Giáo án Ngữ văn 8 tiết 117 đến 120

TIẾT 118: ÔNG GIUỐC –ĐANH MẶC LỄ PHỤC

 (Trích Trưởng giả học làm sang) Mô – li – e

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Giúp hs:

- Biết được đôi nét về t/g và hiểu sơ bộ về nhân vật ông Giuốc – đanh trong lớp kịch

- Tiếng cười chế giễu thói “trưởng giả học làm sang”.

- Tài năng của Mô- li –e trong việc xây dựng một lớp kịch sinh động.

2. Kĩ năng

- Đọc phân vai kịch bản văn học.

- Phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật kịch

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức rèn luyện bản thân

4.Kỹ năng sống

- Kĩ năng giao tiếp, nhận thức, tự khẳng định

 

doc10 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1911 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 tiết 117 đến 120, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/3/2015
Ngày dạy: 30/3/2015
TIẾT 117: TÌM HIỂU YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Hiểu sâu hơn về văn nghị luận, thấy được tự sự và miêu tả là những yếu tố rất cần thiết trong bài văn nghị luận.
- Nắm được cách thức cơ bản khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng	
- Vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả vào đoạn văn nghị luận.
3, Thái độ : Học tập nghiêm túc
4, Kĩ năng sống:
- Kỹ năng giao tiếp, vận dụng, sáng tạo, giải quyết vấn đề.
II.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Yếu tố biểu cảm có vai trò như thế nào trong bài văn nghị luận?
3. Bài mới: 
Bên cạnh yếu tố biểu cảm, trong bài văn nghị luận còn có hai yếu tố khác có thể và cần thiết tham gia. Đó là yếu tố miêu tả và tự sự. Nhưng đây không phải là miêu tả và tự sự riêng biệt, riêng rẽ. Vậy vai trò và đặc điểm riêng của hai yếu tố miêu tả và tự sự trong văn nghị luận có gì khác với miêu tả, tự sự trong bài văn miêu tả, tự sự ? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
- Thảo luận nhóm: xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm trong hai đoạn văn trên?
Nhóm 1,2: đoạn văn a
Nhóm 3,4: Đoạn văn b
- hs khá, giỏi:Vậy 2 đoạn trích trên có phải là văn tự sự và văn miêu tả không ? Vì sao? 
- hs tb Hãy loại bỏ yếu tố miêu tả trong đoạn trích b xem chúng ta có hình dung ra sự giả dối, lừa gạt trong lời rêu rao về “lòng sốt sắng đầu quân tấp nập và không ngần ngại” được không?
Từ việc tìm hiểu trên, em có nhận xét gì về vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận?
GV khái quát ghi nhớ 1.
- Gv:Trong đoạn văn đó có các yếu tố tự sự và miêu tả không ? Tìm những yếu tố tự sự, miêu tả trong đoạn văn trên và cho biết tác dụng của chúng ? 
Nhóm 1,2: truyện chàng Trăng
Nhóm 3,4: truyện nàng Han
-hs khá, giỏi:Vì sao tác giả vb trên đã không kể lại đầy đủ và cặn kẽ toàn bộ 2 truyện chàng Trăng và Nàng Han, mà chỉ tả cụ thể một số hình ảnh và chi tiết của những truyện ấy ?
* GV chốt: Chỉ có những hình ảnh có lợi cho việc làm sáng tỏ luận điểm mới được tác giả miêu tả kĩ 
- Từ việc tìm hiểu trên hãy cho biết: Khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận, cần chú ý những gì ?
-Gv chốt lại bài học, cho hs đọc lại ghi nhớ
- Hs tìm yếu tố miêu tả và tự sự trong hai đoạn văn
- Hs:Không phải, vì mục đích vạch trần sự tàn bạo và giả dối của thực dân trong cái gọi là “mộ lính tình nguyện” nên là đoạn văn nghị luận.
