Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1: Tìm hiểu chung về vản bản hành chính - Năm học 2015-2016

? Trong văn bản 1 ai là người thông báo và đối tượng được thông báo là ai? Quan hệ giữa họ như thế nào?

 ? Ai là người viết văn bản 2? Người nhận văn bản là ai? q.hệ giữa họ như thế nào?

? Trong văn bản 3 ai là người báo cáo và đối tượng được báo cáo là ai? Quan hệ giữa họ như thế nào?

? Qua 3 văn bản trên, em thấy thường thì khi nào người ta viết văn bản thông báo, đề nghị, báo cáo?

 

doc6 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 620 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1: Tìm hiểu chung về vản bản hành chính - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /8/2015
 Ngày dạy 8A: /8/2015
 8B: /8/2015
 CHỦ ĐỀ 1 : VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
 Tiết 1 :
 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH.	 
1. Mục tiêu 
 a. Kiến thức.
 Giúp HS:
 - HS hiểu biết chung về đặc điểm văn bản hành chính: Mđích, nội dung, yêu cầu và các loại văn bản hành chính thường gặp trong cuộc sống.
 b. Kĩ năng.
 - Nhận biết đc các loại văn bản hành chính thường gặp trong đ/s.
 - Viết đc vb hành chính đúng quy cách.
 c. Thái độ.
 - HS có ý thức tự giác học tập.
2. Chuẩn bị của gv và hs
 a. Chuẩn bị của gv.
 - sgk, sgv, tl CKTKN, Nghiên cứu, soạn giáo án.
 b. Chuẩn bị của hs.
 - Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
3. Tiến trình bài dạy.
 a.Kiểm tra bài cũ ( không ).
 b. Bài mới
 *Vào bài (1’) : Từ bậc tiểu học đến lớp 6 , em đã học đc những loại vb hành chính nào? Viết vài câu nhắn tin, lập thời gian biểu, đơn xin gia nhập đội TNTPHCM, đơn xin phép nghỉ học, điền vào giấy tờ in sẵn, tập đề vào phong bì thư ở lớp 7 này cta sẽ học về 2 loại vb cụ thể là đề nghị và báo cáo. Trước khi tìm hiểu về 2 vấn đề ấy cta phải nắm đc những hiểu biết chung về vb hành chính. Và đó cũng là nd bài học hôm nay.
 * Nội dung.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Thế nào là văn bản hành chính ? (27’)
Y/c hs quan sát và đọc thầm 3vb sgk
GV: Các em vừa đọc 3 kiểu vb: thông báo, đề nghị, báo cáo.
? Mỗi văn bản trên được viết nhằm m.đích gì?
? Trong văn bản 1 ai là người thông báo và đối tượng được thông báo là ai? Quan hệ giữa họ như thế nào?
 ? Ai là người viết văn bản 2? Người nhận văn bản là ai? q.hệ giữa họ như thế nào?
? Trong văn bản 3 ai là người báo cáo và đối tượng được báo cáo là ai? Quan hệ giữa họ như thế nào?
? Qua 3 văn bản trên, em thấy thường thì khi nào người ta viết văn bản thông báo, đề nghị, báo cáo? 
GV: 3 vb trên là vb hành chính .Vậy thế nào là văn bản hành chính?
GV NX – bổ sung – KL:
? 3 loại VB trên có gì giống và khác nhau?
? H/thức trình bày của 3 VB này có gì khác so với các văn bản truyện và thơ mà các em đã được học?
GV: Ngôn ngữ thơ văn được viết theo phong cách nghệ thuật (có biểu cảm dùng các thủ pháp nghệ thuật, có thể hiểu theo nhiều nghĩa) Còn ngôn ngữ các VB trên là ngôn ngữ hành chính (Ng.túc,
trang trọng, ko dùng các thủ pháp NT, chỉ được hiểu theo 1 nghĩa)
GV: Vậy Ngôn ngữ vb hành chính giản dị, dễ hiểu, đơn nghĩa.
? Quan sát lại 3vb trên và cho biết về hình thức vb hành chính cần có những mục nào?
GV: Nx-kl:
? Em còn thấy loại VB nào tương tự như 3 VB trên không?
GVNX – bổ sung- KL
Hoạt động 2: Luyện tập (10’)
? Trong các tình huống trên, tình huống nào phải viết VB hành chính? Tên mỗi VB ứng với mỗi trường hợp đó là gì?
Nx-kl:
? Những tình huống còn lại phải viết văn bản nào?
- HS đọc văn bản
-1MĐ: Phổ biến 1 nội dung (K.H trồng cây)
