Giáo án Ngữ văn 8 - Phạm Thị Bích Liên - Tuần 5

- Tình huống: Trong cuộc sống có nhữngvăn bản tự sự chúng ta đã học nhưng muốn ghi lại những nội dung chính của chúng để sử dụng hoặc thông báo cho người khác biết thì phải tóm tắt văn bản tự sự.

? Vậy em hiểu thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?

 ( Thảo luận nhóm )

? Lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau, giải thích vì sao:

 

doc13 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1468 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Phạm Thị Bích Liên - Tuần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 
 Tiết 17 
Soạn: 10 /9 / 2010 
Giảng: 21 / 9/ 2010 
Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
A.Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Hiểu rõ thế nào là từ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội.
- Biết sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng lúc, đúng chỗ. Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, tránh gây khó khăn trong giao tiếp.
- Có ý thức trân trọng tiếng nói dân tộc.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: sưu tầm tư liệu
- Học sinh: SGK, SBT, đọc và sưu tầm tư liệu
C. Tiến trình lên lớp: 
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
8A1
/ 
8A2
/ 
2. Kiểm tra:
- Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Cho ví dụ
- Tìm một đoạn thơ có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh và phân tích hiệu quả của việc sử dụng từ ngữ?
 3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Mỗi địa phương đều có vốn từ ngữ riêng của địa phương mình, có một số từ ngữ chỉ được sử dụng ở một số tầng lớp trong xã hội. Vốn từ ngữ đó cũng có đóng góp một phần không nhỏ trong sáng tác văn chương.
Ngữ liệu
* Ngữ liệu 1
Yêu cầu học sinh đọc ngữ liệu 1.
? Tìm các từ in đậm?
? Hai từ trên đồng nghĩa với từ nào?
? Cho biết trong 3 từ : bắp, bẹ, ngô, từ nào được sử dụng ở 1 vùng miền nhất định, từ nào được dùng phổ biến trong toàn dân?
(GV: - Từ “bắp”, “bẹ” được gọi là từ địa phương.
 - Từ “ngô” được gọi là từ toàn dân)
 ? Qua đây em hiểu thế nào là từ toàn dân? Thế nào là từ địa phương? Kể thêm 1 số từ ngữ địa phương mình đang sống?
? Từ những ví dụ trên em hãy có nhận xét gì về sự giống nhau và khác nhau giữa từ địa phương và từ toàn dân?
- Giống : nghĩa.
- Khác : âm thanh.
* GV đưa ví dụ tiếp theo:
- Mận : ---Từ toàn dân.
 \ Từ địa phương Nam Bộ: quả doi, cây doi
- Té : \ Từ toàn dân : dùng tay hắt nước từng tí một ra khỏi chỗ chứa.
 \ Từ địa phương: ngã
-> Học sinh thảo luận nhóm: Nhận xét sự giống nhau giữa các từ toàn dân và địa phương trên? ( Đồng âm, khác nghĩa)
? Vậy hiểu được nghĩa của từ địa phương sẽ có tác dụng gì trong việc đọc hiểu văn bản?
( Hiểu chính xác nội dung được diễn đạt trong văn bản và ý đồ sử dụng từ ngữ của tác giả (mang màu sắc địa phương)
Ngữ liệu2: 
Yêu cầu học sinh đọc ngữ liệu (SGK 57 )
 ? Tác giả dùng từ “mẹ” và “mợ” để chỉ ai?
(Chỉ mẹ của chú bé Hồng )
? Tại sao trong đoạn văn có chỗ tác giả dùng từ “mẹ”, có chỗ lại dùng từ “mợ”? 
? Trước CMT8, trong tầng lớp xã hội nào ở nước ta, mẹ được gọi là mợ, cha được gọi là cậu? - Đọc ngữ liệu phần b ( SGK 57)
? Em hiểu các từ ngỗng, trúng tủ nghĩa là gì?
 ? Tầng lớp XH nào thường dùng các từ ngữ này?
