Giáo án Ngữ văn 8 - Phạm Thị Bích Liên - Tuần 25
+ Tiền của không mua đầu giặc
+ Chó săn khôn đuổi quân thù
+ Rượu không thể làm giặc say chết
+ Tiếng hát điếc tai
-> Hình ảnh tương phản, liệt kê, điệp ngữ, điệp ý tăng tiến, giọng văn mỉa mai, chế giễu=> phân tích rõ tác hại của việc tưởng chừng rất đơn giản, dễ nhận thấy mà tướng sĩ lại dường như không nhận biết: việc sai tuy nhỏ nhưng hậu quả khôn lường không tạo được khả năng đề kháng hữu hiệu khi có giặc sang xâm lược
- Về vật chất - tinh thần- danh dự:
Ta: chẳng những thái ấp không còn, gia quyến tan; xã tắc tổ tông bị giày xéo, chịu nhục, tiếng dơ khôn rửa
Tại sao Đại La có thể là nơi định đô lâu dài? 3. Bài mới : Giới thiệu bài: Cho học sinh quan sát tranh chụp tượng Trần Quốc Tuấn. Em có biết đây là ai không? Đó chính là Trần Quốc Tuấn - danh tướng kiệt xuất của nhân dân Việt Nam. Ông có nhiều công lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên ( 1285- 1287) - là tác giả của bài hịch lừng danh “Dụ chư tì tướng hịch văn” GV nêu yêu cầu về cách đọc GV đọc, gọi học sinh đọc- nhận xét ? Trình bày hiểu biết khái quát về tác giả? ? Em có hiểu biết gì về hoàn cảnh ra đời của bài ? Tên chữ Hán: Dụ chư tì tướng hịch văn? ? Thể loại, đặc điểm của thể hịch? GV cho học sinh tìm hiểu chú thích ? Bài hịch có bố cục như thế nào? ? Đặt tiêu đề cho từng đoạn? ? Cho học sinh tóm tắt đoạn1: Nêu gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách từ xưa-> nay để khích lệ ý chí lập công danh, hi sinh vì nước của tướng sĩ? ? Sau khi nêu gương để khích lệ tướng sĩ, TQT nói ngay đến vấn đề gì? ? Hình ảnh lũ giặc & tội ác của chúng được tác giả lột tả ntn? ? Để làm nổi bật điều này tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? ? Qua đó em hình dung ntn về bọn giặc & thái độ của TQT? ? TQT còn vạch trần bản chất, dã tâm của chúng ntn? ? TQT tố cáo tội ác của giặc nhằm mục đích gì? ? Trước thái độ ngang ngược & tội ác tày trời của giặc, TQT có tâm trạng gì? ? Tâm trạng ấy được bộc lộ ở những từ ngữ nào? ? Hãy chỉ ra những biện pháp nghệ thuật trong đoạn ? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó? ? Ngoài việc bộc lộ lòng căm thù giặc, TQT còn thể hiện rõ ý chí của mình ntn? ? Cách diến đạt của tác giả có gì đặc sắc? ? Nhận xét về giọng văn của toàn đoạn, trong việc thể hiện nội dung? ? Qua việc tìm hiểu đoạn 1 em cảm nhận được điều gì về TQT I. Tiếp xúc văn bản: 1. Đọc : - Giọng điệu cần thay đổi linh hoạt Đoạn 1: giọng thuyết giảng Đoạn 2: tự bạch chậm rãi Đoạn 3: giọng dứt khoát đanh thép, câu cuối giọng chậm, tâm tình 2. Tìm hiểu chú thích a. Tác giả, tác phẩm: -Trần Quốc Tuấn(1231-1300), tước Hưng Đạo Vương - Quê Tức Mạc Thiên Trường - Xuất thân trong gia đình quí tộc (Cha: An Sinh Vương Trần Liễu- anh của vua Trần Thái Tông-Trần Cảnh) - Là người có phẩm chất cao đẹp (yêu nước thương dân, trọng hiền tài), văn võ song toàn, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần 2,3, là danh tướng kiệt