Giáo án Ngữ văn 8 - Phạm Thị Bích Liên - Tuần 17

? Nỗi buồn của ô đồ không chỉ thấm sâu vào đồ vật mà còn lan toả sang cảnh vật. Điều đó được thể hiện như thế nào?

? Tác giả đã sử dụng một nghệ thuật quen thuộc của thơ cổ . Đó là nghệ thuật gì?

? Hình ảnh “lá vàng”, “mưa bụi” gợi điều gì?

? Hình dung tâm trạng của ông đồ khi ấy?

? Tại sao ông đồ, thú chơi chữ, chơi câu đối dần bị mai một chìm vào quên lãng?

GV: Do sự ảnh hưởng của văn hoá phương Tây, nền Hán học, chữ nho mất vị thế trong đời sống văn hoá Vịêt nam, đầu thế kỷ xx suy tàn; chế độ thi cử chữ Hán bị bãi bỏ (1915 bỏ thi Hương ở Bắc kì; 1919 bỏ thi Hội), trẻ con ít học chữ nho, chuyển sang học tiếng Pháp, chữ quốc ngữ.

 

doc11 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1604 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Phạm Thị Bích Liên - Tuần 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 
Tiết 65
 Ngày soạn : 8/12/2010 
Ngày giảng: 14/12/2010
ông đồ.
 Vũ Đình Liên
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của nhân vật ông đồ, qua đó thấy được niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ, người xưa gắn liền với một nét đẹp văn hoá cổ truyền. Thấy được sức truyền cảm nghệ thuật đặc sắc của bài thơ
- Rèn kĩ năng phân tích, cảm thụ thơ trữ tình.
- Bồi dưỡng tình cảm yêu mến tự hào những nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc.
B. Chuẩn bị:
 - GV: Soạn bài, SGK, SGV, ảnh chân dung tác giả, 
 - HS: Chuẩn bị bài, SGK, SBT
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
8A1
/30
8A2
/29
Kiểm tra: 
Đọc thuộc lòng bài thơ “ Muốn làm thằng Cuội”
Nêu khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ?
Bài mới: 
Từ đầu thế kỉ XX, nền Hán học và chữ Nho ngày càng mất vị thế quan trong trong đời sống văn hóa Việt Nam. Chế độ khoa cử phong kiến bị bãi bỏ, cả thành trì văn hóa cũ hầu như sụp đổ. Các nhà nho, từ chỗ là nhân vật trung tâm của đời sống văn hóa dân tộc, được xã hội tôn vinh, bỗng trở nên lạc bước trong thời đại mới, bị cuộc đời bỏ quên và cuối cùng là vắng bóng. Bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên là một bài thơ bày tỏ nỗi niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi về một lớp người, một nét đẹp văn hóa cổ truyền gắn với chữ nho…
GV hướng dẫn cách đọc
-> Gọi học sinh đọc theo yêu cầu
? Trình bày hiểu biết của em về tác giả?
? Các tác phẩm chính của ông?
- GV : Bài thơ được đánh giá cao, được tuyển vào tập “Thi nhân Việt Nam”. Theo Hoài Thanh: “ Theo đuổi nghề văn mà làm được bài thơ như thế cũng đủ. Nghĩa là đủ để lưu danh, đủ với người đời”
? Bài thơ có bố cục mấy phần. Nội dung từng phần
? Hình ảnh nào là hình ảnh trung tâm của bài thơ?
? Ông đồ được khắc hoạ trong những thời điểm nào
? ở khổ thơ thứ nhất ông đồ xuất hiện trong khung cảnh như thế nào?
? Cụm từ “ mỗi năm”, “lại thấy” có ý nghĩa gì?
? Ông đồ xuất hiện trên đường phố mỗi dịp Tết đến trong công việc gì?
? Thảo nghĩa là viết như thế nào? Nét chữ phượng múa rồng bay là nét chữ ntn?
? Thái độ của mọi người đối với sự xuất hiện của ông?
?Vì sao mọi người có thấi độ như vậy?
