Giáo án Ngữ văn 8 tiết 104+ 105: Thuế máu (Nguyễn Ái Quốc)

1. Chiến tranh và người bản xứ.

Trước khi có chiến tranh: Họ bị xem là giống người hạ đẳng; bị đối xử đánh đập như súc vật.

Khi chiến tranh xảy ra : Đựơc: tâng bốc, vỗ về “con yêu”, “bạn hiền”, “những chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”.

 Giọng điệu châm biếm sự giả dối thâm độc của chế đột thực dân.

 

doc7 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 22198 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 tiết 104+ 105: Thuế máu (Nguyễn Ái Quốc), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 104+105	THUẾ MÁU
Tuần: 28 	 	 	(Nguyễn Ái Quốc)
Mục tiêu:
Kiến thức:
- Bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp và số phận bi thảm của những người dân thuộc địa bị bóc lột, bị dùng làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa phản ánh trong văn bản.
- Nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng sắc sảo trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc.
Kỹ năng:
- Đọc – hiểu văn chính luận hiện đại, nhận ra và phân tích được nghệ thuận trào phúng sắc bén trong một văn bản chính luận.
- Học cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
Thái độ:
GD tư tưởnh Hồ Chí Minh: Nguyễn Ái Quốc đã tố cáo bản chất độc ác giả nhân nghĩa của thực dân Pháp với người dân các nước thuộc địa (trong đó có người Việt Nam) bị bóc lột “thuế màu” cho tham vọng xâm lược của chúng.
Trọng tâm:
- Bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp và số phận bi phảm của những người dân thuộc địa bị bóc lột, bị dùng làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa phản ánh trong văn bản.
- Nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng sắc sảo trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc.
- Đọc – hiểu văn chính luận hiện đại, nhận ra và phân tích được nghệ thuận trào phúng sắc bén trong một văn bản chính luận.
- Học cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Đồ dùng.
3.2 Học sinh: Bảng nhóm.
Tiến trình dạy học:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sĩ số.
4.2.Kiểm tra miệng: 
4.3 Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Vào bài:
Hoạt động 2: Đọc - Tìm hiểu chung:
GV hướng dẫn học sinh đọc: khi mỉa mai châm biếm, khi đau xót, đồng cảm, khi căm hờn phẫn nộ
GV: Đọc mẫu à Gọi HS đọc nối tiếp.
5 Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào?
5 Mục đích Nguyễn Ái Quốc viết văn bản này là gì?
¢ Tố cáo và kết án chủ nghĩa thực dân Pháp đối với các thuộc địa Á - Phi, bước đầu vạch ra con đường cách mạng đấu tranh giải phóng, giành độc lập tự do cho nhân dân đất nước thuộc địa.
GV cho học sinh giải nghĩa các từ: chú thích 2, 3.
Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản:
5Em hiểu như thế nào về Thuế máu? Việc đặt tên chương là Thuế máu nhằm nói lên điều gì?
¢ Loại thuế không hề có trong thực tế. Việc đặt tên chương là Thuế máu một cách hình tượng có sức gợi cảm nhằm nói lên sự tàn nhẫn, dã man nhất của bọn thực dân vì nó bóc lột xương máu, mạng sống của con người.
5 Em có nhận xét gì về giọng điệu của tác giả về điều ấy?
¢ Giọng điệu của tác giả đầy sự châm biếm sự giả dối thâm độc của chế độ thực dân.
5 Trước chiến tranh bọn thực dân gọi dân thuộc địa như thế nào?
¢ Gọi dân bản xứ là : An – Nam – Mít bẩn thỉu, tên da đen bẩn thỉu chỉ biết kéo xe tay, ăn đòn của quan cai trị à chỉ đứng làm tay sai, đầy tớ, nô lệ.
5 Khi chiến tranh xảy ra, những tên An – Nam – Mít được nhà cầm quyền coi trọng như thế nào?
¢ An – Nam – Mít, trở thành những đứa con yêu, bạn hiền, những chiến sĩ bảo vệ công lý tự do. 