xuất của dân tộc - “Dụ chư tì tướng hịch văn” ra đời trong hoàn cảnh: T9/1284 trong cuộc duyệt binh lớn ở Đông Thăng Long- ông đã đọc bài hịch khích lệ tinh thần yêu nước của tướng sĩ. Bài hịch viết bằng chữ Hán - Thể loại: Hịch- thể văn thường do vua chúa, tướng lĩnh viết cổ động, kêu gọi đấu tranh chống giặc, có kết cấu chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục thường viết theo thể văn biền ngẫu. b. Tìm hiểu từ khó: Chú thích: 1,2,3,4,5,6,9 3. Bố cục: a. Từ đầu…tướng tốt: Nêu gương trung thần nghĩa sĩ trong sử TQ để khích lệ tướng sĩ b. Tiếp …vui lòng: Tình hình đất nước, tội ác của giặc, nỗi lòng tác giả c. Tiếp…được không: Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai d. Còn lại: Nêu nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu II. Phân tích: 1. Tình hình đất nước, tội ác của giặc, nỗi lòng tác giả a. Tội ác của giặc - Đi lại nghênh ngang - Uốn lưỡi cú diều sỉ mắng triều đình - Đem thân dê chó bắt nạt tể phụ, hổ đói - Đòi ngọc lụa, thu bạc vàng, vét của kho ->Liệt kê, ẩn dụ, động từ mạnh, đối ngẫu tái hiện sinh động thái độ ngạo mạn, ngang ngược, hống hách cậy thế nước lớn, bắt nạt vua tôi nhà Trần, xúc phạm đến quốc thể & niềm tự tôn dân tộc cùng sự tham lam tàn bạo của giặc -> Thể hiện thái độ khinh bỉ, căm ghét coi thường (ô không chỉ tố cáo mà còn thấu suốt dã tâm của giặc, nhận thức rõ hiểm hoạ của đất nước) -> Khơi gợi lòng căm thù giặc, nỗi nhục mất nước, lòng tự trọng & tự tôn dân tộc ở các tướng sĩ, khích lệ lòng yêu nươc, ý thức trách nhiệm & nhiệm vụ của mỗi người b. Tâm sự của Trần Quốc Tuấn: * Lòng căm thù giặc: - Quên ăn, nửa đêm vỗ gối - Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa - Căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu -> Liệt kê, từ ngữ biểu cảm, so sánh, nói quá, đối, sử dụng thành ngữ=> Tâm trạng lo lắng, đau đớn, căm uất, sục sôi, lòng hận thù cháy bỏng * ý chí c/đấu: - Dẫu cho trăm thân phơi ngoài nội cỏ - Nghìn xác gói trong da ngựa-> vui lòng -> Hình ảnh ước lệ, nói quá-> ý chí quyết tâm xả thân mình cứu nước * Tiểu kết: Giọng văn lúc dồn dập thống thiết, lúc xót xa, lúc bừng bừng lửa căm hờn => lòng căm thù giặc cháy bỏng, lòng yêu nước thiết tha, ý thức trách nhiệm đối với đất nước-> Hình ảnh người anh hùng “Sát thát” thủa bình Nguyên 4. Củng cố: - Lòng y/n, căm thù giặc của TQT trong đoạn văn ? ( - Tố cáo tội ác của giặc - Tâm trạng đau đớn, xót xa, căm thù giặc - ý chí chiến đấu xả thân cứu nước ) - Trong 2 đoạn thích nhất đoạn nào? Vì sao? 5. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc bài, học thuộc lòng đoạn văn vừa học - Soạn tiếp bài, làm bài SBT Ngữ văn T2 Tiết 94 Ngày soạn: 7/02/2011 Ngày giảng: 16 /02/ 2011 Hịch tướng sĩ ( Trần Quốc Tuấn ) A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh tiếp tục phân tích: - Cảm nhận được lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn, của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm thể hiện qua lòng căm