Giáo án Ngữ văn 8 tiết 117: Ông Giuốc- Đanh mặc lễ phục (trích Trưởng giả học làm sang - mô li e)

Hài kịch: (Kịch vui, kịch cười) là thể loại kịch trong đó có tính cách, tình huống và hành động được thể hiện dưới dạng buồn cười hoặc ẩn chứa cái hài nhằm giễu cợt, phê phán cái xấu, cái lố bịch lỗi thời để tống tiễn nó một cách vui vẻ ra khỏi đời sống xã hội.Hài kịch nhất thiết phải có hậu, khác với bi kịch kết thúc đau khổ.

Gv hướng dẫn HS tìm hiểu một số từ khó

 

doc8 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 8940 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 tiết 117: Ông Giuốc- Đanh mặc lễ phục (trích Trưởng giả học làm sang - mô li e), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/ 3 /2015
 Tiết 117:
 Văn bản ÔNG GIUỐC- ĐANH MẶC LỄ PHỤC
 (Trích: Trưởng giả học làm sang)
 - Mô- li- e -
I/ Mục tiêu cần đạt:
 Giúp HS hiểu về nhân vật ông Giuốc- Đanh, một tên trưởng giả học đòi; Tiếng cười cất lên từ bản chất và tính cách nhân vật. Từ đó hiểu được nghệ thuật gây cười trong hài kịch Mô-li-e.
II/ Trọng tâm kiến thức:
1. Về kiến thức: 
 - Giúp HS hình dung được lớp kịch này trên sân khấu, hiểu rõ Mô-li-e là nhà soạn kịch tài ba.
 - Xây dựng lớp kịch rất sinh động, khắc họa tài tình tính cách lố lăng của một tay trưởng giả học làm sang, gây được tiếng cười sảng khoái cho khán giả.
2. Về kỹ năng: 
 - Rèn kỹ năng đọc kịch bản theo kiểu phân vai, tìm hiểu tính cách nhân vật hài kịch qua lời nói, hành động và mâu thuẫn kịch.
 - Cảm thụ hài kịch nước ngoài.
3. Về thái độ: 
 - Bồi dưỡng cho học sinh tình cảm yêu mến văn học nước ngoài, có thái độ phê phán trước những nhân vật lố lăng, quê kệch không có kiến thức nhưng lại thích thể hiện, thích làm sang. Rèn luyện lối sống giản dị trong sáng.
III. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, phiếu học tập, máy chiếu, tranh ảnh.
 2. Học sinh: đọc trước SGK, soạn bài, giấy + bút lông (theo nhóm).
IV. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định lớp: Giới thiệu & Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 	Theo Ru-Xô, đi bộ ngao du có tác dụng gì?
 3. Bài mới: 
 Hoạt động 1: Khởi động.
	Chiếu hình ảnh tháp Ep-Phen, cung điện Vec-xây, cầu Long Biên.Các em còn nhớ không trong chương trình Ngữ văn 6 chúng ta đã học một văn bản : “Cầu long biên chứng nhân lịch sử”, cây cầu lịch sử này là thiết kế của một nhà kiến trúc sư người Pháp ấy là tác giả của tháp Ep-phen. Đến Pháp ai cũng muốn đến thăm tháp Ep- phen, cung điện Vec-xây và một công trình nổi tiếng với tên tuổi của nhà hài kịch Mô-li-e. Ngay từ hồi còn mới đi học ngay từ trong ấn tượng của cô gắn với vở “Lão hà tiện” và một vở khác cũng nổi tiếng không kém là “Trưởng giả học làm sang” Trong chương trình Ngữ văn 8 có một đoan trích của tác phẩm,vì sao tác phẩm này có sức hấp dẫn như vậy cô mời các em đên với “Ông Giuôc-đanh mặc lễ phục” 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Năng lực
Hoạt động 2:
H: Qua phần chuẩn bị ở nhà nhóm 1 sẽ trình bày những hiểu biết của mình về Mô-li-e?
Gv gọi học sinh nhận xét.
Gv khắc sâu xuất thân,qúa trình sáng tác, các tác phẩm , phong cách của Mô-li-e.
