Giáo án Ngữ văn 8 tiết 113 đến 116

TIẾT 115: LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Cách sắp xếp trật tự từ trong câu.

- Tác dụng diễn đạt của những trật tự từ khác nhau.

2. Kĩ năng

- Phân tích hiệu quả diễn đạt của việc lựa chọn trật tự từ trong một số văn bản đã học.

- Phát hiện và sửa được một số lỗi trong sắp xếp trật tự từ.

3. Thái độ: Có ý thức sử dụng đúng hoàn cảnh giao tiếp

4.Kĩ năng sống: Nhận biết, phân tích, đánh giá, hợp tác.

 

doc10 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2258 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 tiết 113 đến 116, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/3/2015
Ngày dạy: 23/3/2015
TIẾT 113: LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM VÀO TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về yếu tố biểu cảm trong văn NL mà các em đã học trong tiết tập làm văn trước
- Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa yếu tố biểu cảm vào một câu, một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi quen thuộc.
2. Kĩ năng	
- Xác định cảm xúc và biết cách diễn đạt cảm xúc đó trong bài văn nghị luận.
3, Thái độ : Học tập nghiêm túc
4, Kĩ năng sống:
- Kỹ năng giao tiếp, vận dụng, sáng tạo, giải quyết vấn đề.
II.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Yếu tố biểu cảm có vai trò ntn trong bài văn nghị luận?
	- Người viết cần phải làm gì để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao?
3. Bài mới: 
Yếu tố biểu cảm tác động mạnh mẽ đến tư tưởng tình cảm của người nghe( người đọc) và tăng sức thuyết phục cho văn bản nghị luận. Vấn đề là chúng ta có biết cách đưa yếu tố biểu cảm được hay không. Tiết học hôm nay là dịp để các em luyện tập cách đưa yếu tố biểu cảm vào văn bản nghị luận.
I.LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
- Gv: ghi đề lên bảng. Kiểm tra dàn ý của các nhóm.
-gv chốt ý đúng
-HS khá, giỏi: Để làm sáng tỏ vấn đề trên, cách sắp xếp các luận điểm (trong sgk) có hợp lí không? Vì sao? Nên sửa như thế nào?
- Gv. Lưu ý hs.
+ Dẫn chứng có vai trò cốt yếu trong lập luận chứng minh, không có dẫn chứng thì luận điểm cũng chẳng thể làm sáng tỏ được. Khi đưa ra dẫn chứng người viết cần nêu ra ý kiến, quan điểm của mình, tức là phải nêu luận điểm.
+ Các luận điểm cần phải sắp xếp rành mạch, hợp lí, chặt chẽ, để có thể làm cho luận điểm trở nên sáng tỏ.
Như vậy cần sắp xếp lại theo dàn bài
- Gv đưa ra dàn ý mẫu
- Hs trình bày bài đã chuẩn bị ở nhà: 
-hs khác nhận xét và bổ sung
- Nhận xét: Các luận điểm ở sgk khá phong phú nhưng thiếu mạch lạc, sắp xếp có phần còn lộn xộn.
Đề bài : “ Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh” 
1.Tìm hiểu đề và tìm ý 
- Làm rõ vấn đề: Tác dụng của chuyến đi tham quan, du lịch 
- Sử dụng lập luận: chứng minh 
2.Lập dàn ý 
a. Mở bài: Nêu lợi ích của việc tham quan 
b.Thân bài : Nêu lợi ích cụ thể 
+ Về thể chất : Những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta thêm khoẻ mạnh. 
+ Về tình cảm :Những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta: 
- Tìm thêm được thật nhiều niềm vui cho bản thân mình. 
- Có thêm tình yêu đối với thiên nhiên, với quê hương đất nước.
+ Về kiến thức, những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta :
- Hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong trường lớp qua những điều mắt thấy tai nghe