? Điều đó còn có ý nghĩa gì?
(GV liên hệ mở rộng: Hình ảnh ông đồ cùng những câu đối đỏ góp phần tô điểm thêm cho hương vị của Tết xưa: “Thịt mỡ, dưa hành câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh trưng xanh”. Ông & những người thuê viết làm nên một nét đẹp văn hoá truyền thống
? Thái độ của mọi người với thú chơi câu đối Tết có gì thay đổi?
? So sánh ý thơ ở khổ này với khổ 2?
? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì. Tác dụng?
Trong khung cảnh ấy mọi sự vật hiện hữu quanh ông đồ như thế nào?
? Hai câu thơ có gì đặc sắc?
? Tại sao giấy không thắm, mực đọng nghiên sầu?
? Miêu tả giấy mực nhằm ộuc đích gì?
? Hình ảnh ông đồ được nhắc đến như thế nào?
? ý nghĩa của hai câu thơ?
? Nỗi buồn của ô đồ không chỉ thấm sâu vào đồ vật mà còn lan toả sang cảnh vật. Điều đó được thể hiện như thế nào?
? Tác giả đã sử dụng một nghệ thuật quen thuộc của thơ cổ . Đó là nghệ thuật gì?
? Hình ảnh “lá vàng”, “mưa bụi” gợi điều gì?
? Hình dung tâm trạng của ông đồ khi ấy?
? Tại sao ông đồ, thú chơi chữ, chơi câu đối dần bị mai một chìm vào quên lãng?
GV: Do sự ảnh hưởng của văn hoá phương Tây, nền Hán học, chữ nho mất vị thế trong đời sống văn hoá Vịêt nam, đầu thế kỷ xx suy tàn; chế độ thi cử chữ Hán bị bãi bỏ (1915 bỏ thi Hương ở Bắc kì; 1919 bỏ thi Hội), trẻ con ít học chữ nho, chuyển sang học tiếng Pháp, chữ quốc ngữ.
? Một khoảng thời gian trôi, để rồi đến lúc thi nhân chợt thảng thốt khi nhận ra điều gì?
? So sánh hai câu đầu khổ 5 và khổ 1
Hình ảnh thơ có gì giống khác nhau?
? Cách gọi ông đồ già- ông đồ xưa làm cho câu thơ gợi cảm ntn?
? Hai câu kết có gì đặc sắc về nghệ thuật? Tác dụng?
? Câu thơ khép lại, bộc lộ tình cảm, tâm sự của thi nhân ntn?
* GV: “Hồn” phải chăng là là tâm hồn, là nét tài hoa của những người có chữ nghĩa
Bài thơ không phải chỉ nói chuyện ông đồ, mà còn gợi cho người đọc bao nỗi niềm trắc ẩn. Đằng sau ông đồ là cả một thế hệ nhà nho bị văn minh phương Tây đẩy ra khỏi cuộc đời, còn là thú chơi chữ, chơi câu đối- một thú chơi văn hóa cao quí đẹp đẽ, hướng con người vào cõi tinh thần thanh cao đã trở nên lạc lõng. Theo cảm nhận của tác giả, trong cuộc chuyển giao thời vận, con người đã vô tình đánh mất đi nét đẹp truyền thống của dân tộc mình.
? Hãy khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?
? Đọc bài thơ em cảm nhận được điều gì?