H: Xin mời nhóm 2 lên làm nhiện vụ trình bày hiểu biết của mình về tác phẩm.
Gv mời học sinh nhận xét
Gv nhấn mạnh phần tóm tắt tác phẩm, vị trí đoạn trích, thể loại.
( Hoàn cảnh sáng tác theo yêu cầu của vua Lu-i XIV tiếp đón xứ thần Thổ Nhĩ Kì)
Hài kịch: (Kịch vui, kịch cười) là thể loại kịch trong đó có tính cách, tình huống và hành động được thể hiện dưới dạng buồn cười hoặc ẩn chứa cái hài nhằm giễu cợt, phê phán cái xấu, cái lố bịch lỗi thời để tống tiễn nó một cách vui vẻ ra khỏi đời sống xã hội.Hài kịch nhất thiết phải có hậu, khác với bi kịch kết thúc đau khổ.
Gv hướng dẫn HS tìm hiểu một số từ khó
- Lễ phục: Bộ quần áo may theo kiểu qui định để mặc trong các dịp đặc biệt.
- Quý phái: Thuộc dòng dõi cao sang trong xã hội.
- Thể thức: Thể lệ và cách thức tiến hành.
- Trưởng giả: Người xuất thân bình dân , nhờ làm ăn buôn bán mà giàu có( chỉ một loại người dốt nát, học đòi không đúng cách trở nên lố bịch trong mắt mọi người) 
Gv: Nói đến kịch là phải nói đến xung đột kịch, ngôn ngữ kịch, hành động và nhân vật kịch vậy từ đó ta xác định giọng đọc của các nhân vật:
- Giuôc-đanh: Giàu có ngu ngơ, háo danh dễ bị lừa.
- Phó may, thợ phụ: khéo léo, nịnh hót, chiều khách, giảo hoạt.
H: Căn cứ vào nội dung có thể chia văn bản làm mấy phần, nội dung của từng phần?
H: Lớp kịch này có mấy cảnh?
H: Hành động kịch diễn ra tại đâu? Vì sao em biết? 
H:Xem xét số lượng nhân vật tham gia ở mỗi cảnh các loại hoạt động, âm thanh trên sân khấu em hãy chứng minh rằng càng về sau kịch càng sôi động?
HOẠT ĐỘNG 3:
H: Mở đầu cuộc đối thoại ông Giuôc- đanh có tâm trạng như thế nào?
H: Ông Giuôc-đanh phát khùng lên vì những sự việc gì?
 H: Ông Giuốc -đanh phát hiện ra hiện ra đôi tất và đôi giày đang ở hiện trạng như thế nào?
H: Bác phó may đã lí giải cho hiện trạng đó như thế nào?
 H: Trước lời lí giải của phó may ông Giuốc-đanh có thái độ ra sao?
H: Ngay sau đó giuốc -đanh đã cự lại phó may bằng chi tiết “ tôi tưởng tượng ra thế vì tôi thấy thế”. Vậy theo em giuố-đanh đau chân có phải do ông ta tưởng tượng ra không? 
H: Ta nhận ra giuôc-đanh là người như thế nào qua chi tiết này?
Gv: Cái đau là cái hiện thực do chính cảm giác của mình nhận ra, tưởng tượng là những gì ta chưa biết, ta chưa có. Giuôc-đanh đem cái tưởng tượng đẻ nhận thức cái hiện thực thì quả thật là lẫn lộn và vô lí vô cùng.
G v:Trong những thứ Giuôc-đanh quan tâm thì bộ lẽ phục là ông quan tâm nhât. Chúng ta đi xem xét sự việc thứ 2
H: Khi xem xét bộ lễ phục giuôc-đanh phát hiện ra điều gì?
H: Em hình dung hoa may ngược là may như thế nào?
H: Trong thực tế có ai mặc áo hoa may ngược không?
Gv: Đúng rồi huống chi là bộ lễ phục của Giuôc-đanh
Bộ lễ phục ở nước Pháp ở thế kỉ 17 đường may mũi chỉ thật trau truốt đẹp đẽ gọn gàng, rất sang trọng quý phái. Thường được may bằng vải đen
 H: Vì sao bác phó may lại may hoa ngược 
H: Sự phát hiện này chứng tỏ điều gì trong nhận thức của Giuốc-đanh?