- Nếu ko có những chi tiết kể, tả thì ta sẽ ko thể hình dung rõ sự giả dối, lừa gạt và sự mỉa mai trong lời rêu rao của td Pháp.
-Hs trả lời ghi nhớ 1
- Hs. Đọc văn bản 2
HSTL trình bày:Yếu tố tự sự và miêu tả trong truyện:
- Chàng Trăng: Kể chuyện thụ thai, mẹ bỏ lên rừng. Chàng không nói, không cười; cưỡi ngựa đá đi giết bạo chúa rồi biến vào mặt trăng để đêm soi dòng thác.
- Nàng Han: Nàng Han liên kết với người kinh, thêu cờ lệnh, đánh giặc ngoại xâm, thắng trận, nàng hoá thành tiên bay lên trời, dãy núi Pu-keo vẫn còn những vũng, ao chi chít những vết chân voi của nàng Han và người kinh.
-Vì mục đích nghị luận, tác giả chỉ kể những chi tiết làm rõ sự giống nhau giữa hai truyện.
-Hs trả lời ghi nhớ 2
-Hs đọc ghi nhớ
1.Ngữ liệu 1
- Đoạn a có yếu tố tự sự kể về thủ đoạn, cách bắt lính.
- Đoạn b có nhiều yếu tố miêu tả gợi lại không khí sinh động của việc bắt lính, thủ đoạn lừa đảo.
2.Ngữ liệu 2
- Yếu tố tự sự: Kể chuyện thụ thai, mẹ bỏ lên rừng. Chàng không nói, không cười; cưỡi ngựa
- Yếu tố miêu tả: là cô gái thông minh dũng cảm, hóa thành tiên, chi chít
-> Yếu tố tự sự và miêu tả làm rõ luận điểm sự gần gũi giống nhau giữa các truyện. 
3.ghi nhớ
II.LUYỆN TẬP
Gv hướng dẫn làm bài tập
- Hs. Đọc yêu cầu của bài tập.
Y/c hs chỉ ra các yếu tố tự sự, miêu tả, nêu tác dụng của chúng trong đoạn văn
 Thảo luận.
(Đọc thêm vb - sgk 117)
1.Bài 1
- Yếu tố tự sự: Sắp tết trung thu. Đêm trước rằm đầu tiên từ ngày bị giam giữ. Mười mấy ngày qua trừ cái bực mình bị bắt vô cớ, chỉ là những sự vật lỉnh kỉnh. Lích kích đáng lạ, đáng cười, đáng ghét của bộ mặt nhà giam. Đêm nay trăng sáng, trong lòng rạo rực nên làm thơ.
->Giúp người đọc hình dung rõ hơn hoàn cảnh sáng tác của bài thơ và tâm trạng của nhà thơ.
 - Yếu tố miêu tả: Trời xứ bắc hản trong hẳn tròn. Trăng sáng quá chừng trong suốt bao la huyền ảo, lồng trong bóng cây.
->Làm cho người đọc như trông thấy trước mắt khung cảnh của đêm trăng và cảm xúc của người tù - thi sĩ, để nhận rõ hơn chiều sâu của một tâm tư. Ở đó bên trong sự lặng im, có chứa đựng biết bao tình cảm dạt dào trước trăng, trước cái lành cái đẹp.
2.Bài 2
 - Có thể sử dụng yếu tố miêu tả: gợi lại vẻ đẹp của hoa sen. 
- Sử dụng yếu tố tự sự khi cần kể lại 1 kỉ niệm về bài ca dao đó.	
4.Củng cố
Khắc sâu kiến thức, những điều cần lưu ý khi sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự trong văn nghị luận.
5.Dặn dò
Sưu tầm một số đoạn văn nghị luận có yếu tố tự sự và miêu tả để phân tích tác dụng. Tập đưa yếu tố miêu tả, tự sự vào đoạn văn nghị luận chỉ ra tác dụng của yếu tố tự sự, miêu tả trong văn nghị luận?
- Soạn bài: Ông Giuốc - đanh mặc lễ phục.
Ngày soạn: 20/3/2015
Ngày dạy: 30/3/2015
TIẾT 118: ÔNG GIUỐC –ĐANH MẶC LỄ PHỤC
 (Trích Trưởng giả học làm sang) Mô – li – e
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Giúp hs:
- Biết được đôi nét về t/g và hiểu sơ bộ về nhân vật ông Giuốc – đanh trong lớp kịch
- Tiếng cười chế giễu thói “trưởng giả học làm sang”.
- Tài năng của Mô- li –e trong việc xây dựng một lớp kịch sinh động.
2. Kĩ năng	
- Đọc phân vai kịch bản văn học.
- Phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật kịch 
3. Thái độ 
- Giáo dục ý thức rèn luyện bản thân 
4.Kỹ năng sống 
- Kĩ năng giao tiếp, nhận thức, tự khẳng định
II.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Theo Ru - xô, đi bộ ngao du có tác dụng gì?
