Giáo án Ngữ văn 8 - Phạm Thị Bích Liên - Tuần 33

1. Sắp xếp trật tự từ trong câu.

- Một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt,

=> tác giả sắp xếp theo trình tự tầm quan trọng: ngựa sắt, roi sắt (để tấn công), áo giáp sắt (để phòng bị).

- Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua.

=> Sắp xếp heo trình tự diễn biến của tâm trạng và sự việc: kinh ngạc (trước), mừng rỡ (sau), sau đó mới về tâu vua.

2. Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ.

a. Lặp lại cụm từ: “ý vua cha” ở câu trước để tạo liên kết câu.

b. Nhấn mạnh thông tin chính của câu.

3. So sánh

- Câu (a) có tính nhạc hơn, vì:

 + Đặt “man mác” trước “khúc nhạc đồng quê” gợi cảm xúc mạnh hơn.

 + Kết thúc thanh bằng (quê) có độ ngân hơn kết thúc thanh trắc (mác).

 

doc16 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Phạm Thị Bích Liên - Tuần 33, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cuội.
(Tản Đà).
Thất ngôn bát cú Đường luật.
Tâm sự của một người bất hoà sâu sắc với thực tại tầm thường, muốn thoát li bằng mộng tưởng lên trăng cùng chị Hằng.
Hồn thơ lãng mạn siêu thoát pha chút ngông nghêng đáng yêu.
Nhớ rừng.
(Thế Lữ). 
Thơ mới
Tám chữ
Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường tù túng và khao khát tự do mãnh liệt của nhà thơ; khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước.
Bút pháp lãng mạn truyền cảm, sự đổi mới câu thơ, vần điệu, nhịp điệu, nghệ thuật tạo hình đặc sắc.
Ông đồ.
(Vũ Đình Liên)
Thơ mới 
Ngũ ngôn
Tình cảnh đáng thương của ông đồ, qua đó toát lên niềm cảm thương chân thànhtrước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa.
Ngôn ngữ, hình ảnh cô dọng, hàm xúc; phép đối lập, tương phản; câu hỏi tu từ… 
Quê hương
(Tế Hanh).
Thơ mới
Tám chữ
Tình yêu quê hương trong sáng, tha thiết được thể hiện qua bức tranh quê miền biển tươi sáng, sinh động, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn đầy sức sống của người dân chài.
Lời thơ bình dị, hình ảnh thơ mộc mạc mà tinh tế và giàu ý nghĩa biểu trưng. 
Khi con tu hú
 (Tố Hữu)
Lục bát
Tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong hoàn cảnh tù đày.
Giọng thơ tha thiết sôi nổi, Sự tưởng tượng phong phú.
Tức cảnh Pác Bó
(Hồ Chí Minh)
Thất ngôn tứ tuyệt
Tinh thần lạc quan phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người làm cách mạng và sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. 
Giọng thơ hóm hỉnh, nụ cười vui, bài thơ mang nét đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.
Ngắm trăng
(Hồ Chí Minh)
Thất ngôn tứ tuyệt
Tình yêu thiên nhiên yêu trăng đến say mê và phong thái ung dung nghệ sĩ của Bác Hồ ngay trong cảnh tù ngục cực khổ, tối tăm.
Nghệ thuật nhân hoá, điệp từ, câu hỏi tu từ cùng phép đối xứng, đối lập.
Đi đường
(Hồ Chí Minh)
Thất ngôn tứ tuyệt
ý nghĩa tượng trưng và triết lý sâu sắc: Từ việc đi đường núi gợi ra chân lý đường đời: vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
Bài thơ mang tính đa nghĩa trong hình ảnh, điệp từ được sử dụng hiệu quả.
