Giáo án Ngữ văn 8 - Phạm Thị Bích Liên - Tuần 30

1. Cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ

2. Cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của ngươì hút nhiều xái cũ,gõ đầu roi xuống đất

3. Thét bằn giọng khàn khàn của ngươì hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất,

4. Bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất,

5. Bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét

6. Gõ đầu roi xuống đất, bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, cai lệ thét.

 

doc16 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1643 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Phạm Thị Bích Liên - Tuần 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i đúng được 0,5 điểm 
1
2
3
4
5
6
B
B
D
D
A
C
II. Phần tự luận. 
Câu 1 ( 3điểm) 
Học sinh biết phát triển luận điểm trên thành một đoạn văn nghị luận có kết hợp yếu tố biểu cảm đảm bảo các yêu cầu sau: 
- Viết được đoạn văn nghị luận theo cách diễn dịch hoặc qui nạp, trong đó có câu chủ đề chứa luận điểm.(1 điểm)
- Phát triển đoạn văn trên cơ sở hiểu được những nét chung và những nét riêng của hình ảnh trăng, của cảm xúc tâm trạng nhà thơ khi ngắm trăng, tả trăng, trò chuyện với trăng: 
+ Khi là một người tù trong ngục khao khát tự do;
+ Khi trong cương vị chủ tịch nước sau lúc đàm quân sự, trên dòng sông ăm ắp trăng.
Dù trong hoàn cảnh khác nhau, vẫn thấy rõ tình yêu thiên nhiên, yêu trăng tha thiết, tâm hồn thi sĩ – nghệ sĩ của Bác Hồ.(2 điểm). 
 Câu 2 (4điểm) 
Chép đúng tất cả những câu thơ trực tiếp diễn tả cảm xúc (có đấu ! kết thúc câu) trong hai bài thơ “Quê hương và “Khi con tu hú”(2 điểm).
“Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
(Quê hương)
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”
(Khi con tu hú)
Phân tích được giá trị biểu cảm của các câu thơ đó (2 điểm).
* Câu thơ: (0,5 điểm) 
“Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
 Câu thơ diễn tả cảm xúc, ấn tượng, nỗi nhớ quê hương khi xa cách được tập trung vào mùi vị đặc trưng của quê hương làng biển. 
* Đoạn thơ (1,5 điểm) 
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”
Đoạn thơ diễn tả cái cảm xúc ngột ngạt,tù túng, căm uất, như là không chịu nổi vì ngột thở, vì mất tự do. Tiếng chim tu hú cứ vang vang như giục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi đấu tranh để: “Tung ngục tù ra, ai đâu ngăn cấm được hồn ta?”
********
 4. Củng cố: 
 - Thu bài, nhận xét giờ làm bài.
 5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học phần văn bản.
 - Soạn bài: Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục. 
Tiết 114
Soạn: 18/ 3/ 2011
Giảng: 23 / 3/ 2011 
Lựa chọn trật tự từ trong câu
A.Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh có được những hiểu biết sơ giản về trạt tự từ trong câu, khả năng thay đổi trạt tự từ; hiệu quả diễn đạt của trật tự từ khác nhau.
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng thực hành sử dụng trật tự từ khi nopí cũng như viết sao cho phù hợp với yêu cầu, phản ánh được thực tế và diễn tả được tư tưởng, tình cảm khi giao tiếp. 
B. Chuẩn bị : 
- Giáo viên: Sưu tầm ngữ liệu; đặt ra các tình huống giao tiếp. 
- Học sinh: Tìm hiểu ngữ liệu sgk
C. Tiến trình lên lớp: 
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra:
 - Thế nào là lượt lời trong hội thoại? Sử dụng lượt lời như thế nào để đạt hiệu quả trong giao tiếp? 
 - Trong giao tiếp, khi đến lượt lời của mình, nhưng mình lại im lặng không nói. Sự im lặng biểu thị điều gì?
 	3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
Trong khi nói cũng như khi viết chúng ta thường lựa chọn, sắp xếp trật tự các từ ngữ nhăm mục đícch diễn đạt cụ thể. Vậy lựa chọn trật tự từ có vai trò gì? Lựa chọn như thế nào để diễn đạt có hiệu quả? 
Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu
 * Ngữ liệu 1. 
Từ câu sau:
 “Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của ngươì hút nhiều xái cũ.”
Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm: 
Thay đổi trật tự từ trong câu theo những cách khác nhau , mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu? 