thù giặc tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Nắm được đặc điểm cơ bảncủa thể hịch. Thấy được dặc sắc nghệ thuật văn chính luận của Hịch tướng sĩ. - Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận có sự kết hợp giữa tư duy lô gic & tư duy hình tượng, giữa lí lẽ & tình cảm. - Bồi dưỡng tình yêu nước, trân trọng, phát huy truyền thống của dân tộc B. Chuẩn bị: - GV: Soạn bài, SGK, SGV, SBT - HS: Chuẩn bị bài, SGK, SGV C. Tiến trình dạy, học: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy Sĩ số Ghi chú 8A1 /31 8A2 /29 2. Kiểm tra: Đọc thuộc lòng đoạn 1 & phân tích đoạn đó? 3. Bài mới: Giới thiệu bài: ở tiết trước, qua tìm hiểu, chúng ta đã thấy được lòng yêu nước căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn. Không chỉ vậy, qua bài hịch, tác giả còn phân tích đúng sai & khích lệ tinh thần yêu nước, sự quyết tâm chiến đấu chống giặc ngoại xâm của quân sĩ. Đọc đoạn 3 ? Tại sao Trần Quốc Tuấn không phân tích những phải trái, phê phán những sai lầm của tướng sĩ ngay mà lại nhắc về mối quan hệ, cách đối xử của ông với tướng sĩ (làm cơ sở vững chắc cho sự khiển trách…) ? TQT đã nhắc lại mối quan hệ, cách đối đãi giữa chủ soái & tướng sĩ dưới quyền ntn? ? Nhận xét về kết cấu? ? Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì, lời lẽ, giọng văn? ? Qua đó em hiểu thế nào về cách cư xử, đối đãi, mqh của TQT đối với tướng sĩ dưới quyền? ? Mục đích của việc nhắc lại mqh thân tình ấy để làm gì? ? Sau khi nêu mqh ân tình giữa chủsoái & tướng sĩ, TQT tiếp tục nói đến những vấn đề gì? ? Nhận xét giọng văn có gì đặc biệt? ? Sau khi phê phán những hành động sai trái của tướng sĩ, TQT đã phân tích những hậu quả của hành động sai trái ấy trên những phương diện nào? ? Hậu quả của những phương diện ấy được TQT hình dung cụ thể ntn? ? Nhận xét về cách diễn đạt, các kiểu câu được sử dụng & tác dụng ? ? Đặt mình vào vị trí các tướng sĩ dưới quyền TQT khi nghe những lời phê phán, phân tích này em có suy nghĩ ntn GV cho học sinh đọc đoạn: “Nay ta…không”. ? Tiếp theo, sau khi phân tích, chỉ ra những hậu quả của lối sống cầu an, mất cảnh giác, vô trách nhiệm với đất nước, TQT đã khuyên răn tướng sĩ những gì? ? Em hiểu ntn về lời khuyên ấy? ? Để lời khuyên răn thêm sức thuyết phục, TQT đã tiếp tục phân tích, giúp tướng sĩ hình dung ntn về kết quả của việc nghe theo những lời khuyên răn đó? ? Nhận xét cách diễn đạt. So sánh đoạn văn này với đoạn văn phân tích hậu quả, em có nhận xét gì? ? Từ việc chỉ ra những phải trái, đúng sai ở trên, TQT đã đưa ra những chủ trương, phương hướng gì cho các tướng sĩ dưới quyền? ? Em hiểu ntnvề “Binh thư yếu lược” ( Sách dạy các binh pháp về quân sự) ? Sau khi đưa ra chủ trương, TQT tiếp tục lập luận ntn để các tướng sĩ hoàn toàn tâm phục, khẩu phục? ? Lịch sử chống quân xâm lược thời Trần đã chứng minh như thế nào cho chủ trương kêu gọi tướng sĩ học tập binh thư của TQT ? Khái quát lại những nét đặc sắc của bài Hịch? ? Giá trị về