Sắp xếp các bài thơ: “Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông”; “Đập đá ở Côn Lôn”; “Muốn làm thằng cuội”; “Nhớ rừng”; “Ông đồ”; “Quê hương” thành hai nhóm?
Chỉ ra sự khác biệt về hình thức nghệ thuật của hai nhóm thơ này?
Những bài thơ này có điểm nào chung cơ bản? 
Hãy lựa chọn những câu thơ, đoạn thơ mà em yêu thích, đọc thuộc lòng và nói rõ lí do mình yêu thích?
II. Phân biệt về hình thức nghệ thuật của một số bài thơ.
1.Các bài thơ: “Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông”;“Đập đá ở Côn Lôn.”; “Muốn làm thằng cuội.”
- Thể thơ: Thơ cổ điển hạn định về số câu, số tiếng, niêm luậ gò bó (đường luật, thể thơ dân tộc, song thất lục bát).
- Cảm xúc cũ, tư duy cũ: cái tôi cá nhân chưa được đề cao và chưa được biểu hiện một cách trực tiếp.
2. Các bài: “Nhớ rừng”; “Ông đồ”; “Quê hương” 
- Thể thơ tự do, có sự đổi mới vần điệu, nhịp điệu, lời thơ tự nhiên, giản dị, giảm tính ước lệ.
- Cảm xúc mới, tư duy mới, đề cao cái tôi cá nhân trực tiếp phóng khoáng, tự do- thơ mới.
III. Những điểm chung cơ bản của một số bài thơ: “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”; Đập đá ở Côn Lôn”; Ngắm trăng”; “Đi đường”.
- Đây đều là các bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh tù ngục; 
- Tác giả đều là những chiến sĩ yêu nước, cách mạng lão thành, nổi tiếng đồng thời là những nhà nho tinh thông Hán học;
- Thể hiện khí phách hiên ngang, tinh thần bất khuất kiên cường của người cách mạng của những người tù chiến sĩ;
- Toát lên hình ảnh người tù sẵn sàng chấp nhận, khinh thường mọi gian khổ, hiểm nguy của cuộc sống tù đày; giữ vững phong thái bình tĩnh, ung dung trong thử thách;
- Khao khát tự do đến cháy bỏng, tinh thần lạc quan cách mạng.
=> Những điểm chung ấy lại được biểu hiện trong từng bài thơ theo cách riêng, tạo nên sự xúc động, sự hấp dẫn riêng của từng bài.
IV. Luyện tập.
- Học sinh tự do lựa chọn câu, đoạn mà bản thân yêu thích;
- Đọc thuộc lòng và diễn cảm câu thơ, đoạn thơ đó;
- Trình bày ngắn gọn lí do vì sao mình yêu thích câu thơ, đoạn thơ đó: 
+ Nội dung, hình ảnh thơ;
+ Hình ảnh nhân vật trữ tình trong câu thơ; đoạn thơ
+ Giá trị nghệ thuật đặc sắc của câu thơ, đoạn thơ
 4. Củng cố: 
 - Trong số những bài thơ đã học, em thích nhất bài thơ nào? Vì sao?
 - Hãy đọc thuộc lòng một bài thơ đã học? Chỉ ra đặc sắc nghệ thuật của 
 bài thơ đó? 
 5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Học bài, ôn tập lại toàn bộ kiến thức về văn bản đã học;
 - Tiếp tục chuẩn bị cho bài: Tổng kết các văn bản nghị luận.
Tiết 126
Soạn: 6/ 4/ 2011
Giảng: 13/ 4/ 2011 
 ôn tập phần tiếng việt học kì ii
A. Mục tiêu cần đạt:
- Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức Tiếng Việt trong chương trình ngữ văn lớp 8 học kì II
- Rèn kỹ năng tổng hợp hệ thống hoá kiến thức, kỹ năng sử dụng kiến thức tiếng Việt vào trong quá trình tạo lập văn bản cũng như trong giao tiếp. 
B.Chuẩn bị : 
- Hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị theo các câu hỏi sgk;
