Giáo án Ngữ văn 8 - Phạm Thị Bích Liên - Tuần 26

Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?

ð Câu nghi vấn thực hiện hành động khẳng định

Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?

ð Câu nghi vấn thực hiện hành động phủ định .

Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui

vẻ phỏng có được không?

ð Câu nghi vấn thực hiện hành động khẳng định .Vì sao vậy?

ð Câu nghi vấn thực hiện hành động gây sự chú ý

* Nhận xét:

+ Câu nghi vấn ở những đoạn văn đầu tạo tâm thế cho tướng sĩ chuẩn bị nghe những lý lẽ của tác giả ;

+ Câu nghi vấn ở những đoạn giữa thuyết phục và động viên khích lệ tướng sĩ ;

+ Câu nghi vấn ở cuối đoạn khẳng định chỉ có một con đường là chiến đấu đến cùng để bảo vệ bờ cõi.

 

doc15 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1973 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Phạm Thị Bích Liên - Tuần 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hai câu kết có ý nghĩa gì ? 
Giá trị tư tưởng của bài cáo ? 
Đặc sắc nghệ thuật trong trình tự lập luận ?
Đọc ghi nhớ sgk? 
I.Tiếp xúc văn bản
1. Đọc: 
 Khi đọc cần chú ý các từ ngữ có tính chât bắc cầu nối đoạn 
- Hai câu đầu đọc chậm rãi. 
- Bốn câu tiếp đọc nhanh hơn nhấn ở các từ:Côt ở; trước lo 
- Hai câu tiếp chú ý phân biệt cách đối từng từ 
- Tám câu tiếp giọng khẳng định tự hào . 
2. Tìm hiểu chú thích. 
 *Tác giả, tác phẩm: 
-Thể loại : cáo là một thể văn nghị luận cổ. 
+ Đại cáo một thể loại văn học công bố sự kiện trọng đại cho thiên hạ biết 
+ Bình Ngô đại cáo : Nguyễn Trãi vừa muốn dùng lại tên Đại cáo để công bố đạo lớn vừa tỏ ý muốn đi theo truyền thống nhân nghĩa lâu dài :
Bình là đánh dẹp , thảo phạt ,hành động của người chính nghĩa lập lại trật tự 
Ngô : Tên nước Đông Ngô thời tam quốc Ngô dùng dể chỉ giặc Minh 
=> Bình Ngô đại cáo: Công bố về việc dẹp yên giặc Ngô - Minh 
*Từ khó: Đọc sgk 
3. Bố cục: 
Bố cục chung của bài cáo gồm 4 phần.
Đoạn trích có bố cục 3 ý:
+ Hai câu đầu : Đề cao nguyên lý nhân nghĩa 
+Mười hai câu tiếp theo : Quan niệm về tổ quốc, chân lý độc lập dân tộc 
+kết luận 
II. Phân tích văn bản
Nguyên lý nhân nghĩa .
Nhân nghĩa : mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở của tình thương và đạo lý 
+Nhân là thương người , là yêu. 
 nghĩa là điều phải điều nên làm 
Người có lòng nhân thì yêu người ; người có nghĩa thì làm theo lẽphải 
+Yên dân : Đem lại cuộc sống yên ổn cho dân 
Là nhà nho Nguyễn Trãi thấm nhuần tư tưởng nhân nghĩa của Khổng Tử, Mạnh Tử – Khái niệm nhân nghĩa của đạo Nho .
Nhưng với Nguyễn Trãi- một vị đại nho, sự phát triển sáng tạo là ông tuyên bố luôn lập trường chính nghĩa : Nhân nghĩa cốt yếu là hướng tới dân.
+ Quân điếu phạt : lo trừ bạo
Muốn cho dân được yên trong tình cảnh giặc giã hoành hành thì việc trước hết là phảỉ trừ bạo , tiêu diệt giặc ác tham tàn bạo ngược – kẻ thù của dân, đem lại độc lập cho nước, hái bình cho dân 
 Tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với tư tưởng yêu nước chống giặc ngoại xâm ; chống xâm lược là thực hành nhân nghĩa .