3. Bài mới: 
Mô- li- e là nhà soạn kịch lớn của nước Pháp thế kỉ XVII. Ông chuyên viết và diễn hài kịch- những vở kịch gây ra những tiếng cười vui tươi, lành mạnh hoặc châm biếm, chế giễu những thói hư tật xấu của con người trong xã hội Pháp đương thời: Lão hà tiện, Đông giăng, kẻ ghét đời.Trường học làm vợ, tác- tuýplà những vở hài kịch tiêu biểu của ông.
I.TÌM HIỂU CHUNG
-hs tb:Hãy giới thiệu vài nét tiêu biểu về tác giả?
- Yêu cầu: Đọc phân vai, diễn cảm để gây được không khí kịch.
-hs tb:Nêu xuất xứ của tác phẩm
-Gv giới thiệu nội dung vở kịch trưởng giả học làm sang
-hs tb: Vb được viết theo thể loại gì?
-hs tb:Lớp kịch có mấy cảnh? Đó là những cảnh nào?
- Hs. Đọc chú thích.
-Hs dựa vào chú thích trả lời
-hs dựa vào chú thích nêu xuất xứ tác phẩm
-hs nêu thể loại và nêu hiểu biết của mình về thể loại đó
-hs trả lời
1.Tác giả: Mô-li-e (1622-1673 là nhà soạn kịch nổi tiếng; tác phẩm tiêu biểu: Lão Hà Tiện, Trưởng giả học làm sang,
2. Tác phẩm:
a.Xuất xứ: trích hồi 2 lớp 5 của vở 
 “Trưởng giả học làm sang”.
b.Thể loại: Hài kịch (là một thể loại của kịch lấy tiếng cười để chế giễu, phê phán thói hư, tật xấu trong xã hội.
C, Bố cục : 2 cảnh
- Cảnh 1:Từ đầu đến “đều theo nhịp của nhạc”: Ông Giuốc – đanh với bác phó may.
Cảnh 2: Còn lại: Ong Giuốc- đanh với đám thợ phụ.
II.ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
- Ông Giuốc-đanh và bác phó may trò chuyện xoay quanh những sự việc gì? Sự việc nào là chủ yếu?
-hs tb:Ông Giuốc - đanh phát hiện điều gì trên bộ lễ phục mới may?
-hs khá, giỏi: Sự phát hiện này chứng tỏ điều gì trong nhận thức của ông?
-hs tb:Nhưng tại sao ông lại dễ dàng thay đổi ý kiến? 
-hs khá, giỏi: Nhận xét về tính cách của hai nhân vật?
- Gv phân tích làm rõ con người Giuốc- đanh để làm nổi bật sự mê muội bị giật giây trong vấn đề bộ lễ phục.
- Gv: Treo bảng phụ và các mảnh ghép, cho Hs lên ghép lời thoại.
-hs khá, giỏi:ông Giuốc-đanh có chấp nhận bộ lễ phục may không đúng quy cách không ? vì sao ông lại chấp nhận ? 
- Gv phân tích làm rõ sự mê muội ngu đốt, ngớ ngẩn đáng cười của Giuốc- đanh và sự khôn khéo, láu cá của phó may.
- hs tb: Phó may làm gì khi Giuốc- đanh phát hiện ông ta cắt xén vải?
- hs tb: Phản ứng của ông Giuốc- đanh?
- hs khá, giỏi: Mối quan tâm lớn nhất của Giuốc đanh là gì?
- Gv: Giuốc- đanh tưởng rằng mình sẽ đứng vào hàng ngũ quý tộc khi khi khoác lên mình bộ áo quý tộc nên ông ta đã bị phó may lừa đảo một cách ngoạn mục.
- Cuộc đối thoại giữa hai người xoay quanh bộ lễ phục của ông Giuốc- đanh
- Hs: Trả lời
- Hs: Bộc lộ
- Hs: Ghép mảnh.
- không có kiến thức về ăn mặc, chấp nhận vì muốn ăn mặc theo kiểu quý tộc.
- Khen vải đẹp, mời mặc lễ phục.
- Quên ngay, chỉ muốn thử bộ lễ phục.
- Bộ lễ phục theo kiểu quý tộc.
1.Ông Giuốc - đanh và bác phó may
Ông Giuốc- đanh
Bác phó may
- Đôi bít tất chật quá.
- Đôi giày làm tôi đau chân ghê ghớm.
- Tôi, tôi bảo là nó làm tôi đau.
-> Nhận thức cảm tính:Tỉnh táo, khe khắt, khó tính.
- Rồi nó dãn ra
- Đôi giày không làm ngài đau đâu mà.
-> Giải thích vu vơ, đuối lí.
- Bác may hoa ngược mất rồi!
- Ồ, thế thì bộ áo này may được đấy.
- Không, không. Tôi đã bảo là không mà.
-> Đúng, chủ động-> sai, bị động: Mê muội, ngu dốt, ngớ ngẩn.
- Những người quý phái đều mặc như thế.
- Nếu ngài muốn thì tôi sẽ may hoa xuôi lại thôi.
-> Sai, bị động-> đúng, chủ động: Láu cá, lừa bịp.