I. Tiếp xúc văn bản:
1. Đọc
- Hai khổ đầu đọc giọng chậm, nhẹ nhàng
- Còn lại giọng ngậm ngùi, tiếc nuối
2. Tìm hiểu chú thích:
a. Tác giả, tác phẩm: 
Vũ Đình Liên(1913-1996)
- Quê: Châu Khê- Bình Giang-Hải Dương
- Thuộc lớp nhà thơ đầu tiên của phong trào thơ mới. Ông làm thơ từ năm 13 tuổi. Đỗ tú tài, học Luật, đi dạy học, viết báo, làm thơ
- Sau Cách mạng, ông dạy học ĐHSP, ĐHSPNN, làm công tác nghiên cứu văn học và dịch thuật
 Đặc điểm nổi bật trong phong cách: Mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ
- Tác phẩm chính: Đôi mắt (thơ 1957); Sơ thảo lịch sử Văn học Việt Nam (nghiên cứu-viết chung 1957); Nguyễn Đình Chiểu (nghiên cứu 1957); Thơ Bôđơle (dịch 1995)
- Bài thơ “Ông đồ” là một bài thơ được sáng tác theo thể thơ ngũ ngôn và được đăng trên báo “Tinh hoa” 1935 
3. Bố cục: 2 phần
a. Bốn khổ thơ đầu: Hình ảnh ông đồ
b. Còn lại: Tâm sự của nhà thơ
II. Phân tích văn bản:
1. Hình ảnh ông đồ:
a. Ông đồ thời chữ Nho còn được chú ý 
* Xuất hiện: - Mỗi năm - đào nở
 - Lại thấy ông đồ già
 - Bên phố…
-> Cụm từ “mỗi năm”, “lại thấy” gợi sự xuất hiện đều đặn, thường kì của ông đồ mỗi dịp Tết đến, xuân về. Hình ảnh ông đã trở thành thân quen, không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền.
* Công việc: - Bày mực tàu, giấy đỏ
 - Thảo nét phượng múa, rồng bay: So sánh gợi nét chữ đẹp uyển chuyển.
-> Viết chữ, bán câu đối- công việc thể hiện nét đẹp văn hoá cổ truyền của dân tộc.
( thú chơi chữ, treo câu đối tết)
* Thái độ mọi người:
 Bao nhiêu người thuê viết
 Tấm tắc ngợi khen tài
->Ngưỡng mộ thán phục tài viết chữ đẹp, thưởng thức ý nghĩa thâm thuý của từng câu đối tết-> tài hoa của ông còn được XH tôn vinh, trọng vọng, dẫu chữ nho không còn giữ được vị trí độc tôn trong XH (Dấu hiệu vẻ đẹp VH cổ truyền một thời ở VN khi nền Hán học, chữ Nho còn chỗ đứng trong XH)
b. Ông đồ thời Nho học suy tàn
- Nhưng mỗi năm mỗi vắng
 Người thuê viết nay đâu?
-> “ Nhưng”-> ý thơ đối lập tương phản với hai khổ đầu
-> “ Mỗi” điệp ngữ hai lần gợi cái lặp lại, tuần tự của thời gian. Mỗi năm vắng dần, thưa dần người thuê viết -> Không còn ai.
-> Câu hỏi tu từ-> tâm trạng ngỡ ngàng của ông đồ hay của thi nhân trước cảnh vắng lặng thê lương
- Giấy đỏ buồn không thắm
 Mực đọng trong nghiên sầu
-> Nhân hoá giấy, mực, nghiên mang tâm sự, mang nỗi buồn của con người. Giấy u sầu, buồn tủi, sắc đỏ của giấy như lợt lạt, tàn phai, vô duyên, lạc lõng chứ không tươi thắm màu son. Mực lắng đọng trong nghiên (sinh khí, chất đời, men đời khô cằn, cặn lại) như sầu tủi.
 => Dùng giấy, mực nói thân phận, tâm sự, nỗi buồn thầm lặng của ông đồ.
- Ông đồ vẫn ngồi đó
 Qua đường không ai hay
-> Ông đồ vẫn ngồi đấy, bên đường phố đông vui, tấp nập, ông vẫn cố gắng bám lấy cuộc đời. Nhưng bị cuộc đời lạnh lùng gạt bỏ, lãng quên=> lạc lõng, trơ trọi, bơ vơ.