Vì sao tác giả lựa chọn trật tự từ như vậy? Mục đích của tác giả là gì?
Nhận xét tác dụng diễn đạt của các câu sau khi đã thay đổi trật tự sắp xếp từ?
Từ sự phân tích ngữ liệu, em rút ra kết luận gì về việc sắp xếp trật tự từ trong câu? 
Đọc ghi nhớ sgk tr111?
* Ngữ liệu 2- phần 1 mục II
Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong các phần in đậm? 
* Ngữ liệu 3- phần 2 mục II
So sánh giá trị diễn đạt trong các câu? 
Vậy việc sắp xếp trật tự từ trong câu có những tác dụng gì?
Đọc ghi nhớ sgk tr 112? 
Trật tự từ được sắp xếp trong phần (a) nhằm mục đích gì? 
Trong đoạn thơ em phát hiện ở những chỗ in đậm có điều gì đặc biệt không? 
Việc lựa chọn trật tự từ như vậy có tác dụng gì? 
Cụm từ “mật thám” và “đội con gái” được lặp lại có tác dụng gì?
Tham khảo
Cho câu sau: Nó bảo sao không đến
Thay đổi trật tự từ trong câu và chỉ rõ tác dụng
I. Bài học. 
1. Nhận xét chung. 
Từ câu:
“Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của ngươì hút nhiều xái cũ.”
* Các nhóm trình bày kết quả: 
1. Cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ 
2. Cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của ngươì hút nhiều xái cũ,gõ đầu roi xuống đất 
3. Thét bằn giọng khàn khàn của ngươì hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất, 
4. Bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất, 
5. Bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét 
6. Gõ đầu roi xuống đất, bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, cai lệ thét. 
=>Với một câu cho trước, nếu thay đổi trật tự từ, chúng ta có thể có 6 cách diễn đạt khác nhau mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của nó. 
- Tác giả lựa chọn trật tự từ như trong đoạn trích, có thể là tác giả muốn nhấn mạnh vị thế xã hội của cai lệ, nhấn mạnh thái độ hung hãn của hắn, đồng thời tạo nhịp điệu tạo tính liên kết cho câu văn…
 + Từ “roi” được lặp lại nhằm tạo ra sự liên kết với câu trước;
 + Từ “thét” tạo liên kết với câu sau. 
 + Cụm từ “gõ đầu roi xuống đất” nhấn mạnh vị thế xã hội và sự hung hãn của tên cai lệ. 
* Nhận xét tác dụng diễn đạt của 6 câu sau khi đã thay đổi trật tự từ: 
(1) Nhấn mạnh vị thế xã hội, tạo sự liên kết câu
(2) Nhấn mạnh vị thế xã hội, tạo sự liên kết câu
(3) Nhấn mạnh thái độ hung hãn. 
(4) Tạo sự liên kết câu.
(5) Tạo sự liên kết câu.
(6) Nhấn mạnh thái độ hung hãn.
* Kết luận: 
- Có nhiếu cách sắp xếp trật tự từ trong một câu;
- Mỗi cách sắp xếp mang lại một hiệu quả diễn đạt riêng; 
- Cần có sự lựa chọn trật tự từ trong giao tiếp để đạt hiệu quả.
* Ghi nhớ sgk tr 111
2. Một số tác dụng của sự xắp xếp trật tự từ. 
 2.1. Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ. 
 a. Thể hiện trình tự trước sau của hoạt động.
 b. 
(1) Thể hiện thứ bậc cao thấp của các nhân vật (cai lệ có địa vị xã hội cao hơn người nhà lý trưởng) và thứ tự xuất hiện của các nhân vật.
 (2) Thể hiện thứ tự tương ứng với trật tự của cụm từ đứng trước: cai lệ mang roi song, người nhà lý trưởng mang tay thước và dây thừng. 
2.2 So sánh tác dụng của những cách sắp xếp khác nhau:
 Cách viết của tác giả góp phần tạo nên nhịp điệu cho câu văn. 
* Kết luận: 
Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu: 
Thể hiện thứ tự của sự việc, hành động…
Thể hện vị thế của các nhân vật. 
Nhấn mạnh tính chất, đặc điểm của sự việc, hành động.
Tạo liên kết câu 
Tạo nhịp điệu cho câu.
* Ghi nhớ sgk tr 112 
II. Luyện tập. 
 1. Bài tập 
a. Trật tự từ được sắp xếp nhằm mục đích kể tên các vị anh hùng dân tộc theo thứ tự xuất hiện của các vị ấy trong lịch sử. 
b. Trong đoạn thơ: 
Trật tự từ trong câu sắp xếp không theo cấu trúc cú pháp thông thường. 