5 Vì sao người bản xứ từ địa vị hèn hạ bỗng thành những đứa con yêu, người bạn hiền, những chiến sĩ bảo vệ công lí?
¢ Vì thực dân pháp muốn che giấu dã tâm lợi dụng xương máu của họ trong cuộc chiến tranh cho quyền lợi của nước pháp. Đó chính là thủ đoạn của chính quyền thực dân. 
5 Các cụm từ đặt trong dấu ngoặc kép ở đây được dùng với dụng ý gì? 
¢ Mỉa mai , châm biếm sự giả dối, thâm độc của chế độ thực dân à Thủ đoạn mị dân rẻ tiền để che dấu bản chất tàn bạo, độc ác của thực dân Pháp à giọng điều trào phúng sắc sảo.
5 Số phận thảm thương của người thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả như thế nào?
¢ Họ phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu để vượt đại dương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu lấy máu của mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế.
- Những người bản xứ ở hậu phương làm kiệt sức trong các xưởng thuốc súng đã khạc ra từng miếng phổi, chẳng khác gì hít phải hơi ngạt
- Số phận thảm thương ấy được chốt lại, hằn sâu bởi những con số đầy ấn tương: bảy mươi tám vạn người đặt chân lên đất Pháp, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình.
5 Để làm rõ cái giá phải trả cho cái vinh dự ấy của người bản xứ, tác giả đã đưa ra các chứng cứ cùng với lời bình luận nào?
¢ Đột ngột xa lìa vợ con vượt đại dương phơi thây trên các bãi chiến trường; xuống tận đáy biển; bỏ xác tại những miền thơ mộng vùng Ban-căng. 
- Lấy máu của mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế.
5 Việc nêu 2 con số ở đoạn cuối có tác dụng gì?
¢ Con số 70 vạn và 80 vạn là tố cáo mạnh mẽ tội ác của bọn thực dân, gây lòng căm thù, phẩn nộ trong quảng đại các dân tộc thuộc địa.
Hết tiết 104 chuyển sang tiết 105.
5 Trong đoạn 2, (chế độ lính tình nguyện) được hình thành từ những luận điểm nào?
¢ 1. Những vụ nhũng lạm trong việc bắt lính
2. Phản ứng của những người bị bắt lính.
3. Luận điệu của chính quyền thực dân.
5 Em hiểu tình nguyện là gì?
¢ Tình nguyện là tự giác, không bị bắt buộc phấn khởi mà đi.
5 Theo em, ở đây có phải là người dân thuộc địa đã tình nguyện đi lính không? Vì sao?
¢ Họ không hề tình nguyện đi lính à cách nói mỉa mai, châm biếm của Nguyễn Ái Quốc.
5 Trong đoạn văn trình bày luận điểm 3, tác giả đã nêu ra sự thật nào? Nhằm thuyết phục người đọc điều gì?
¢ Phủ toàn quyền Đông Dương tuyên bố lạc quan và vui vẻ bằng những từ hoa mỹ: “các bạn đã tấp nập đầu quân; kẻ thì hiến dâng cánh tay của mình như lính thợ..”
- Trong thực tế họ phải từng “tốp bị xích tay điệu về tỉnh lị. những vụ bạo động ở Sài Gòn, Biên Hòa”, điều này cho thấy sự đối lập giữa lời nói và sự thật. à Vạch trần sự lừa dối mị dân của chính quyền thực dân với người thuộc địa, vừa bày tỏ thái độ mỉa mai, châm biếm của người viết với bọn cầm quyền thực dân.
5 Nghệ thuật trào phúng trong đoạn này được thể hiện như thế nào?
¢ Mâu thuẫn trào phúng: 
- Sự tương phản giữa lời lẽ tăng bốc phĩnh nịnh hết lời mà hoàn toàn giả dối trong bản bố cáo của phủ. Toàn quyền Đông Dương: ban phảm hàn truy tặng những người đã hy sinh cho tổ quốc với những câu hỏi bắt nguồn từ sự thật cứ xoáy vào những người bị xích, những người bị giam nghiêm ngặt những cuộc biểu tình những vụ bạo động liên tiếp ở nhiều nơi.
5 Kết quả sự hy sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh như thế nào? 
¢ Sau khi nộp hết thuế máu, họ trở về thật bị thảm:
- Khi đại bác đã ngấy thịt đen, thịt vàng rồi . mặc nhiên họ trở lại “giống người bẩn thỉu”. Nghĩa là trước đó ra sao thì bây giờ họ vẫn vậy, máu của họ đã đóng thuếy nhưng họ chẳng được gì.