- Lá vàng rơi trên giấy
 Ngoài trời mưa bụi bay
-> Tả cảnh ngụ tình: Cảnh lá vàng rơi trên giấy, ông đồ ngồi bó gối không buồn nhặt, mắt nhìn màn mưa bụi bay mịt mờ (lá vàng: chi tiết gợi buồn, gợi sự tàn phai rơi rụng, không sự sống; mưa bụi gợi cảm giác lạnh lẽo, ảm đạm). Ông đồ như bị bủa vây trong không gian, thời gian buồn thảm, vắng lặng
=> Tâm trạng buồn bã, cô đơn, sầu tủi của ô đồ, nỗi buồn của một lớp người không gặp thời bị gạt ra ngoài lề XH và dần vắng bóng, nỗi buồn lan toả thấm vào cảnh vật.
 Hình ảnh ông đồ, thú chơi câu đối Tết dần bị mai một, chìm vào quên lãng-> một nét đẹp văn hoá cổ truyền của dân tộc đang dần mất đi 
2. Tâm sự của nhà thơ:
- Khổ thơ thứ nhất: Mỗi năm đào nở-> lại thấy ông đồ già
- Khổ thứ 5: Năm nay đào lại nở -> không thấy ông đồ xưa
-> Kết cấu đầu cuối tương ứng, hình ảnh tương phản, khổ thơ có cái tứ “cảnh cũ người đâu” thường gặp trong thơ cổ tô đậm sự vắng bóng của ô đồ (Tết đến, đào nở, qui luật xưa không còn đúng- ông đồ hoàn toàn biến mất giữa cuộc đời).
- Những người muôn năm cũ
 Hồn ở đâu bây giờ?
-> Câu hỏi tu từ vang lên như lời tự vấn, như tiếng gọi hồn diễn tả nỗi niềm bâng khuâng,thương tiếc ngậm ngùi của nhà thơ trước sự vắng bóng của ông đồ già- ông đồ xưa- những người “muôn năm cũ”. Câu hỏi không lời đáp gieo vào lòng người đọc những cảm thương tiếc nuối không dứt
=> Bộc lộ niềm thương cảm chân thành trước tình cảnh của nhg ông đồ đang tàn tạ trước sự đổi thay của cuộc đời; niềm nhớ nhung tiếc nuối cho cả một lớp người, cả một phong tục đẹp mang vẻ đẹp VH gắn với những giá trị tinh thần truyền thống đang bị thờ ơ, rơi vào quên lãng.
Tâm sự- tấm lòng của thi nhân mang ý nghĩa nhân văn đáng quí, đáng trọng
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Thể thơ ngũ ngôn được sử dụng, khai thác có hiêu quả để bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Giọng thơ trầm lắng, ngậm ngùi
- Kết cấu đầu cuối tương ứng, xây dựng các hình ảnh tương phản.
- Ngôn ngữ bài thơ trong sáng, hình ảnh thơ bình dị, hàm súc
2. Nội dung:
- Tình cảnh đáng thương của ông đồ, niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp văn hoá cổ truyền.
Ghi nhớ( SGK)
4. Củng cố:
- Tìm những câu thơ tả cảnh ngụ tình trong bài
- Nét đẹp VH xưa nay được khôi phục lại ntn? Suy nghĩ của em về nét đẹp VH này? ( lưu ý nghệ thuật thư pháp hiện nay)
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc lòng bài thơ, tập phân tích từng đoạn thơ
- Tìm đọc những bài bình hay về bài thơ
Tiết 66
Ngày soạn: 9/12/2010 
Ngày giảng: 15/12/2010 
Hướng dẫn đọc thêm:
Hai chữ nước nhà
 Trần Tuấn Khải 
A. Mục tiêu cần đạt:
Qua hướng dẫn giúp học sinh:
- Cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn thơ trích: Nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước
- Tìm hiểu sức hấp dẫn nghệ thuật của ngòi bút Trần Tuấn Khải: Cách khai thác đề tài lịch sử; sự lựa chọn thể thơ thích hợp, việc tạo dựng không khí, tâm trạng, giọng điệu thơ
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước.
B. Chuẩn bị:
 - GV: Soạn bài, SGK, SGV, các tư liệu về bài thơ
 - HS: Chuẩn bị bài, SGK, SBT
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
8A1
/30
8A2
/29
 	2. Kiểm tra: 
Đọc thuộc lòng bài thơ “Ông đồ”? Phân tích khổ thơ 3- 4?