- Đưa lại nhiều bài học có thể còn chưa có trong sách vở của nhà trường 
+ Kết bài : Khẳng định tác dụng của hoạt động tham quan. 
II.LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM VÀO ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN
-Tác giả đã đưa yếu tố biểu cảm vào đoạn văn bằng cách nào?
- Hs. Đọc đoạn văn 2b. Thảo luận.
-hs khá, giỏi:Trong đoạn văn ấy, em thực sự muốn biểu hiện tình cảm gì?
- Em thấy đoạn văn 2b sgk có biểu hiện thật đúng và đủ những tình cảm của em không?
- Em có định dùng những từ ngữ, những cách đặt câu mà sgk gợi ý không?
- Em có cần sửa lại các từ ngữ, cách đặt câu đó hay không và sửa lại thế nào?
- Hs. Đọc đoạn văn 2a. Thảo luận trả lời câu hỏi
-những chuyến du lịch có thể giúp chúng ta tìm thê được nhiều niềm vui cho bản thân
-Yếu tố biểu cảm đã được thể hiện khá rõ trong đoạn văn trên qua các từ ngữ, qua cách xưng hô. Tuy nhiên vẫn có thể gia tăng yếu tố biểu cảm trong từng câu, từng đoạn thêm sâu sắc, phong phú.
1.Ngữ liệu 1
a. Tác giả đưa yếu tố biểu cảm bằng:
 + Từ biểu cảm: Biết bao, niềm vui sướng, mơ màng, sung sướng 
 + Câu cảm thán (câu cuối)
 + Hình ảnh đối lập: người trong xe và người đi bộ.
2.ngữ liệu 2
3.Viết bai
4.Củng cố
Gv khái quát lại nội dung bài học
5.Dặn dò
Hoàn thiện bài viết
Ôn tập cho tiết kiểm tra văn
Ngày soạn: 19/3/2015
Ngày dạy: 23/3/2015
TIẾT 114: KIỂM TRA VĂN
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
- Các văn bản trữ tình và nghị luận Việt Nam.
- Thông qua bài kiểm tra, giáo viên có thể đánh giá kết quả học tập của học sinh.
2. Kĩ năng:
- Trình bày, phân tích, cảm nhận giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
3. Thái độ: 
- Nghiêm túc, tự giác làm bài. 
II.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3. Bài mới:
* Thiết lập ma trận:
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Thấp
Cao
1. ngắm trăng
2. Đi đường
Chép được bài thơ
Nêu khái quát nội dung, nghệ thuật bài thơ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu:1
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 1
Số điểm:3
Tỉ lệ: 30%
3. Chiếu dời đô
4. Hịch tướng sĩ 
Nhớ được khái niệm và đặc điểm của chiếu, hịch
Hiểu và đánh giá được hành động của Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu:1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu:1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40%
4. Nước Đại Việt ta
Viết được đoạn văn trình bày nhận xét, đánh giá về tư tưởng nhân nghĩa
Số câu:1
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Tổng số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu:2
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
Số câu:1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 30%
Số câu:1
Số điểm: 3
Tỉ lệ:30%
Số câu: 3
Số điểm:10
Tỉ lệ:100%
 Đề 1 Lớp 82
Câu 1(3đ)
- Chép thuộc lòng bài thơ Ngắm trăng (phần dịch thơ)
- Nêu khái quát nội dung, nghệ thuật bài thơ?
 Câu 2(4đ)
-Chiếu là gì, nêu đặc điểm của thể chiếu
- Vì sao Lí Công Uẩn chọn Đại La làm nơi định đô mới?
Câu 3(3đ)
Thông qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta” hãy nêu suy nghĩ của em về quan điểm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi? Quan điểm đó được tiếp nối ở thời đại ngày nay như thế nào?(Trình bày bằng một đoạn văn)
