Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 111: Hội thoại - Năm học 2015-2016

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu lượt lời trong hội thoại.(10 phút)

GV gọi HS đọc đoạn trích miêu tả cuộc trò chuyện giữa nhân vật chú bé Hồng với người cô.(SGK/ 92)

HS đọc đoạn trích.

? Trong cuộc hội thoại đó, nhân vật có bao nhiêu lượt ?

HS trả lời.

GV chốt ý.

? Trong cuộc thoại chỗ nào lẽ ra Hồng được nói nhưng lại không nói?

-Hai lần: sau lời 1 của bà cô,sau lời 3 của bà cô.

? Sự im lặng thể hiện thái độ của Hồng đối với những lời nói của người cô như thế nào?

HS trả lời

GV nhận xét, chốt ý.

? Vì sao, Hồng không ngắt lời cô khi bà nói những điều Hồng không muốn nghe?

HS trả lời.

? Qua tìm hiểu đoạn văn trên em hiểu thế nào là lượt lời trong hội thoại?

? Thái độ của chúng ta như thế nào khi tham gia vào hội thoại?

HS trả lời.

GV chốt ý.

HS đọc ghi nhớ SGK/102

 

docx4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 563 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 111: Hội thoại - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài : 29 Tiết: 111
HỘI THOẠI (tt)
Tuần dạy: 29 
Ngày dạy: 24/03/2016
1.MỤC TIÊU
 1.1Kiến thức:
 - Khái niệm lượt lời.
 - Việc lựa chọn lượt lời góp phần thể hiện thái độ và phép lịch sự trong giao tiếp.
 1.2 Kĩ năng:
 - Xác định được các lượt lời trong các cuộc hội thoại.
 - Sử dụng đúng lượt lời trong giao tiếp.
 1.3 Thái độ:
 - Có thái độ, ý thức giao tiếp lịch sự, hòa nhã, biết lắng nghe tránh tranh cướp lời người khác.
2.TRỌNG TÂM:
Khái niệm lượt lời và cách vận dụng chúng trong giao tiếp.
3.CHUẨN BỊ:
 3.1 Giáo viên: bảng phụ.
 3.2 Học sinh: vở ghi, bảng nhóm.
4.TIẾN TRÌNH:
 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1 phút)
	Lớp 8A1.Sĩ số:/
 4.2 Kiểm tra miệng: (4 phút)
Câu hỏi
Trả lời
1.Thế nào là vai xã hội ?(3 điểm)
2. Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội nào? Cho ví dụ. (4 điểm)
3.Khi tham gia hội thoại mỗi người cần phải làm gì? (3điểm)
1.Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại.
2.Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội:
+ Quan hệ trên - dưới hay ngang hàng ( tuổii tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội).
+ Quan hệ thân – sơ (theo mức độ quên biết, thân tình).
Ví dụ: Chúng ta phải có thái độ kính trọng, vâng lời với cha mẹ, ông bà, thầy cô
 3.Khi tham gia hội thoại mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp.
 4.4 Bài mới: (35phút)
 *Giới thiệu bài mới: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu vai xã hội trong hội trong hội thoại là gì và được xác định bằng các quan hệ xã hội.Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về lượt lờii trong hội thoại ở bài học “ Hội thoại (tiếp theo)”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu lượt lời trong hội thoại.(10 phút)
GV gọi HS đọc đoạn trích miêu tả cuộc trò chuyện giữa nhân vật chú bé Hồng với người cô.(SGK/ 92)
HS đọc đoạn trích.
? Trong cuộc hội thoại đó, nhân vật có bao nhiêu lượt ?
HS trả lời.
GV chốt ý.
? Trong cuộc thoại chỗ nào lẽ ra Hồng được nói nhưng lại không nói?
-Hai lần: sau lời 1 của bà cô,sau lời 3 của bà cô. 
? Sự im lặng thể hiện thái độ của Hồng đối với những lời nói của người cô như thế nào? 