- Lập bảng hệ thống toàn bộ kiến thức đã học. 
C. Tiến trình lên lớp: 
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra phần học sinh đã chuẩn bị ở nhà theo yêu cầu sgk 
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
Kể tên các đơn vị kiến thức đã học ở phần tiếng Việt học kì II? (Các kiểu câu, hành động nói, lựa chọn trật tự từ trong câu).
 Giờ ôn tập hôm nay chúng ta sẽ ôn hệ thống kiến thức đã học. 
Câu chia theo mục đích nói gồm những kiểu câu nào? 
Đọc đoạn văn sk tr.131
Xác định kiểu câu trong đoạn văn?
Dựa vào nội dung của câu (2) hãy đặt các câu nghi vấn khác nhau? 
Đạt câu cảm thán với một trong các từ: vui, buồn, hay, đẹp?
Đọc đoạn trích mục 4? 
Xác định các kiểu câu: 
Tìm các câu trần thuật?
Tìm các câu nghi vấn ?
Tìm các câu cầu khiến?
Trong các câu nghi vấn có câu nào dùng để hỏi? Vì sao?
Câu nào không dùng để hỏi? Vậy nó được dùng để làm gì?
Xác định hành động nói, kiểu câu của từng câu cụ thể và cho biết hành động ấy được dùng cách nói trực tiếp hay gián tiếp?
Hãy đặt câu với yêu cầu: 
Cam kết không tham gia các hoạt động tiêu cực.
Hứa hẹn một điều gì đó?
Xác định mục đích của hành động nói trong mỗi câu?
Đọc ngữ liệu mục (1), giải thích vì sao tác giả lựa chọn cách sắp xếp thật tự từ như vậy?
Đọc ngữ liệu mục (2), Chỉ rõ tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong mỗi câu?
Đọc ngữ liệu mục (3), so sánh hai cách sắp xếp trật tự từ ?
I. Ôn tập về các kiểu câu
1. Xác định kiểu câu trong đoạn văn.
Đoạn văn gồm có 3 câu:
(1). Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá.
=> Câu trần thuật ghép, vế trước có dạng câu phủ định.
(2). Cái bản tính tốt của người ta bị những lỗi lo lắng, buồn đau ích kỉ che lấp mất.
=> Câu trần thật đơn
(3). Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.
=> Câu trần thuật ghép, vế sau có dạng phủ định.
2. Chuyển thành câu nghi vấn.
Từ câu (2) chuyển thành câu nghi vấn: 
- Liệu cái bản tính tốt của người ta có bị những lỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất không?
- Những lỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ có thể che lấp mất cái bản tính tốt của người ta không?
- Cái bản tính tốt của người ta có thể bị cái bản tính tốt của người ta che lấp mất?
- Những gì có thể che lấp mất cái bản tính tốt của người ta?
3. Đặt câu cảm thán 
Học sinh đặt câu cảm thán với một trong các từ đã cho.
Ví dụ: Bài thơ hay quá!
4. Xác định kiểu câu và mục đích sử dụng. 
a. Xác định kiểu câu: 
* Câu trần thuật: 
- Tôi bật cười bảo lão:
- Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ!
- Không, ông giáo ạ! 
* Các câu nghi vấn: 
- Sao cụ lại lo xa quá thế? 
- Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại? 
 - Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?
* Câu cầu khiến: 
- Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! 
b. Câu nghi vấn dùng để hỏi: 
- Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?
=> Đây là một câu hỏi chân thực vì lão Hạc luôn băn khoăn rằng nếu hết tiền thì lấy gì làm đám ma?
