Giáo án Ngữ văn 8 - Phạm Thị Bích Liên - Tuần 22
Bài tập 1
* Đặc điểm hình thức câu cầu khiến
a. Hãy; b. đi ; c. đừng.
* Nhận xét về chủ ngữ.
- Chủ ngữ đều chỉ người đối thoại (người tiếp nhận câu nói)
a. Vắng CN, dựa vào ngữ cảnh những câu trước-> đó là Lang Liêu
b. CN: Ông giáo ( ngôi thứ 2 số ít)
c. CN: Chúng ta (ngôi thứ 1 số nhiều)
* Có thể thêm bớt hoặc thay đổi hình thức của CN
a. Con hãy (không thay đổi ý nghĩa, làm đối tượng tiếp nhận rõ hơn, lời yêu cầu nhẹ hơn, tình cảm hơn)
b. Hút trước đi: (ý nghĩa cầu khiến mạnh hơn, kém lịch sự hơn)
c. Nay các anh đừng ( thay đổi ý nghĩa cơ bản của câu, trong số những người tiếp nhận lời đề nghịờihong có người nói.
ở Bác? ? Nếu câu 1 nói về chuyện ở thì câu 2 nói tới chuyện gì? ? Hình ảnh “ Cháo bẹ, rau măng” là hình ảnh thực hay hình ảnh ước lệ thường thấy trong thơ xưa. Tại sao em biết là hình ảnh thực? ( Qua lời kể của đại tướng Võ Nguyên Giáp….T36) ? Đọc câu thơ này có bạn học sinh cho rằng: dù phải ăn cháo bẹ, rau măng nhưng tinh thần vẫn sẵn sàng Bạn khác lại cho rằng: Cháo bẹ…luôn luôn có sẵn. Vậy em đồng ý với ý kiến bạn nào, tại sao? ? Hai câu gợi ta nghĩ đến thú lâm tuyền trong thơ xưa. Đó là thú lâm tuyền của nhà thơ nào đã học trong chương trình Ngữ văn lớp7? ( Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm ) ? Theo em thú lâm tuyền của Bác Hồ & Nguyễn Trãi có gì giống nhau? Có gì khác nhau? ? Có người nói câu 3 là câu chuyển. Vậy sự chuyển ý chuyển mạch được thể hiện ntn? ? Bác làm việc trong điều kiện nmhw thế nào? “Chông chênh” nghĩa là gì? Thuộc từ loại nào? ? Dịch sử đảng là làm gì với mục đích ntn? ? Nhận xét cách diễn đạt hai câu thơ ? Nhận xét gì về hình ảnh Bác ở câu thơ này? ? Bức tranh minh hoạ điều gì? Đọc câu cuối. ? Từ nào có ý nghĩa quan trọng nhất của câu, đồng thời của cả bài? ? Nên hiểu nghĩa từ “ sang” ở đây ntn? ? Có ý kiến cho rằng chữ “sang” là nhãn tự, thi nhãn của bài thơ. Em có đồng ý không, vì sao? (GV Liên hệ với 1 số bài thơ trong Nhật kí trong tù.) ? Hãy khái quát những nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ? ? Qua bài thơ em cảm nhận được điều gì về con người Hồ Chí Minh? I. Tiếp xúc văn bản: 1. Đọc: Giọng vui pha chút hóm hỉnh,nhẹ nhàng, thanh thoát, thoải mái, sảng khoái. Nhịp 4/3; 2/2/3 2. Tìm hiểu chú thích * Tác giả, tác phẩm: - Hồ Chí Minh( 1890- 1969) - Tháng 2/1941, đồng chí Nguyễn ái Quốc bí mật về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạmg Việt Nam, lấy tên là Hồ Chí Minh, sống trong hang Pác Bó (Cốc Bó, huyện Hà Quảng, Cao Bằng) ở sát biên giới Việt Trung, điều kiện sinh hoạt rất gian khổ, thiếu thốn - Tức cảnh Pác Bó sáng tác 2/1941 - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt * Từ khó: 3. Bố cục: Khai- thừa- chuyển- hợp II. Phân tích văn bản: Câu 1: Sáng ra bờ suối, tối vào hang - Cuộc sống sinh hoạt hàng ngày: sáng ra…tối vào… -> Tiểu đối, ngắt nhịp 4/3 tạo thành 2 vế sóng đôi gợi cảm giác nhịp nhàng, đều đặn trong nếp sinh hoạt của Bác - Giọng điệu: Thoải mái gợi cuộc sống