nội dung? II. Phân tíchvăn bản 2. Những phân tích phải- trái, đúng- sai của Trần Quốc Tuấn đối với tướng sĩ : a. Cách cư xử, đối đãi: - Ta- các ngươi: ở cùng lâu ngày Không có mặc: cho áo, Không có ăn: cho cơm Quan nhỏ: thăng chức, Lương ít: cấp bổng Đi thuỷ: cho thuyền, đi bộ: cho ngựa - Lúc trận mạc- cùng sống chết - Nhàn hạ- cùng vui cười -> Kết cấu “ không có… thì cho” lặp đi lặp lại, liệt kê, lời lẽ ân tình, thân mậ => thể hiện mối quan hệ gắn bó thân thiết giữa TQT & tướng sĩ: quan hệ thần chủ, quan hệ cùng cảnh ngộ ở 2 phương diện vật chất& tinh thần. Mối quan hệ tốt đẹp có từ lâu, đáng tin cậy. => Nhắc lại cách cư xử chu đáo, thân thiết, đồng cam cộng khổ của chủ soái- tướng sĩ-> để khích lệ ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người với đạo vua tôi& tình cốt nhục b. Phê phán thái độ hành động sai trái của tướng sĩ: *Phê phán thái độ Thấy chủ nhục- không lo Nước nhục- không thẹn Làm tướng hầu giặc- không biết tức Nghe nhạc đãi giặc- không biết căm => điệp ngữ, câu phủ định -> phê phán thái độ bàng quan, thờ ơ, đánh mất lòng tự trọng tự tôn dân tộc. * Phê phán lối sống: - chỉ lấy việc chọi gà-vui đùa, đánh bạc- tiêu khiển, ham săn bắn, thích rượu, mê tiếng hát- > ăn chơi hưởng lạc - vui thú vườn ruộng, quyến luyến vợ con, lo làm giàu-> vun vén lợi ích cá nhân -> Liệt kê thú vui tầm thường-> phê phán lối sống ham chơi, hưởng lạc, vô trách nhiệm trước vận mệnh đất nước. -> Giọng văn: vừa trách móc, vừa chì chiết, thống thiết, tỏ thái độ nghiêm khắc khi phê phán thái độ- lối sống của tướng sĩ trước hoàn cảnh đấy nước lâm nguy. * Hậu quả: - Về việc đối phó với giặc: + Cựa gà - không thể đâm áo giáp giặc cờ bạc…làm mưu lược + Tiền của không … mua đầu giặc + Chó săn khôn đuổi quân thù + Rượu không thể làm giặc say chết + Tiếng hát …điếc tai -> Hình ảnh tương phản, liệt kê, điệp ngữ, điệp ý tăng tiến, giọng văn mỉa mai, chế giễu=> phân tích rõ tác hại của việc tưởng chừng rất đơn giản, dễ nhận thấy mà tướng sĩ lại dường như không nhận biết: việc sai tuy nhỏ nhưng hậu quả khôn lường không tạo được khả năng đề kháng hữu hiệu khi có giặc sang xâm lược - Về vật chất - tinh thần- danh dự: Ta: chẳng những thái ấp không còn, gia quyến tan; xã tắc tổ tông bị giày xéo, chịu nhục, tiếng dơ khôn rửa Các ngươi: bổng lộc mất, vợ con khốn, phần mộ bị quật, gia thanh mang tiếng -> Điệp ngữ, điệp ý theo lối tăng tiến, liệt kê, từ ngữ mang tính phủ định, câu văn biền ngẫu, sử dụng cặp qht hô ứng “chẳng những- mà” đã từng bước, từng bước chỉ ra những kết cục bi thảm, nhục nhã cả về vật chất & danh dự của cả chủ soái lẫn tướng sĩ theo mức độ từ nhạt đến đậm, từ nông đến sâu nhằm cảnh tỉnh, giúp tướng sĩ nhận rõ những hậu quả khôn lường của lối sống bàng quan, vô trách nhiệm đối với đất nước; khích lệ lòng tự tôn cá nhân. Câu hỏi tu từ như lời chất vấn làm day dứt lòng dạ tướng sĩ. c. Lời khuyên răn chỉ cho tướng sĩ thấy thái độ hành động đúng nên làm - Nêu cao tinh thần cảnh giác: “đặt…củi”, “kiềng canh…nguội”- điển tích - Chăm lo tích cực huấn luyện binh sĩ, trau dồi binh thư “người…Hậu Nghệ” -> sẵn sàng chiến đấu & quyết thắng quân xâm lược - Kết quả: bêu đầu Hốt Tất Liệt, rữa thịt Vân Nam Vương + Ta: thái ấp mãi vững bền, gia quyến yên ấm, tông miếu muôn đời tế lễ, đắc chí, danh hiệu ko bị mai một + Các ngươi: bổng lộc đời đời hưởng thụ, vợ con bách niên, tổ tông- thờ cúng, tiếng lưu truyền, tên họ sử sách lưu thơm. -> Liệt kê, điệp ngữ, điệp ý tăng tiến, từ ngữ mang ý khẳng định, hình ảnh tương phản -> đã chỉ ra những viễn cảnh huy hoàng, vẻ vang cả về v/ch, danh dự của chủ- tướng, riêng- chung, nước- nhà => khích lệ ý chí lập công danh thân vì nước => Lời lẽ vừa đanh thép, vừa có lí, có tình-> giúp tướng sĩ nhận ra đúng sai, phải trái & nghe theo, khích lệ lòng yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng với kẻ thù xâm lược 3. Những mệnh lệnh, chủ trương cụ thể của Trần Quốc Tuấn đối với tướng sĩ - Chủ trương: học tập “Binh thư yếu lược” - Vạch ra 2 con đường: sống- chết, vinh- nhục, đạo thần chủ- kẻ nghịch thần; thanh toán những thái độ trù trừ, ngại khó, ngại khổ trong hàng ngũ tướng sĩ, để một lần nữa khích lệ, động viên, cổ vũ tinh thần trung quân ái quốc, sẵn sàng chiến đấu & quyết thắng với kẻ thù. Quân dân thời Trần đã liên tiếp chiến thắng các cuộc xâm lược của giặc Mông -Nguyên trong TK XIII III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Lập luận chặt chẽ, sắc bén, giàu tính thuyết phục: khịch lệ nhiều mặt để tập trung vào một mục đích - Giọng văn đa dạng, biến hoá - Kết hợp tài tình giữa lí & tình - Lời văn giàu hình ảnh cảm xúc sử dụng nhiều biện pháp tu từ đặc sắc 2. Nội dung: - Hịch tướng sĩ là áng văn chính luận thể hiện tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. 4. Củng cố: - Vẽ lược đồ kết cấu của bài Hịch. + Khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước + Khích lệ lòng căm thù giặc, nỗi nhục mất nước + Khích lệ lòng trung quân ái quốc, ân nghĩa + Khích lệ lòng tự trọng liêm sỉ ở mỗi ng khi nhận rõ cái sai, thấy cái đúng => Khích lệ lòng yêu nước, quyết chiến, quyết thắng kẻ thẵngam lược - Cảm nhận về lòng yêu nước của TQT? 5. Hướng dẫn về nhà - Học thuộc lòng 1 đoạn. - Soạn: “Nước Đại Việt ta” - Đọc Bình giảng Văn 8 Tiết 95 Ngày soạn: 8/ 02 / 2011 Ngày giảng: 17/02/ 2011 Hành động nói A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh hiểu: - Nói cũng là một hình thức hành động. - Số lượng hành động nói khá lớn, nhưng có thể quy lại thành một số kiểu khái quát nhất định. - Có thể sử dụng nhiều kiểu câu đã học để thực hiện cùng một hành động nói. B. Chuẩn bị : - Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV. - Học sinh: Đọc trước bài C. Tiến trình dạy học: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy Sĩ số Ghi chú 8A1 /31 8A2 /29 2. Kiểm tra - Đặc điểm hình thức, chức năng của câu phủ định - Làm bài tập 5. 