* GV: Các từ “mợ”, “ngỗng”, “trúng tủ” được gọi là biệt ngữ xã hội. Vậy em hiểu biệt ngữ axax hội là gì?
? Kể thêm 1 số biệt ngữ xã hội mà em biết
( Ví dụ các từ: Trẫm, khanh, long sàng, ngự thiện, phao, quay phim ... được dùng trong tầng lớp vua quan xưa kia và tầng lớp học sinh ngày nay )
? Khi sử dụng lớp từ ngữ này cần chú ý điều gì? Giải thích vì sao ( HS thảo luận )
( Cần chú ý đến các yếu tố sau:
- Đối tượng giao tiếp: Người đối thoại, người đọc
- Tình huống giao tiếp: nghiêm túc, trang trọng hay suồng sã, thân mật
- Hoàn cảnh giao tiếp: thời đại đang sống, môi trường học tập công tác
=> Mục đích nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp cao )
? Tại sao không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ XH?
(Lạm dụng: sử dụng 1 cách tuỳ tiện dễ gây ra sự tối nghĩa khó hiểu cho đối tượng giao tiếp )
 - Đọc ngữ liệu ở phần III.2 (tr58) và giải nghĩa ở cuối trang. 
 ? Tại sao trong các đoạn văn, đoạn thơ vừa đọc tác giả vẫn sử dụng nhiều từ ngữ địa phương và biệt ngữ XH? 
( Nhằm tô đậm sắc thái địa phương hoặc tầng lớp xuất thân, tính cách của nhân vật (Câu văn)
 ? Qua việc tìm hiểu các ngữ liệu trên em rút ra được kết luận gì? 
 - Học sinh đọc ghi nhớ. 
? Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc những vùng khác mà em biết. Nêu từ ngữ toàn dân tương ứng?
? Tìm một từ ngữ của tầng lớp HS hoặc tầng lớp XH khác mà em biết
 ? Trường hợp nào nên và không nên lạm dụng từ ngữ địa phương
? Sưu tầm thơ, hò, vè có sử dụng từ ngữ địa phương
I.Bài học
1. Từ ngữ địa phương
 - Bắp, bẹ đều có nghĩa là ngô
 - Bắp, bẹ được sử dụng ở 1 vùng miền nhất định:
 + Bắp : sử dụng ở miền Trung
 + Bẹ : sử dụng ở vùng miền Bắc
- Ngô được dùng phổ biến trong toàn dân
-> Từ toàn dân là lớp từ ngữ văn hóa chẩn mực được sử dụng rộng rãi trong cả nước.
-> Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở 1 vùng ( hoặc 1 số ) địa phương nhất định
2. Biệt ngữ xã hội:
- Dùng từ “mẹ” trong lời kể mà đối tượng là độc giả
 - Từ “mợ” là dùng trong câu đáp với bà cô, hai người cùng tầng lớp xã hội.
-> Dùng trong tầng lớp trung lưu, thượng lưu.
- Ngỗng : điểm 2
- Trúng tủ: Đúng phần đã học thuộc.
->Tầng lớp học sinh, sinh viên thường dùng 
=> Khác với từ toàn dân, biệt ngữ XH chỉ được dùng trong một tầng lớp XH nhất định.
3. Cách sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội
- Sử dụng phải phù hợp với tình huống giao tiếp
- Trong thơ văn có thể sử dụng từ ngữ thuộc 2 lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.
- Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.
* Ghi nhớ: SGK 
II.Luyện tập
1. Bài tập 1 ( SGK )
Từ ngữ địa phương
Từ ngữ toàn dân
 Bông
Mãng cầu
Mần 
Cươi
Hoa
Na
Làm
Sân
2. Bài tập 2 ( SGK )
- Học gạo, học tủ, xơi gậy…
3. Bài tập 3 ( SGK )
- Nên dùng : Trường hợp a ( có thể trường hợp c, d )
- Không nên dùng : Trường hợp còn lại .