ung dung, hoà điệu với cuộc sống núi rừng Câu 2: Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng - Việc ăn uống: + Cháo bẹ rau măng-> hình ảnh thực-> cuộc sống đạm bạc, kham khổ, thiếu thốn. – Vẫn sẵn sàng->Khẳng định cháo bẹ rau măng lúc nào cũng sẵn có ( Đầy đủ- dư thừa) => ý thơ toát lên nụ cười hồn nhiên, hóm hỉnh, vượt lên trên cái gian khổ, khó khăn. - Nếu hiểu: dù phải ăn cháo bẹ, rau măng nhưng tinh thần vẫn sẵn sàng-> như vậy không phù hợp với tinh thần, giọng điệu chung (đùa vui, thoải mái) của bài thơ. Không thật phù hợp với cảm xúc của tác giả, làm giảm tầm tư tưởng của bài thơ, ý thơ có vẻ lên gân. => Hai câu đầu không chỉ ẩn chứa nụ cười với gian khổ mà còn bộc lộ niềm vui thích thoải mái khi được hoà mình sống giữa thiên nhiên trong phong thái ung dung, nhàn hạ, tự chủ- thú lâm tuyền( vui với cảnh thiên nhiên, rừng suối, vui với cái nghèo, cảnh nghèo) - Giống nhau: Vui với cái nghèo, hoà mình vào thiên nhiên - Khác nhau: + Nguyễn Trãi tìm đến thú lâm tuyền vì cảm thấy bất lực trước cuộc sống xã hội, muốn lánh đục về trong-> giữ trọn tấm lòng thanh cao + Bác Hồ: Sống hoà nhịp với thú lâm tuyền nhưng vẫn giữ nguyên vẹn cốt cách chiến sĩ. Không phải lánh đời ẩn dật mà dựa vào thế núi rừng, mượn núi rừng làm căn cứ địa cách mạng, xây dựng nhen nhóm lực lượng, sống vì lí tưởng, tương lai dân tộc -> Hoạt động cách mạng, cứu nước cứu dân Câu 3: Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng - Câu chuyển: + Từ việc nói về cuộc sống sinh hoạt-> sang công việc + Từ khung cảnh thiên nhiên sang khung cảnh hoạt động xã hội - Công việc: + Điều kiện làm việc: Bàn đá chông chênh -> Từ láy, nhiều thanh bằng-> gợi tư thế không ổn định, thiếu vững vàng + Công việc: dịch sử Đảng-> toàn vần trắc gợi sự khoẻ khoắn, gân guốc, mạnh mẽ => Hình ảnh, âm điệu trái ngược nhau làm nổi bật tư thế hướng tới, vượt khó khăn, cải tạo, làm chủ của Bác ( dịch sử đảng Cộng sản Liên Xô làm tài liệu huấn luyện cán bộ, đồng thời đang tìm cách xoay chuyển lịch sử Việt Nam theo hướng mới) -> Hình ảnh Bác hiện lên là một chiến sĩ cách mạng, trực tiếp lãnh đạo cách mạng, cứu nước cứu dân Câu 4: Cuộc đời cách mạng thật là sang - Cuộc đời cách mạng: Sang: + Sang trọng, giàu có + Có cảm giác hài lòng, thoải mái, vui thích về tinh thần - > Chữ sang với âm “ang” kết thúc bài thơ gợi cảm giác mở, vang xa là nhãn tự của bài thơ kết tinh, toả sáng tinh thần của toàn bài. Bao nhiêu gian khổ, khó khăn bên trên được chữ sang làm lu mờ hết. Câu kết vừa tóm tắt ý 3 câu trên ( Cuộc đời cách mạng là thế: bí mật, gian khổ, thiếu thốn) vừa mở ra những liên tưởng suy ngẫm rộng và sâu với niềm vui lạc quan: phủ nhận mọi thiếu thốn, nghèo nàn. Niềm vui và cái sang của cuộc đời cách mạng xuất phát từ quan niệm sống của Bác. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật - Hình ảnh thơ bình dị, giọng thơ vui đùa thoải mái, kết hợp cổ điển và hiện đại 2. Nội dung: - Phản ánh niềm vui sống giữa thiên nhiên, tinh thần lạc quan, phong thái ung dung đầy bản lĩnh của thi sĩ- chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh. 4. Củng cố: - Em biết những bài thơ câu thơ nào Bác Hồ viết ở Pác Bó, những bài thơ viết về Bác ở Pác Bó? 5. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc lòng và phân tích bài thơ. - Tìm đọc Bình giảng Văn 8. - Tìm đọc Nhật kí trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh, soạn: Ngắm trăng, Đi đường Tiết 82 Ngày soạn: 10 /01/2011 Ngày giảng: 19 /01/ 2011 Câu cầu khiến A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Hiểu rõ đặc điểm của câu cầu khiến. Phân biệt câu cầu khiến với các kiểu câu khác. Nắm vững chức năng của câu cầu khiến. - Rèn kĩ năng nhận biết, sử dụng câu cầu khiến - Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp. B. Chuẩn bị: - GV: Soạn bài, SGK, SGV, SBT - HS: Chuẩn bị bài, SGK, SBT C. Tiến trình dạy học: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy Sĩ số Ghi chú 8A1 /30 8A2 /29 2. Kiểm tra: - Các chức năng khác của câu nghi vấn? Cho ví dụ? 3. Bài mới: Kể các kiểu câu chia theo mục đích nói? Đã học kiểu câu nào? Hôm nay tiếp tục tìm hiểu đặc điểm, chức năng của câu cầu khiến. Ngữ liệu: - Học sinh quan sát ngữ liệu 1(SGK). ? Dựa vào kiến thức tiểu học hãy xác định câu cầu khiến. ? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu khiến? ? Các câu cầu khiến này dùng để làm gì? - Học sinh quan sát NL 2(SGK) ? Cách đọc câu “ Mở cửa !” trong (b) có khác với cách đọc câu “ Mở cửa: trong (a) không? ? Câu trong (b) dùng để làm gì, khác với ( a) ở chỗ nào? ? Vậy những câu đó đều thuộc kiểu câu nào xét về mục đích nói? ? Những câu cầu khiến ở 2 ngữ liệu được kết thúc bằng dấu gì? ? Qua tìm hiểu ngữ liệu hãy khái quát lại những đặc điểm hình thức và chức năng của câu ềâu khiến? - Cho học sinh đọc ghi nhớ . ? Hãy đặt 2 câu cầu khiến ? ? Nêu yêu cầu của bài? ? Nhận xét về chủ ngữ trong những câu đó? ? Thử thêm, bớt thay đổi chủ ngữ, xem ý nghĩa thay đổi ntn? ? Nêu yêu cầu của bài? ? Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý/n cầu khiến giữa những câu đó? ? Nêu yêu cầu của bài? ? So sánh, chỉ rõ sự khác nhau? ? Bài 4 có yêu cầu ntn? ? Vì sao Dế Choắt không dùng câu cầu khiến? ? Nêu yêu cầu của bài? ? Vì sao không thay thế cho nhau được ? I. Bài học: 1. Đặc điểm hình thức, chức năng của câu cầu khiến a. Thôi đừng lo lắng.-> Khuyên bảo Cứ về đi. -> Yêu cầu b. Đi thôi con. -> Yêu cầu -> Có từ cầu khiến. - Cách đọc khác nhau: (b) Giọng nhấn mạnh với ý nghĩa đề nghị, yêu cầu, ra lệnh (a) Giọng không nhấn mạnh với ý nghĩa thông tin, sự kiện => (a) Dùng để trả lời-> câu trần thuật (b) Dùng để yêu cầu, đề nghị, ra lệnh -> Câu cầu khiến * Kết luận: - Câu cầu khiến: câu có những từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào…hay ngữ điệu cầu khiến - Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,… - Khi viết thường kết thúc bằng dấu (!) Khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh có thể kết thúc bằng dấu (.) * Ghi nhớ: SGK II. Luyện tập: Bài tập 1 * Đặc điểm hình