3. Bài mới: Nói cũng là một thứ hành động. Vậy hành động nói là gì? Trong giáo tiếp thường sử dụng những hành động nói nào ? Ngữ liệu - Học sinh đọc ngữ liệu. ? Lý Thông đã nói với Thạch Sanh như thế nào? nhằm mục đích gì? Câu nào thể hiện rõ mục đích ấy? ? Lý Thông có đạt được mục đích của mình không? Chi tiết nào nói lên điều đó? ? Lý Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện gì? ? Nếu hiểu hành động là “việc làm cụ thể của con người nhằm mục đích nhất định” thì việc làm của Lí thông có phải là hành động không? Vì sao? ? Từ nhận xét trên em hiểu thế nào là hành động nói? Cho ví dụ? ? Quan sát ngữ liệu 1. Ngoài câu hỏi đã phân tích mỗi câu còn lại trong lời nói của Lý Thông đều nhằm mục đích nhất định? Những mục đích ấy là gì? ? Đọc ngữ liệu phần 2. ? Hãy chỉ ra các hành động trong đoạn trích và cho biết mục đích nói của các hành động? ? Những câu thể hiện hành động nói đó là kiểu câu gì? - Vậy … đâu-> hỏi - Con.. thôn Đoài-> Trình bày - U nhất định… ư? -> Hỏi - Khốn nạn…-> Bộc lộ cảm xúc - Trời ơi…-> Bộc lộ cảm xúc - U không cho…ư?-> Hỏi ? Qua các ngữ liệu trên hãy liệt kê các kiểu hành động nói mà em biết? ? Dựa vào đâu để đặt tên cho kiểu hành động này? HS đọc ghi nhớ. ? Yêu cầu của bài? ? Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ nhằm mục đích gì? ? Xác định mục đích hành động nói thể hiện ở một câu trong bài hịch? ? Chỉ ra các hành động nói và mục đích của mỗi hành động nói trong những đoạn trích sau ( Giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm làm 1 phần của bài tập) ? Xác định kiểu hành động nói được thực hiện trong mỗi câu? I.Bài học: 1. Hành động nói là gì? - Lý Thông đã nói với Thạch Sanh nhằm nục đích đấy Thạch Sanh đi để mình hưởng lợi Câu: “Thôi, bây giờ trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi” - Lý Thông có đạt được mục đích của mình . Chi tiết: Chàng vội vã mẹ con Lí Thông, trở vè túp lều cũ dưới gốc đa, kiếm củi nuôi thân -> Lý Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng lời nói. ( Có, vì nó có mục đích) => Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định. ( Câu1: Trình bày; Câu2: Đe dọa; Câu3: Hứa hẹn.) 2. Một số kiểu hành dộng nói thường gặp: - Hỏi - Trình bày ( báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán). - Điều kiện - Hứa hẹn - Bộc lộ cảm xúc * Ghi nhớ: SGK II. Luyện tập: Bài tập 1 - TQT viết Hịch tướng sĩ nhằm khích lệ tướng sĩ học tập Binh thư yếu lược do ông biên soạn, đồng thời khích lệ lòng tự tôn dân tộc của họ. Ví dụ : “Nếu các ngươi… nghịch thù” -> Mục đích khuyên bảo thuyết phục tướng sĩ bằng cách vạch rõ hai con đường: Sống-chết, chính- tà. Qua thái độ dứt khoát của ông=> góp phần khích lệ tướng sĩ học tập binh thư quyết tâm đánh giặc. “ Ngó… hạn” Trình bày, tố cáo tội ác của giặc-> gây lòng căm thù khích lệ lòng tự hào tự tôn dân tộc. Bài tập 2: a, Bác trai… chứ? -> Hỏi - Cảm ơn cụ… thường-> cảm ơn - Nhưng xem ý… lắm-> trình bày - Này… trốn-> Cầu khiến - Chứ cứ… khổ -> bộc lộ tình cảm, cảm xúc. - Người ốm rề rề… hoàn hồn-> bộc lộ tình cảm cảm xúc. - Vâng… cụ-> Tiếp nhận - Nhưng… đã -> trình bày - Nhịn… cong gì-> bộc lộ cảm xúc - Thế thì… đấy.