Giáo án Ngữ văn 8 - Phạm Thị Bích Liên - Tuần 18

A.Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

- Nắm vững hơn đặc điểm của thể thơ bảy chữ

- Biết cách làm thơ bảy chữ với những yêu cầu tối thiểu: Đặt câu thơ bảy chữ, biết cách ngắt nhịp 4/3, gieo đúng vần

- Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo vui vẻ

B. Chuẩn bị:

- GV: Soạn bài, SGK, STK, một số bài thơ bảy chữ hay

- HS: Chuẩn bị bài, sưu tầm thơ bảy chữ hay

 

doc6 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1297 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Phạm Thị Bích Liên - Tuần 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18 
Tiết 68- 69
Ngày soạn: /12/2010
Ngày giảng: /12/2010
Kiểm tra học kì I.
A. Mục tiêu cần đạt:
	Thông qua bài kiểm tra nhằm đánh giá những kiến thức bản của học sinh qua ba phân môn Văn - Tiếng Việt - Tập làm văn ở trương trình ngữ văn lớp 8 học kì I.
	- Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức đã học một cách toàn diện và tổng hợp theo nội dung, cách thức kiểm tra đánh giá mới.
	- Rèn luyện kĩ năng tổng hợp kiến thức 
B. Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài, nghiên cứu đề và đáp án
- HS: Ôn tập toàn bộ kiến thức 
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
8A1
/30
8A2
/29
2. Kiểm tra: 
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới: 
Phòng GD & ĐT Thanh Ba
Đề kiểm tra học kỳ I - năm học 2010- 2011
 Môn ngữ văn 8
Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (3điểm)
 Viết một đoạn văn ngắn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau: 
“Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người”
 (Tố Hữu) 
Câu 2: (7 điểm)
 Hãy thuyết minh về một đồ dùng quen thuộc trong học tập.
Hướng dẫn chấm bài kiểm tra học kỳ I
Môn ngữ văn 8
Câu 1: (3điểm)
Học sinh viết một đoạn văn ngắn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ
- Chỉ ra được biện pháp tu từ nói quá được sử dụng trong hai câu thơ 
- Phân tích chỉ rõ tác dụng của phép nói quá trong hai câu thơ trên là nhằm nhấn mạnh, ca ngợi tình yêu thương bao la của Bác Hồ kính yêu 
(Nếu học sinh chỉ ra được biện pháp tu từ và tác dụng, không biết cách xây dựng và trình bày đoạn văn chỉ cho tối đa một nửa số điểm)
Câu 2: ( 7 điểm)
* Yêu cầu chung:
- Thể loại: yêu cầu học sinh cần xác định rõ thể loại bài viết, viết đúng thể loại văn bản thuyết minh
- Nội dung: Thuyết minh về một đồ dùng quen thuộc trong học tập (bút chì, bút mực, bút bi, com pa…)
- Hình thức: Bố cục bài viết đủ ba phần bố cục rõ ràng mạch lạc; vận dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh; lời giới thiệu cần cụ thể; trình bày sạch, chữ viết rõ ràng, đúng ngữ pháp, đúng chính tả
* Cụ thể:
 A. Mở bài: 
Giới thiệu khái quát về vị trí, tác dụng của đồ dùng trong việc học tập của con người 
B. Thân bài: 
1. Nguồn gốc, xuất xứ hoặc các chủng loại 
2. Cấu tạo 
Các bộ phận chính của đồ dùng, trong mỗi ý gồm:
- Chất liệu
- Hình dáng
- Màu sắc
- Tác dụng của từng bộ phận
3. Công dụng của đồ dùng 
Chỉ rõ công dụng với người sử dụng, với gia đình, tập thể
Chú ý giá trị kinh tế, giá trị thẩm mĩ.
4. Cách sử dụng và bảo quản đồ dùng 
+ Sử dụng: 
- Chỉ ra cách dùng đúng, phù hợp, đạt hiệu quả cao
 - Cách chọn mua đồ dùng phù hợp, đạt chất lượng
+ Bảo quản: Chỉ ra cách giữ gìn, bảo quản để sử dụng đồ dùng được lâu dài 
C. Kết bài: 
Bày tỏ thái độ đánh giá, khẳng định vai trò, vị trí của đồ dùng trong việc học.
4. Củng cố:
- Thu bài, nhận xét giờ làm bài .
5. Hướng dẫn về nhà:
	- Xem lại kiến thức có liên quan đến bài kiểm tra
	- Tự ôn lại toàn bộ kiến thức đã học
Tiết 70
Ngày soạn: 13 /12/2010