Đề 2 Lớp 81
Câu 1(3đ)
- Chép thuộc lòng bài thơ Đi đường (phần dịch thơ)
- Nêu khái quát nội dung nghệ thuật bài thơ:
Câu 2(4đ)
-Hịch là gì, nêu đặc điểm của thể hịch
- Hãy nêu mục đích của tác giả khi viết Hịch tướng sĩ. 
Câu 4(3đ)	Thông qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta” hãy nêu suy nghĩ của em về quan điểm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi? Quan điểm đó được tiếp nối ở thời đại ngày nay như thế nào?
(Trình bày bằng một đoạn văn)
ĐÁP ÁN
Đề 1 Lớp 82
Câu 1(3đ)
HS chép đúng bài thơ Ngắm Trăng (1 đ)
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
Nội dung, nghệ thuật bài thơ: (2 đ)
 Ngắm trăng là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà ham súc, cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm
Câu 2(4đ)	
- Khái niềm thể chiếu (2 điểm)
 Thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh; được công bố và đón nhận một cách trang trọng; thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao có ảnh hưởng đến vận mệnh của cả triều đại, đất nước. Chiếu thường mang tính mệnh lệnh, sử dụng nhiều câu văn biền ngẫu, văn vần.	
- Lí Công Uẩn chọn Đại La làm nơi định đô mới vì nơi đây hội tụ các yếu tố thuận lợi về thiên nhiên, địa thế đất đai, dân cư. (2 đ)
Câu 3(3đ)
- Theo quan điểm của Nguyễn Trãi nhân nghĩa là chống bạo tàn, diệt ngoại xâm, phấn đấu cho nước được tự do, nhân dân được ấm no hạnh phúc	.
Đảng và nhà nước ta ngày nay vẫn luôn phát huy tư tưởng nhân nghĩa đó. Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để công dân được tham gia lao động, được hỗ trợ nguồn vốn để phát triển kinh tế ổn định cuộc sống .
Đề 2 Lớp 81
Câu 1(3đ)
HS chép đúng bài thơ Đi đường (1 đ)
Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trung núi non
Nội dung, nghệ thuật bài thơ (2 đ): 
Đi đường là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc, từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí đi đường : vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang
Câu 2(4đ)	
- Khái niệm thể hịch (2 đ)
 Thể văn thường được vua, chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.	
Mục đích Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ để nêu gương các trung thần nghĩa sĩ đã xả thân cứu nước cứu chúa để khích lệ tinh thần trung quân ái quốc của tướng sĩ. Nêu cao lòng căm thù giặc, yêu nước quyết tâm đánh lại kẻ thù. Chỉ ra cho các tướng sĩ thấy những hành động sai trái khuyên ngăn họ nên sửa đổi khích lệ họ rèn luyện võ nghệ học tập binh thư nêu cao tinh thần quyết chiến, lập công.
Câu 3(3đ)
Như đáp án lớp 82
4. Củng cố: Gv thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Chuẩn bị bài Lựa chọn trật tự từ
Ngày soạn:20/3/2015
Ngày dạy: 25/3/2015
TIẾT 115: LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Kiến thức 
- Cách sắp xếp trật tự từ trong câu.
- Tác dụng diễn đạt của những trật tự từ khác nhau.
2. Kĩ năng
- Phân tích hiệu quả diễn đạt của việc lựa chọn trật tự từ trong một số văn bản đã học.
- Phát hiện và sửa được một số lỗi trong sắp xếp trật tự từ.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng đúng hoàn cảnh giao tiếp
4.Kĩ năng sống: Nhận biết, phân tích, đánh giá, hợp tác...
II.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là lượt lời trong hội thoại? Để giữ lịch sự trong giao tiếp người ta phải làm như thế nào? Bài tập 4?