* “Đẹp vô cùng” đảo lên phía trước để nhấn mạnh vẻ đẹp của Tổ quốc mới được giải phóng. 
* “ Hò ô” được đảo lên phía trước “tiếng hát” để bắt vần với “sông Lô” gợi ra một không gian mênh mang sông nước, đồng thời bắt vần chân “ngạt- hát” để tạo ra sự hài hoà về ngữ âm cho khổ thơ. 
c. Lặp lại cụm từ “mật thám”, “đội con gái” để tạo sự liên kết với câu đứng trước. 
Bài tập 2: (Tham khảo)
Cho câu sau: Nó bảo sao không đến
Ví dụ:
Bảo nó sao không đến
Sao nó bảo không đến
Không sao bảo nó đến
Đến sao không bảo nó
…
 4. Củng cố: 
 - Lựa chọn trật tự từ trong câu có tác dụng gì? 
 - Vì sao cần lựa chọn trật tự từ trong câu khi nói và viết?
 5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Học bài, nắm được nội dung bài học; 
 - Tìm ngữ liệu và tập phân tích; 
 - Vận dụng vào nói, viết có hiệu quả. 
Tiết 115
Soạn: 19/ 3/ 2011
Giảng: 24 / 3/ 2011
Trả bài tập làm văn số 6
A.Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh củng cố những kỹ năng đã học về văn nghị luận: sử dụng từ ngữ, xây dựng luận điểm ,trình bày luận điểm; 
- Rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản nghị lụân
B.Chuẩn bị : 
 - Hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức có liên quan;
 - Giáo viên chấm và chữa bài
C. Tiến trình lên lớp: 
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra:
 - Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận? 
 - Ngoài một hệ thống luận điểm rõ ràng, mạch lạc, bài nghị luận còn đòi hỏi có sự kết hợp các yếu tố nào nữa? 
3. Bài mới:
Em có còn nhớ đề bài viết số 6 như thế nào? 
Muốn viết bài tốt thao tác đầu tiên của em trong quá trình tạo lập văn bản là gì?
 Đề thuộc kiểu loại văn bản nào? 
 Xác định vấn đề cần nghị luận?
 Phần mở bài cần đạt yêu cầu gì? 
Hãy nói cách mở bài của em?
Vấn đề cốt lõi của phần thân bài là phải làm được việc gì?
 Hãy trình bày hệ thống luận điểm mà em đã xây dựng trong bài viết của mình? 
Để phát triển luận điểm (1) em đưa ra luận cứ như thế nào?
Luận điểm(2) được em giải thích như thế nào? 
Vì sao phải theo điều học mà làm? 
Để bài viết có sức thuyết phục em đưa ra những luận chứng gì? 
Phần kết bài có nội dung gì? 
Có phải chỉ có duy nhất hệ thống luận điểm này là làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận không? 
Giáo viên nhận xét những ưu điểm và những tồn tại trong bài viết của học sinh. 
Giáo viên chọn đọc bài văn viết tốt để học sinh học tập. 
Đọc những đoạn văn chưa đạt yêu cầu để học sinh tự phát hiện, rút kinh nghiệm. 
Giáo viên trả bài yêu cầu học sinh đọc bài của mình và tự chữa bài: 
Chữa theo dàn ý; 
Chữa lỗi diễn đạt; 
Chữa lỗi chính tả.
Chọn một luận điểm trong hệ thống luận điểm và thực hành viết đoạn văn nghị luận?
 I. Đề bài: Giáo viên đọc và chép đề lên bảng 
	Nhiều người còn chưa hiểu rõ thế nào là “Học đi đôi với hành”; và vì sao ta phải “Theo điều học mà làm” như lời La Sơn Phu Tử trong “Bàn về phép học”. 
	Hãy viết bài nghị luận để giải đáp những thắc nêu trên. 
 II. Tìm hiểu đề, lập dàn ý
* Tìm hiểu đề:
 Kiểu loại văn bản: Văn bản nghị luận
Vấn đề cần nghị luận: Học đi đôi với hành, theo điều học mà làm
* Lập dàn ý
A. Mở bài 
 Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: 
Học đi đôi với hành ; 
Theo điều học mà làm
B. thân bài 
Phần này cần phải xây dựng được một hệ thống luận điểm, sắp xếp hệ thống luận điểm một cách hợp lý và khoa học đủ làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận. 
