Giáo án Ngữ văn 8 - Phạm Thị Bích Liên - Tuần 34
1. Ưu điểm:
+ Đa số đã xác định được đúng yêu cầu của đề, biết cách tạo lập một văn bản nghị luận.
- Biết xây dựng một hệ thống luận điểm, trình bày hệ thống luận điểm làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận.
- Biết vận dụng kiến thức đã học vào viết bài: đưa được các yếu tố ự sự, miêu tả và biểu cảm vào bài ương đối hợp lý góp phần làm bài viết hay hơn và có tính thuyết phục
- Bước đầu đã biết cách lập luận với hệ thống các luận cứ, luận chứng có sức thuyết phục.
- Bố cục bài nghị luận khá rõ ràng, mạch lạc
+ Một số bài viết có sự đầu tư, suy nghĩ; trình bày sạch sẽ, khoa học.
2. Tồn tại:
+ Một số em chưa nắm được yêu cầu của đề, chưa biết xã định vấn đề cần nghị luận, còn có sự nhầm lẫn, không phân biệt được tệ nạn xã hội với các bện xã hội, dẫn đến lạc đề, xa đề
+ Một số đã xác định được yêu cầu của đề, nhưng chưa xây dựng được hệ thống luận điểm để làm sáng tỏ vấn đề ;
+ Một số bài viết con quá sơ sài, chưa giải quyết được triệt để vấn đề, không xây dựng được hệ thống luận điểm phù hợp để giải quyết vấn đề;
+ Trình bày bài nghị luận còn nhiều hạn chế:
- Chưa biết viết đoạn văn trình bày luận điểm;
- Sắp xếp các luận điểm chưa hợp lý, thiếu sự lô gíc;
- Bài viết còn khô khan cứng nhắc do lệ thuộc vào bài văn mẫu.
- Câu cú, diễn đạt chưa đúng.
+ Lỗi chính tả sai nhiều, đặc biệt là lỗi phát âm và viết hoa tuỳ tiện;
+ Một số bài viết thể hiện sự tiếu ý thức trong học tập, không có sự cố gắng vươn lên trong học tập.
án: Quan sát đáp án bổ xung kiến thức mình còn thiếu vào vở bài tập. Chữa lỗi chính tả: Đọc bài, phát hiện lỗi chính tả và tự chữa lỗi bằng bút chì. Chữa lỗi sử dụng từ ngữ và diễn đạt: Đọc bài tìm lỗi diễn đạt, lỗi sử dụng từ ngữ chưa chính xác và tự chữa. ******************************** 4. Củng cố: - Qua giờ trả bài em rút ra được kinh nghiệm gì cho bản thân - Trong việc học tập bộ môn? 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài, ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học; - Chuẩn bị tiếp bài tổng kết; - Ôn tập tốt để giờ sau kiểm tra tiếng Việt. Tiết 130 Soạn: 13/4 / 2011 Giảng: 20/4 / 2011 Kiểm tra tiếng việt Mục tiêu cần đạt: - Kiểm tra đánh giá sự nhận thức của học sinh trên diện rộng về những kiến thức, kỹ năng đã học thuộc phần Tiếng Việt - Rèn luyện kỹ năng vận dụng thực hành sử dụng các đơn vị kiến thức đã học. - Giáo dục ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt B.Chuẩn bị : - Giáo viên: Hướng dẫn học sinh ôn tập những kiến thức đã học; xây dựng ma trận, ra đề và đáp án chấm (Hình thức trắc nghiệm kết hợp tự luận). - Học sinh: Ôn tập những kiến thức đã học chuẩn bị cho giờ kiểm tra C. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy Sĩ số Ghi chú 8A1 /31 8A2 /29 2. Kiểm tra: - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: A. Ma trận: Cấp độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề 1: Câu chia theo mục đích nói- hành động nói Số câu: 3 Số điểm: 7 Tỉ lệ: 70% - Nhận diện câu chia theo mục đích nói 1 0,5 5% Hiểu được câu chia theo mục đích nói hành động nói tương ứng 3 1,5 15% Xác định kiểu câu hành động nói tương ứng 1 5,0 50% 5 7,0 70% Chủ đề 2: Hội thoại Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% Nhận biết lượt lời trong hội thoại 1 0,5 5% 1 0,5 5% Chủ đề 3: Lựa chọn trật tự từ Số câu: 2 Số điểm: 2,5 Tỉ lệ:25% Hiểu được tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ 1 0,5 5% Vận dụng để thực hiện bài tập 1 2 20% 2 2,5 25% Tổng số câu: Tổng số điểm: Tỉ lệ: 2 1 10% 4 2 20% 2 7 30% 8 10 100% I. Phần trắc nghiệm (3 điểm). Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất: Câu 1: Trong những câu sau đây câu nào không có mục đích hỏi? Mẹ đi chợ chưa ạ? Ai là tác giả của bài thơ này? Trời ơi! sao tôi khổ thế này? Bao giờ bạn đi Hà Nội? Câu 2: Trong bốn kiểu câu đã học, kiểu câu nào được dùng nhiều nhất? Câu nghi vấn; Câu cảm thán; Câu cầu khiến; Câu trần thuật. Câu 3: Các câu trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta” thuộc về lớp hành động nói nào? Hành động hứa hẹn; Hành động trình bày; Hành động bộc lộ cảm xúc; Hành động hỏi. Câu 4: Trong hội thoại, khi nào người nói im lặng mặc dù đến lượt mình? Khi muốn biểu thị một thái độ nhất định; Khi không biết nói điều gì; Khi người nói đang ở ình trạng hân vân, lưỡng lự; Cả A, B, C đều đúng. Câu 5: Câu “Lưu Cung tham công nên thất bại” thuộc kiểu câu nào? Câu nghi vấn; Câu cầu khiến Câu trần thuật Câucảm thán Câu 6: Hiệu quả diễn đạt trật tự từ trong câu thơ: “Xanh xanh bãi mía bờ dâu” (Hoàng Cầm, Bên kia sông Đuống) A. Nhằm miêu tả vẻ đẹp của bãi mía, bờ dâu; B. Nhằm nhấn mạnh màu xanh tràn đầy sức sống của bãi mía, bờ dâu; C. Nhằm người đọc hình dung ra màu sắc của bãi mía, bờ dâu; D. Cả A, B, C đều sai. II. Phần tự luận: Câu 1:(2 điểm) Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ được in đậm trong các bộ phận câu: Sứ giả vào, đứa bé bảo: “ Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Câu2: (5 điểm) Xác định kiểu câu và các hành động nói trong đoạn văn sau: “ Với vẻ mặt băn khoăn, cái Tý lại bưng bát khoai chìa tận mặt mẹ:(1) Này u ăn đi! (2) Để mãi! (3) U có ăn thì con mới ăn. (4) U không ăn con cũng không muốn ăn nữa. (5) Nể con chị Dậu cầm lấy một củ, rồi chị lại đặt xuống chõng. (6) Vẻ mặt nghi ngại hiện sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha(7) Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không? (8) Chị Dậu khẽ gạt nước mắt: (9) Không đau con ạ! (10) B. Đáp án chấm: I. Phần tắc nghiệm: 1 2 3 4 5 6 C D B D C B II. Phần tự luận: Câu 1: (Mỗi ý đúng được 1 điểm) + Một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt: =>Trật tự từ sắp xếp theo thứ tự của tầm quan trọng của sự vật việc, sự việc: Ngựa sắt, roi sắt để tấn công; áo giáp sắt để phòng bị. + Vừa kinh ngạc, vừa mờng rỡ… về tâu vua. => Trật tự từ sắp xếp theo thứ tự diễn biến của tâm trạng và hành động: + Kinh ngạc, ngạc nhiên trước sự việc; tiếp sau đó là sự mừng vui + Sau đó mới về tâu vua. Câu 2: Xác định đúng kiểu câu được 2,5 điểm ( mỗi ý đúng được 0,25 điểm) Xác định đúng hành động nói được 2,5 điểm ( mỗi ý đúng được 0,25 điểm) Câu Kiểu câu Hành động nói 1 Câu trần thuật Hành động kể 2 Câu cầu khiến Hành động đề nghị 3 Câu trần thuật Hành động kể 4 Câu khẳng định Hành động nhận định 5 Câu khẳng định Hành động nhận định 6 Câu trần thuật Hành động kể 7 Câu trần thuật Hành động kể 8 Câu nghi vấn Hành động hỏi 9 Câu trần thuật Hành động kể 10 Câu phủ định Hành động phủ địn bác bỏ 4. Củng cố: - Thu bài; - Nhận xét giờ làm bài. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài và ôn lại toàn bộ kiến thức đã học; - Vận dụng thực hành làm bài tập. Tiết 131 Soạn: 18/ 4 / 2011 Giảng: 21/ 4/ 2011 Trả bài tập làm văn số 7 A.Mục tiêu cần đạt: - Học sinh vận dụng những kỹ năng đã học về văn nghị luận để tạo lập một văn bản nghi luận có kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm. - Rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản nghị lụân đảm bảo đúng và hay. B.Chuẩn bị : - Hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức có liên quan; - Giáo viên ra đề và đáp án C. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy Sĩ số Ghi chú 8A1 /31 8A2 /29 2. Kiểm tra: - Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà. 3. Bài mới: Nội dung bài viết số 7 như thế nào? Xác định kiểu loại đề và vấn đề cần nghị luận? Phần mở bài có nội dung gì? Em lựa chọn vấn đề nào để viết? Với đề này, phần thân bài phải đạt được mấy yêu cầu? Hãy trình bày hệ thống luận điểm mà em đã xây dựng trong bài viết? Thực trạng của vấn đề đó trong xã hội hiện tại ra sao? Nguyên nhân dẫn đến một số đối tượng mắc vào tệ nạn đó? Cần có giải pháp nào để bài trừ các tệ nạn xấu trong xã hội? Theo em học sinh phải làm gì để bài trừ các tệ nạn xã hội? Bản thân em đã làm gì để giúp đỡ những người mắc vào ệ nạn xã hội? Phần kết bài em làm gì? I. Đề bài: Giáo viên đọc và chép đề lên bảng Hãy nói không với các tệ nạn. Viết một bài văn nghị luận để nêu rõ tác hại của của một trong các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ. II. Tìm hiểu đề, lập dàn ý *Tìm hiểu đề: - Kiểu loại đề: đề bài văn nghị luận; - Vấn đề cần nghị luận: Tác hại của các tệ nạn xã hội * Lập dàn ý: A. Mở bài Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: - Tệ nạn- tác hại của nó đối với cuộc sống con người - Tệ nạn ấy tồn tại trong xã hội ngày ngày nay. B. Thân bài - Phần này cần phải xây dựng được một hệ thống luận điểm, sắp xếp hệ thống luận điểm một cách hợp lý và khoa học đủ làm sáng tỏ vấn đề càn nghị luận. - Vận dụng kỹ năng đã học để đưa vào bài viết các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm một cách hợp lý, tránh phá mỡ mạch nghị luận. 1. Thực trạng của vấn đề đó trong xã hội hiện tại: - Sự tồn tại của tệ nạn trong xã hội; -ảnh hưởng của nó đối với mỗi gia đình và đối với cộng đồng xã hội. 2.Nguyên nhân dẫn đến một số đối tượng mắc vào tệ nạn đó - Bị rủ rê lôi kéo; - Do đua đòi mà mắc vào tệ nạn… 3. Làm thế nào để bài trừ các tệ nạn xấu trong xã hội? - Bản thân mỗi người phải có sự hiểu biết và thấy được tác hại của nó; - Công tác tuyên truyền phảI được quan tâm để mọi người thấy được mối đe doạ của các tệ nạn đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội; - Cần tránh những suy nghĩ lệch lạc; - Tạo