- Nhận thức tỉnh táo.
H: Ngay lúc này phó may xử lí tình huống như thế nào?
- Đánh trống lảng, lấp liếm, vụng chèo khéo trống.
H: Sau đó em thấy Giuốc-đanh có thái độ ra sao?
- Lùi dần, chuyển sang thế bị động.
H: Em nhận xét gì về con người Giuốc-đanh?
- Mê muội, ngu dốt.
H: Từ đó bản chất của phó may hiện lên như thế nào?
- Lừa bịp, tham lam.
- GV bình: Ông Giuốc-đanh từ chỗ khó tính, khắt khe, chủ động của ông chủ co nhiều tiền tự nhiên trở thành thụ động trước ma trận của tay phó may lọc lõi. Còn phó may vốn chẳng tử tế gì, chỉ khéo léo mồm miệng đưa đẩy: May hoa ngược trên áo có thể do sơ ý, cố tình, vụng, dốt nát. Cũng có thể do y cố tình trêu đùa ông chủ ngu dốt. Nhưng đã chuyển từ thế bị động sang chủ động làm ông chủ lúng túng. Chỉ cần một câu “các nhà quý phái cũng mặc như vậy” là phó may đã lừa được ông chủ. Tiếng cười bật ra từ đây trước sự ngớ ngẩn vì háo danh và ngu ngốc của Giuốc-đanh khi tin tưởng may hoa ngược là biểu hiện của sự quý phái.Thế nên việc hỏi về bộ tóc giả và lông đính mũ chỉ qua loa.
Gv: Giuôc-đanh còn nực cười thế nào nữa qua sự việc thứ 3
H: Khi phát hiện ra phó may ăn bớt vải của mình ông ta có phản ứng gì?Phó may chống chế ra sao? 
H: Phó may có đạt được mục đích của mình không? Bản chất của hắn là gì?
Gv: giuôc-đanh đang ở thế chủ động phát hiện ra vải áo của mình bị ăn bớt lập tức bị động vì trước mắt là bộ lễ phục mà ông hằng ao ước. Cái háo danh học đòi làm cho con người mê muội mù quáng. 
Câu hỏi thảo luận: Tìm những chi tiết gây cười trong cảnh 1 .
H: Em có nhận xét gì về giọng điệu, ngôn ngữ trong cảnh 1?
GV: Từ đầu đến cuối Giuố-đanh đều bị phó may lừa . Thông thường những người như thế thì đều đáng thương, nhưng giuốc -đanh lại đáng cười. Vậy em nhận ra bản chất gì của nhân vật này? 
Ta thấy hiện lên sân khấu là 1 người ngoài 40 tuổi , hí hửng được mặc quần áo mới lố lang lòe loẹt, vì sốt ruột nên để cho những tay thợ phụ người lột áo, kẻ tụt quần ngay tại phòng khách. Miệng nói, chân bước theo tiếng nhạc. Đi lai khoe quần áo như tên hề,hành động thật lố bịch .
H: Nếu em được ngồi dưới sân khấu em sẽ có thái độ như thế nào? 
H: Đó là cái cười như thế nào?
Gv chốt: Đó chính là nghệ thuật gây cười của Mô-li-e.
Gv chốt: Màn kịch khép lại nhưng tiếng cười vẫn đang mở ra, nó thấm thía và có sức lan tỏa vô cùng, không phải chỉ cười ở đôi bít tất, đôi giày chật, cũng không phải chỉ cười ở chiếc áo hoa ngược. Mà tiếng cười thâm thúy ở bản chất con người, đã dốt lại đòi làm sang và tự biến mình thành lố bịch. Phải chăng trong xã hội chúng ta vẫn còn tồn tại những loại người như thế này.
H: Từ cảnh một này em rút ra bài học gì cho bản thân ?
H: Vậy là học sinh em lựa chọn trang phục như thế nào?
Hs trình bày
Hs trình bày
Hs trả lời
Đọc phân vai
 Hành động kịch diễn ra tại phòng khách nhà ông Giuôc-đanh. Bác phó may và tay thợ phụ mang lễ phục đến.