1. Giải thích được: “Học là gì”
Học là tiếp thu những kiến thức đã tích luỹ trong sách vở:
+ Học để nắm vững lý thuyết; 
+ Học để tiếp nhận kinh nghiệm ;
+ Học để trau dồi vốn kiến thức và mở mang trí tuệ. 
 2. Giải thích được: “ Hành là gì”
Hành là thực hành, vận dụng những tri thức,kiến thức, kinh nghiệm đã học đượcvào để làm, để thực hành, để ứng dụng… 
 3. Vì sao học phải đi đôi với hành, theo điều học mà làm? 
+ Mối quan hệ giữa học và hành; 
+ Học mà không hành sẽ ra sao? 
+ Hành mà không có lý luận sẽ như thế nào? 
 4. Những biểu hiện cụ thể của học đi đôi với hành: 
+ Với đứa trẻ biểu hiện của việc học đi đôi với hành ra sao? 
+ Với học sinh học đI đôI với hành được biểu hiện như thế nào? 
+ Với các ngành nghề khác nhau… 
C. Kết bài 
Khẳng định ý nghĩa tầm quan trọng của vấn đề: “Học đi đôi với hành” và “Theo điều học mà làm”
 * Chú ý:
 - Hệ thống luận điểm này chỉ mang tính chất gợi ý
 - Những luận điểm và cách lập luận trên chỉ là ý kiến mang tính định hướng; có thể có những hệ thống luận điểm khác miễn sao là làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận. 
III. Nhận xét. 
 1. Ưu điểm: 
Đa số đã xác định được đúng yêu cầu của đề, biết cách tạo lập một văn bản nghị luận. 
Biết xây dựng một hệ thống luận điểm, trình bày hệ thống luận điểm làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận.
Bố cục bài nghị luận khá rõ ràng, mạch lạc; 
Bước đầu đã biết cách lập luận với hệ thống các luận cứ, luận chứng có sức thuyết phục. 
Một số bài viết có sự đầu tư, suy nghĩ; trình bày sạch sẽ, khoa học. 
 2. Tồn tại: 
Một số em chưa nắm được yêu cầu của đề, chưa biết xã định vấn đề cần nghị luận, dẫ đến lạc đề, xa đề 
Một số đã xác định được yêu cầu của đề, nhưng chưa xây dựng được hệ thống luận điểm để làm sáng tỏ vấn đề ; 
Một số bài viết con quá sơ sài, chưa giải quyết được triệt để vấn đề, mộ số lại quá lệ thuộc vào văn bản “Luận phép học” mà không xây dựng được hệ thống luận điểm phù hợp để giảI quyết vấn đề; 
Trình bày bài nghị luận còn nhiều hạn chế: 
Chưa biết viết đoạn văn trình bày luận điểm;
Sắp xếp các luận điểm chưa hợp lý, thiếu sự lô gíc;
Bài viết còn khô khan cứng nhắc do lệ thuộc vào bài văn mẫu. 
Câu cú, diễn đạt chưa đúng. 
Lỗi chính tả sai nhiều, đặc biệt là lỗi phát âm và viết hoa tuỳ tiện.
IV. Hướng dẫn chữa bài.
 1. Đọc bài để học sinh học tập: 
 - Lắng nghe và nhận xét bài viết của bạn, xem trong bài bài viết có những điểm nào tốt để có thể học tập;
 - Nghe để rút ra những tồn tại trong cách xây dựng luận điểm, cách trình bày luận, cách diễn đạt trong bài viết của bạn để rút kinh nghiệm. 
 2. Trả bài để học sinh đọc và tự chữa bài của mình.
* Chữa bài theo dàn ý: 
 - So sánh bài viết với dàn ý, tự bổ xung những phần bài mình chưa hoàn thiện; 
 - Sắp xếp các luận điểm cho hợp lý, bổ xung các luận cứ, luận chứng để bài có sức thuyết phục.
 * Chữa lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ: 
 - Phát hiện các lỗi trong diễn đạt và lỗi dùng từ đặt câu chưa chính xác, 
 - Phát hiện và sửa chữa lỗi diễn đạt lủng củng, rườm rà.
 * Chữa lỗi chính tả: 
 - Tìm và phát hiện lỗi viết hoa tuỳ tiện; 
 - Chữa lỗi phát âm sai, lẫn lộn: tr/ch; n/l; s/x…
 * Viết đoạn văn trình bày luận điểm:
Học sinh chọn một trong số các luận điểm đã xây dựng và triển khai thành một đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm: 
Đoạn văn có thể trình bày theo cách qui nạp , diễn dịch hoặc theo cấu trúc tổng- phân- hợp. 