Ngày giảng: / 12/2010
Hoạt động ngữ văn- làm thơ bảy chữ
A.Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Nắm vững hơn đặc điểm của thể thơ bảy chữ
- Biết cách làm thơ bảy chữ với những yêu cầu tối thiểu: Đặt câu thơ bảy chữ, biết cách ngắt nhịp 4/3, gieo đúng vần
- Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo vui vẻ
B. Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài, SGK, STK, một số bài thơ bảy chữ hay
- HS: Chuẩn bị bài, sưu tầm thơ bảy chữ hay
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
8A1
/30
8A2
/29
2. Kiểm tra: 
Việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
3. Bài mới: 
- Kể tên những bài thơ 7 chữ mà em đã được học?
 (Từ những bài thơ học sinh đã kể GV giới thiệu bài.) 
Ngữ liệu
- Yêu cầu học sinh quan sát ngữ liệu a,b,c ( SGK)
? Hãy nhớ lại những bài thơ đã học ở lớp 7: Cảnh khuya, Nam quốc sơn hà, Bạn đến chơi nhà.
? Thế nào là thơ bảy chữ?
? Em đã được học bài thuyết minh về thể thơ, trong đó có thơ thất ngôn bát cú. Hãy giới thiệu đặc điểm của thể thơ này?
- Số câu, số chữ trong bài?
- Quan sát bài thơ: “Chiều” 
? Tìm cách ngắt nhịp?
? Cách gieo vần?
? Luật bằng trắc?
? Tìm hiểu luật bằng trắc ở bài “ Bánh trôi nước”?
? Theo qui luật nào?
? Đọc bài “Tối” của Đoàn Văn Cừ
Chỉ ra chỗ sai của người chép? Lí do sai, sửa lại cho đúng?
- Đọc bài tập a-> Tìm yêu cầu của bài?
* Thơ của t/g: 
 Chứa ai chẳng chứa, chứa thằng Cuội
Tôi gớm gan cho cái chị Hằng
? Thử nghĩ hai câu nhấn mạnh tới việc nói dối, khiến thằng Cuội lên cung trăng bị người đời chê cười thì có thể viết tiếp ntn?
? Nếu chế giễu chú Cuội cô đơn nơi cung trăng chỉ có đá với bụi thì viết tiếp ra sao?
- GV gọi học sinh trình bày.
- Yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét.
- GV nhận xét chung, động viên, khuyến khích học sinh.
I.Tìm hiểu thơ bảy chữ
1. Khái niệm
- Thơ bảy chữ: gồm thơ bảy chữ cổ thể, thơ, thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú; thơ hiện đại nhiều khổ mỗi câu bảy chữ
2. Nhận diện thể thơ:
- Số câu: ít nhất 4 câu- 8câu, hoặc không giới hạn
- Số chữ trong câu: bảy chữ
- Nhịp: 4/3 hoặc 3/4 
- Vần: thường là vần bằng ở cuối câu 1, 2, 4 thường ở câu 2, 4
- Luật bằng trắc:
 B B T T T B B
 T T B B T T B
 T T B B B T T
 B B T T T B B
 T T B B T T B
 B B T T T B B
 B B B B B T T
 T T B B T B B
Theo qui tắc: Nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh
 Tiếng thứ hai câu 1 là B-> tiếng thứ tư là T, tiếng thứ 6 là B
Tiếng thứ hai là T-> Tiếng thứ 4 là B, thứ 6 là T
* Luyện tập:
- Sai: Câu 2 dùng dấu phẩy không đúng gây đọc sai nhịp
 Chữ xanh cuối câu không vần với câu 1-> sai vần
- Sửa: Bỏ dấu phẩy
 Thay: Xanh lè
II. Tập làm thơ bảy chữ
* Bài tập SGK
1. Làm tiếp bài thơ dở dang
Gợi ý: Nội dung hai câu đầu nói chuyện cuội ở cung trăng ( đề tài)
=> Hai câu thơ tiếp theo, phải phát triển về đề tài đó & phải đúng luật
 B B T T B B T
 T T B B T T B
- Đáng cho cái tội quân lừa dối
 Già khấc nhân gian vẫn gọi thằng
- Cung trăng chỉ toàn đất cùng đá
 Hít bụi suốt ngày đã sướng chăng?
- Cõi trần ai cũng coi thường nó
 Nay đến cung trăng dối chị Hằng
- Cung trăng hẳn có chị Hằng nhỉ
 Có dạy cho đời bớt cuội chăng?
- Cho dù nó trốn lên trên ấy
 Thì chắc chị Hằng có thích chăng?
- Cái thằng nói dối như Cuội ấy
 Có lúc hại lây cả chị Hằng
4. Củng cố:
- Nêu đặc điểm của thể thơ bảy chữ .
5. Hướng dẫn về nhà:
- Làm bài tập tiếp
- Tập sáng tác bài thơ tứ tuyệt 7 chữ
- Các nhóm chọn, tập bình một số bài thơ của các bạn trong tổ 
- Sưu tầm những bài thơ 7 chữ hay
Duyệt giáo án, ngày 20/ 12/ 2010

File đính kèm:

  • docNV8- Tuan 18.doc
Giáo án liên quan