thức câu cầu khiến a. Hãy; b. đi ; c. đừng. * Nhận xét về chủ ngữ. - Chủ ngữ đều chỉ người đối thoại (người tiếp nhận câu nói) a. Vắng CN, dựa vào ngữ cảnh những câu trước-> đó là Lang Liêu b. CN: Ông giáo ( ngôi thứ 2 số ít) c. CN: Chúng ta (ngôi thứ 1 số nhiều) * Có thể thêm bớt hoặc thay đổi hình thức của CN a. Con hãy…(không thay đổi ý nghĩa, làm đối tượng tiếp nhận rõ hơn, lời yêu cầu nhẹ hơn, tình cảm hơn) b. Hút trước đi: (ý nghĩa cầu khiến mạnh hơn, kém lịch sự hơn) c. Nay các anh đừng…( thay đổi ý nghĩa cơ bản của câu, trong số những người tiếp nhận lời đề nghịờihong có người nói. Bài tập 2 Xác định câu cầu khiến, hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến: a. Thôi, im….ấy đi. Từ cầu khiến: đi; vắng chủ ngữ b. Các em đừng… ; CN: ngôi 2 số ít c. Đưa tay…mau! Cầm lấy…này chỉ có ngữ điệu cầu khiến, không từ cầu khiến, vắng chủ ngữ => Trong tình huống cấp bách, gấp gáp, đòi hỏi những người có liên quan phải có hành động nhanh, kịp thời, câu cầu khiến phải rất ngắn gọn, vì vậy chủ ngữ chỉ người tiếp nhận thường vắng mặt. Độ dài của câu cầu khiến thường tỉ lệ nghịch với sự nhấn mạnh ý nghĩa cầu khiến, câu càng ngắn thìáy nghĩa cầu khiến càng mạnh. Bài tập 3 So sánh hình thức ý nghĩa của 2 câu a. Vắng CN-> có tính chất ra lệnh b. Có CN (ngôi 2 số ít) -> ý nghĩa cầu khiến nhẹ hơn, thể hiện tình cảm của người nói đối với người nghe: khích lệ động viên Bài tập 4 Mục đích nói trong câu - Dế Choắt muốn Dế Mèn đào giúp ngách từ nhà Choắt sang nhà Mèn -> Mục đích cầu khiến - Dế Choắt tự coi mình là vai dưới so với Dế Mèn & lại là ng yếu đuối, nhút nhát -> ngôn từ của Dế Choắt khiêm nhường có sự rào đốn trước sau-> không dùng câu cầu khiến mà dùng câu nghi vấn làm ý cầu khiến nhẹ hơn, ít sỗ sàng hơn, phù hợp với tính cách & vị thế của Dế Choắt Bài tập 5 Hai câu không thể thay thế cho nhau, vì: Có ý nghĩa rất khác nhau. + Câu 1: Người mẹ khuyên con vững tin bước vào đời, chỉ có con đi. + Câu 2: người mẹ bảo con đi cùng mình, hai mẹ con cùng đi. 4. Củng cố : - Đặc điểm hình thức, chức năng của câu cầu khiến 5. Hướng dẫn về nhà: - Hoàn thành bài tập, tập viết đoạn văn sử dụng câu nghi vấn, câu cầu khiến. ***************************************** Tiết 83 Ngày soạn: 11 /01/2011 Ngày giảng: 20 /01/ 2011 thuyết minh về một danh lam thắng cảnh. A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Hiểu được bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh. - Biết cách viết bài giới thiệu về danh lam thắng cảnh. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Soạn giáo án, sưu tầm bài văn mẫu - Học sinh: Chuẩn bị bài C. Tiến trình dạy học: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy Sĩ số Ghi chú 8A1 /30 8A2 /29 2. Kiểm tra: - Trình bày cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp ( cách làm)? 