Câu chủ đề phải là câu chứa luận điểm.
Các ý triển khai câu chủ đề phải chặt chẽ, có sức thuyết phục. 
Đọc đoạn văn đã hoàn thành trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét 
 4. Củng cố: 
 - Luận điểm có vai trò như thế nào trong bài văn nghị luận? 
 - Bài nghị luận hay phải đạt được yêu cầu gì? 
 5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Xem lại bài viết và tự chữa bài cho hoàn chỉnh; 
Tiết 116
Soạn: 20/3/ 2011
Giảng: 24 / 3/ 2011
Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả 
trong văn nghị luận
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh thấy đượcặt sự và miêu tả là những yếu tố không thể thiếu trong những bài văn nghị luận hay.
- nắm được yêu cầu cần thiết của việc đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận để sự nghị luận có thể đạt được hiệu quả, thuyết phục cao hơn.
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng thực hành 
B.Chuẩn bị : 
- Sưu tầm ngữ liệu: các văn bản mẫu. 
C. Tiến trình lên lớp: 
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra:
- yếu tố biểu cảm là gì? Nó có tác dụng gì trong bài văn nghị luận?
( yếu tố tình cảm cảm xúc, nhiệt tình của người viết => Tình cảm giúp cho những điều lí trí nêu ra thêm sức lay động cảm hoá lòng người). 
- Những yêu cầu khi đưa yếu tố biểu cảm vào bài nghị luận? (Tình cảm phải chân thực, và không phá vỡ mạch nghị luận)
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
 Trong bài văn nghị luận, ngoài yếu tố nghị luận là chủ yếu còn có những yếu tố nào khác? những yếu tố này có vai trò gì trong bài nghị luận? (Các yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm => làm cho bài văn nghị luận thêm sinh động, cụ thể, thuyết phục) 
Ngữ liệu- Phân tích ngữ liệu. 
Ngữ liệu (1) sgk tr. 113
Đọc các đoạn trích trong sgk tr. 113. 
Tìm những câu, đoạn có chứa yếu tố tự sự và miêu tả trong 2 đoạn trích trên? 
Vì sao trong hai đoạn trích trên có nhiều yếu tố miêu tả và tự sự, nhưng lại không thể xếp cả hai đoạn là văn miêu tả hay kể chuyện? 
Giả sử nếu ta cắt bỏ các yếu tố tự sự và miêu tả đi thì có ảnh hưởng đến mạch lập luận không? 
Vậy yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò gì trong bài văn nghị luận? 
Đọc ghi nhớ sgk tr. 116?
Ngữ liệu (2) sgk tr. 115.
So sánh 4 đoạn văn trong văn bản?.
Tìm các yếu tố tự sự và miêu tả trong truyện “Chàng Trăng”?
Các yếu tố tự sự và miêu tả trong truyện “Nàng Han”? 
Tác dụng của yếu tố tự sự và miêu tả trong bài nghị luận? 
Vì sao hai truyện “Chàng Trăng” và “Nàng Han” Không được kể, tả lại tất mà chỉ chọn lọc một số chi tiết tiêu biểu?
Vì sao đến truyện “Thánh Gióng” thì tác giả hoàn toàn không kể, tả nữa? 
Nếu người viết vẫn tiếp tục kể, tả ở truyện “Thánh Gióng” thì có cần thiét không?
Khi đưa yếu tố tự sự vào bài nghị luận cần dạt yêu cầu gì? 
Đọc ghi nhớ sgk tr. 116 chấm (2)? 
Tìm các yếu tố miêu tả và tự sự trong văn bản nghị luận? 
Phân tích tác dụng của yếu tố tựư và miêu tả tron bài văn? 
Thảo luận theo yêu cầu bài tập 2
Đọc phần đọc thêm sgk tr. 117?