4. Bài tập 4: ( SGK )
- Gợi ý:
+ Bầm ơi có rét không bầm?
+ Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…
- HS làm -> GV nhận xét, củng cố
4. Củng cố: 
- Đọc phần đọc thêm SGK
- Tác dụng của từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
 5 Hướng dẫn về nhà:
- Tiếp tục tìm hiểu, sưu tầm các từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
- Làm bài tập
Tiết 18 
Soạn: 10 /9 / 2010 
Giảng:22 / 9/ 2010 
Tóm tắt văn bản tự sự.
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh :
- Nắm được mục đích và cách thức tóm tắt một văn bản tự sự
- Luyện tập kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự đã đọc, đã học.
- Có ý thức đọc và tóm tắt cácvăn bản tự sự sẽ học, sẽ đọc.
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên: Soạn bài, SGK, SGV, SBT.
- Học sinh: SGK, SBT. 
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức:
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
8A1
/ 
8A2
/ 
2. Kiểm tra:
- Nêu các cách liên kết đoạn văn trong văn bản?
- Trình bày bài tập 3.
3. Bài mới:
Ngữ liệu
 - Tình huống: Trong cuộc sống có nhữngvăn bản tự sự chúng ta đã học nhưng muốn ghi lại những nội dung chính của chúng để sử dụng hoặc thông báo cho người khác biết thì phải tóm tắt văn bản tự sự.
? Vậy em hiểu thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
 ( Thảo luận nhóm )
? Lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau, giải thích vì sao:
 A. Ghi lại đầy đủ mọi chi tiết của văn bản tự sự
B. Ghi lại 1 cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự.
 C. Kể lại 1 cách sáng tạo nội dung của văn bản tự sự
 D. Phân tích nội dung, ý nghĩa và giá trị của văn bản tự sự.
(Chọn phương án B vì như vậy ta sẽ có 1 văn bản tự sự được tóm tắt 1 cách ngắn gọn mà vẫn đảm bảo được nội dung chính của văn bản đó )
? Vậy em hiểu thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
- Đọc văn bản tóm tắt ( SGK)? Văn bản trên kể lại nội dung của văn bản nào ? Vì sao em biết được điều đó?
? VB tóm tắt này có nêu được nội dung chính của văn bản “Sơn Tinh - Thuỷ Tinh” không?
? Văn bản tóm tắt trên có gì khác so với văn bản “ Sơn Tinh - Thuỷ Tinh” ( về độ dài, về lời văn, về số lượng nhân vật, sự việc ... )
? Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết các yêu cầu đối với việc tóm tắt một văn bản? (Thảo luận)
(Yêu cầu của việc tóm tắt tác phẩm tự sự:
 (1) Đáp ứng được mđ và yêu cầu cần tóm tắt
 (2) Đảm bảo tính khách quan:trung thành với VB được tóm tắt...không chen vào VB tóm tắt các ý kiến bình luận, khen chê...
(3) Đảm bảo tính hoàn chỉnh: Cần phải đủ các phần:Mở đầu, phát triển, kết thúc
(4) Đảm bảo tính cân đối: Số dòng tóm tắt đành cho sự việc chính, các chi tiết tiêu biểu và các chương, mục, phần một cách phù hợp)
? Muốn viết được một văn bản tóm tắt, cần phải làm những việc gì? Những việc đó phải làm theo trình tự nào?
 (1) Đọc kỹ văn bản để hiểu đúng chủ đề của văn bản
 (2) Xác định nội dung chính cần tóm tắt (Thông qua việc lựa chọn sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng)
 (3) Sắp xếp nội dung chính theo một thứ tự hợp lý
(4) Hoàn thành nội dung tóm tắt bằng lời văn của mình)
 - Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ. 
? Tóm tắt văn bản tự sự mà em đã được học hoặc đọc?
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 1,2 trong SBT NV8.