c. Câu nghi vấn không dùng để hỏi:
- Sao cụ lại lo xa quá thế? 
=> Đây là câu dùng để bộc lộ cảm xúc của ông giáo, như một lời khuyên lão Hạc từ bỏ cái việc quá lo xa như vậy. 
 II. Ôn tập về hành động nói.
Xác định hành động nói
(Học sinh điền vào bảng)
Câu
Hành động nói
Kiểu câu
Cách dùng
1
Hành động kể
 Trần thuật
Trực tiếp
2
Bộc lộ cảm xúc
Nghi vấn
Gián tiếp
3
Nhận định
Cảm thán
Trực tiếp
4
Đề nghị
Cầu khiến
Trực tiếp
5
Giải thích
Nghi vấn
Gián tiếp
6
Phủ định bác bỏ
Phủ định
Trực tiếp
7
Hành động hỏi
Nghi vấn
Trực tiếp
2. Đặt câu:
* Cam kết không tham gia các hoạt động tiêu cực:
- Em cam kết không đua xe trái phép.
 + Hành động cam kết, hứa hẹn
 + Kiểu câu: trần thuật, dùng trực tiếp.
* Hứa hẹn: 
- Em hứa sẽ đi học đúng giờ.
 + Kiểu câu trần thuật, dùng trực tiếp.
III. Ôn tập về lựa chọn trật tự từ trong câu.
1. Sắp xếp trật tự từ trong câu.
- Một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt,
=> tác giả sắp xếp theo trình tự tầm quan trọng: ngựa sắt, roi sắt (để tấn công), áo giáp sắt (để phòng bị). 
- Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua.
=> Sắp xếp heo trình tự diễn biến của tâm trạng và sự việc: kinh ngạc (trước), mừng rỡ (sau), sau đó mới về tâu vua.
2. Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ. 
a. Lặp lại cụm từ: “ý vua cha” ở câu trước để tạo liên kết câu. 
b. Nhấn mạnh thông tin chính của câu.
3. So sánh
- Câu (a) có tính nhạc hơn, vì:
 + Đặt “man mác” trước “khúc nhạc đồng quê” gợi cảm xúc mạnh hơn. 
 + Kết thúc thanh bằng (quê) có độ ngân hơn kết thúc thanh trắc (mác).
4. Củng cố: 
- Nhắc lại những đơn vị kiến thức đã được ôn tập.
 5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài ôn lại toàn bộ kiến thức phần tiếng Việt đã học;
- Tiếp tục hệ thống những phần kiến thức còn lại chưa ôn ở bài này
Tiết 127
Soạn: 6/ 4/ 2011
Giảng: 14/ 4/ 2011 
 Văn bản tường trình
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh hiểu những trường hợp nào cần viêt văn bản tường trình; nắm được những đặc điểm của một văn bản tường trình; biết cách làm một văn bản tường trình đúng qui cách.
- Rèn kỹ năng phân biệt văn bản tường trình với các loại đơn từ, đề nghị, báo cáo và thông báo đã học. 
B.Chuẩn bị : 
 Sưu tầm và phân tích các văn bản mẫu.
C. Tiến trình lên lớp: 
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra:
 Kể tên các loại văn bản hành chính công vụ đã được học ở các lớp trước?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
ở các lớp trước chúng ta đã được học các loại văn bả hành chính công vụ: đơn từ, đề nghị, báo cáo… đó là những văn bản thuộc loại văn bản điều hành rất khác so với văn bản tự sự, biểu cảm, miêu tả, nghị luận, thuyết minh mà chúng ta đã học. Vậy văn bản tường trình thuộc loại nào? Giờ học hôm nay sẽ cho chúng ta lời giải.
Ngữ liệu
Đọc hai ngữ liệu sgk tr. 133- 134?
Ai là người viết hai bản tường trình? Người viết có liên quan gì đến sự việc được nói đến? 
Ai là người nhận văn bản đó?
Người nhận có vai trò gì? 
Vì sao trong những trường hợp trên cần viết tường trình?