Nhân nghĩa- yên dân –trừ bạo- yêu nNước- chống xâm lược bảo vệ đất nước và nhân dân chính là chân lý khách quan là nguyên lý gốc, là tiền đề tư tưởng , là cơ sở lý luận , nguyên nhân mọi thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn , của nhân dân Đại Việt trong cuộc chiến đấu chống giặc Minh , là điểm tựa , là 
linh hồn của bài cáo .
2. Quan niệm về Tổ quốc và chân lý về độc lập dân tộc Đại Việt 
- Bốn thế kỷ trước , trong bài thơ” Nam quốc sơn hà”T được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Đại Việt song quan niệm của Lý Thường Kiệt còn hạn hẹp hơn ; Nguyễn Trãi đã bổ sung thêm những yếu tố mới rất quan trọng , đã sắp xếp lại một cách toàn diện và sâu sắc hơn
* Nam quốc sơn hà: 
+ Lãnh thổ riêng
+ Hoàng đế riêng 
+ Độc lập 
+ Thần linh 
+ Quân xâm lược nhất định sẽ thất bại 
* Bình Ngô đại cáo: 
+ Văn hiến 
+ Phong tục tập quán 
+ Truyền thống lịch sử 
+ Hoàng đế riêng 
+ Không dựa vào thần linh mà dựa vào lịch sử 
Như vậy , so với thế kỷ XI, trải qua 4 thế kỷ , ở thế kỷ XV quan niệm về tổ quốccủa Nguyễn Trãi đã được phát triển phong phú và sâu sắc hơn; cách nói của ông cụ thể và rõ ràng có so sánh và chứng minh đầy đủ . đây là chân lý hiển nhiên , lịch sử đã chứng tỏ: Vốn đã lâu … 
Để tăng tính thuyết phục tác giả dùng biện pháp so sánh : So sánh ta với Trung Quốc; đặt ngang hàng với Trung Quốc . 
Như vậy đề cao văn hoá , văn hiến – văn hoá vật thể và phi vật thể , bên cạnh những yếu tố lãnh thổ và hoàng đế …nhằm đánh dấu sự phát triển bước tiến và tầm cao tư tưởng của thế kỷ XV
Để chứng minh cho tính chất chân lý hiển nhiên NguyễnTrãi dẫn sự thực lịch sử để chứng minh . Đó chính là sức mạnh của nguyên lý nhân nghĩa và chân lỹ độc lập chủ quyền : 
+ Nếu ở “Sông núi nước Nam” Lý Thường Kiệt mới chỉ thông báo “Nghịch lỗ thủ bại hư”. 
+ Đến Nguyễn Trãi ông dẫn nhều nhiều dẫn chứng cụ thể sinh động được nêu với giọng châm biếm khinh bỉ , khẳng định sự thất bại của vua ,quan ,tướng sĩ Trung Quốc hay Nguyên Mông khi chúng cố tình tham lam thích bành trướng , cố tình đi ngược lại chân lý hiển nhiên thì chuốc lấy thất bại là điều hiển nhiên . 
Hai câu kết khẳng định sự oai hùng và vang lên niềm tự hào của dân tộc Đại Việt . 
III. Tổng kết
1. Nội dung : 
Tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện sâu sắc ,ý thức dân tộc được đề cao trong bài cáo .
2. Nghệ thuật : 
Trình tự lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục cao 
Luận cứ luận chứng rõ ràng mạch lạc . 
* Ghi nhớ: SGK
Củng cố: 
- Sau khi học xong văn bản em có suy nghĩ gì về tư tưởng của Nguyễn Trãi? 
So sánh với “ Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt ? 
Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài , thuộc lòng đoạn trích 
- Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích;
- Soạn: Bàn luận về phép học 
Tiết: 98
Soạn: 15/ 2/ 2011
Giảng: 23/2/ 2011 
Hành động nói
A.Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh phân biệt được hành động nói trực tiếp và hành động nói gián tiếp