I.Bài học:
1.Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự:
- Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày ngắn gọn nội dung chính(sự việc tiêu biểu, nhân vật quan trọng) của văn bản đó.
2. Cách tóm tắt văn bản tự sự
a. Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt
- Văn bản tóm tắt truyện: “Sơn Tinh - Thuỷ Tinh”
 -> dựa vào các nhân vật, sự việc và các chi tiết tiêu biểu đã nêu trong văn bản tóm tắt 
-> Văn bản tóm tắt này đã nêu được nội dung chính của truyện (các nhận vật, sự việc chính )
- Văn bản tóm tắt trên có 1 số điểm khác:
 + Độ dài của văn bản tóm tắt ngắn hơn nhiều so với độ dài của văn bản được tóm tắt
 + Số lượng nhân vật và sự việc trong văn bản tóm tắt ít hơn trong tác phẩm vì chỉ lựa chọn những nhân vật chính và sự việc quan trọng
 + Văn bản tóm tắt không phải trích nguyên từ văn bản “Sơn Tinh Thuỷ Tinh” mà là lời của người viết tóm tắt .
* Tóm tắt văn bản tự sự:
- Dựa vào tên nhân vật, các sự việc,nêu được nội dung chính của văn bản.
- Ngắn gọn, cô đọng, giữ lại nhân vật, sự việc chính.
-Văn bản tóm tắt cần phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt
b.Các bước tóm tắt văn bản:
- Muốn tóm tắt văn bản tự sự cần đọc kỹ để hiểu đúng chủ đề, xác định nội dung chính cần tóm tắt ( nhân vật, sự việc chính)
- Sắp xếp các nội dung ấy theo một thứ tự hợp lý, sau đó viết thành văn bản tóm tắt.
* Ghi nhớ(sgk-tr 61)
II.Luyện tập
Bài tập 1( SBT tr 29)
- Đoạn văn chưa phải là bản tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc. Vì chưa tóm tắt được các nhân vật chính, sự việc quan trọng của truyện ngắn Lão Hạc mà chỉ chép lại một đoạn văn trong truyện ngắn ấy.
Bài 2( SBT tr 29, 30)
- Trong 4 bước tóm tắt một văn bản tự sự, bước 1 là quan trọng nhất.
4. Củng cố:
- Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
- Nêu yêu cầu và các bước tóm tắt một văn bản tự sự?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, tóm tắt các văn bản đã học ở lớp 8
- Chuẩn bị: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
 ******************************
Tiết 19 
Soạn: 13 /9 / 2010 
Giảng: 23 / 9/ 2010 
Luyện tập Tóm tắt văn bản tự sự.
A.Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh :
- Vận dụng kiến thức đã học ở bài tóm tắt văn bản tự sự để luyện tập; thực hành tóm tắt các văn bản tự sự đã được học, được đọc
- Rèn luyện các thao tác tóm tắt văn bản tự sự
- Có ý thức luyện tập tốt tại lớp.
B.Chuẩn bị:
- Giáo viên: Soạn bài, SGK, SGV, SBT.
- Học sinh: SGK, SBT.
C.Tiến trình dạy học:
1.Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
8A1
/ 
8A2
/ 
 	2. Kiểm tra: 
- Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Trình bày cách tóm tắt văn bản tự sự?
 	3. Bài mới: 
? HS thảo luận nhóm về các sự việc, nhân vật, chi tiết của truyện "Lão Hạc"
? Bản liệt kê trên đã nêu được các sự việc tiêu biểu và những nhân vật quan trọng chưa?
? Em hãy sắp xếp lại thứ tự các sự việc 1 cách hợp lý?
?Khi viết văn bản tóm tắt ta phải chú ý điều gì?
- Giáo viên gọi học sinh đọc văn bản đã tóm tắt.
( GV có thể tham khảo SGV tr 56)
(HS thảo luận bài tập)
? Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” có những sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng nào?