- Cảnh trước: Giuôc-đanh và phó may chủ yếu lời thoại có kèm theo cử chỉ động tác.
- Cảnh sau: Giuôc- đanh và nhóm thợ phụ có lời đối thoại kèm theo cử chỉ nhảy múa âm nhạc. Nên cảnh sau sôi động hơn.
Sắp phát khùng lên
Đôi tất, đôi giày, bộ lễ phục, sự việc bị ăn bớt vải
 Đôi tất chật , đôi giày đau chân
Đôi tất thì dãn ra, đôi giày đau chân là do tưởng tượng.
-Lời lẽ sắc bén : “Nếu tôi cứ làm đứt mãi các mắt thì sẽ rộng ra thật” và “ tôi bảo nó làm tôi đau”
- Thái độ gay gắt
.
Hs trả lời 
-Không,
- Nhận thức lẫn lộn.
-Không phải màu đen, hoa may ngược
- Bông hoa quay xuống cuỗng quay lên.
-Không
- Cố ý trêu Giuốc-đanh.
- Ngu dốt.
Hs trình bày
Hs nghe
 - Giuốc-đanh chỉ chỉ trích
-Phó may chống chế lảng sang bộ lễ phục.
Có. Vì ông Giuố-đanh quên ngay việc ăn bớt vải và đồng ý mặc bộ lễ phục. Bản chất: trơ tráo, lừa bịp
- Đôi giày tưởng tượng
- Bộ lễ phục may hoa ngược nhưng lại tưởng quí phái.
- Bản chất tư sản thế mà khi bị ăn bớt vải lại không phàn nàn . 
- Hài hước, ngôn ngữ đối thoại sinh động.
Hs trả lời
Buồn cười
Cái cười châm biếm mỉa mai
Hs trả lời
Hs trả lời
I. Đọc- tìm hiểu chung
1.Tác giả: Mô-li-e nhà viết kịch nổi tiếng của nước Pháp thế kỉ XVII	
2. Tác phẩm:
- Thuộc lớp 5- lớp kết thúc hồi 2 của vở kịch “Trưởng giả học làm sang” 
- Thể loại: Hài kịch
- Giải thích từ khó:
- Bố cục: 2 phần :
 + Từ đầu đến theo nhịp của dàn nhạc : Ông giuôc- đanh và bác phó may.
 + Tiếp theo đến hết ông giuôc-đanh và tay thợ phụ.
II. Đọc- Tìm hiểu chi tiết.
1. Ông Giuôc-đanh và bác phó may.
╚► Giọng điệu khôi hài, ngôn ngữ đối thoại, kịch tính
- Nhận thức lẫn lộn, ngu dốt háo danh
→ học đòi làm sang nên bị lừa trở thành lố bịch.
- Trơ tráo, xảo trá, bịp bợm.
Hợp tác; tư duy- sáng tạo; thu thập, xử lí thông tin; giao tiếp tiếng Việt
Giao tiếp tiếng Việt.
Tư duy, sáng tạo
Tư duy, sáng tạo; giao tiếp tiếng Việt
Cảm thụ thẩm mĩ
Tư duy, sáng tạo; giao tiếp tiếng Việt
4. Củng cố: 
1. Bác Bác phó may đã làm gì để lợi dụng tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc- đanh ? 
A . Giải thích cho ông Giuốc-đanh biết rằng việc may áo ngược hoa là phù hợp với kiểu cách người quí phái.
B . May thêm một chiếc cho riêng mình bằng chính tấm vải ông Giuốc- đanh đặt để may lễ phục.
C . Đem theo những người thợ phụ giúp ông Giuốc-đanh mặc áo theo cách thức của những người quí phái để moi tiền của ông. 
D . Gồm tất cả A, B, C, 
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Nhóm 1 : Hệ thống cuộc đời, sự nghiệp, tác phẩmchính .
 - Nhóm 2 : Đóng vở kịch “Trưởng giả học làm sang”.	
 - Nhóm 3 :Khai thác nghệ thuật gây cười ở 2 cảnh.	

File đính kèm:

  • docBai_29_Ong_Giuocdanh_mac_le_phuc_20150725_031715.doc