- Rèn kỹ năng xác định hành động nói trong giao tiếp; vận dụng sử dụng hành động nói trong giao tiếp một cách hiệu quả 
B. Chuẩn bị : 
 Sưu tầm ngữ liệu 
 Chuẩn bị bảng phụ 
 Chuẩn bị các tình huống giao tiếp. 
C. Tiến trình lên lớp: 
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra:
 - Thế nào là hành động nói? Cho ví dụ 
- Kiểm tra việc thực hiện bài tập 
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Chúng ta đã biết nói cũng là mọt hành động. Vậy cách thực hiện hành động nói như thế nào?
Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu 
Đọc ngữ liệu sgk? 
Đánh dấu thứ tự các câu trong đoạn văn? 
Cho biết sự giống nhau về hình thức các câu trong đoạn văn? 
Những câu nào giống nhau về mục đích nói? 
Xác định hành động nói tương ứng cho mỗi câu? 
Rút ra nhận xét từ việc phân tích ngữ liệu? 
Vậy chúng thực hiện những hành động nói như thế nào? 
Có mấy cách thực hiện hành động nói? Đó là những cách nào?
Đọc ghi nhớ: sgk 
Tìm các câu nghi vấn? Cho biết mỗi câu dùng để làm gì? 
Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm: Vị trí của câu nghi vấn trong từng đoạn văn có liên quan như thế nào đến mục đích nói của nó? 
Hãy tìm các câu có mục đích cầu khiến? 
Hành động của mỗi nhân vật thể hiện đặc điểm tính cách của mỗi nhân vật như thế nào? 
Đọc và thực hiện yêu cầu bài tập? 
I. Bài học. 
Cách thực hiện hành động nói. 
Đoạn văn gồm có 5 câu.
* Hình thức: 
- Đều là câu trần thuật 
- Đều kết thúc bằng dấu chấm
* Mục đích nói: 
- Câu 1,2,3: mục đích trình bày; 
- Câu 4,5: mục đích cầu khiến 
* Hành động nói tương ứng: 
 - Câu 1,2,3: Hành động trình bày 
 - Câu 4,5: Hành động cầu khiến 
=> Cùng là câu trần thuật nhưng chúng có những mục đích nói khác nhau và những hành động nói khác nhau: 
 + câu trần thuật dùng để thực hiện hành động nói trình bày ; 
 + Câu trần thuật dùng để thực hiện hành động nói cầu khiến ;
Như vậy, hành động nói được thực hiện bằng hai cách: 
 + Dùng trực tiếp bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợpvới hành động nói; 
 + Dùng kiểu câu khác để thực hiện hành động nói 
* Kết luận: 
Có hai cách thực hiện hành động nói:
Hành động nói trực tiếp; 
Hành động nói gián tiếp. 
* Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập. 
Bài tập 1
Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có? 
Câu nghi vấn thực hiện hành động khẳng định 
Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không? 
Câu nghi vấn thực hiện hành động phủ định . 
Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui 
vẻ phỏng có được không? 
Câu nghi vấn thực hiện hành động khẳng định .Vì sao vậy?
Câu nghi vấn thực hiện hành động gây sự chú ý 
* Nhận xét: 
+ Câu nghi vấn ở những đoạn văn đầu tạo tâm thế cho tướng sĩ chuẩn bị nghe những lý lẽ của tác giả ; 
+ Câu nghi vấn ở những đoạn giữa thuyết phục và động viên khích lệ tướng sĩ ;
+ Câu nghi vấn ở cuối đoạn khẳng định chỉ có một con đường là chiến đấu đến cùng để bảo vệ bờ cõi. 
Bài tập 2
Tất cả các câu trần thật đều thực hiện hành động cầu khiến, kêu gọi .