I. Bài học. 
1. Yếu tố tự sự và miêu tả trong v ăn nghị luận. 
* Các yếu tố tự sự và miêu tả: 
 a. Vị chúa tỉnh… ra lệnh cho bọn quan lại dưới quyền, trong một thời hạn nhất định… đi lính tình nguyện, hoặc xì tiền ra.
 b. Tấp nập đầu quân, không ngần ngại rời bỏ quê hương xiết bao trìu mến… lính khố đỏ, khố xanh… tốp thì bị xích tay điệu đi, tốp thì bị nhốt… lính pháp gác lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn…
=> Nhận xét: 
 - Hai đoạn văn trên có nhiều yếu tố tự sự và miêu tả nhưng không thể gọi là văn tự sự và miêu tả, vì:
 + Các đoạn tự sự được sử dụng chỉ nhằm mục đích làm sáng tỏ vấn đề tố cáo tội ác và sự lừa bịp của TDP giữa lời nói và việc làm, hành động và thực tế của chúng trong cái gọi là chế độ “lính tình nguyện”, thực chất là cái vạ mộ lính, những cuộc săn lung thứ “vật liệu biết nói” một cách dã man. 
 + Các yếu tố tự sự và miêu tả trong các đoại văn trên không nhằm mục đích kể chuyện hay miêu tả đơn thuầnmà nhằm làm sáng tỏ luận điểm, để nghị luận. 
* Đoạn văn sau khi đã tước đi yếu tố miêu tả và nghị luận: 
 a. Sau nữa việc săn bắt thứ “vật liệu biết nói” đó, mà lúc bấy giờ người ta gọi là “chế độ lính tình nguyện” đã gây ra những vụ nhũng lạm hết sức trắng trợn. Sự thật đó được thể hiện trong suốt quá trình bắt lính ở các tỉnh, huyện, xã, thôn trong cả nước Việt Nam. Hoặc đi lính hoặc phải nộp tiền. 
 b. Thế mà trong bản bố cáo với những người bị bắt lính, phủ toàn quyền Đông Dương, sau khi hứa hẹn khen thưởngvà truy tặng những người hy sinh cho Tổ quốc còn tuyên bố về sự phấn khởi, tình nguyện đi lính của họ. Những lời nói trên hoàn toàn trái ngược với sự thật về những hành động ngược đãi của nhà cầm quyền Pháp và Sài Gòn sau chiến tranh. 
=> Rõ ràng nếu tước những câu những đoạn tự sự và miêu tả đi cả hai đoạn nghị luận trở nên khô khan, mất hẳn đi vẻ sinh động, mất đi sự thuyết phục và hấp dẫn.
* Kết luận: 
Yếu tố tự sự và miêu tả giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài nghị luận được rõ ràng, cụ thể và sinh động hơn; 
Yếu tố tự sự và miêu tả giúp cho bài văn nghị luận có sức thuyết phục hơn. 
* Ghi nhớ sgk tr 116 chấm (1) 
2. Cách đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài nghị luận.
* So sánh 4 đoạn văn trong văn bản: 
- Đoạn (1): Giới thiệu khái quát vấn đề;
- Đoạn (2): Các yếu tố tự sự và miêu tả trong truyện “ Chàng Trăng”: Kể chuyện thụ thai mẹ bỏ lên rừng.Chàng không nói không cười; cưỡi ngựa đá đi giết bạo bạo chúa rồi biến vào mặt trăng, đêm đêm soi dòng thác bạc Pông- gơ- ri. 
- Đoạn (3): Các yếu tố tự sự và miêu tả trong truyện “Nàng Han”: Nàng Han liên keets với người Kinh, thêu cờ lệnh bằng chăn dệt chỉ ngũ sắc, đánh giặc ngoại xâm.Thắng trận, nàng hoá thành tiên bay lên trời trên dãy núi Pu- keovẫn còn những vũng, ao chi chít những vết chân voi của nàng Han và người Kinh. 
- Đoạn (4): Khẳng định truyện “Thánh Gióng” thực sự là bản anh hùng ca của người Việt cổ. Đoạn này hoàn toàn không kể, tả. 
* Nhận xét: 
 + Tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả: làm rõ luận điểm sự gần gũi, giống nhau giữa các truyện anh hùng đẹp của các dân tộc Việt Nam. 
 + Hai truyện “Chàng Trăng” và “Nàng Han” không được kể, tả tất cả mà chỉ nhằm vào một số đoạn, một số chi tiết, hình ảnhtương đòng, gần gũi với truyện “Thánh Gióng”, vì: 
Mục đích nghị luận. 
ít người biết cụ thể cụ thể nội dung hai truyện. Không kể, tả,, người đọc không thể ình dung được sự gần gũi, giống nhau ấy như thế nào; như vậy luận điểm sẽ kém thuyết phục
 + Đến truyện “Thánh Gióng” lại hoàn to

File đính kèm:

  • docNV8- Tuan30.doc
Giáo án liên quan