cho bản thân một cuộc sống lành mạnh… 4 .Học sinh phải làm gì để bài trừ các tệ nạn xã hội? - Tham gia tuyên truyền để mọi người thấy được sự nguy hiểm, tác hại của các tệ nạn mang lại; - Giúp đỡ người đã lầm lỡ xa chân vào các tệ nạn có được nhận thức đúng đắn về tác hại của nó… - Liên hệ với bản thân C. Kết bài - Suy nghĩ về ván đề; - Đề ra bài học thiết thực. * Chú ý: - Hệ thống luận điểm này chỉ mang tính chất định hướng để làm sáng tỏ vấn đề; - Khi viết bài có thể có những quan điểm, ý kiến khác nhau, miễn là những luận điểm và cách lập đủ làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận. - Các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm được đưa xen kẽ trong từng luận điểm trên. III. Nhận xét. 1. Ưu điểm: + Đa số đã xác định được đúng yêu cầu của đề, biết cách tạo lập một văn bản nghị luận. Biết xây dựng một hệ thống luận điểm, trình bày hệ thống luận điểm làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận. Biết vận dụng kiến thức đã học vào viết bài: đưa được các yếu tố ự sự, miêu tả và biểu cảm vào bài ương đối hợp lý góp phần làm bài viết hay hơn và có tính thuyết phục Bước đầu đã biết cách lập luận với hệ thống các luận cứ, luận chứng có sức thuyết phục. Bố cục bài nghị luận khá rõ ràng, mạch lạc + Một số bài viết có sự đầu tư, suy nghĩ; trình bày sạch sẽ, khoa học. 2. Tồn tại: + Một số em chưa nắm được yêu cầu của đề, chưa biết xã định vấn đề cần nghị luận, còn có sự nhầm lẫn, không phân biệt được tệ nạn xã hội với các bện xã hội, dẫn đến lạc đề, xa đề + Một số đã xác định được yêu cầu của đề, nhưng chưa xây dựng được hệ thống luận điểm để làm sáng tỏ vấn đề ; + Một số bài viết con quá sơ sài, chưa giải quyết được triệt để vấn đề, không xây dựng được hệ thống luận điểm phù hợp để giải quyết vấn đề; + Trình bày bài nghị luận còn nhiều hạn chế: Chưa biết viết đoạn văn trình bày luận điểm; Sắp xếp các luận điểm chưa hợp lý, thiếu sự lô gíc; Bài viết còn khô khan cứng nhắc do lệ thuộc vào bài văn mẫu. Câu cú, diễn đạt chưa đúng. + Lỗi chính tả sai nhiều, đặc biệt là lỗi phát âm và viết hoa tuỳ tiện; + Một số bài viết thể hiện sự tiếu ý thức trong học tập, không có sự cố gắng vươn lên trong học tập. Giáo viên chọn đọc bài văn viết tốt để học sinh học tập. Đọc những đoạn văn chưa đạt yêu cầu để học sinh tự phát hiện, rút kinh nghiệm. Giáo viên trả bài yêu cầu học sinh đọc bài của mình và tự chữa bài: Chữa theo dàn ý; Chữa lỗi diễn đạt; Chữa lỗi chính tả. Chọn một luận điểm trong hệ thống luận điểm và thực hành viết đoạn văn nghị luận? IV. Hướng dẫn chữa bài. 1. Đọc bài để học sinh học tập: - Lắng nghe và nhận xét bài viết của bạn, xem trong bài bài viết có những điểm nào tốt để có thể học tập; - Nghe để rút ra những tồn tại trong cách xây dựng luận điểm, cách trình bày luận, cách diễn đạt trong bài viết của bạn để rút kinh nghiệm. 