- Phát hiện bị cắt xén vải
- Đành là đẹp nhưng đừng gạn vào áo của tôi.
- Ừ! Đưa đây tôi.
-> Phàn nàn-> Quên việc bị ăn bớt vải.
=>Thích ăn diện theo kiểu quý tộc nên bị lừa đảo một cách dễ dàng.
- Là thứ hàng đẹp nên tôi..
- Mời ngài mặc thử bộ lễ phục.
-> đánh lảng chuyện khác-> biết mối quan tâm của Giốc- đanh là bộ lễ phục.
=> Khôn khéo, ranh ma, bịp bợm.
=> Giuốc- đanh là người thiếu hiểu biết, thích học đòi sang trọng, quý phái nên đã bị phó may lợi dụng, biến thành trò cười, trở nên lố bịch.
4. Củng cố 
- Theo em, trong lớp kịch này, những chi tiết nào thể hiện rõ nhất tính cách học đòi làm sang của nv Giuốc-đanh?
5.Dặn dò
Phân tích tính cách của ông Giuốc – đanh trong lớp kịch tứ hai
Ngày soạn: 28/3/2015
Ngày dạy: 01/3/2015
TIẾT 119: ÔNG GIUỐC –ĐANH MẶC LỄ PHỤC
 (Trích Trưởng giả học làm sang) Mô – li – e
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Giúp hs:
- Tiếng cười chế giễu thói “trưởng giả học làm sang”.
- Tài năng của Mô- li –e trong việc xây dựng một lớp kịch sinh động.
2. Kĩ năng	
- Đọc phân vai kịch bản văn học.
- Phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật kịch 
3. Thái độ 
- Giáo dục ý thức rèn luyện bản thân 
4. Kỹ năng sống 
- Kĩ năng giao tiếp, nhận thức, tự khẳng định
II.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tóm tắt lớp kịch?
3. Bài mới: 
Tính cách học làm sang của ông Giuốc – đanh còn được thể hiện thế nào chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở lớp kịch thứ 2
-hs khá, giỏi: Hình ảnh Giuốc đanh bị lột quần áo khi mặc lễ phục, hết cởi áo lại mặc áo, chân bước, miệng nói trên sân khấu cho thấy tính cách gì của ông ? 
- hs tb: Cuộc đối thoại giữa Giuốc-Đanh với đám thợ diễn ra xung quanh việc gì ?
- hs khá, giỏi:Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ? 
- Hs tb: Lí do diễn ra việc này là gì ?
- Tâm trạng của ông Giuốc đanh về việc này ? 
- Từ đó bộc lộ thêm đặc điểm tính cách đáng cười của nhân vật Giuốc-đanh? 
- Thích trưng diện, khoe khoang. 
- Tâng bốc địa vị xh của ông Giuốc – đanh
- Tăng cấp: ông lớn – cụ lớn – đức ông 
Bọn thợ muốn moi tiền, ông Giuốc-đanh thích được tâng bốc. - Hs: Trả lời
- Thích sang trọng, háo danh, dốt nát. 
2.Ông Giuốc- đanh và tay thợ phụ
Đám thợ phụ
Ông Giuốc- đanh
- Bẩm, ông lớn ạ.
- Bẩm cụ lớn.
- Bẩm đức ông
- Ông lớn ư ?..Ta thưởng về tiếng “Ông lớn” đây này.
- “Cụ lớn”, ồ ồ, cụ lớn!... thưởng cho chú đây.
- Hà hà? Hà hà..thưởng cho chú mày.
- Về tâm lí : cực kì sung sướng, hãnh diện 
- Về hành động: liên tục thưởng tiền.
=> Háo danh, ưa nịnh, có dục vọng được làm quý tộc mãnh liệt.
III.TỔNG KẾT
- Gv:Từ tiếng cười được tạo ta trong lớp kịch này, em biết gì về nghệ thuật viết kịch và tư tưởng của Mô-li- e? (Hs: Trả lời, đọc ghi nhớ)
- Gv nhấn mạnh nội dung nghệ thuật.
1, Nghệ thuật
- Khắc họa tính cách lố lăng của nhân vật thông qua lời nói, hành động.
- Dựng nên lớp hài kịch ngắn với mâu thuẫn kịch được thể hiện sinh động, hấp dẫn, gây cười.
2.Nội dung: Kể về việc ông Giuốc- đanh muốn thay đổi cách ăn mặc, tác giả phê phán thói học đòi cao sang của tầng lớp trưởng giả.
4.Củng cố
Gv khái quát nội dung bài học, sau đó liên hệ với truyện cổ tích Bộ quần áo mới của hoàng đế và cho hs rút ra bài học
5.Dặn dò
Nắm vững nội dung bài hoc.
Làm bài tập bài Lựa chọn trật từ trong câu