3. Bài mới:
Khi nói cũng như khi viết, các kí hiệu ngôn ngữ bao giờ cũng xuất hiện tuần tự cái trước cái sau, ví dụ: phát âm tiếng này rồi mới sang tiếng khác, viết chữ này rồi mới đến chữ kia, nói câu trước rồi mới tới câu sau,Trình tự sắp xếp các từ trong câu được gọi là trật tự từ. Vậy trật tự từ trong câu phải như thế nào để đạt hiệu quả? Tiết học này sẽ trả lời cho câu hỏi đó.
I.NHẬN XÉT CHUNG
- Có thể thay đổi trật tự từ trong câu in đậm theo những cách nào mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu?
-Gv chia lớp thành 4 nhóm thi tìm nhanh, tìm nhiều cách sắp xếp.
-hs khá giỏi: Vì sao tác giả chọn trật tự từ như trong đoạn trích?
-Hãy thử chọn một trật tự từ khác và nhận xét về tác dụng của sự thay đổi ấy ? Từ đó, em rút ra kinh nghiệm gì trong việc đặt câu?
- Hs. Đọc ghi nhớ
- Hs thảo luận nhóm.
-hs trình bày bài làm, nhận xét bài làm các nhóm còn lại
- Việc lặp lại từ roi ở ngay đầu câu có tác dụng liên kết chặt câu ấy với câu trước 
- Việc đặt từ thét ở cuối câu có tác dụng liên kết chặt câu ấy với câu sau 
- Việc mở đầu bằng cụm từ gõ đầu roi xuống đất có tác dụng nhấn mạnh sự hung hãn của Cai Lệ 
- Hs lựa chon cách sắp xếp và nhận xét. Có nhiều cách sắp xếp trật tự từ khác nhau mang lại hiệu quả diễn đạt riêng
1.ngữ liệu
a. Thay đổi trật tự từ: Có 6 cách:
- Cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ.
- Cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất.
- Thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất.
- Bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi 
- Bằng giọng... xái cũ, gõ đầu roi xuống đất cai lệ thét.
- Gõ đầu roi xuống đất, bằng giọng... cũ, cai lệ thét.
b. T/g chọn trật tự từ như trong đoạn trích vì:
=> Các trật tự khác không đầy đủ các tác dụng của hiệu quả diễn đạt 
2.Ghi nhớ
II.MỘT SỐ TÁC DỤNG CỦA SỰ SẮP XẾP TRẬT TỰ TỪ
Hs. Đọc ví dụ. Chú ý các câu in đậm.
Nhóm 1,2: Trật tự từ trong những bộ phận câu in đậm thể hiện điều gì?
Nhóm 3,4: So sánh tác dụng của những cách sắp xếp trật tự từ trong các bộ phận câu in đậm?
- Hs. Thảo luận.
Hs tb:Từ những điều đã phân tích ở các mục I và II, hãy rút ra nhận xét về t/d của việc sắp xếp trật tự từ?
-Hs thảo luận nhóm, trình bày kết quả hoạt động, nhận xét bài làm các nhóm còn lại
-Hs trả lời ghi nhớ
1.ngữ liệu
Ngữ liệu 
a, Thể hiện thứ tự trước sau của các hoạt động.
b, Thể hiện thứ tự bậc cao thấp của các nhân vật.Tương ứng với trật tự của cụm từ đứng 
trước: Cai lệ mang roi song đi trước, người nhà lí trưởng mang tay thước và dây thừng theo sau.
Ngữ liệu 2
- Cách viết của Thép Mới có hiệu quả diễn đạt cao hơn vì nó có nhịp điệu hơn (đảm bảo 
được sự hài hoà về ngữ âm)
2.Ghi nhớ (sgk)
III.LUYỆN TẬP
- Hs đọc yêu cầu phần luyện tập.
- Gv hướng dẫn
- Hs làm việc theo bàn, trả lời, bổ sung cho nhau.
- Gv nhận xét. 
a. Kể tên các vị anh hùng dân tộc theo thứ tự xuất hiện của các vị ấy trong LS.
b. + Câu thơ 1: Nhấn mạnh cái đẹp của non sông mới được giải phóng.
+ Cụm từ “hò ô tiếng hát”:
 - Đảo “hò ô” lên trước để bắt vần với sông Lô (vần lưng) -> Tạo cảm giác kéo dài mênh mang của sông nước.
 - Cho câu thơ bắt vần với câu trước (ngạt - hát) -> Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm cho lời thơ.