2. Trả bài để học sinh đọc và tự chữa bài của mình. * Chữa bài theo dàn ý: - So sánh bài viết với dàn ý, tự bổ xung những phần bài mình chưa hoàn thiện; - Sắp xếp các luận điểm cho hợp lý, bổ xung các luận cứ, luận chứng để bài có sức thuyết phục. - Cân nhắc xem nên đưa các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm vào chỗ nào cho phù hợp * Chữa lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ: - Phát hiện các lỗi trong diễn đạt và lỗi dùng từ đặt câu chưa chính xác, - Phát hiện và sửa chữa lỗi diễn đạt lủng củng, rườm rà. * Chữa lỗi chính tả: - Tìm và phát hiện lỗi viết hoa tuỳ tiện; - Chữa lỗi phát âm sai, lẫn lộn: tr/ch; n/l; s/x… * Viết đoạn văn nghị luận có kết hợp cácyếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm: - Học sinh chọn một trong số các luận điểm đã xây dựng và triển khai thành một đoạn văn nghị luận có kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm - Đọc đoạn văn đã hoàn thành trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét 4. Củng cố: - Học bài, ôn lại kỹ năng làm bài văn nghị luận; - Tác dụng của các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm trong bài văn nghị luận? 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài, ôn lại kỹ năng làm bài văn nghị luận; - Vận dụng đưa các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm trong bài Tiết 132 Soạn: 19/ 4/ 2011 Giảng: 21/ 4/ 2011 Tổng kết phần văn ( tiết 2) Mục tiêu cần đạt: - Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức văn học trong chương trình ngữ văn lớp 8- cụm văn bản nghị luận, khắc sâu kiến thức giá trị tư tưởng- nghệ thuật ở một số văn bản tiêu biểu. - Rèn kỹ năng tổng hợp hệ thống hoá, so sánh, phân tích, chứng minh B.Chuẩn bị : - Hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị theo các câu hỏi sgk; - Lập bảng hệ thống C. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy Sĩ số Ghi chú 8A1 /31 8A2 /29 2. Kiểm tra: - Kiểm tra phần học sinh đã chuẩn bị ở nhà theo yêu cầu sgk 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Giờ tổng kết tiết 1 chúng ta đã hệ thống lại kiến thức về văn bản thơ đã được học trong học kỳ II, ngoài cụm văn bản đó ra chúng ta còn được học cụm các văn bản nghị luận với những nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại của nó. Với 4 câu hỏi sgk sẽ giúp chúng ta hệ thống lại kiến thức đã học. Hệ thống cụm 6 văn bản nghị luận đã học Tác giả Tác phẩm Thể loại ngôn ngữ Giá trị nội dung Giá trị nghệ thuật Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn) Chiếu chữ Hán Nghị luận trung đại Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. Kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu tính thuyết phục, hài hoà tình lý: trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân. Hịch tướng sỹ (Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn Hịch chữ Hán Nghị luận trung đại Tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chốnh quân xâm lược Mông- Nguyên (TK XIII), thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng, trên cơ sở đó tác giả phê phán khuyết điểm của các tỳ tướng, khuyên bảo họ phải ra sức học tập binh thư, rèn quân chuẩn bị sát thát. Bừng bừng hào khí Đông A. áng văn chính luận xuất sắc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ hùng hồn, đanh thép, nhiệt huyết chứa chan, tình cảm thống thiết, rung động lòng người sâu