Ngày soạn: 29/3/2015
Ngày dạy: 02/4/2015
TIẾT 120: LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU (luyện tập)
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Kiến thức 
- Tác dụng diễn đạt của một số cách sắp xếp trật tự từ.
2. Kĩ năng
- Phân tích được hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong văn bản.	
- Lựa chọn trật tự từ hợp lí trong nói và viết, phù hợp với hoàn cảnh và mục đích giao tiếp.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng đúng hoàn cảnh giao tiếp
4.Kĩ năng sống:Nhận biết, phân tích, đánh giá, hợp tác
II.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định lớp: 
2.Kiểm tra bài cũ : 
- Trong một câu có mấy cách sắp xếp trật từ từ? 
- Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ? 
 3.Bài mới :
Việc sắp xếp trật tự từ rất cần thiết. Nó tác động đến hiệu quả diễn đạt của ngôn ngữ. Hôm nay cô và các em cùng củng cố kĩ năng sắp xếp trật tự từ qua tiết luyện tập hôm nay.
Hoạt động của GV và Hs
Nội dung cần đạt
- Gv tổ chức cho các hs lần lượt giải các bài tập theo thứ tự trong sgk. 
	- Gv cho hs hoạt động độc lập, sau đó trình bày kết quả trước lớp. 
Bài tập 1, 2, 3, 4, 5 hs trả lời bằng miệng. 
Gv đánh giá, nhận xét cho điểm
Bài 6 làm vào vở hay giấy nháp.
- Hs tự chọn đề bài. 
- Viết.
- Giải thích cách sắp xếp trật tự từ ở một câu trong đoạn.
1.Bài 1
 a. Trật tự từ, cụm từ thể hiện thứ tự trước - sau của các công việc cần phải làm để cổ vũ, động viên và phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân.
Đầu tiên là phải giải thích cho quần chúng hiểu
 -> Tuyên truyền cho quần chúng hưởng ứng -> Tổ chức cho quần chúng làm, lãng đạo để làm cho đúng -> Kết quả là làm cho tinh thần yêu nước của quần chúng được thực hiện vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
 b. Trật tự từ, cụm từ thể hiện thứ tự của các công việc chính, việc phụ hoặc thường xuyên hằng ngày và việc làm thêm trong những phiên chợ chính. 
2.Bài 2
Các cụm từ in đậm được lặp lại ngay ở đầu câu là để liên kết câu ấy với những câu trước cho chặt chẽ.
3.Bài 3
a, Đảo trật tự từ để nhấn mạnh hình ảnh tiêu điều, tâm trạng man mác buồn.
b, Đảo trật tự để nhấn mạnh hình ảnh “đẹp”
4.Bài 4 
Ở cả 2 câu, phụ ngữ của ĐT “thấy” đều là cụm 
C - V.
 a. Câu a là câu miêu tả bình thường: nêu tên nhân vật và miêu tả hoạt động của nhân vật.
 b. Câu b là câu đảo trật tự ở cụm C - V làm phụ ngữ: để nhấn mạnh sự “ngạo nghễ vô lối” (sự làm bộ) của nhân vật.
-> Căn cứ vào văn cảnh, chọn câu b là thích hợp.
5.Bài 5. Cách sắp xếp của tác giả là hợp lý vì:
	- Xanh: Màu sắc, đặc điểm về hình thức dễ nhìn thấy.
	- Nhũn nhặn: Tính khiêm tốn, phải có thời gian tìm hiểu mới biết được. 
	- Ngay thẳng: Phẩm chất tốt đẹp, cũng phải có thời gian tìm hiểu. 
	- Thuỷ chung: Phẩm chất tốt đẹp, phải qua thử thách mới biết được. 
	- Can đảm: Phẩm chất tốt đẹp, cũng phải qua thử thách mới biết được.
	-> Nhà văn đúc kết được những phẩm chất đáng quý của cây tre.
Bài 6. Viết đoạn văn.
4. Củng cố
- Gv khái quát bài học:
- Tác dụng của việc sắp xếp các trật tự từ trong câu?
5.dặn dò
Viết đoạn văn ngắn theo chủ đề và giải thích cách sắp xếp trật tự từ ở một câu văn trong văn bản đó.
Chuẩn bị bài Luyện tập đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận

File đính kèm:

  • docBai_28_Lua_chon_trat_tu_tu_trong_cau_20150725_031845.doc