Cách dùng gián tiiếp này tạo ra sự đồng cảm sâu sắc nó khiến cho những nguyện vọng của lãnh tụ trở thành nguyện vọng thiết thân của mỗi người. 
3. Bài tập 3
- Yêu cầu học sinh tìm các câu cầu khiến 
- Rút ra được nhận xét: 
+ Dế Choắt yếu đuối nên cầu khiến nhã nhặn mền mỏng khiêm tốn ; 
+ Dế Mèn ỷ thế là kẻ mạnh nên giọng điệu ra lệnh, ngạo mạn hống hách , hách dịch . 
4. Bài tập 4 
- Có thể dùng cả 5 cách; 
- Hai cách b; e nhã nhặn và lịch sự hơn cả 
5. Bài tập 5 
- Hành động (a) hơi kém lịch sự 
- Hành động (b) hơi buồn cười 
- Hành động (c) là hợp lý nhất 
Củng cố:
- Có mấy cách để thực hiện hành động nói? Đó là những cách nào? 
- Nhận xét mối quan hệ giữa các kiểu câu với hành động nói? 
Hướng dẫn về nhà
- Học bài, biết cách sử dụng hành động nói; 
- Hoàn thành các bài tập
Tiết 99
Soạn: 17/ 2/ 2011
Giảng 24/ 2/ 2011 
Ôn tập về luận điểm
A.Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh nắm vững khái niệm luận điểm, tránh những hiểu lầm thường mắc khi xem xét một luận điểm, một vấn đề nghị luận 
- Thấy rõ mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần nghị luận và giữa các luận điểm trong bài nghị luận 
B.Chuẩn bị : 
 - Hướng dẫn học sinh ôn tập bài : luận điểm, lập luận đã học ở lớp 7
 - Chuẩn bị bảng phụ 
C. Tiến trình lên lớp: 
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
 2. Kiểm tra:
 Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh 
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Chúng ta đã được học văn nghị luận, điểm đặc trưng của văn nghị luận là gì?
Luận điểm là gì? Chọn câu trả lời đúng 
Luận điểm có vai trò như thế nào trong bài văn nghị luận? 
Tìm luận điểm trong bài văn? 
Xác định luận điểm như vậy đã đúng chưa? Vì sao? 
Hệ thống luận đểm trong bài là gì 
Vậy luận điểm là gì? 
Xem ngữ liệu: “Tinh thần yêu nước của dân tộc ta” 
Vấn đề được đặt ra trong bài văn là gì? 
Có thể làm sáng tỏ vấn đề này nếu trong bài tác giả chỉ đưa ra luận điểm: “Đồng bao ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn” 
Vậy luận điểm có mối quan hệ với vấn đề như thế nào trong bài văn nghị luận? 
Nếu trong bài “Chiếu dời đô” tác giả chỉ đưa ra luận điểm: “Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô” thì mục đích của nhà vua có có đạt được không? Vì sao? 
Hãy rút ra kết luận về mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề của bài văn nghị luận?
Đọc ghi nhớ sgk? 
Giáo viên treo bảng phụ 
Yêu cầu học sinh thảo luận: 
Chọn hệ thống luận điểm nào? Vì sao? 
 Vậy luận điểm cần đạt những yêu cầu như thế nào? 
 Đọc ghi nhớ sgk?
Thực hiện yêu cầu bài tập?
Xác định vấn đề nghị luận?
Lựa chọn và sắp xếp các luận điểm?
I. Bài học: 
1. Khái niệm về luận điểm 
a. Vấn đề không phải là luận điểm , vấn đề là câu hỏi được đặt ra trong bài nghị luận để tìm cách giải quyết. Luận điểm là câu trả lời cho câu hỏi để giải quyết vấn đề; 
b. Bộ phận ( khía cạnh) của vấn đề cũng không phải là luận điểm ; 