HS trả lời
GV nhận xét, chốt ý.
? Vì sao, Hồng không ngắt lời cô khi bà nói những điều Hồng không muốn nghe? 
HS trả lời.
? Qua tìm hiểu đoạn văn trên em hiểu thế nào là lượt lời trong hội thoại?
? Thái độ của chúng ta như thế nào khi tham gia vào hội thoại?
HS trả lời.
GV chốt ý.
HS đọc ghi nhớ SGK/102.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần luyện tập.(25 phút)
Bài tập 1.
HS đọc, làm bài.
GV nhận xét.
Bài tập 2:
GV cho HS thảo luận nhóm (5 phút)
HS thảo luận, đại diện trình bày.
GV nhận xét.
Bài tập 3.
HS đọc, làm bài.
GV nhận xét.
Bài tập 4.
HS đọc, làm bài.
GV nhận xét.
I.Lượt lời trong hội thoại.
1. Người cô: 6 lượt, Hồng: 2lượt.
2. -Hai lần Hồng im lặng.
-Sự im lặng thể hiện thái độ bất bình thường của Hồng trước những lời nói của người cô nói.
3. Vì Hồng ý thức được rằng Hồng là người thuộc vai dưới, không được xúc phạm cô.
Ghi nhớ: SGK/ 102
II. Luyện tập.
Bài tập 1:
-Cai lệ: ngắt lời người khác, hống hách.
- Người nhà lí trưởng: ít nói, giữ gìn, thái độ mỉa mai.
- Chị Dậu: từ chỗ nhún nhường đến kháng cự, đảm đang, mạnh mẽ.
-Anh Dậu hiền lành, yếu đuối.
Bài tập 2:
a.- Lúc đầu: cái Tí nói nhiều,hồn nhiên; chị Dậu im lặng
- Lúc sau: cái Tí nói ít, chị Dậu nói nhiều.
b.Miêu tả diễn biến nhân vật phù hợp với tâm lí nhân vật. Vì lúc đầu cái Tí rất vô tư và nó chưa biết sắp bị bán.Chị Dậu thì đau lòng vì buộc phải bán con nên im lặng. Về sau cái Tí biết là sắp bị bán nên sợ hãi và đau buồn nên ít nói hẳn đi còn chị Dậu phải nói để thuyết phục đứa con của mình nghe lời.
c. Kịch tính: cái Tí hồn nhiên, hiếu thảo, đảm đang càng làm cho chị Dậu đau lòng và tô đậm nỗi bất hạnh của cái Tí.
Bài tập 3:
Trong đoạn trích có 2 lần nhân vật tôi im lặng khi bà mẹ của nhân vật ấy hỏi. Có thể tìm hai lí do đó trong những câu tiếp theo sau lời hỏi của bà mẹ. Biểu thị sự biết lỗi.
-Nhân vật tôi hai lần im lặng vì trong lòng đang có nhiều cảm xúc: ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ, cảm động, hối hận.
Bài tập 4:
-Cả hai nhận xét đều đúng với hai hoàn cảnh khác nhau:
+ Tục ngữ: khi cần im để giữ bí mật hoặc tôn trọng người khác, tế nhị trong giao tiếp.
+ Tố Hữu: trước hành vi sai trái, sự áp bức bất công, sự xúc phạm nhân phẩm với mình hay với người lương thiện.
4. 4 Câu hỏi, bài tập củng cố. ( 3 phút)
 a.Thế nào là lượt lời trong hội thoại?
 Trả lời: Lượt lời trong hội thoại là trong hội thoại, ai cũng được nói.Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói gọi là lượt lời.
 b. Khi tham gia lượt lời trong hội thoại phải như thế nào?
 Trả lời:cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học (2phút)
 *Đối với bài học ở tiết này
-Học thuộc phần ghi nhớ.
-Cho thêm các ví dụ minh họa. 
 * Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Chuẩn bị bài “Lựa chọn trật tự từ trong câu”.
+ Trả lời các câu hỏi phần I,II – SGK/ 110.
+ Làm bài phần luyện tập – SGK.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
 Nội dung: .........................................................................................................................
................
Phương pháp: ...............
Sử dụng đồ dùng và phương tiện dạy học: 

File đính kèm:

  • docxtiet_111hoi_thoai_tt.docx
Giáo án liên quan