Em thấy tháI độ của người viết tường trình cần như thế nào? 
Về mặt hình thức của văn bản ra sao?
Kể một số trường hợp cần viết tường trình trong học tập, trong sinh hoạt ở lớp em? 
Từ việc tìm hiểu ngữ liệu cho biết thế nào là văn bản tường trình? Văn bản tường trìn có đặc điểm gì?
Đọc ghi nhớ chấm (1) và (2) sgk- tr. 136? 
Đọc và xác định xem tình huống nào cần viết tường trình? vì sao?
Có phải bất kỳ việc gì xảy ra cũng cần viết văn bản tường trình?
Văn bản tường trình có bố cục mấy phần? Nội dung của từng phần?
Hình thức, cách trình bày văn bản tường trình như thế nào? 
Đọc phần chú ý và cụ thể hoá bằng một mô hình cụ thể?
Vậy cách viết một văn bản tường trình cần đạt yêu cầu gì?
Đọc ghi nhớ chấm (3)?
Trong những tình huống sau, tình huống nào phải viết đơn từ, tình huống nào làm báo cáo, đề nghị, tình huống nào cần viết tường trình? Vì sao?
Lựa chọn một tình huống và viết phần mở đầu? 
I. Bài học.
1. Đặc điểm của văn bản tường trình.
- Người viết văn bản: Học sinh. Cả hai đều có liên quan đến vụ việc: 
 + Văn bản (1) người viết là người gây ra vụ việc;
 + Văn bản (2) người viết là nạn nhân của vụ việc.
- Người nhận
 + Văn bản (1) là:giáo viên bộ môn
 + Văn bản (1) là:hiệu trưởng nhà trường
=> Người nhận là những ngừơi có thẩm quyền và trách nhiệm nhận biết và giải quyết sự việc.
- Lí do viết tường trình: Phải viết tường trình vì người có thẩm quyền và trtách nhiệm chưa hiểu hết, hiểu rõ nội dung và bản chất vụ việc:Vì sao học sinh Dũng nộp bài châm? Vì sao đã gửi xe tại nhà xe của trường mà vẫn mất xe? Nên chưa có thể kết luận và có cách thức giải quyết.
- Thái độ của người viết tường trình cần khiêm tốn, trung thực, khách quan thể hiện trong lời văn rõ ràng, mạch lạc, từ ngữ chuẩn xác, giọng văn bình tĩnh, đúng mực.
Thể thức trình bày heo đúng qui cách của loại văn bản này.
* Một số trường hợp cần viết văn bản tường trình trong học tập và trong sinh hoạt ở lớp:
- Thường xuyên đi học muộn; 
- Đánh nhau với bạn…
* Kết luận: 
- Văn bản tường trình là loại văn bản thường gặp trong cuộc sống. đó là các tình huống sự việc đã sảy ra hậu quả, những người có thẩm quyền chưa đủ cơ sở để kết luận và giải quyết một cách đúng đắn, chuẩn xác.
- Người viết tường trình phải là người có liên quan đến sự việc, người nhận là cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết.
- Văn bản tường trình phải được viết bằng lời văn rõ ràng, chuẩn xác…và đúng qui cách.
* Ghi nhớ chấm (1) và (2) sgk tr. 136.
2. Cách làm văn bản tường trình.
* Tình huống phải viết văn bản tường trình:
- Tình huống (a) và (b) nhất thiết phải viết, vì: để người có trách nhiệm hiểu rõ thực chất vấn đề, để có kết luận thoả đáng, hình thức kỷ luật thoả đáng. 
- Tình huống (c) không cần viết vì đó chỉ là chuyện nhỏ, chỉ cần tự nhắc nhở nhau hoặc phê bình nhẹ nhàng trong giờ sinh hoạt cuối tuần.
- Tình huống (d) không cần viết tường trình nếu tài sản bị mất không đáng kể, ngược lại cần viết rõ để cơ quan công an nhập cuộc điều tra.