? Viết một văn bản tóm tắt đoạn trích (khoảng 10 dòng)
Giáo viên gọi học sinh đọc văn bản đã tóm tắt
? Có ý kiến cho rằng: Hai văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh và “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng là những văn bản rất khó tóm tắt? Em thấy có đúng không? Thử tóm tắt văn bản ấy? 
? Bài viết số 1, em viết về chuyện gì?
? Hãy tóm tắt lại văn bản đã viết? 
1.Bài tập 1(SGK 61)
- SGK đã nêu được sự việc, nhân vật tiêu biểu tương đối đầy đủ nhưng còn lộn xộn, thiếu mạch lạc. Vậy muốn tóm tắt cần sắp xếp lại thứ tự các sự vật
- Thứ tự các sự việc đã nêu cần sắp xếp lại như sau:
1. Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng.
2. Con trai lão đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng.
3. Vì muốn để lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó.
4. Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn.
5. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy.
6. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó.
7. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy.
8. Lão bỗng nhiên chết, cái chết thật dữ dội.
->Viết bằng lời văn của mình (Khoảng 10 dòng)
- Viết văn bản tóm tắt theo thứ tự đã xếp lại
( Học sinh thực hiện lại dưới sự hướng dẫn của giáo viên)
2.Bài tập 2 (SGK 61, 62)
- Đoạn trích"Tức nước vỡ bờ" có những sự việc tiêu biểu: 
+ Chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm 
+ Cai lệ, người nhà lí trưởng ập vào tróc sưu. + Chị Dậu van xin ko được, bị đánh, chị đã đánh lại tên cai lệ và người nhà lý trưởng để bảo vệ chồng mình
- N.vật chính trong đoạn trích: chị Dậu
- Viết VB, tóm tắt đoạn trích
3. Bài tập 3 (SGK 62)
- Hai văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh và “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng là những văn bản trữ tình, chủ yếu miêu tả diễn biến trong đời sống nội tâm của nhân vật, ít các sự việc -> khó tóm tắt
- Khi tóm tắt cần chú ý đến hệ thống cảm xúc của nhân vật trữ tình.
3. Bài tập 4 
Học sinh nhớ lại nội dung bài viết số 1:
- Xác định sự việc chính, nhân vật chính
- Sắp xếp các ý
- Tóm tắt văn bản đã viết một cách ngắn gọn
4.Củng cố:
 - Những yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Luyện tập tóm tắt các văn bản tự sự
- Hoàn thành các bài tập
- Ôn tập kiến thức về văn tự sự.
Tiết 20 
Soạn: 18 /9 / 2010 
Giảng:22 / 9/ 2010 
 Trả bài tập làm văn số 1.
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh:
- Ôn lại, củng cố, khắc sâu kiến thức kiểu bài tự sự ở lớp 6, có kết hợp với kiểu bài biểu cảm ở lớp 7.
- Rèn kĩ năng viết bài văn và đoạn văn.
- Có ý thức nghiêm túc khi đánh giá, sửa chữa bài.
B. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Giáo án : chấm, chữa bài 
- Học sinh: ôn tập kiến thức có liên quan
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
8A1
/ 
8A2
/ 
2. Kiểm tra: 
- Nhắc lại các bước tạo lập văn bản
3. Bài mới:
Bài viết số 1 có nội dung như thế nào?
Xác định kiểu bài?
Với đề bài này có thể lựa chọn ngôi kể như thế nào?
Xác định trình tự kể?
Nội dung được bài viết đề cập đến?
Về hình thức bài viết cần đạt được những yêu cầu gì?
Bố cục bài viết có mấy phần? Đó là những phần nào?
Phần mở bài cần đạt được những nội dung nào?
Phần thân bài có những ý chính nào và được sắp xếp ra sao?
Đưa các yếu tố miêu tả, biểu cảm vào như thế nào?
Các ý của phần kết bài?
