điểm:
(1) Hiện trạng rác thải AG.
(2) Tổ chức xử lý rác thải.
(3) Biện pháp khắc phục tình trạng xả rác bừa bãi hiện nay.
I. Tìm hiểu chung.
– Thể loại: nghị luận xã hội.
– Đối tượng: AG và vấn đề rác thải sinh hoạt.
Hđ2: Đọc – hiểu VB.
– Hỏi: Cho biết rác thải là gì?
– Tình hình rác thải ở AG hiện nay ntn?
– Dẫn chứng:
+ Bình quân mỗi ngày, thành phố thu gom từ 130-140 tấn rác.. Công suất tiếp nhận rác tại đây chỉ 120 tấn/ngày, thiết kế với hai hồ lắng sinh học, tuy nhiên do khối lượng rác quá lớn nên nước thải từ bãi rác sinh ra không thể tự hoại được, ngày càng gây ô nhiễm môi trường đến mức báo động.
	+ Dự kiến từ nguồn vốn trung ương và tỉnh sẽ đầu tư khoảng 84 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2012-2013, xây dựng công trình “Hạ tầng Khu liên hợp xử lý chất thải rắn An Giang” tại xã Bình Hòa (Châu Thành) với diện tích 22,46 héc-ta. Mục tiêu nhằm xử lý chất thải rắn và rác thải sinh hoạt gắn liền với bảo vệ môi trường và văn minh đô thị, hạn chế thấp nhất ô nhiễm môi trường và sức khỏe người dân.
– Hỏi: Cho biết tác hại của từng loại rác?
– Hỏi: Hãy cho biết nguyên nhân gây ra tình trạng đó?
– GV bổ sung: Theo báo cáo 10/4/2014: hiện nay mỗi ngày cả tỉnh thải ra khoảng 1.000 tấn rác mà Ban công trình thu gom rác của huyện, thị, thành phố chỉ thu gom được 60%. Do đó, còn lại 40% số rác dư sẽ tồn đọng, dồn ứ ngày một nhiều gây tác động xấu lâu dài đến môi trường. 
– Hỏi: Hiện nay, chúng ta có những hình thức xử lí rác thải nào?
– Hỏi: Những hình thức đó hiện đại hay còn lạc hậu?
– Hỏi: Dựa vào VB, em hãy cho biết những biện pháp khắc phục nào?
Hđ2: Đọc – hiểu VB.
à HS trả lời 
Tất cả những gì mà con người đã sử dụng, không còn dùng được nữa (hoặc không muốn dùng nữa) nên vứt bỏ. 
à HS trả lời 
– Nghe
à HS trả lời 
Rác vô cơ: gây mất thẫm mỹ, gây thương tích, làm giảm diện tích, suy giảm sự sống của thực vật. 
Rác hữu cơ: gây ra vi khuẩn có hại, gây bệnh truyền nhiễm. 
Rác độc hại: gây ngộ độc, tử vong.
à HS dựa vào ND SĐP, trả lời.
à HS hoạt động nhóm và trình bày. 
à HS trả lời.
à HS làm việc theo bàn và tả lời.
II. Đọc – hiểu VB.
1. Hiện trạng rác thải.
a. Tình hình rác thải ở AG: 
Rác thải đã và đang gây ô nhiễm môi trường trầm trọng An Giang. 
b. Tác hại của các loại rác thải.
– Rác vô cơ: gây mất thẫm mỹ, gây thương tích, làm giảm diện tích, suy giảm sự sống của thực vật. 
– Rác hữu cơ: gây ra vi khuẩn có hại, gây bệnh truyền nhiễm. 
– Rác độc hại: gây ngộ độc, tử vong.
à Chất lượng sống con người giảm sút do rác thải.
c. Nguyên nhân.
– Tuyên truyền, vận động, giáo dục chưa đến nơi, đến chốn.
– Xử lí vi phạm chưa nghiêm.
– Hệ thống thu gom và xử lí rác quá tải, còn lạc hậu.
– Ý thức con người còn kém,
2. Tổ chức xử lý rác thải hiện nay.
– Thu gom: xe ép rác, xe đẩy tay.
– Xử lí: chôn lấp, đốt.
à Lạc hậu, tác động xấu đến môi trường.
3. Biện pháp khắc phục.
– Tuyên truyền, vận động, giáo dục. 
– Xử lí nghiêm vi phạm.
– GDHS bảo vệ môi trường, thói quen bỏ rác đúng nơi quy định.
– Tận dụng rác thải vào những việc có ích.
– Tái chế.
– Định hướng tương lai.
4. Nghệ thuật.
– Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng rõ ràng.
– Ngôn ngữ khoa học, thuyết phục.
Hđ3: Tổng kết.
GV gọi HS đọc Ghi nhớ.
Hđ3: Tổng kết.
HS đọc Ghi nhớ.
III. Tổng kết.
*Ghi nhớ (SĐP/83).
– Việc thải rác bừa bãi ra môi trường xung quanh gây tác hại lâu dàiđến chất lượng sống con người.
– Chúng ta cần có ý thức bảo vệ môi trường sống : Không xả rác tùy tiện ra môi trường xung quanh; biết cách tận dụng và xử lí rác thải một cánh khoa học, thong minh đem lại cuộc sống tốt dẹp cho con người.
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
1. Củng cố: 
– Tình hình xử lí rác thải ở trường em như thế nào ?
– Tìm hiểu các công nghệ xử lí rác tiên tiến hiện nay trên thế giới.
2. Dặn dò:
	– Học lại bài.
	– Chuẩn bị bài mới: “Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lôgíc)”.

File đính kèm:

  • docBai_30_Chuong_trinh_dia_phuong_phan_Van.doc