3. Bài mới: 
Trong bộ phận thơ ca yêu nước đầu thế kỉ XX không chỉ có những bài thơ của các nhà hoạt động cách mạng công khai như PBC, PCT… mà còn nhiều sáng tác bộc lộ kín đáo, sâu sắc tâm sự yêu nước thương nhà của những nhà thơ có tư tưởng tiến bộ như Tản Đà, Trần Tuấn Khải…
 - GV hướng dẫn cách đọc bài thơ.
 - Gọi học sinh đọc.
 - GV nhận xét.
? Trình bày hiểu biết của em về tác giả?
? Hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
“ Ai lên ải Bắc ngày xưa ấy
 Khóc tiễn cha đi mấy dặm trường
 Hôm nay biên giới mùa xuân dậy
 Núi trắng hoa mơ- cờ đỏ đường”
 (Tố Hữu)
? Tìm bố cục của bài thơ? Nêu ý chính của từng phần?
- Đọc đoạn đầu.
? Cuộc chia li được diễn ra trong hoàn cảnh nào?
? Chi tiết “ mây sầu”, “ gió thảm”, “hổ thét”, “chim kêu” gợi cho em cảm giác gì?
? Các câu tiếp theo giúp em hiểu hoàn cảnh của hai cha con Nguyễn Phi Khanh khi ấy ra sao?
? Trong hoàn cảnh đau thương ấy, tâm trạng của người cha ra sao?
? Những câu thơ tiếp theo người cha nhắc đến điều gì?
? Qua đó nhằm mục đích gì?
? Những hình ảnh “ bốn phương lửa khói”, “xương rừng, máu sông”…
Là những hình ảnh thực hay ước lệ tượng trưng?
? Những hình ảnh đó gợi người đọc liên tưởng tới tình cảnh đất nước ntn?
? Người cha bộc lộ tâm trạng ntn?
? Đó còn là tâm trạng của những ai?
- Đọc đoạn kết.
? Những câu thơ nào diễn tả tình cảnh thực của người cha?
? Tại sao khi khuyên con trở về tìm cách cứu nước người cha lại nói tới cảnh ngộ bất lực của mình?
? Tiếp đó người cha mong con nhớ đến tổ tông. Vì sao, ngụ ý gì
 ? Khái quát nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?
? Tại sao tác giả lấy Hai chữ nước nhà làm nhan đề bài thơ? Gắn với tư tưởng chung của đoạn thơ ntn?
( Nước - nhà vốn là 2 khái niệm riêng nhưng trong hoàn cảnh Nguyễn Phi Khanh- Nguyễn Trãi (cũng là hoàn cảnh chung của thời đại những năm 20 của thế kỉ XX) 2 khái niệm đó lại có mối tương quan không thể tách rời)
I. Tiếp xúc văn bản:
1. Đọc:
Giọng khi nuối tiếc tự hào, khi căm uất, khi thiết tha
2. Tìm hiểu chú thích:
a. Tác giả, tác phẩm: 
Trần Tuấn Khải(1895-1983)
- Bút hiệu á Nam
- Quê: Mĩ Hà- Mĩ Lộc- Nam Định
- Đặc điểm phong cách: Thường mượn đề tài lịch sử, những biểu tượng nghệ thuật bóng gió bộc lộ nỗi đau mất nước, sự căm ghét bọn cướp nước, bán nước; khích lệ tinh thần yêu nước của nhân dân
- Sử dụng thể thơ cổ truyền của dân tộc
- Văn bản được trích phần đầu của bài thơ được rút từ tập “Bút quan hoài I”; lấy đề tài lịch sử về Nguyễn Trãi
- Thể thơ: Song thất lục bát- Bài dài 101 câu. 