c. Luận điểm đóng vai trò cực kì quan trọng trong bài văn nghị luận. Có thể nói luận điểm là bộ xương , là linh hồn của văn bản nghị luận. Nếu không có hệ thống luạn điểm thi bài văn nghị luận sẽ bị vỡ vụn thậm chí không còn là bài văn ngị luận nữa.
*Tìm luận điểm:
 Những luận điểm chủ yếu trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” 
- Luận điểm cơ sở, xuất phát : Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn 
- Các luận điểm:
 + Sức mạnh to lớn của tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm 
+ Những biểu hiện cụ thể trong nhiều lĩnh vực 
+ Luận điểm chính dùng để kết luận: khơi gợi và khích lệ sức mạnh của tinh thần yêu nước.
* Những luận điểm chủ yếu trong bài: “Chiếu dời đô” 
Cả hai luận điểm trên chưa phải là luận điểm, vì nó mới chỉ lànhững bộ phận , khía cạnh của vấn đề, nó chơa thể hiện rõ ý kiến quan điểm tư tưởng. 
- Hệ thông luận điểm của: “Chiếu dời đô” 
+ Dời đô là việc trọng đại của các vua chúa ,trên thuận ý trời dưới theo lòng dân , mưu toan việc lớn tính kế lâu dài (luận điểm cơ sở, xuất phát) 
+ Các triều Đinh, Lê không chịu dời đô nên triều đại ngắn ngủi, trăm họ bị hao tổn, muôn vật không được thích nghi 
+ Thành Đại La xét về mọi mặt thật xứng đáng là kinh đô của muôn đời 
+ Vậy vua sẽ dời đô ra đó( luận điểm kết luận) 
* Kết luận: Luận điểm là hệ thống các quan điểm, tư tưởng được sắp xếp theo một trình tự hợp lý
2. Mối quan hệ giữa luận điểm và các vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận 
a. Vấn đề:
 Tinh thần yêu nước của dân tộc ta. Nếu chỉ có luận điểm này thì chưa đủ chứng minh một cách toàn diện truyền thống yêu nước của đồng bào ta. Vì vậy dễ dàng nêu ra câu hỏi:” Vậy xưa tình cảm của nhân dân ta với đất nước như thế nào?”
=> Luận điểm có liên quan chặt chẽ đến vấn đề; luận điểm phảI thành hệ thống thì mới có thể giải quyết vấn đề một cách đầy đủ, toàn diện 
b. Mối quan hệ giữa luận điểm và các vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận 
Luận điểm này chưa làm sáng tỏ vấn đề cần phải dời đô đến thành Đại La. Bởi vì người nghe người đọc chưa hiểu tại sao phải dời đô một cách cụ thể và thuyết phục 
* Kết luận: 
- Luận điểm phải phù hợp với yêu cầu giải quuyết 
- Luận điểm đủ để làm sáng tỏ toàn bộ vấn đề 
Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài nghị luận
* Hệ thống luận điểm 1: Gồm có 3 luận điểm 
Ưu điểm: chính xác vừa đủ, phù hợp với yêucầu giải quyết vấn đề, trình bày mạch lạc. từng luận điểm đều có vị trí riêng nhưng lại liên kết chặt chẽ với nhau, hô ứng cho nhau cùng đi tới làm sáng tỏ vấn đề một cách tập chung, toàn diện và đủ sức thuyết phục: 
+ Luận điểm a: làm sáng tỏ vấn đề tác dụng của phương pháp học tập đến kết quả học tập ; 
+ luận điểm b: trả lời câu hỏi vì sao lại phải thay đổi phương pháp học tập cũ. Luận điểm này kế thừa và phát triển ý của luận điểm a; 
+ Luận điểm c: giải quyết khía cạnh vấn đề quan trọng nhất: Cần theo phương pháp học tập mới vì những ưu điểm và hiệu quả nổi bật của nó so với phương pháp cũ 
* Hệ thống luận điểm 2 gồm có 4 luận điểm : Luận điểm chưa chính xác, chưa thật phù hợp với vấn đề cần giải quyết, trình bày lộn xộn, trùng lập, vừa thiếu vừa thừa, các luận điểm liên kết với nhau lỏng lẻo mang tính hình thức: 