- Càng chua xót hơn không chỉ bị bót lột hết thuế máu mà còn bị bóc lột hết của cải, bị đánh đập và cuối cùng khi về xứ sở học được chào đón “nồng nhiệt”: “Các anh đã bảo vệ Tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ chúng tôi không cần các anh nữa, cút đi!”.
5 Qua cách đối xử đó sự thật nào được phơi bày, tố cáo?
¢ - Sự bỉ ổi, tán tận lương tâm của bọn cầm quyền thực dân với người dân thuộc địa.
- Cái giá của thuế máu mà người lính thuộc địa phải trả là hết sức to lớn.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết.
5Nêu ý nghĩa văn bản?
5 Nêu vài nét nghệ thuật?
I. Đọc - Tìm hiểu chung: 
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chung:
a. Tác giả:
Văn chính luận chiếm vị trí quan trọng trong thơ văn Hồ Chí Minh.
b. Tác phẩm:
“Thuế máu được trích từ chương I của “Bản án chế độ Thực dân Pháp” (gồm 20 chương, viết ở Pa-ri năm 1925) của Nguyễn Ái Quốc.
Tác phẩm đã tố cáo và kết án chủ nghĩa thực dân Pháp, nói lên tình cảnh khốn cùng của người dân thuộc địa, thể hiện ý chí chiến đấu giành độc lập tự do cho các dân tộc bị áp bức của Nguyễn Ái Quốc.
c. Giải nghĩa từ khó: 
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Chiến tranh và người bản xứ.
Trước khi có chiến tranh: Họ bị xem là giống người hạ đẳng; bị đối xử đánh đập như súc vật.
Khi chiến tranh xảy ra : Đựơc: tâng bốc, vỗ về “con yêu”, “bạn hiền”, “những chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”.
à Giọng điệu châm biếm sự giả dối thâm độc của chế đột thực dân.
- Số phận thảm thương của người dân thuộc địa:
+ Đột ngột xa lìa vợ con.
+ Vượt đại dương đi phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu.
+ Lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế, lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy cho những kẻ cầm quyền.
+ Những người ở hậu phương: làm kiệt sức trong các xưởng thuốc súng.
2. Chế độ lính tình nguyện:
- Chính quyền thực dân dùng mọi thủ đoạn để bắt lính:
+ Bóp nặn thuế khoá, sưu sai, tạp dịch, cưỡng bức mua rượu và thuốc phiện.
+ Lùng ráp, săn bắt lính.
+ Cưỡng bức tàn bạo, dã man.
- Người dân thuộc địa: Tìm mọi cơ hội trốn thoát, Tự làm cho mình nhiễm phải những bệnh nặng nhất để khỏi phải đi lính.
3. Kết quả của sự hy sinh.
Người dân thuộc địa:
+ Trở về với thân phận nô lệ.
+ Bị tước hết các của cải.
+ Bị đối xử như súc vật.
+ Số phận của người dân thuộc địa: đáng thương, khốn khổ, bị lừa dối, bị áp bức, bị đẩy vào tình cảnh cùng quẫn, họ là nạn nhân của chính sách cai trị tàn bạo, nham hiểm của thực dân pháp.
- Chính quyền thực dân:
+ Cướp bóc, đối xử bất công, tàn nhẫn với những người sống sót sau cuộc chiến.
+ Cấp môn bài thuốc phiện để người dân thuộc địa tự huỷ hoại cuộc sống của bản thân và của giống nói,
à Chúng là những kẻ tráo trở, lừa bịp, mất nhân tính.
III. Tổng kết:
1. Ý nghĩa văn bản:
Văn bản có ý nghĩa như một “bản án” tố cáo thủ đoạn và chính sách vô nhân đạo của bọn thực dân đẩy người dân thuộc địa vào các lò lửa chiến tranh.
2. Nghệ thuật:
- Có tư liệu phong phú, xác thực, hình ảnh giàu giá trị biểu cảm.
- Thể hiện giọng điệu đanh thép.
- Sử dụng ngòi bút trào phúng sắc sảo, giọng điệu mỉa mai.
4.4 Củng cố và luyện tập.
GV cho học sinh thực hiện vẽ biểu đồ tư duy.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học bài..
+ Đọc chú thích.
+ Tìm hiểu tác dụng của các từ trái nghĩa được sử dụng trong văn bản.
+ Sưu tầm một số tranh ảnh minh hoạ cho bài học.
+ Đọc diễn cảm văn bản “Thuế máu”.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:	
Chuẩn bị: “Đi bộ ngao du”
5. Rút kinh ngiệm:	
Nội dung:
Phương pháp:
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:

File đính kèm:

  • docBai_26_Thue_mau_20150725_031304.doc