b. Từ khó: SGK
3. Bố cục: 3 phần
a.Tâm trạng của 2 cha con trong cảnh ngộ éo le đau đớn ( 8 câu đầu)
b. Tấm lòng của ng cha trước hiện tình đất nước trong cảnh đau thương tang tóc (20 câu tiếp)
c. Thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con ( 8 câu cuối)
II. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản:
1. Tám câu thơ đầu
- Bối cảnh không gian:
+ ải Bắc, gió Nam
+ Mây sầu, gió thảm
+ Hổ thét, chim kêu
-> Chia li ở nơi biên giới ảm đạm, heo hút, cảnh vật phủ màu tang tóc, thê lương-> gợi liên tưởng cảnh đất nước khi ấy
- Hoàn cảnh éo le: Cha bị giải sang Tàu không mong ngày trở lại. Con muốn đi theo phụng dưỡng nhưng cha dằn lòng khuyên con trở lại lo việc trả thù nhà, đền nợ nước
=> Nước mất nhà tan, cha con li biệt 
2. Hai mươi câu tiếp: Hiện tình đất nước và tâm trạng người ra đi
- Tâm sự yêu nước: 
+ Nhắc lại truyền thống dân tộc một cách tự hào (giống Hồng Lạc, giời Nam, anh hùng hiệp nữ)
+ Miêu tả tình cảnh đất nước, tội ác quân xâm lược ( quân xâm lăng, khói lửa, thành tung, quách vỡ, bỏ vợ, lìa con)- hình ảnh mang tính chất ước lệ, tượng trưng, nói về cảnh ngộ đất nước ta dưới ách đô hộ của giặc Minh
+ Trực tiếp bộc lộ nỗi lòng (thảm vong quốc- kể sao xiết, xé tâm can, ngậm ngùi khóc than, thương tâm nỗi này)
=> Mượn tâm sự của người cha để bộc lộ tâm sự đau đớn xót xa khi nước mất nhà tan
( đó cũng là tâm sự của những người Việt Nam yêu nước đầu thế kỷ xx)
3. Tám câu cuối:
- Cảnh ngộ bất lực:
+ Tuổi già, sức yếu 
+ Lỡ sa cơ, bó tay 
-> Khi khuyên con trở về tìm cách cứu nước người cha lại nói tới cảnh ngộ bất lực của mình: già yếu, bị giặc bắt -> để kích thích, hun đúc ý chí cho con.
- Lời nhắn gửi: + Giang sơn- cậy con
 + Tổ tông vì nước gian lao 
-> Đặt niềm tin, khích lệ con gánh vác sự nghiệp cứu nước
=> Đoạn thơ phản ánh nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước
III. Hướng dẫn tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Thể thơ song thất lục bát
- Hình ảnh, từ ngữ mang tính ước lệ song có sức truyền cảm lớn bởi cảm xúc chân thành, mãnh liệt 
2. Nội dung:
- Tâm sự yêu nước: nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước.
4. Củng cố:
- Đọc diễn cảm bài thơ?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc lòng bài thơ, phân tích. Chuẩn bị bài : Hoạt động ngữ văn :Làm thơ bảy chữ
 Tiết 67
Ngày soạn: 10/12/2010 
Ngày giảng: 16/12/2010 
Trả bài kiểm tra tiếng việt.
A. Mục tiêu cần đạt:
- Qua giờ trả bài kiểm tra nhằm hướng dẫn học sinh hệ thống kiến thức cơ bản của học sinh về phần tiếng Việt đã được học từ đầu năm. Đánh giá sự vận dụng kiến thức, kĩ năng một cách tổng hợp, toàn diện
	- Rèn kỹ năng sử dụng Tiếng Việt một cách thành thạo và chuẩn mực.
	- Giáo dục ý thức sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
B. Chuẩn bị:
 - GV: Chấm bài,soạn bài
 - HS: Chuẩn bị bài, ôn tập kiến thức đã học
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
8A1
/30
8A2
/29
 	2. Kiểm tra: 
	Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:
Giáo viên đọc từng câu hỏi trắc nghiệm
? Hãy lựa chọn được các phương án đúng? 