c. Cụm từ “mật thám, đội con gái” ở đầu 2 vế câu là để liên kết chặt chẽ với câu đứng trước.
4.Củng cố
Câu 1: trật tự từ trong câu dùng để:
a.Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng
b.Thể hiện trật tự xã hội
c.Thể hiện trật tự an ninh, quộc phòng
Câu 2: nêu các chức năng của trật tự từ?
5.Dặn dò
-Học thuộc ghi nhớ. Chọn một câu thơ câu văn bất kì, giải thích cách sắp xếp trật tự từ của tác giả.
Ngày soạn: 21/3/2015
Ngày dạy:26/3/2015
TIẾT 116: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Ôn lại kiến thức về kiểu bài nghị luận(giải thích, chứng minh) .
- Củng cố kiến thức về bố cục và các kỹ năng và phương pháp làm bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng:
- Trình bày bài có bố cục và sử dụng ngôn ngữ chính xác, sinh động, hấp dẫn.
3. Thái độ: 
- Có ý thức trau dồi cách viết văn nghị luận.
4. Kỹ năng sống: Nhận biết, sáng tạo, chủ động
II.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới: 
Tiết trả bài không đơn thuần là cô công bố kết quả cho các em. Mà mục đích của tiết trả bài là giúp các em nhận ra các mặt chưa được trong bài viết để rút kinh nghiệm cho mình.
 Hoạt động của Gv và Hs
 Nội dung kiến thức
- GV: gọi HS nhắc lại đề.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề.
Dàn ý- thang điểm
- Gv gợi ý Hs lập dàn ý.
- Gv ghi lên bảng dàn bài và thang điểm.
- Hs: Ghi vở để củng cố
Nhận xét chung
- Gv nhận xét chung:
* Ưu điểm : 
* Hạn chế 
Sửa lỗi cụ thể
- Gv: Treo bảng phụ ghi những lỗi sai, yêu cầu Hs sửa lỗi.
- Hs : sửa lỗi.
Đọc bài
Gv đọc bài khá làm mẫu (Phương, Ngọc, Thăn)
Trả bài- ghi điểm
Hai HS phát bài cho lớp.
HS đọc bài của nhau và góp ý cho nhau cách sửa.
1.Đề bài: Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa “học” và “hành” ?
2.Dàn ý- Thang điểm
a.Dàn ý chi tiết ( xem tiết viết bài)
b.Thang điểm:
* Mở bài: (1.0 điểm) Giới thiệu vấn đề vầ mối quan hệ giữa “Học” và “Hành”.
* Thân bài: ( 7.0 điểm) Bày tỏ suy nghĩ, quan điểm, ý kiến của bản thân để làm rõ mối quan hệ này.
* Kết bài: (1.0 điểm): Khẳng định lại mối quan hệ khăng khít giữa “học” và “hành”.
3.Nhận xét chung:
a.Ưu điểm: - Biết làm đúng bài văn nghị luận.
 - Nêu được vai trò của việc học.
b.Hạn chế: - Ít bạn nêu được mối quan hệ giữa học và hành.
 - Chưa bám sát trọng tâm đề yêu cầu.
 - Câu mơ hồ, không rõ nội dung.
 4. Sửa lỗi cụ thể
a.Lỗi kiến thức:
-“Học” và “Hành” có mối quan hệ trái ngược (Nim)
- Quan hệ giữa “học” và “Hành” là quan hệ giữa mình và người xung quanh.(Thanny).
b.Lỗi diễn đạt
- Dùng từ: Học và hành là hai từ-> Học và hành là hai khâu; hành có thể biết kiến thức-> hành củng cố kiến thức; đi học là nguồn lợi
-> đi học là quyền lợi. 
- Lời văn
+ Học là một niềm vui sướng của mỗi động vật có hiểu biết(Nier)
+ Không có học chỉ có hành thì càng vô ích-> khó đạt hiệu quả, không hiệu quả.
+ Việc học và hành không thể khăng khít và tách rời-> Học và hành có mối khăng khít, không thể tách rời.(Tuyên)
- Chính tả: Bổ xung-> sung( Thơ); tiếp súc-> xúc (Hăng); dậy-> dạy( Sương); xa sôi->Xa xôi ( Phương); sem-> xem( Hăn)
5.Đọc bài:
6.Trả bài- ghi điểm
4. Củng cố:
 Gv khái quát bài học, yêu cầu Hs chú ý hơn về dàn ý, diễn đạt, tách đoạn văn
5. Dặn dò
 - Chuẩn bị bài tiếp theo Tìm hiểu yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn nghị luận

File đính kèm:

  • docBai_26_Thue_mau_20150725_031849.doc