sắc, đánh vào lòng người, lời hịch trở thành mệnh lệnh của lương tâm, người nghe được sáng trí, sáng lòng. Nước Đại Việt ta (Trích “Bình Ngô đại cáo” (Nguyễn Trãi). Cáo ( chữ Hán Nghị luận trung đại) ý thức dân tộcvà chủ quyền dân tộc đã phát triển tới trình độ cao, ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập: nước ta là một nước có nền văn hiến lâu đời có lãnh tổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử. Kẻ xâm lược phản nhân nghĩa sẽ bị thất bại. Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, xác thực,ý tứ rõ ràng, sáng sủa và hàm xúc, kết tinh cao độ tinh thần, ý thức dân tộc trong thời kỳ lịch sử dân tộc đang thực sự lớn mạnh; đặt tiền đề, cơ sở lí luận cho toàn bài, xứng đáng là áng thiên cổ hùng văn. Bàn luận về phép học (La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp). Tấu ( chữ Hán Nghị luận trung đại) Quan niệm tiến bộ của tác giả về mục đích, tác dụng của việc học tập: học là để làm người có đạo đức, có tri thức góp phần là hưng thịnh đất nước. Muốn học tốt phải có phương pháp, phải theo điều học mà làm Lập luận chặt chẽ, luận cứ rõ ràng: sau khi phê phán những biểu hiện sai trái, lệch lạc trong việc học, khẳng định quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn. Thuế máu (Nguyễn ái Quốc) Phóng sự chính luận;nghị luận hiện đại. chữ Pháp Vạch trần bộ mặt tàn bạo, giả nhân giả nghĩa, thủ đoạn tàn bạo của thực dân Pháp trong việc sử dụng người dân thuộc địa nghèo khổ làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa tàn khốc (1914- 1918) . Tư liệu phong phú, xác thực, tính chiến đấu cao, nghệ thuật trào phúng sắc sảo Ngôn ngữ , giọng điệu giễu nhại; phép đối lập, tương phản Đi bộ ngao du (J. Ru- xô). Nghị luận nước ngoài Tác dụng nhiều mặt của việc đi bộ ngao du.Tác giảlà một con người giản dị, rất quí trọng tự do và rất yêu thiên nhiên. Lý lẽ và dẫn chứng sinh động được rút ra từ ngay những kinh nghiệm của bản thân vàcuộc sống của nhân vật, từ thực tiễn cuộc sống với cách trình bày giản dị như lời kể chuyện. Qua các văn bản nghị luận đã học rút ra kết luận, nghị luận là gì? Kể tên các văn bản nghị luận đã được học ở lớp 7? Phân biệt văn nghị luận trung đại và văn nghị luận hiện đại? Chứng minh tất cả các tác phẩm nghị luận trên đều được viết có lý có tình, đều có sức thuyết phục? II. Nội dung tổng kết. 1. Nghị luận là gì? Là kiểu văn bả nêu ra những luận điểm rồi bằng những luận cứ, luận chứng làm sáng tỏ những luận điểm ấy. * các văn bản nghị luận đã được học ở lớp 7: - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ( Hồ Chí Minh) - Đức tính giản dị của Bác Hồ ( Pham Văn Đồng) - Sự giàu đẹp của Tiếng Việt (Đặng Thai Mai) - ý nghĩa văn chương( Hoài Thanh). * Phân biệt văn nghị luận trung đại và văn nghị luận hiện đại Nghị luận trung đại Nghị luận hiện đại - văn sử triết bất phân; - khuôn vào những thể loại riêng: chiếu, hịch, cáo, tấu…; kết cấu, bố cục riêng; - In đậm thế giới quan của con người trung đại: tư tưởng mệnh trời, thần- chủ, tâm lí sùng cổ; - Dùng nhiều các điển tích, điển cố hình ảnh ước lệ, câu văn biền ngẫu nhịp nhàng. Không có những