Giáo viên đọc đề bài.
? Yêu cầu cần đạt khi làm bài tập này?
? Xác định các vế câu, cách nối các vế câu? 
? Bài tập 2 yêu cầu làm những việc gì? 
Giáo viên đưa ra các ví dụ trong bài làm của học sinh, yêu cầu học sinh nhận diện và đưa ra phương án chữa.
Trả bài, yêu cầu học sinh theo dõi đáp án và tự chữa bài.
A. Hướng dẫn xây dựng đáp án:
I .Phần trắc nghiệm:
Học sinh lựa chọn được các phương án đúng:
1
2
3
4
5
6
C
A
D
B
B
C
II. Phần tự luận: 
Câu 1: 
* Yêu cầu cần đạt:
+ Xác định đúng các vế câu 
+ Xác định đúng cách nối các vế câu 
* Cụ thể:
Câu a: Trống lại thúc, mõ lại khua, tù và rúc liên thanh bất chỉ. 
=> Có 3 vế câu, các vế câu được nối với nhau bởi dấu phảy 
Câu b: Tôi đã tính không chơi với Trinh nữa thì một hôm anh đến tìm tôi.
=> Có 2 vế câu, các vế câu được nối với nhau bởi quan hệ từ “thì” 
Câu c: Kết cục anh chàng “hầu cận ông lý” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
=> Có 2 vế câu, các vế câu được nối với nhau bởi dấu phảy 
Câu d: Các em phải cố gắng học để thày mẹ được vui lòng và thày dạy các em được sung sướng. 
=> Có 3 vế câu, vế 1 nối với vế 2 bởi quan hệ từ “để”; vế 2 nối với vế 3 bởi quan hệ từ “và”
Câu 2: 
- Viết một đoạn văn hội thoại có nội dung đầy đủ, ghi lại cuộc trò chuyện giữa hai học sinh, trong đó có sử dụng các loại dấu câu đã học một cách chính xác 
- Chỉ rõ tác dụng của các dấu câu đã sử dụng. 
B. Nhận xét chung:
1. Ưu điểm:
Phần lớn học sinh đã có ý thức trong việc ôn tậo để làm bài kiểm tra
- Đa số biết vận dụng kiến thức đã học vào để làm bài;
- Một số em tỏ ra nắm vững kiến thức bộ môn biết vận dụng một cách linh hoạt trong việc tạo lập đoạn văn bản;
- Một số bài làm được trình bày tương đối sạch sẽ và khoa học
2. Tồn tại:
- Vẫn còn có hiện tượng học sinh quá lười học, không có ý thức ôn tập chuẩn bị cho giờ kiểm tra; kiến thức nắm chưa chắc chắn, hiệu quả bài kiểm tra còn thấp; 
- Một số bài kiểm tra trình bày chưa khoa học, phân tích câu chưa rõ ràng;
- Vận dụng kiến thức về dấu câu để tạo lập một đoạn văn bản còn nhiều hạn chế, vãn mắc những lỗi thông thường về sử dụng dấu câu;
- Còn nhiều bài tẩy xoá quá nhiều, sử dụng bút xoá tuỳ tiện, lỗi chính tả sai nhiều.
C. Hướng dẫn học sinh chữa bài:
1. Chữa các lỗi sai về kiến thức trong bài kiểm tra 
- Xác định vế câu sai;
- Xác định cách nối các vế câu sai;
- Cách viết đoạn hội thoại;
- Sử dụng dấu câu chưa chính xác
2. Trả bài, tự chữa bài theo đáp án
4. Củng cố:
- Qua giờ trả bài em được ôn lại những đơn vị kiến thức nào?
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Ôn tập kiến thức Tiếng Việt đã học nchuẩn bị cho bài kiểm tra học kì I;
- Vận dụng kiến thức đã học trong giao tiếp và tạo lập văn bản; 
Duyệt giáo án, ngày 13 tháng 12 năm 2010

File đính kèm:

  • docNV8- Tuan 17.doc
Giáo án liên quan