3. Bài mới: Em hiểu thế nào là danh lam thắng cảnh? (Là cảnh đẹp núi sông, rừng biển, thiên nhiên hoặc do con người góp phần tô điểm thêm) nhieuf danh lam thắng cảnh cũng là di tích lịch sử gắn liền với một thời kì lịch sử. Vậy làm thế nào để thuyết minh được 1 danh lam thắng cảnh? Ngữ liệu - Học sinh đọc văn bản mẫu trong sách giáo khoa. ? Văn bản thuyết minh về những đối tượng nào? Các đối tượng ấy có quan hệ gì với nhau? ? Qua bài thuyết minh em hiểu biết kiến thức gì về hai đối tượng trên.? ? Muốn viết bài thuyết minh trên cần phải có những kiến thức gì? ? Muốn có những kiến thức đó người viết phải làm gì? ? Bài viết trên được sắp xếp theo bố cục ntn? ? Theo em có gì thiếu sót trong Phần bố cục? ( Thiếu phần mở bài ) ? Nếu bổ sung thêm phần mở bài và kết bài thì em sẽ bổ sung ntn? ? Khi đọc nội dung bài thuyết minh trên em thấy thiếu sót những gì? ? Phương pháp thuyết minh trong bài là phương pháp gì? ( P P phân loại, phân tích-> phù hợp) ? Theo em làm thế nào để viết được bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh? ? Yêu cầu về bố cục của bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh? ? Để viết được bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh hay, hấp dẫn, lời văn phải ntn? - Học sinh đọc ghi nhớ. ? Lập lại bố cục bài giới thiệu hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn một cách hợp lí? ? Nếu muốn giới thiệu theo trình tự tham quan hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn từ xa đến gần từ ngoài vào trong thì nên sắp xếp thứ tự giới thiệu ntn? Hãy ghi ra giấy? ? Nếu viết lại bài này theo bố cục 3 phần, em sẽ chọn những chi tiết tiêu biểu nào để làm nổi bật giá trị lịch sử và văn hóa của di tích thắng cảnh? ? Một nhà thơ nước ngoài gọi Hồ Gươm là “chiếc lẵng hoa xinh đẹp trong lòng Hà Nội” Em có thể sử dụng câu đó vào phần nào trong bài viết của mình? I. Bài học: 1. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh - Hai đối tượng: Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn => Hai đối tượng có quan hệ gần gũi gắn bó với nhau: Đền thuộc khu vực Hồ Hoàn Kiếm ( Hồ: nguồn gốc hình thành, sự tích những tên hồ Đền: Nguồn gốc và sơ lược quá trình xây dựng đền, vị trí và cấu trúc đền) - Cần có những kiến thức sâu rộng về địa lí, lịch sử, văn hóa, văn học, nghệ thuật có liên quan đến đối tượng - Cần phải: + đọc sách, báo tài liệu có liên quan, tra cứu, thu thập, nghiên cứu, ghi chép. + Xem tranh, ảnh, phim, băng,.. nhưng tốt nhất là đến tận nơi nhiều làn để xem xét, quan sát, hỏi han tìm hiểu trực tiếp) * Bố cục: - Đoạn 1: giới thiệu Hồ Hoàn Kiếm - Đoạn 2: Giới thiệu đền Ngọc Sơn - Đoạn 3: Giới thiệu về những hoạt động ở bờ hồ hiện nay. * Bổ sung: - Mở bài: Giới thiệu bao quát về quần thể danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn. -Kết bài: ý nghĩ lịch sử, văn hóa của danh lam thắng cảnh, bài học về giữ gìn tôn tạo thắng cảnh. -TB: Thiếu giới thiệu về vị trí, độ rộng, hẹp của hồ, vị trí của Tháp Rùa của đền Ngọc Sơn, cầu Thê húc, thiếu phần giới thiệu quang cảnh xung quanh, cây cối, màu nước xanh…thỉnh thoảng rùa nổi lên…-> Nội dung bài viết còn sơ sài,khô khan. * Kết luận: - Muốn viết bài giới thiệu về một danh lam thắng cảnh