đặc điểm như trên sử dụng trong những thể loại văn xuôI hiện đại: tiểu thuyết luận đề, phónh sự- chính luận, tuyên ngôn… cách viết giản dị, câu văn gần lời nói thường, gần với đời sống thực. 2. Chứng minh tất cả các tác phẩm nghị luận trên đều được viết có lý có tình, đều có sức thuyết phục a. Lí: - Luận điểm, ý kiến xác thực, vững chắc lập luận chặt chẽ. Đó là cái gốc, là xương sống của bài nghị luận. b. Tình: - Tình cảm, cảm xúc: nhiệt huyết, niềm tin vào lẽ phảI, vào vấn đề, luận điểm của mình nêu ra. (Bộc lộ qua lời văn, giọng điệu, một số từ ngữ, trong quá trình lập luận; đây không phải là yếu tố chủ chốt nhưng lại rất quan trọng). c. Dẫn chứng: - Dẫn chứng- sự thực hiển nhiên để khẳng định luận điểm. * Ba yếu tố trên không thể thiếu và kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn trong bài văn nghị luận, tạo nên giá trị thuyết phục , sức hấp dẫn riêng của kiểu văn bản này, nhưng ở mỗi văn bản lại thể hiện theo cách riêng. Lí Tình Chứng cứ Chiếu dời đô Dời đô để mở mang phát triển đất nước. Đô cũ không còn phù hợp; cần phải dời đô đến nơi mới thuận lợi hơn mọi bề. Thương dân, vì nước, vì sự nghiệp lâu dài của dân và nước; Thái độ chân thành với bề tôi Những lần dời đô trong cổ sử Trung Hoa; Về kinh đô Hoa Lư, về thành Đại La Hịch tướng sĩ Làm tướng phải hết lòng vì chủ, vì vua, vì nước; Trong khi giặc giữ hoành, làm nhục quốc thể, ta thì đau sót, căm hờn, các ngươi thì thờ ơ, ăn chơi, hưởng lạc; vậy làm sao không thất bại nhục nhã? nhưng nếu các ngươi bỏ lối sống cũ, chuyên cần học tập rèn quân thì lo gì không thắng lợi - nhiệt huyết tràn trề, sôi sục, nồng nàn: Khi căm hờn đau xót, nhục nhã tái tê, khi hết lòng lo lắng thương yêu, khi ân cần khuyên nhủ, khi nghiêm khắc chỉ trích, phê phán, khi mệnh lệnh nghiêm trang, dứt khoát, kiên quyết rạch ròi. - Hàng loạt các tấm gương trung thần, nghĩa sĩ trong sử sách Trung Hoa; - tình hình thực tế hiện thời của nước nhà - Nỗi lòng, tâm tình và việc làm của vị chủ tướng. Nước Đại Việt ta Đạo lí nhân nghĩa, trừ bạo làm gốc; Quan niệm toàn diện và sâu sắc về tổ quốc- độc lập dân tộc. - Trang nghiêm, thiêng liêng, đĩnh đạc, rất đỗi tự hào. - Đối lập các triều đại Đại Việt và Trung Hoa - Những chiến công và chiến bại hiển nhiên. Luận phép học Cái hại vô lường của lối học sai lầm cầu danh lợi; Cái lợi đủ mặt của lối học chân chính với phép dạy học nên làm, nên theo. Hết lòng lo lắng cho sự học, cho tương lai của nước nhà Cẩn trọng, thành kính mong được vua xem xét và ban chiếu thi hành. - Dẫn liệu về cái hại của lối học hình thức, về cách dạy học nên làm theo. Thuếu máu - Bóc trần bản chất tàn ác của chính quyền thực dân trong việc lừa bịp để lợi dụng người dân bản xứ phục vụ quyền lợi của chúng. - Xuất phát từ tình thương yêu đồng cảm những nạn nhân vô tội mà căm phẫn lên án chủ nghĩa thực dân Pháp bằng lối văn trào phúng sắc sảo và mới mẻ. - Nhiều dẫn liệu sự việc, con số chính xác; - Những hình ảnh cụ thể rảI khắp 3 phần của chương. Đi bộ ngao du - Những lợi ích nhiều mặt - Đi bộ ngao du chính là một phương pháp giáo dục – tự
File đính kèm:
- NV8- Tuan 34.doc