+ Luận điểm (a) chưa chính xác; 
+ Luận điểm (b) vừa thiếu chính xác vừa thiếu thực tế, lại trùng lặp với luận điểm a; 
+ Luận điểm (c) ra ngoài phạm vivấn đề cần giải quyết; 
+ Luận điểm (d) mang tính kết luận, nhưng vì dựa trên 3 luận điểm chưa chuẩn nên kết luận thiếu cơ sở vững chắc, vì thế nó không thuyết phục 
* Kết luận: Hệ hống luận điểm phải mạch lạc, không trùng lặp, không chồng chéo, không trèo bậc. Có luận điểm chính, luận điểm phụ. Các luận điểm phải phân biệt với nhau, liên kết tương hỗ và phát triển chặt chẽ hợp lý.
* Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập 
1. Bài tập 1
Nguyễn Trãi là khí phách, tinh hoa của dân tộc Việt Nam và thời đại lúc bấy giờ. 
2. Bài tập 2
a. Vấn đề: Giáo dục là chìa khoá của tương lai. Nghĩa là giáo dục góp phần mở ra tương lai cho loài người trên trái đất. 
Luận điểm: “Nước ta là một nước văn hiến có truyền thống giáo dục lâu đời” là không phù hợp 
b. Sắp xếp các luận điểm thành hệ thống mạch lạc và liên kết chặt chẽ: Giáo dục được coi là chìa khoá của tương lai vì những lẽ sau: 
+ Giáo dục với sự nghiệp giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột và đạt đến sự phát triển chính trị xã hội tiến bộ; 
+ Giáo dục góp phần điều chỉnh sự gia tăng dân số, bảo vệ môi trường, góp phần tăng trưởng kinh tế 
+ Giáo dục góp phần đào tạo con người trong tương lai. Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai. 
ơ
4. Củng cố 
- Luận điểm có vai trò như thế nào trong bài nghị luận? 
- Khi xây dựng luận điểm cần lưu ý những gì? 
5.Hướng dẫn về nhà 
- Học bài, nắm chắc kiến thức về luận điểm; 
- Làm bài tập 
- Chuẩn bị viết đoạn văn. 
Tiết 100
Soạn 18/2/ 2011
Giảng: 24/ 2/ 2011 
Viết đoạn văn trình bày luận điểm
A.Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận 
- Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo cách diễn dịch và qui nạp 
B. Chuẩn bị : 
 - Hướng dẫn học sinh ôn tập bài : luận điểm, lập luận đã học ở lớp 7
- Chuẩn bị bảng phụ 
C. Tiến trình lên lớp: 
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra:
- Luận điểm có vai trò gì trong bài văn nghị luận? Yêu cầu khi xây dựng luận điểm 
- Để phát triển luậnđiểm thành bài nghị luận cần làm như thế nào? 
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Dựa vào câu tả lời của học sinh khái quát để vào bài
Ngữ liệu:
Đọc ngữ liệu sgk, phần a? 
Xác định câu chủ đề của đoạn văn? 
Câu chủ đề được dặt ở vị trí nào? 
Doạn văn được trình bày theo cách nào? 
Phân tích cách lập luận của đoạn văn? 
Nhận xét cách lập luận của tác giả? 
Ngữ liệu b sgk. 
Xác định luận điểm của đoạn văn? 
Tìm câu chủ đề và xác định cách xây dựng đoạn văn? 
Phân tích trình tự lập luận? 
Nhận xét cách lập luận? 
Khi trình bày luận điểm cần những yêu cầu gì? 
Đọc ghi nhớ sgk điểm 1;2? 
Đọc ngữ liệu mục 2 sgk? 
Xác định luận điểm của đoạn văn? 
Tìm câu chủ đề? Nhận xét cách trình bày đoạn văn?
Phân tích cách lập luận của tác giả? 