thì tốt nhất phải đến nơi thăm thú, quan sát hoặc tra cứu sách vở, hỏi han những người hiểu biết về nơi ấy. - Bài giới thiệu nên có bố cục đủ 3 phần. Lời giới thiệu ít nhiều có kèm theo miêu tả, bình luận sẽ hấp dẫn hơn. tuy nhiên phải giới thiệu trên cơ sở đáng tin cậy và có phương pháp thích hợp. - Lời văn chính xác và biểu cảm. * Ghi nhớ: SGK II. Luyện tập Bài tập 1: Mở bài: - Giới thiệu chung về đối tượng hoặc vị trí ý nghĩa văn hóa lịch sử của danh lam thắng cảnh đối với thủ đô Hà Nội. B. Thân bài: - Giới thiệu tổng quan về quần thể danh lam thắng cảnh Hồ Gươm và đền Ngọc Sơn. - Giới thiệu và miêu tả từng phần của di tích lịch sở theo một trình tự nhất định: + Hồ Gươm: Vị trí, nguồn gốc hình thành, sự tích tên hồ, diện tích của hồ, độ sâu qua các mùa. Tháp Rùa, rùa Hồ Gươm, quang cảnh đường phố quanh hồ. + Đền Ngọc Sơn: vị trí , nguồn gốc, quá trình xây dựng- cầu Thê Húc. - Vai trò ý nghĩa của danh lam với thủ đô, với đời sống con người, môi trường sinh thái, du lịch. C. Kết bài: - Khẳng định ý nghĩa lịch sử, xã hội, văn hóa của danh lam thắng cảnh - Bài học về việc giữ gìn tôn tạo thắng cảnh. Bài tập 2: - Từ xa nhìn bao quát cảnh hồ và đền (Từ trên gác nhà Bưu điện) - Từ đường Đinh Tiên Hoàng nhìn Đài Nghiên, Tháp Bút, qua cầu thê Húc vào đền. - Giới thiệu bên trong đền - Giới thệu cụ thể: Tháp Rùa, cầu Thê Húc. Bài tập 3: Học sinh trình bày Bài tập 4: - Có thể sử dụng vào phần mở bài hoặc kết bài 4. Củng cố: - Nêu dàn ý chung bài thuyết minh về 1 danh lam thắng cảnh. 5. Hướng dẫn về nhà - Lập dàn ý thuyết minh về danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử ở địa phương em - Chuẩn bị bài: Ôn tập về văn bản thuyết minh Tiết 84 Ngày soạn: 14 /01/2011 Ngày giảng: 20 /01/ 2011 Ôn tập về văn bản thuyết minh. A. Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh: - Ôn lại khái niệm về văn bản thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh. - Rèn kĩ năng làm bài văn thuyết minh. B. Chuẩn bị: - GV : Giáo án, SGK, SGV - Học sinh: Chuẩn bị bài. C. Tiến trình dạy học: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy Sĩ số Ghi chú 8A1 /30 8A2 /29 2.Kiểm tra: Thế nào là văn bản thuyết minh? Các dạng bài thuyết minh thường gặp? 3. Bài mới: Văn bản thuyết minh được sử dụng trong đời sống ntn? Cách làm bài thuyết minh đối với từng đối tượng cụ thể ra sao? Giờ học hôm nay cô giáo sẽ giúp các em ôn lại những kiến thức về văn thuyết minh đã học. ? Văn bản thuyết minh có vai trò và tác dụng ntn trong đời sống? ? Văn bản thuyết minh có những tính chất gì khác với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận? ? Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, cần phải chuẩn bị những gì? Bài văn thuyết minh phải làm nổi bật điều gì? ? Những phương pháp thuyết minh nào thường được chú ý vận dụng? ? Nêu các dạng bài văn thuyết minh đã học? ? Hãy nêu cách lập ý và lập dàn bài đối với các đề bài sau? - Học sinh lập ý -> Trình bày. - Học sinh lập dàn ý cho từng đề bài theo tổ ( Mỗi tổ một đề) -> Đại diện tổ trrình bày. - Học sinh khác nghe, nhận xét. - GV nhận xét chung. Viết đoạn văn theo các đề bài trong SGK. I. Ôn tập lí thuyết: 1. Vai trò và tác dụng của văn bản thuyết minh: - Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống, nhằm cung cấp tri thức( kiến thức) về đặc điểm, tính chất nguyên nhân của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. 