-2MĐ: Đề nghị (kiến nghị) nhằm đề xuất 1 nguyện vọng, ý kiến, xin chuyển buổi sinh hoạt tập thể sang chiều thứ 6 
-3MĐ: Báo cáo kết quả hoạt động hưởng ứng phong trào “vì 1 môi trương xanh, sạch, đẹp”
để cấp trên đc biết.
- BGH nhà trường: (cấp trên) thông báo cho các lớp, HS trong toàn trường (cấp dưới)
- HS lớp 7A (cấp dưới) đề nghị với BGH (cấp trên). 
- Lớp 7B (Cấp dưới) báo cáo với BGH (cấp trên).
–Khi cần truyền đạt 1 vẫn đề gì đó (thường là quan trọng) xuống cấp dưới (cấp thấp hơn) hoặc muốn cho người ta biết thì người ta dùng văn bản thông báo
-Khi cần đề đạt 1 nguyện vọng chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể đối với cơ quan, hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết thì người ta dùng văn bản đề nghị (kiến nghị)
-Khi cần phải thông báo1 vđề gì đó lên cấp cao hơn thì người ta dùng VB bcáo.
- Vb hành chính là loại vb đc dùng trong giao dịch hành chính, đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp xh. 
- Ghi
- 3 loại VB trên:
+Giống nhau: Hthức trình bày đều theo 1 số mục nhất định. (Theo mẫu)
+Khác: Về Mđích và những nội dung cụ thể được trình bày trong mỗi văn bản.
- vb hành chính trình bày theo 1 số mục nhất định (mẫu), thơ ko theo mẫu (trừ thơ có luật quy định câu chữ)
- Thơ văn có thể dùng hư cấu, tưởng tượng, còn các Vb trên ko dùng hư cấu, tưởng tượng.
- Ghi
- Quốc hiệu và tiêu ngữ
- Địa điểm, ngày tháng làm vb
- Họ tên, chức vụ của người nhân hoặc cơ quan nhận vb
- Họ tên, chức vụ của người gửi hay cơ quan, tập thể gửi vb
- Nội dung tb, đề nghị, báo cáo.
- Chữ kí, họ tên người gửi.
- Ghi
- Loại VB tương tự: Biên bản, sơ yếu lý lịch
Giấy khai sinh, hợp đồng, giấy chứng nhận giấy mời, giấy khen, bằng tốt nghiệp
- Suy nghĩ – trả lời
3) VB biểu cảm
6) phương thức kể, tả
I. Thế nào là văn bản hành chính ? (27’)
1. Ví dụ
2. Nhận xét
 Văn bản hành chính là loại vb đc dùng trong giao dịch hành chính, đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp xh. Vb này thường đc dùng để truyền đạt những nd, bày tỏ y/c hoặc ghi lại những sự việc có tính chất hành chính- công vụ nhằm giải quyết các mqh giữa cá nhân với cá nhân, giữa tập thể với tập thể, giữa cá nhân với tập thể.
 Ngôn ngữ vb hành chính giản dị, dễ hiểu, đơn nghĩa.
 Đặc điểm của vb hành chính có tính khuôn mẫu, đc sắp xếp trình bày theo 1 số mục nhất định.
 Các loại vb hành chính thường gặp là: đơn từ, báo cáo, đề nghị, biên bản, thông báo, chỉ thị, bản kiểm điểm,
II. Luyện tập (12’)
- Các tình huống phải dùng VB hành chính:
1) VB thông báo.
2) VB báo cáo.
4) Đơn xin nghỉ học
5) VB đề nghị
 c. Củng cố, luyện tập (4’)
 ? Văn bản hành chính là gì ?
 A. Là loại văn bản nghị luận đặc biệt ngắn gọn.
 B. Là một thể loại của văn bản tự sự.
 C. Là loại văn bản dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết.
 d.Hướng dẫn hs tự học bài ở nhà (1’)
 - Học theo vở ghi, đọc thêm ghi nhớ sgk.
 - Sưu tầm các loại đơn từ.
4. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy 
 - Thời gian : ..........................................................................................................
................................................................................................................................
.................................................................................................................................
- Nội dung kiến thức : ............................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................
- Phương pháp : ......................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiết 1- T.C văn 8.doc
Giáo án liên quan