Cách lập luận này có tác dụng gì? 
Nếu thay đổi trình tự sắp xếp thì có ảnh hưởng gì đến đoạn văn không?
Nhận xét cách sắp xếp luận cứ của tác giả? 
Các cụm từ: “Chuyện chó”; “Giọng chó”; Rước chó”; “Chất chó đểu” được xếp cạnh nhau nhằm mục đích gì? 
Vậy cách lập luận trong bài nghị luận cần đạt yêu cầu gì? 
Đọc ghi nhớ điểm 3 sgk? 
Đọc lại toàn bộ ghi nhớ?
Diễn đạt thành luận điểm ngắn gọn? 
Tìm câu chủ đề? Nhận xét cách trình bày đoạn văn? 
Phân tích cách trình bày luận cứ? 
Cách sắp xếp luận cứ như thế nào? 
Yêu cầu học sinh thực hành viết đoạn văn theo 2 cách? 
I. Bài học. 
1.Trình bày luận điểm thanh bài văn nghị luận.
a. Nhận diện và phân tích đoạn văn: “Huống gì… muôn đời”
- Câu câu chủ đề nêu luận điểm trong đoạn văn:”Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời” 
Câu chủ đề đặt ở vị trí cuối cùng của đoạn văn, để nêu luận điểm:” Thành Đại La là trung tâm dất nước, thật xứng đáng là kinh đô muôn đời” 
Đây là đoạn văn trình bày theo kiểu qui nạp
- Cách lập luận theo trình tự: 
+ Vốn là kinh đô;
+ Vị trí trung tâm trời đất; 
+ Thế đất quí hiếm ; 
+ Dân cư đông đúc, muôn vật tốt tươi; 
+Nơi thắng địa; 
+ Kết luận xứng đáng là kinh đô muôn đời. 
Lập luận mạch lạc, chặt chẽ đầy sức thuyết phục; luận cứ đưa ra toàn diện đầy đủ. 
b.Đoạn văn trích: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” 
- Luận điểm: “Tinh thần yêu nước của đồng bào ta ngày nay” 
- Câu chủ đề: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”. 
Câu chủ đề đặt ở vị trí đầu đoạn văn. 
Đây là đoạn văn trình bày theo kiểu diễn dịch. 
Trình tự lập luận: 
+ Theo lứa tuổi; 
+ Theo không gian, vùng miền 
+Theo vị trí công tác, nghề nghiệp. 
Cách lập luận toàn diện, đầy đủ, vừa kháI quát vừa cụ thể 
* Kết luận: Khi trình bày một đoạn văn cần 
- xác định câu chủ đề và cách viết đoạn văn; 
- Tìm và sắp xếp luận cứ theo trình tự 
c. Đoạn văn của Nguyễn Tuân
- Luận điểm: Bản chất giai cấp chó đểu của vợ chồng Nghị Quế hiện rõ qua việc hắn mua chó 
- Câu chủ đề: “Cho thằng nhà giàu rước chó về nhà nó mới càng hiện chất chó đểu của giai cấp nó ra”. 
Câu chủ đề đạt ở cuối đoạn văn 
Đây là đọan văn được trình bày theo cách qui nạp 
Cách lập luận: Cách lập luận tương phản: Đặt chó bên người, đặt cảnh xen chó, quí chó, vồ vập chó, mua chó, sung sướng, bù khú bên chó bên cạnh giọng nói chó mávới người bán chó. 
Cách lập luận này có tác dụng rất lớn đến việcchứng minh và làm rõ luận điểm: “Bản chất chó má của giai cấp địa chủ.” 
Nếu sắp xếp ngược lại sẽ làm cho luận điểm mờ nhạt đi, lỏng lẻo hơn. 
=> Cách sắp xếp luận cứ rất chặt chẽ không thể đảo lộn tuỳ tiện . 
- Các cụm từ đặt liền nhau làm cho đoạn văn vừa xoáy sâu vào luận diểm, vào vấn đề, vừa làm cho bản chất chó, bản chất thú vật của bọn địa chủ hiện ra bằng hình ảnh với cái nhìn khách quan và khinh bỉ của người phê bình. 
*Kết luận:
- Cách lập luận trong bài văn nghị lận cần trong sáng, hấp dẫn, có thể dùng hình ảnh
- Sắp xếp các luận cứ phải lô gíc không thể đảo lộ

File đính kèm:

  • docNV8- Tuan 26.doc
Giáo án liên quan