2. Những tính chất của văn bản thuyết minh khác với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận: - Khác với tự sự: Văn bản thuyết minh không có sự việc, diễn biến, nhân vật. - Khác với văn bản miêu tả: Trình bày các chi tiết cụ thể để người ta hiểu sự vật chứ không phải là cảm nhận được sự vật. - Khác với văn bản biểu cảm: Không bộc lộ cảm xúc. - Khác với văn bản nghị luận: Không có luận điểm mà chỉ có kiến thức. -> Văn bản thuyết minh có tính chất khách quan, thực dụng, là loại văn bản có khả năng cung cấp tri thức khách quan, xác thực, hữu ích cho con người. - Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh chính xác, cô đọng, chặt chẽ. 3. Muốn làm tốt bài văn thuyết minh: - Điều tra, nghiên cứu, học hỏi để có kiến thức phong phú hoặc đến tận nơi tham quan, tìm hiểu. - Bài văn thuyết minh phải làm nổi bật: hiểu biết sâu rộng về kiến thức, tính khách quan, khoa học, sự chính xác của vấn đề. 4. Phương pháp thuyết minh: Phương pháp định nghĩa, giải thích, so sánh, đối chiếu, nêu số liệu, dùng ví dụ cụ thể, liệt kê, phân tích, phân loại. 5. Các dạng bài văn thuyết minh: - Thuyết minh về đồ dùng, dụng cụ, động thực vật. - Thuyết minh về một hiện tượng tự nhiên, xã hội. - Thuyết minh về một phương pháp( cách làm), thí nghiệm. - Thuyết minh về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. - Thuyết minh về một thể loại văn học. - Thuyết minh về một nhân vật, một danh nhân. - Thuyết minh về một phong tục, tập quán, ngày lễ tết. II. Luyện tập: Bài tập 1: a. Giới thiệu đồ dùng học tập hoặc sinh hoạt A. Mở bài: - Giới thiệu về đối tượng được thuyết minh B. Thân bài: 1. Giới thiệu về nguồn gốc (nếu có), các chủng loại 2. Giới thiệu, thuyết minh về cấu tạo( các bộ phận tạo thành) - Hình dáng chung, chất liệu, màu sắc - Các bộ phận tạo thành - Nguyên lí hoạt động 3. Thuyết minh về công dụng - Công dụng với cá nhân, với gia đình, với xã hội 4.Thuyết minh về cách sử dụng, bảo quản C. Kết bài: Nhận xét đánh giá chung về đồ dùng: Vai trò, vị trí của đồ dùng trong c/s, trong học tập b. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ( tên, vị trí địa lí, ý nghĩa về văn hoá, xã hội) b. Thân bài: + Vị trí địa lí + Quá trình hình thành, phát triển, tu tạo + Các đặc điểm nổi bật, cấu trúc qui mô từng khối, từng mặt + Sơ lược thần tích, phong tục, lễ hội, hiện vật trưng bày( nếu có) + Vai trò của di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh với cuộc sống, với địa phương c. Kết bài: - Khẳng định lại y/n lịch sử, văn hoá,… - Thái độ t/c’, mong ước… c. Thuyết minh về một thể loại văn học: A. Mở bài Giới thiệu
File đính kèm:
- NV8- Tuan 22.doc