Giáo viên nhận xét, đánh giá những ưu điểm, tồn tại trong bài viết của học sinh
Giáo viên đọc một số bài tiêu biểu để học sinh nhận xét.
Đưa ra một số đoạn văn câu văn có lỗi, yêu cầu học sinh phát hiện lỗi và tìm cách khắc phục:
* Lỗi viết câu:
- Nhưng đối với những người là học sinh như chúng tôi.
- Bước vào lớp, thật là đẹp và sạch sẽ.
* Lỗi diễn đạt:
 - Chúng ta hãy biết giữ gìn nó như những kỉ niệm của cuộc đời không bao giờ quên.
* Lỗi dùng từ:
- Đôi má mập mập.
- Tiếng trống trầm ấm.
 - nhủn chí.
I. Đề bài
Kể lại kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi. 
II. Hướng dẫn tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý 
* Tìm hiểu đề, tìm ý
- Kiểu bài: Văn tự sự
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất, ngôi thứ 3
- Trình tự kể:
 +Theo thời gian, không gian
 + Theo diễn biến của sự việc, kỷ niệm
 + Theo diễn biến của tâm trạng
- Nội dung đề cập:
 + Hoàn cảnh nhớ về kỷ niệm 
 + Kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến mình xúc động và nhớ mãi.
 + Ân tượng đặc biệt làm em nhớ mãi
- Hình thức
 + Có bố cục rõ ràng, chặt chẽ
 + Trình bày sạch, khoa học
 + Kết hợp tả, kể, bộc lộ cảm xúc 1 cách nhuần nhuyễn
 + Chữ viết sạch, đúng chính tả
* Lập dàn ý
a. Mở bài: 
Giới thiệu được người bạn của mình là ai? Kỷ niệm khiến mình xúc động là kỷ niệm gì? 
b. Thân bài: 
- Tập chung kể về kỉ niệm xúc động ấy
- Nó xảy ra ở đâu, lúc nào (thời gian, hoàn cảnh…), với ai? (nhân vật)
- Chuyện xảy ra như thế nào? (mở đầu, diễn biến, kết quả)
- Điều gì khiến mình xúc động? Xúc động như thế nào? (miêu tả các biểu hiện của sự xúc động
 c. Kết bài 
- Cảm xúc, ấn tượng về câu chuyện. 
- Suy nghĩ về kỉ niệm đó.
III. Nhận xét chung
1. Ưu điểm:
- Hiểu yêu cầu của đề bài.
- Xây dựng được cốt truyện.
- Một số bài lời kể tự nhiên, chân thực, biết xen miêu tả, cảm nghĩ khi kể.
- Trình bày sạch, chữ viết có tiến bộ 
- Bước đầu biết dựng đoạn, liên kết đoạn
2. Nhược điểm:
- Một số bài nội dung còn sơ sài, chưa biết xen miêu tả, biểu cảm 
- Chưa xác định sự việc trọng tâm để kể kĩ, lời kể còn chung chung, nặng về nhận xét.
- Một số bài chưa sáng tạo, còn phụ thuộc vào văn mẫu.
- Diễn đạt còn lủng củng, vụng về.
- Dùng từ chưa phù hợp văn cảnh, sai nghĩa, mòn sáo
- Đặt câu sai: thiếu chủ ngữ, vị ngữ.
- Sai nhiều lỗi chính tả, viết tắt tùy tiện
- Chữ viết cẩu thả, xấu
IV. Hướng dẫn chữa bài
- Nhận xét về bố cục, chủ đề, tính liên kết
- Chữa lỗi diễn đạt, lõi dùng từ, đặt câu
V. Trả bài
- Học sinh đọc bài và tự chữa lỗi
4. Củng cố:
- Các yêu cầu cơ bản khi tạo lập văn bản tự sự?
 	5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, ôn tập kỹ năng làm văn tự sự
Duyệt giáo án, ngày 20 tháng 9 năm 2010

File đính kèm:

  • docNV 8- Tuan 5.doc
Giáo án liên quan