=> Như vậy, không phải bất kỳ sự việc gì xảy ra cũng phải viết văn bản tường trình. cần xác định sự việc này có cần viết hay không, viết gửi ai, nhằm mục đích gì…
* Cách viết văn bản tường trình:
 Văn bản tường trình gồm có ba phần:
- Phần mở đầu:
 + Quốc hiệu tiêu ngữ (ghi chính giữa)
 + Địa diểm, thời gian (ghi góc phải)
 + Tên văn bản (ghi chính giữa).
- Phần nội dung: trình bày một cách cụ thể, chính xác nội dung sự việc.
- Phần kết thúc: 
 + Lời đề nghị hoặc cam kết;
 + Họ tên chữ kí người tường trình (ghi góc phải bản tường trình) 
*Qui cách:
Quốc hiệu (CHXHCNVN)
*********************
Tên văn bản
 (Bản tường trình 
 về……………..)
 Địa điểm và thời gian
 ( Võ Lao, ngày…tháng…năm…)
* Người nhận (kính gửi): tổ chức, cơ quan nhận bản tường trình.
Người gửi:…………………………………… 
* Nội dung tường trình (trọng tâm): Trình bày thời gian, địa điểm, diễn biến sự việc, nguyên nhân, hậu quả, người chịu trách nhiệm…với thái độ khách quan, trung thực.
*Lời đề nghị, cam đoan.
Chữ kí, họ tên
 Ghi nhớ sgk chấm 3 tr136 
II. Luyện tập.
1. Bài tập 1. 
 Học sinh lựa chọn tình huống phù hợp:
+ Sáng qua 3 tổ không trực nhật.
=> Chỉ cần nhắc nhở hoặc kiểm điểm. 
+ Tối qua nhóm 1, của tổ 2 không học nhóm theo lịch đã thống nhất.
=> Có thể viết bản tường trình lại sự việc vì sao không thực hiện lịch học đã thống nhất.
+ Ông em bị ngã khi lên gác.
=> Không cần viết văn bản mang tính hành chính công vụ, vì đây là công việc gia đình.
+ Bạn Nga vẽ bẩn vào sách mượn của thư viện.
=> Bạn Nga có thể viết bản tự kiểm điểm để kiểm điểm bản thân.
+ Nhà láng giềng xây nhà nhà mới đã lấn sang đất nhà em.
=> Cần viết bản tường trình để tường trình lại sự việc, đề nghị UBND xã giải qyuết
 + Tổng kết buổi ngoại khoá văn học dân gian đã làm trong tuần trước.
=> Trường hợp này cần viết báo cao tổng kết.
2. Bài tập 2.
Lựa chọn một tình huống cần viết tường trình và trình bày đúng qui cách phần đầu của một bản tường trình:
Ví dụ:
 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập- tự do- hạnh phúc
*********************
 Bản tường trình 
 Về việc không học nhóm theo kế hoạch. 
 Võ Lao, ngày…tháng…năm…
 4. Củng cố: 
 - Khi nào cần viết văn bản tường trình?
 - Đặc điểm của văn bản tường trình? Cách viết văn bản tường trình?
 5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Học bài nắm được bài học; 
 - Lựa chọn một tình huống cụ thể và viết mộ văn bản tường trình hoàn 
 chỉnh.
Tiết 128
Soạn: 7/ 4/ 2011
Giảng: 14/ 4/ 2011 
 Luyện tập về Văn bản tường trình
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh củng cố kiến thức về viết văn bản tường trình; những trường hợp cần viết văn bản tường trình; những đặc điểm của một văn bản tường trình; biết cách làm một văn bản tường trình đúng qui cách.
- Rèn kỹ năng viết văn bản tường trình hoàn chỉnh.
B.Chuẩn bị : 
 - Chuẩn bị những tình huống và mẫu văn bản.
- Sưu tầm và phân tích các văn bản mẫu.
C. Tiến trình lên lớp: 
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra:
 - Thế nào là văn bản tường trình? văn bản tường trình viết với mục đích gì?