-> CK b, Câu 1: nhận định, khẳng định Câu 2: hứa, thề c, Báo tin: - Cậu vàng…ông giáo ạ - Họ vừa bắt xong. Xác nhận, thừa nhận: Bán rồi! Hỏi : Cụ bán rồi? Nó cho bắt à? Cảm thán: các câu còn lại. Bài tập 3: - Câu 1 Anh phải hứa… nhau (điều kiện, ra lệnh) - Câu 2: Ra bệnh - Câu 3: Hứa 4. Củng cố: Thế nào là hành động nói? Cho ví dụ? 5. Hướng dẫn về nhà: - Học ghi nhớ - Làm bài tập Tiết 96 Ngày soạn: 8/02/2011 Ngày giảng: 17 /02/ 2011 Trả bài Tập làm văn số 5 A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Khắc sâu kiến thức, kĩ năng làm bài văn thuyết minh. - Biết nhận ra những ưu, nhược điểm của bài viết. Sửa những lỗi đã mắc. Rút kinh nghiệm để bài thuyết minh sau đạt kết quả cao hơn. B. Chuẩn bị: - GV : Giáo án, chấm, chữa bài của học sinh. - Học sinh: Ôn kiến về văn thuyết minh C. Tiến trình dạy học: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy Sĩ số Ghi chú 8A1 /31 8A2 /29 2.Kiểm tra: Trình bày dàn ý chung của bài văn thuyết minh về một loài cây, loài hoa? 3. Bài mới: Nhắc lại đề bài. Phân tích yêu cầu đề? ? Trình bày dàn ý? - GV nhận xét ưu điểm bài viết của học sinh. - Gv chỉ ra những nhược điểm trong bài làm của học sinh - Gv nêu những lỗi cơ bản mà học sinh mắc trong bài. - HS chữa lỗi. I. Đề bài: Giới thiệu một loài hoa hoặc một loài cây quen thuộc ở địa phương em. II. Tìm hiểu đề, lập dàn ý: 1. Tìm hiểu đề: - Thể loại: Thuyết minh. - Đối tượng: một loài cây hoặc loài hoa quen thuộc - Giới hạn: ở địa phương em. 2. Lập dàn ý: a. Mở bài: Giới thiệu chung về loài cây, hoa ( Trực tiếp, gián tiếp) b. Thân bài: 1. Giới thiệu về nguồn gốc, các giống loài, nơi phân bố 2. Giới thiệu đặc điểm nổi bật của cây, hoa - Hình dáng, màu sắc của thân, lá, nụ, hoa, quả… 3. Cách chăm sóc, uốn tỉa, thu hoạch ( nếu có) 4. Vai trò, tác dụng, giá trị của cây, hoa trong cuộc sống con người - Giá trị kinh tế. - Giá trị tinh thần ( Khi giới thiệu nếu có số liệu càng cụ thể, chính xác thì bài thuyết minh càng rõ ràng) c. Kết bài: Khẳng định, nhấn mạnh vị trí,ý nghĩa của cây, hoa đối với đời sống con người III. Nhận xét chung: 1. Ưu điểm: - Đa số học sinh hiểu đề bài. biết lựa chọn đối tượng để làm bài văn thuyết minh - Nắm được những kiến thức cơ bản về loài cây, loài hoa thuyết minh trong bài viết. - Lời văn thuyết minh rõ ràng, chính xác. - Bố cục bài viết rõ ràng. - Một số bài làm tốt: Quỳnh Trang, Thu Hà, Hà Thuỷ 2. Nhược điểm - Một số bài thuyết minh chung chung do chưa hiểu kĩ về đối tượng. Đôi chỗ thuyết minh chưa chính xác về đặc điểm, vai trò ý nghĩa cảu đối tượng. - Lời văn thuyết minh chưa phù hợp. - Diễn đạt chưa mạch lạc. - Dùng từ không hợp lí. - Thiếu mở bài: - Một vài bài chữ viết sai chính tả, viết tắt, còn gạch xóa. IV. Chữa lỗi: 1. Lỗi dùng từ: - Lá đào hình ngũ nát. - Lá đào hình mũi giáo - Cánh hoa
File đính kèm:
- NV8-Tuan 25.doc