 - Yêu cầu về hình thức và cách trình bày một văn bản tường trình?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
 Giờ học trước chúng ta đã được biết thế nào là một văn bản tường trình và 
 cách viết văn bản tường trình đúng mẫu, đúng qui cách. Vậy hôm nay chúng ta tiếp tục thực hành để xác định xem khi nào cần viết văn bản này và viết như thế nào cho đạt yêu cầu.
Viết văn bản tường trình nhằm mục đích gì?
Văn bản tường trình và báo cáo có điểm gì giống và khác nhau?
Những mục nào không thể thiếu trong cả hai văn bản trên? 
Phần nội dung bản tường trình cần đạt yêu cầu gì?
Thảo luận theo yêu cầu bài tập 1 sgk tr. 137?
Giả định 2 tình huống cần viết tường trình và giải thích lí do? 
Từ một trong các tình huống giả định trên hãy viết bản tường trình cụ thể? 
đọc to văn bản đã viết? Yêu càu cả lớp chú ý nghe và nhận xét? 
Xác định việc cần làm trong từng tình huống?
I. Ôn ập lý thuyết
1. Mục đích viết văn bản tường trình.
Mục đích là để trình bày thiệt hại hay trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra, gây hậu quả càn xem xét.
2. So sánh với văn bản báo cáo.
Văn bản tường trình
Văn bản báo cáo
- Mục đích: Trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra, gây hậu quả càn xem xét.
- Người viết:tham gia hoặc chứng kiến vụ việc; là cá nhân, tập thể
- Người nhận: Cấp trên (thầy, cô giáo), cơ quan nhà nước. 
- Bố cục phổ biến: theo mẫu.
- Mục đích: Công việc, công tác trong một thời gian nhất định, kết quả, bài học để sơ kết, tổng kết trước cấp trên, nhân dân.
- Người viết: người tham gia, phụ trách công việc, tổ chức, tập thể.
- Người nhận: Cấp trên (thầy, cô giáo), cơ quan nhà nước. 
- Bố cục phổ biến: theo mẫu.
* Những mục không thể thiếu trong cả hai loại văn bản điều hành trên:
+ Quốc hiệu
+ Tên văn bản
+ Thời gian và địa điểm viết
+ Người, cơ quan, tổ chức nhận, địa chỉ
+ Nội dung
+ Người viết kí tên
* Phần nội dung tường trình cần trình bày cụ thể, khách quan, chính xác diễn biến và kết quả sự việc, mức độ trách nhiệm, người chịu trách nhiệm, những đề nghị (nếu có).
II. Luyện tập
1. Bài tập 1.
- Cả 3 trường hợp a, b, c đều không cần phải viết tường trình, vì: 
+ Với a: cần viết bản kiểm điểm nhận thức rõ khuyết điểm quyết tâm sửa chữa. 
+ Với b: có viết bản thông báo để cho các bạn biết kế hoạch chuẩn bị, những ai phải làm những việc gì cho đại hội. 
+ Với c: cần viết bản báo cáo công tác của chi đội gửi cô tổng phụ trách. 
=> Chỗ sai của a,b, c là người viết chưa phân biệt được mục đích của văn bản ường trình với văn bản báo cáo, thông báo , chưa nhận rõ tình huống như thế nào thì thì cần viết văn bản tường trình.
2. Bài tập 2
- Học sinh trình bày 2 tình huống do bản thân giả định, giải thích lí do
Ví dụ: 
+ Trình bày với các chú công an về vụ va chạm xe máy mà bản thân được chứng kiến;
+ Trình bày với thầy (cô) giáo lí do vì sao chưa hoàn thành bài văn theo qui định;
+ Trình bày với thầy (cô) giáo lí do vì sao hôm qua nghỉ học không vi

File đính kèm:

  • docNV8- Tuan 33.doc
Giáo án liên quan